- Bạn sẽ cần những dây cao su, túi để đồ hình chữ nhật và túi miết đầu (túi ziplock)
- Cuộn tròn quần áo lại để tiết kiệm diện tích
- Sau đó đặt chúng vào những chiếc túi ziplock
- Gấp những đôi tất và đặt chúng trong giày
- Gập quần áo có cùng hình dạng với nhau
- Chọn mang những loại quần áo nhẹ
- Cho vật dụng vào trong túi đựng hình chữ nhật khiến đồ đạc gọn gàng và ngăn nắp hơn
- Đặt những đồ đạc nặng cân dưới đáy vali
23/08/2016
Xếp đồ khi đi du lịch
21/08/2016
KỂ TỪ GIỜ
Dù mạnh mẽ, hay yếu mềm, cũng được.
Miễn thản nhiên cười và vô tư bước,
Đau khổ hay không là tự do mình.
Rạng rỡ yêu đời dù mưa hay nắng
Không phải để cho người nào nhìn ngắm,
Bởi thanh xuân ngắn lắm, sắp qua rồi...
Để chôn vùi nỗi buồn vào quá khứ.
Ai tổn thương mình thì cũng nên tha thứ,
Bởi sau cùng em đáng được bình yên.
Không muộn phiền vì một người nào nữa.
Vui đi em, nếu không thì sẽ lỡ
Chuyến tàu mang hạnh phúc đến ga rồi.
20/08/2016
Luôn nhắc Ta
18/08/2016
16/08/2016
Luôn thúc đẩy mình bằng cách nghĩ về viễn cảnh hạnh phúc ở tương lai
Sống Phũ
Chữa nhiệt miệng, sâu răng và viêm họng bằng lá Bàng.
Lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ: số lượng tùy vào vết thương nhiều hay ít, trường hợp lở miệng do nhiệt mỗi lần chỉ cần 1 nắm lá bàng to.
14/08/2016
Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ động tác đơn giản
13/08/2016
Làm tương ớt tại nhà
+ 1kg ớt
+ 300g tỏi, bóc vỏ rửa sạch
+ 500ml dấm trắng (nếu có dấm táo mèo càng tốt)
+ 3 thìa canh đường.
+ 2 thìa cà phê muối hạt.
+ 30ml ngũ vị hương tự chế như ở nhà mình thì tốt hơn (gồm thảo quả, quế, hồi, vỏ quýt ngâm với rượu trắng khỏng 1 tháng).
Cách làm:
Ớt rửa sạch để ráo, bỏ cuống, bỏ hạt (thực ra thì không bỏ cũng được). Mà nhớ là phải đeo găng tay khi tiếp xúc với ớt. Đừng có ngứa ngứa mà chà lên mặt hay mắt.
Xay lẫn ớt, tỏi và dấm trắng trong máy xay, rồi cho vào nồi nấu sôi, hạ lửa, cho đường và muối đun liu riu thêm 15 phút. Khi đun bạn nhớ mở cửa cho nhà thoáng nhé, kẻo bị sặc ớt.
Nếu cẩn thận hơn, bạn đun lọ thuỷ tinh trong nước sôi vài phút, vớt ra cho khô nước rồi mới cho tương ớt vào.
12/08/2016
Trường Sa trong Tim Việt.
Đừng ra xa, thân thể mày bé lắm
Sóng thì to, nước biển kia rất mặn
Mày cứ bơi ra, tao sao thể cầm lòng...
Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng
Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng
Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa
Bơi vào đi, Vàng ơi, quay lại nhà
Tao phải về thôi bởi đã xong nghĩa vụ
Và tao biết đêm qua mày mất ngủ
Cứ liếm tay tao, sợ trốn mày về.
Thương những đêm tao và mày đứng gác
Gió bão từng cơn mày vẫn không sai khác
Phủ phục canh me bọn cướp biển chực chờ.
Tao xin lỗi, bởi đã xong nghĩa vụ
Và tao biết chừng ấy vẫn chưa đủ
Nhưng phải vào bờ, anh em khác ra thay.
đừng bơi nữa,
mắt cay...
Lược sử 12 đời vưa nhà Nguyễn
Nhà Nguyễn
là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt
Nam (1802 – 1945). Tồn tại 143 năm, đây là triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm
của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Chân dung
các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải
trên internet.
1. Gia Long
Vua Gia
Long (8/2/1762 – 3/2/1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều
phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh
(thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm
1820. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp,
ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi
hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
2. Minh Mạng
Vua Minh
Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (25/5/ 1791 – 20/1/1841), tức Nguyễn Thánh Tổ là vị
Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Được xem là một ông vua năng động và quyết
đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải
cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô
Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng
cố chế độ lưu quan ở miền núi.
3. Thiệu Trị
Vua Thiệu
Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến
1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn
Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng
hậu Hồ Thị Hoa.
4. Tự Đức
Hoàng đế
Tự Đức (tên sinh thành Nguyễn Dực Tông) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn.
Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì. Ông là vị
vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến
1883.
5. Hiệp Hoà
Hiệp Hòa
(1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt
Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng,
là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.
Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.
6. Kiến Phúc
Kiến Phúc
(1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện,
là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái
vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con
nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15
tuổi.
7. Hàm Nghi
Hoàng đế
Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Ông cùng với các vua chống Pháp
Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.
Là em
trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn
Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại
kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch
Cần Vương chống thực dân Pháp.
8. Đồng Khánh
Đồng
Khánh sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý, tức ngày 19 tháng 2 năm 1864 tại Huế.
Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh.
Năm 1865, Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi
Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo. Ở ngôi được ba năm thì bệnh và mất vào ngày
27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 24 tuổi.
9. Thành Thái
Vua Thành
Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là
con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22
tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879 tại Huế.
10. Duy Tân
11. Khải Định
Vua Khải
Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn
trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc
Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu
Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.
12. Bảo Đại
Bảo Đại
(1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị
vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh
Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh “mệ Vững” là con của vua Khải
Định và Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra “Bảo Đại” chỉ là niên hiệu nhà vua
nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là
tên nhà vua.
Liệu pháp Đông Y chữa trị Cao huyết áp
Đông Y chia khái niệm Tà Khí ra hai loại, Ngoại tà và Nội tà. Ngoại tà là khí hóa của khí hậu bên ngoài, bao gồm Phong, Hàn, Táo, Nhiệt, Thử, Thấp tức là Gió, Lạnh, Hanh Khô, Nóng, Nắng và Ẩm Thấp. Ǹội tà tức là khí hóa bên trong cơ thể, gọi là Ngũ Khí, bao gồm, Phong thuộc gan, Hàn thuộc thận, Táo thuộc phế, Nhiệt thuộc tâm và Thấp thuộc Tỳ. Trong đó Gan thuộc Phong nhưng rất kỵ nhiệt. Hàn thuộc Thận lại cực sợ ẩm thấp, Nhiệt thuộc tâm lại kiêng cữ phong, Tỳ là thấp, Táo thuộc phế nhưng cả hai lại đại kỵ với hàn lạnh. Nếu các tạng phủ lâm nhiễm những cữ kỵ lâu ngày thì sinh nên chứng bệnh nguy nan. Gan bị gặp tà nhiệt thì Phong bế tắc. Tim gặp phong tà thì hỏa vượng mà sinh huyễn vựng. Thận bị Thấp thì suy. Tỳ gặp hàn thì hư.