22/02/2016

Ảnh Việt Nam năm 1948 của tạp chí Life

Những hình ảnh độc đáo do phóng viên tạp chí Life chụp ở Đông Dương năm 1948.
Xe bò kéo chạy qua tòa nhà sau này trở thành thương xá Tax ở Sài Gòn.
Nơi để xe đạp trên vỉa hè đại lộ Charner, nay là đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.
Băng-rôn quảng cáo phim treo đầy trên một đường phố ở trung tâm Sài Gòn.
Hai thầy tu người Pháp đi dạo trên phố Catinat, nay là đường Đồng Khởi.
Cảnh buôn bán trên đường phố Sài Gòn.
Những người đàn ông "đậu" như chim trên hàng rào để xem đua ngựa ngày chủ nhật ở trường đua ngựa Sài Gòn.
Người lính Việt Nam phục vụ chính quyền Pháp tên Trần Đăng Mẫn thực hiện một nghi thức nhà binh.
Tàu vận tải Pháp đậu gần những con thuyền lụp xụp của người Việt trên sông Sài Gòn.
Chân dung Bảy Viễn, một tướng cướp lừng danh trước năm 1945, về sau tham gia tổ chức lực lượng vũ trang chống Pháp, sau ly khai trở về hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Bảy Viễn cũng là thủ lĩnh của lực lượng Bình Xuyên chống đối và bị Ngô Đình Diệm dẹp tan vào năm 1955.
Một nhóm lính Pháp tại căn cứ hải quân ở Sài Gòn.
Cảnh bếp núc trong một trại lính người Việt của chính quyền thuộc địa.
Binh lính trên một tháp canh tại một trục đường giao thông quan trọng.
Cảnh họp chợ tại một vùng quê.
Đài tưởng niệm quân Pháp chết trận tại Đông Dương trong Chiến tranh thế giới II ở Hải Phòng.
Nghĩa trang chôn 600 quân Pháp bị lính Nhật giết hại trong xung đột ở Đông Dương thời gian Chiến tranh thế giới II.
Lính Pháp tán gẫu trong một quán cà phê vỉa hè.
Người Pháp thư giãn tại hồ bơi ở Sài Gòn.
Các nhân viên thuộc địa chơi tennis tại CLB thể thao cạnh công viên Tao Đàn.
Cạu bé bán báo ngủ gục bên quầy bán báo tiếng Pháp ở Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn.
Xe điện chạy trên đường phố Sài Gòn.
Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân của chính quyền thân Pháp ở miền Nam Việt Nam được treo trên cổng chợ Bến Thành.
Cầu quay Khánh Hội, Sài Gòn.
Ba người phụ nữ tạo dáng chụp ảnh trong công viên ở Sài Gòn.
Các sĩ quan Pháp xem đua ngựa tại trường đua Phú Thọ, Sài Gòn.
Công nhân người Việt xây dựng các ụ súng bên bờ sông Sài Gòn.
Sửa đường ven bờ hồ Hoàn Kiếm, gần nhà Thủy Tạ, Hà Nội.
Người dân khấn vái tại một miếu thờ nhỏ ở Hà Nội.
Người phụ nữ thắp hương tại một am thờ, Hà Nội.
Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam.
Những ngôi nhà bị phá hủy do giao tranh vũ trang.
Đoàn xe quân sự của Pháp dừng lại nghỉ trên hành trình của mình.
Binh lính người Việt canh gác tại một đồn điền cao su của Pháp.
Một người phụ nữ tát nước trên thửa ruộng của mình.
Nông dân người Hoa quay trở về Trung Quốc trên một con đường ở Đồng Đăng, Lạng Sơn.
Trung tâm thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn.
Nữ dân quân của giáo phái Hòa Hảo tập trận trong một cánh rừng ở miền Nam Việt Nam.
Nữ dân quân Hòa Hảo trong hàng ngũ.

21/02/2016

Những bài thuốc từ tỏi ít người biết đến

Tỏi có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh và được ứng dụng khá nhiều trong các bài thuốc cổ phương cũng như các bài thuốc chữa theo kinh nghiệm dân gian. Nhưng càng ngày người ta càng thấy rằng những công dụng của tỏi vẫn chưa được tận dụng hết.

Trong cuốn “Dược học cổ truyền” do PGS.TS Phạm Xuân Sinh chủ biên có ghi lại một số cách dùng tỏi chữa bệnh rất đơn giản và hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng thay cho những cách thông thường vẫn sử dụng.
 – Sát trùng, trị giun: Dùng trong trường hợp có giun kim hoặc trùng roi âm đạo gây viêm, hoặc giun móc câu. Ngoài ra còn dùng trị bệnh lỵ amip.
Cách dùng: Tỏi bóc vỏ ngoài 100g, giã nát, thêm 1000ml nước, ngâm trong vòng 24h. Bỏ bã, trước khi đi ngủ dùng nước đó rửa hậu môn. Làm liền 7 ngày sẽ trị được giun kim và bệnh ngứa hậu môn.
Kiện tỳ vị: Dùng khi ăn uống không tiêu.
Dùng 4 – 5 nhánh tỏi sống mà nuốt hoặc lấy 1 củ tỏi bóc vỏ ngoài nhét vào hậu môn gây trung tiện là khỏi trướng bụng.
Trừ đờm, chỉ ho (còn dùng để chữa ho gà, viêm khí quản mạn tính): Dùng 1 củ tỏi, sắc (sấp 2 lần) chừng 5 phút, lọc thêm chút đường cho uống ngày 2 – 3 lần.
Cũng có thể đem tỏi giã nát, trước khi đi ngủ dán vào 2 lòng bàn chân, làm 3 – 5 tối. Nhất là người đang ho nặng vào ban đêm thì nên dùng cách này.
Hạ ápDùng cho người bị cao huyết áp. Mỗi ngày vào buổi sáng, lúc đói ăn vài nhánh tỏi, ăn xong uống chút nước, chút giấm và đường. Ăn liền 10 – 15 ngày huyết áp sẽ hạ xuống.
Phòng bệnh cúm: Dịch ngâm tỏi, nhỏ mũi hàng ngày vào buổi sáng và tối. Cách này còn dùng phòng bệnh sốt rét.
Cầm máu: Dùng trong trường hợp chảy máu mũi, chảy máu bộ phận phía trên đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày).
Cách dùng: Tỏi sống 2 – 3 nhánh giã nát, cho vào miếng vải, đặt vào huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân. Chảy ở lỗ mũi bên nào thì băng vào lòng bàn chân bên đó.

19/02/2016

Sài Gòn năm 1970

Mới đây, một cựu chiến binh Việt Nam tên Mark đã đăng tải trên trang Smugmug.com một loạt ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1970.
Chợ Bến Thành năm 1970. Thời điểm này ngay trước cổng chợ có một cầu vượt dành cho người đi bộ bắc sang bùng binh Quách Thị Trang.
Chính điện chùa Vĩnh Nghiêm.
Tòa Đô chính Sài Gòn.
Góc đường Lê Lợi - Tự Do (Đồng Khởi).
Gánh quà rong Sài Gòn.
Đại lộ Lê Lợi và trụ sở Hạ nghị viện (Nhá hát lớn).
Đường Lê Lợi nhìn từ cầu vượt trước chợ Bến Thành.
Một gia đình vi vu xe máy trên đường Lê Lợi.
Trên đường Nguyễn Huệ.
Đường Phan Châu Trinh, góc trái chợ Bến Thành.
Đường Tự Do với lối ăn mặc rất... tự do của các thiếu nữ Sài Gòn
Dinh Độc Lập.
Rạp Casino trên đường Pasteur.
Rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi.
Trụ sở USO (United Services Organizations, tổ chức phi lợi nhuận đưa các hoạt động giải trí tới phục vụ quân đội Mỹ đóng ở khắp nơi trên thế giới) ở đường Nguyễn Huệ.
Bé gái Sài Gòn.
Trẻ em trên đường phố Sài Gòn.
Bức tượng Phật chơ vơ giữa cánh đồng ngoại ô Sài Gòn.

Bàn về Phật - Tiên - Thần


Thần tiên là siêu việt trên sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản thân mình
Theo giải thích của cuốn “Thuyết văn Giải tự”, thần tiên () là chữ hình thanh (loại chữ được tạo ra trên cơ sở sự kết hợp giữa 1 ký tự biểu thị ý nghĩa và 1 ký tự biểu thị âm đọc gần giống) gồm chữ thị () và chữ điền () kéo dài nét gạch ở giữa tạo thành. Chữ thị () ở đây có cách phát âm gần với chữ “thần” nhất nên chỉ có tác dụng biểu thị âm thanh. Còn chữ điền () có nét gạch kéo dài ở giữa có hàm ý rằng, thần tiên chính là siêu việt trên sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản thân mình.
Tại sao ký tự này lại có nghĩa như vậy? Bởi vì trong xã hội nông nghiệp thời xưa, ruộng đất (điền ) có giá trị như đất đai, nhà cửa của chúng ta ngày nay, vì vậy nó được dùng để tượng trưng cho sự giàu có. Nói tóm lại thần tiên () chính là từ chỉ những sinh mệnh có cảnh giới tư tưởng nằm ngoài vật chất của thế gian, họ sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của mình.
Trong nội tâm của Thần Phật tràn đầy thiện tính, còn con người chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn thiện tính
Bên trên chúng ta đã giải nghĩa sự khác biệt giữa thần tiên và con người ở góc độ ký tự chữ hán, còn bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua quan điểm của Phật giáo. 
Trong Phật giáo giảng rằng, con người ta ai cũng có Phật tính đồng thời tồn tại ma tính. Phật tính của con người có thể được biểu hiện là: khoan dung, hay giúp đỡ người khác, chăm chỉ… còn ma tính thì được biểu hiện là: lười biếng, ích kỷ, tham lam…  Cho nên con người ta muốn thành trở thành Phật, thì trong quá trình tu luyện phải không ngừng trừ bỏ ma tính của mình. Khi không còn ma tính trong người nữa thì đã tu luyện xong, trở thành một vị La Hán, Bồ Tát hoặc Phật tùy vào mức độ tâm tính của người đó. Như vậy, sự khác biệt giữa thần tiên và con người chính là ở cái tâm, trong nội tâm của Thần Phật tràn đầy thiện tính, còn con người chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn thiện tính.
Trong truyện Tây Du Ký, chúng ta cũng có thể tìm thấy giải thích tương tự. Cụ thể, ở hồi “thu phụ Hắc Hùng Tinh (gấu đen)”, lúc Bồ Tát hạ sơn theo Ngộ Không vào hang gấu hàng ma, đã chiểu theo mưu kế của Ngộ Không mà biến thành yêu quái sói xám. Ngộ Không khi nhìn thấy liền thích thú cười nói: “Tuyệt quá! Tuyệt quá! Là yêu tinh Bồ Tát hay Bồ Tát yêu tinh đây?”. Bồ Tát cười điểm ngộ: “Ngộ Không! Bồ Tát hay yêu tinh, âu chỉ là một niệm. Nếu luận về nguồn gốc, thì đều thuộc về không có”.
Từ câu nói của Bồ Tát chúng ta có thể thấy, Bồ Tát không cho rằng mình cao hơn chúng sinh mà chỉ tự nhận rằng, sự khác biệt giữa ngài và yêu tinh chính là ở một niệm. Có lẽ đó cũng chính là lý do vì sao Thường Bất Khinh Bồ Tát luôn tâm tâm niệm niệm: “Ai ai cũng sẽ thành Phật đó mà”. Theo người viết, ở một cảnh giới nào đó, ý nghĩa của những câu nói này chính là như vậy.
Thần tiên luôn hành xử theo Pháp lý chứ không hành xử theo cảm tính như con người
Một điểm nữa mà chúng ta cần nhắc đến ở đây chính là thần tiên luôn hành xử theo pháp lý tương ứng với cảnh giới mình đang ở, chứ không hành động theo cảm tính như con người và chức trách của họ chính là duy hộ pháp lý của vũ trụ.
Lấy ví dụ, khi Bạch Long Thái tử ngỗ nghịch, nổi lửa phóng hỏa đốt Minh Châu Đại điện liền bị phụ thân là Tây Hải Long Vương tâu lên thiên đình nhờ Ngọc Hoàng trị tội, vốn là tội chết. Tại sao Long Vương lại làm như vậy? Bởi vì hết thảy đều phải tuân theo phép trời, Long Vương không thể vì tư tình mà bỏ qua cho con trai, ở khía cạnh khác mà nói chính là  yêu cầu tiêu chuẩn tâm tính ở mỗi cảnh giới đều vô cùng nghiêm khắc. Sinh mệnh nào tâm tính bất thuần, hành xử không còn phù hợp với tầng thứ đó thì sẽ bị đánh hạ xuống.
Nói tóm lại, sự khác biệt căn bản giữa con người và thần tiên được tóm tắt qua 3 điểm:
·        Thứ nhất, thần tiên là siêu việt trên sự giàu có, sẽ không vì danh lợi mà làm những việc tổn hại đến thân tâm của bản thân mình.
·        Thứ hai, trong nội tâm của Thần Phật tràn đầy thiện tính, còn con người chính là vừa đồng thời tồn tại ma tính lẫn thiện tính.
·        Cuối cùng, thần tiên luôn hành xử theo Pháp lý chứ không hành xử theo cảm tính như con người.
Nhân đây lại nói, khi bàn về Thần, Phật, mọi người nhất định cần phải có tâm kính ngưỡng. Hiện tại nhiều người đốt hương bái Phật, cho dù họ có mục đích gì đi nữa, thì rốt cuộc cũng là theo hình thức ấy mà thể hiện sự kính ngưỡng đối với chư Phật. Tuy nhiên hiện tại con người ta ngày càng không tin Thần Phật, coi chùa chiền như một nơi vui chơi giải trí, không tin nhân quả luân báo, dám làm điều xấu, phát triển tiếp nữa trở thành không điều ác nào mà không làm, đó chính là rất nguy hiểm vậy. Do đó hy vọng mọi người sau này khi bàn về Phật, Đạo, Thần thì cố gắng giữ sự tôn kính tối đa.