21/08/2017

Chợ Hà Nội ngày xưa


Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng quen thuộc, hình thành nên một nét văn hóa sinh hoạt thân quen của người Việt. Chợ Hà Nội xưa cũng vậy…
Hà Nội xưa còn có tên gọi là “Kẻ Chợ” – cách gọi những nơi tập trung buôn bán ở thời kỳ quân chủ. Nói chung thì cả Hà Nội cũng là một cái chợ lớn với năm bảy chục phố “Hàng” khác nào những cầu quán mở ra ngút ngàn hàng hóa.
Nói về chợ Hà Nội, năm 1883, Pôn Buốc-đơ, thông tin viên của tờ Thời báo đã viết:
Hà Nội không có chợ mái che, cũng không có nơi quy định để họp chợ. Cả thành phố biến thành cái chợ mênh mông ở ngoài trời. Vào ngày phiên, lái buôn và thợ thủ công đủ các loại từ các làng mạc xung quanh kéo tới. Những người bán tơ lụa tới phố Hàng Đào, những người làm cuốc xẻng tới phố Hàng Đồng, những người làm nón đến phố Hàng Nón, tóm lại, thợ gì thì tới phố dành cho thợ ấy. Người ta đi lại, dạo chơi, chuyện trò, râm ran tiếng nói của số người gấp đôi ngày thường vốn đã đông như kiến. Việc họp chợ chẳng tốn kém gì, chỉ cần thời tiết tốt. Những người nông dân bày bán sản phẩm của mình trong chiếc túi vải hoặc trong rổ, hoặc ngay trên mặt đất nếu hàng không sợ hư hỏng. Mặt phố tràn ngập người.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Cổng chợ Đồng Xuân ngày tết
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Phía trước chợ Đồng Xuân xưa.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Cổng chợ Bưởi xưa
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Chợ ở cửa ô Thanh Hà
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Chợ ngoại thành Hà Nội
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Chợ Cầu Giấy
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Chợ bán hàng cho quân Lính
Cảnh buôn bán ở các chợ
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Những quán hàng ở ngoại ô.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán trứng
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán than
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán rổ rá, thúng, mẹt
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán riệu và bánh ngọt.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán ngũ cốc.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán mía ở sông Hồng.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán hoa ven đường.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán hoa Đào ngày tết.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán hoa bên hồ Hoàn Kiếm.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán giỏ mây và bút lông.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán giấy bản.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán đèn dầu bằng thiếc.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán cau
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Hàng bán cá
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Chợ ở cửa ô Thanh Hà.
Chợ Hà Nội xưa (Ảnh)
Chợ tự phát bán đồ cũ.
  • Tham khảo từ bài viết “Hàng quán và chợ Hà Nội xưa” tại trang 36HN

19/08/2017

MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ- LỚP 8A TRƯNG VƯƠNG (Kỳ 1)

Dương Phương Vinh



Thầy Nguyễn Bắc Sơn và các trò cũ 8A: Hương, Hoa, Quyên, Vinh.

 Bức ảnh này rất quí, mình không hề nhớ có nó cho đến hôm vừa rồi được người thầy trong ảnh- Nguyễn Bắc Sơn, in tặng bốn đứa trò nhỏ lớp 8A Trưng Vương. Lúc đầu còn không nhận ra mình trong ảnh.
KHÔNG TIỀN KHOÁNG HẬU.
Không tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị chính là khóa học năm ấy ở ngôi trường Trưng Vương nằm trên hai phố Hàng Bài- Lý Thường Kiệt thập kỷ 80. Lần đầu tiên cả nước có một ngôi trường tồn tại ba cấp.
Số là trước đó, cấp1-2 Trưng Vương được chọn làm địa điểm triển lãm thiết bị nhà trường Liên Xô. Cực xịn. Kết thúc đợt triển lãm, Liên Xô tặng lại toàn bộ. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Vỹ muốn chuyển những thứ quí giá này sang trường Cao Bá Quát, một trường tiên tiến xuất sắc bên kia cầu Chương Dương. Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, sau là Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, bà Nghiêm Chưởng Châu không đồng ý, cho rằng riêng việc vận chuyển đã khó bảo toàn. Bà Châu và Thứ trưởng Bộ Giáo dục Vũ Thuần Nho đề nghị ông Trần Vỹ cho thành lập thêm cấp 3 Trưng Vương để tận dụng số tài sản này, với những trang bị đặc biệt cho cấp 3.
Hiệu trưởng cả ba cấp liền- đặc biệt nhất nước- tên là Vũ Thái Bình. Còn thầy Nguyễn Bắc Sơn vừa chủ nhiệm lớp 8A bọn mình vừa dạy văn 3 lớp, kiêm thư ký hội đồng cấp 3 và thư ký “đại hội đồng” 3 cấp.
Bọn mình dân phố Huế, Hàng Bài, Trần Quốc Toản, Hàm Long, Bà Triệu- nghĩa là toàn “Hà Nội 1” cả, cách Trưng Vương có mấy trăm mét, cách Bờ Hồ 1 cây số đổ lại, thế mà choáng trong ngày nhập học. Trường sở quá đẹp, cổ kính xứng với đại danh. Trang thiết bị thì thôi rồi, độc đáo từ viên phấn, màu trắng ngà ko trắng toát, khối vuông chứ ko tròn. Từ chiếc nệm trong giờ thể dục cũng ra nệm. Giờ học Lý có phòng thí nghiệm Lý, giờ Hóa cũng vậy, trong đó gi gỉ gì gi cái gì cũng lung linh. Thầy cô toàn “hàng tuyển” từ các trường về.
Chị Mai Bích Hạnh lớp trên, lớp có Trịnh Xuân Thanh (Thanh Giới, Thanh Lexus- nhân tài của đất nước), hôm rồi nhớ lại: “Mình dân Hàng Bài, lại đang học Lý Thường Kiệt có phải thường đâu, thế mà vào Trưng Vương lúc ấy thấy như từ nông thôn đi ra nước ngoài, không phải ra thành phố”.
Kết thúc năm học, tan trường! Chết yểu! Mô hình thí điểm bị cho là thất bại, vì cấp 1+2 trực thuộc Phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm còn cấp 3 lại thuộc Sở Giáo dục Hà Nội. Bọn mình phải dạt sang Trần Phú học tiếp cấp 3, gọi là lớp 11.
Trần Phú trường cũng đẹp và cổ nằm trên phố Hai Bà Trưng cũng gần Bờ Hồ. Nhưng không phải đất học. Mình từng tả trong loạt bài “Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam- đêm chong đèn ngồi nhớ lại”: “Trần Phú tức Albert Sarraut cũ toàn dân các Hàng, gọi tắt là dân Hàng Ngang Hàng Đào. Một đội hình hùng hậu nổi bần bật, con gái da trứng gà bóc, đẹp từ gót chân đẹp đi, hồng rực. Con trai nhiều chàng như hoàng tử bé, lồng lộng. Một hôm, bọn tôi lẻn vào phòng hội đồng xem sổ điểm của các chàng lớp bên mà mình hằng ngưỡng mộ. Thấy toàn điểm 2, 3. Tự nhiên thấy bớt lung linh...”
Bi kịch của lớp 8A bắt đầu từ đây. Nhưng lần này sẽ chỉ kể những chuyện lạ 8A, gợi liên tưởng, so sánh với câu chuyện giáo dục bây giờ.Trần Phú để sau.

(còn tiếp)


16/08/2017

10 tiêu chí đánh giá sức khỏe của Đông y


Ngoài các chỉ số xét nghiệm theo Tây y, Đông y đưa ra 10 tiêu chí đánh giá sức khỏe cụ thể như sau. Khi bạn thiếu một trong những tiêu chí đó, hãy ngay lập tức quan tâm đến sức khỏe và cải thiện tình hình trước khi quá muộn.
1. Mắt sáng, có thần
Sức khỏe tốt thể hiện đầu tiên ở đôi mắt. Mắt phải sáng lấp lánh, thần thái sắc nét, không có cảm giác chậm chạp lờ đờ. Khi mắt nhanh nhẹn chứng tỏ cơ thể bên trong đủ tinh lực, khí lực và thần vượng. Chức năng ngũ tạng hoạt động tốt.
Trong sách Hoàng đế nội kinh viết: “Lục phủ ngũ tạng có đủ tinh khí hay không, chỉ cần nhìn vào mắt có sáng hay không là biết”.
Mắt thể hiện tinh lực, phản ánh chất lượng xương khớp, gân khỏe thì mắt sẽ đen. Máu là mạch của tinh, nếu thiếu máu thì mắt sẽ trắng bệch, thiếu thần.
Người xưa nhìn mắt là có thể nhận biết sức khỏe của nội tạng, hốc mắt phản ánh toàn bộ phần tinh lực bên trong của cơ thể. Thận biểu hiện ở con ngươi, gan biểu hiện ở tròng đen. Tim biểu hiện ở các mạch máu chằng chịt li ti trong mắt, phổi biểu hiện ở lòng trắng mắt. Lá lách thể hiện ở toàn bộ con mắt. Vì thế, muốn biết lục phủ ngũ tạng khỏe hay yếu, bạn hãy học quan sát sự biến đổi của đôi mắt.
2. Khuôn mặt hồng hào
Khi sắc mặt ánh lên màu hồng pha chút vàng nhẹ, đó là lúc bạn khỏe. Còn khi nhợt nhạt, xỉn thâm, là khi trong người bạn có bệnh, ốm yếu.
Sách cổ chép rằng, người có 12 kinh mạch, 365 lạc thì khí huyết tốt xấu đều thể hiện trên da mặt. Vì thế, làn da mặt chính là “máy dự báo thời tiết” của cơ thể, cho bạn biết mưa nắng, khỏe yếu.
Khi sức khỏe tốt, khí huyết sung mãn thì da mặt đỏ hồng sáng bóng. Ngược lại, khi khí huyết kém, da mặt sẽ nhợt nhạt xanh xao, không còn độ bóng láng, mịn màng, thậm chí nổi mụn, nám, tàn nhang.
3. Giọng nói to rõ
Phổi chủ khí, khi phổi khí đủ thì giọng nói sẽ to rõ, hào sảng, vang vọng, có trọng lực. Khi phổi khí yếu nhược, giọng nói sẽ yếu ớt, thiếu sức sống, bé nhỏ hoặc ẻo lả. Giọng nói cao hay thấp biểu hiện khí trong phổi có đầy đủ hay không.
Khi biết tiêu chí này, bạn nên dành thời gian để luyện tập các bài thở, thiền, thể dục hỗ trợ phát triển sức khỏe của phổi.
4. Hít thở trơn tru
Sách “Nan kinh” viết, chúng ta thở ra là dành cho tim, phổi; hít vào là danh cho gan, thận. Từ đó có thể thấy, việc hít thở đúng rất quan trọng đối với cơ quan nội tạng. Khi lắng nghe hơi thở của mình, nhận thấy không nhanh không chậm, không có vướng mắc trở ngại, đều và sâu, đó chính là tiêu chí cho thấy sức khỏe của nội tạng đang rất tốt.
Ngược lại, nếu thở khó, thở gấp, thở khò khè, nhanh chậm thất thường, thì bạn nên chú ý quan tâm đến việc chăm sóc hệ hô hấp, dưỡng phổi khẩn trương.
5. Răng xương chắc khỏe
Vòm miệng sạch sẽ không có mùi, răng không bị sâu và không bị các bệnh về răng miệng chính là tiêu chí cho thấy bạn đang sở hữu một hàm răng chắc khỏe.
Đông y cho rằng thận chủ cốt, răng chính là linh hồn hiện hữu của xương, răng cũng là một bộ phận của xương và kết nối với xương. Răng nhận dinh dưỡng và tinh khí từ thận để duy trì và phát triển. Khi thận tinh sung mãn thì răng sẽ chắc khỏe, đầy đủ. Khi tinh thận không đủ, răng sẽ lỏng lẻo, thậm chí gãy rụng.
Muốn răng chắc khỏe lâu dài, ngoài việc chú ý vệ sinh răng miệng tốt, bạn cần chăm sóc thận, chăm sóc xương, bổ sung canxi và các thực phẩm tốt cho thận, bổ dương. Khi muốn biết thận và xương khỏe hay yếu thì chỉ cần nhìn răng là biết.
6. Tóc suôn óng ả
Đông y quan niệm, thận khỏe thì thể hiện ra tóc. Tóc là cội nguồn của huyết. Tóc suôn mượt óng ả hay khô ráp gãy rụng không chỉ phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của tinh khí trong thận, mà còn dựa vào sự nuôi dưỡng của huyết dịch.
Vì thế, người có sức khỏe tốt, tóc sẽ suôn mượt, dày bóng. Còn người có sức khỏe kém, máu xấu, thận yếu thì tóc sẽ dễ bị bạc sớm, xơ yếu và gãy rụng.
Cách tốt nhất là bạn nên chăm sóc thận hàng ngày, ăn thức ăn bổ thận, bổ sung đủ canxi, những thực phẩm bổ máu.
7. Lưng, chân linh hoạt
Lưng là phủ của thận, khi thận yếu thì lưng sẽ đau. Đầu gối là phủ của gân mà gan lại thuộc gân nên khi gan bị thiếu máu, gân và mạch sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến tứ chi gặp trở ngại, không hoạt động tốt.
Một người có lưng eo và tứ chi linh hoạt, với những vận động uyển chuyển, tức là tinh lực thận sung mãn, khí huyết trong gan tràn đầy.
Kiến nghị mọi người nên thường xuyên vận động, chăm chỉ tập thể dục. Dù bận đến đâu thì mỗi tuần tối thiểu 3 lần, mỗi lần tối thiểu 30 phút để giúp cho cơ và gân, xương cốt, tứ chi linh hoạt, vận động tự nhiên, khỏe mạnh.
8. Thể hình cân đối
Hãy thường xuyên quan tâm đến cân nặng có tỉ lệ phù hợp với chiều cao của bạn. Cơ thể hài hòa cân đối là tiêu chí đánh giá sức khỏe ổn định hay không.
Công thức chuẩn để tính là: Trọng lượng tiêu chuẩn (kg) = Chiều cao (cm) – 100 đối với nam/105 đối với nữ.
Ví dụ, phụ nữ cao 1m60 thì trọng lượng tiêu chuẩn sẽ bằng 160 (cm) – 105 = 55kg.
Nam giới cao 1m70 thì trọng lượng tiêu chuẩn bằng 170 (cm) – 100 = 70kg.
Đây là trọng lượng chuẩn và không nên để chỉ số cân nặng cao/thấp quá xa con số này. Tuổi cao hơn thì cân nặng tăng dần lên nhưng không được quá chênh lệch.
Đông y quan niệm, người béo thì khí sẽ hư yếu, hay bị các bệnh dư ẩm (tích nước) gây ra các bệnh liên quan đến đờm, viêm, mỡ, ung bướu. Người gầy thì mắc bệnh âm hư, nóng trong người, dễ bốc hỏa, mụn nhọt, lở loét, các bệnh do nhiệt cao gây ra.
Người quá gầy hay quá béo đều được xem là một loại bệnh, họ nhạy cảm với sự tấn công của bệnh tật, rất dễ mắc các bệnh như tiểu đường, ho đờm, viêm họng, đột quỵ…
9. Nghĩ nhanh, nhớ tốt
Não là phủ của thần khí con người, não cũng chính là cơ quan đại diện cho tủy, trong khi thận lại dựa vào xương mà sinh ra tủy.
Tất cả những gì liên quan đến não đều có thể ảnh hưởng đến tinh và tủy, thần thái và tâm trí. Trí nhớ của con người tốt hay kém đều phụ thuộc và khả năng làm việc của não. Khi tinh khí trong thận đầy đủ, sẽ nuôi dưỡng và sinh tủy dồi dào, từ đó giúp trí nhớ hoạt động mạnh mẽ, khả năng hiểu biết tăng cao.
Nếu tủy kém, não sẽ kém theo, trí nhớ suy giảm mạnh, mau quên, đãng trí thường xuyên. Cách tốt nhất là bạn nên khẩn trương chăm sóc trí não từ gốc rễ, tức là chăm sóc thận và xương.
10. Cảm xúc ổn định
Con người có 7 trạng thái cảm xúc thay đổi thường xuyên như vui vẻ, buồn bã, giận dữ, lo lắng, suy tư, sợ hãi, ngạc nhiên. Đây cũng là dấu hiệu phản ánh trạng thái tinh thần của cơ thể đang tốt hay xấu, cao hay thấp.
7 trạng thái này đại diện cho từng biểu hiện của tâm trạng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng.
Nếu quá tức giận sẽ gây hại gan, quá vui sẽ hại tim, quá buồn sẽ tổn thương lá lách, quá đau khổ sẽ tổn thương phổi, quá sợ hãi sẽ ảnh hưởng đến thận.
Vì vậy, mỗi ngày phát sinh bất kỳ trạng thái tâm lý nào, cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chức năng của nội tạng. Hãy chăm sóc tâm trạng của mình thật tốt, hài hòa, ổn định, điều tiết kịp thời thì mới mong có sức khỏe tốt.
Nếu bạn rơi vào trạng thái bi quan buồn chán hay đau khổ, tinh thần đi xuống, hãy giải tỏa càng sớm càng tốt. Thời gian tối đa để giận không nên quá 3 phút, không nền buồn đau quá 3 ngày. Có nhiều cách để điều khiển tâm trạng của bạn, đầu tiên là giữ thái độ sống lạc quan tích cực, sau đó là rất nhiều phương pháp đơn giản khác.


14/08/2017

Hãy sống nhẹ nhõm và vui vẻ




Cuộc sống này đẹp, kỳ diệu và tuyệt vời. Nhưng đồng thời duy trì cuộc sống cũng chẳng dễ dàng gì. Không có ai được sống tốt hơn người khác, chỉ là họ biết cách duy trì những suy nghĩ, thói quen tích cực hơn.
Chúng ta đang phớt lờ quá nhiều điều mắt thấy tai nghe chỉ vì lo sợ chúng quá trần trụi và khắc nghiệt, thế nhưng bạn không biết rằng, học cách chấp nhận chúng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và sống vui vẻ hơn nhiều.
1. Mọi người đều sẽ phải đối diện với cái chết
Không ai có thể “trường sinh bất tử”, không ai sống mãi bên bạn để cùng vun đắp một mối quan hệ tình cảm bền lâu. Nhiều người thường quên đi việc đó, quên mất những người thân yêu khi còn sống và rồi chỉ hối tiếc khi họ không còn nữa. Ông bà, ba mẹ, bạn bè – chúng ta không thể biết họ còn bên ta đến khi nào? Vì thế, hãy gọi ngay cho ba mẹ nếu gần đây bạn chưa gọi về nhà. Hãy trân trọng các mối quan hệ với những người thân yêu vì đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời, hơn hết thảy mọi thứ.
2. Cuộc sống là của mình, không phải của ai khác
Những người tu hành tin rằng, mỗi người tạo ra thế giới bằng suy nghĩ và hành động của riêng họ. Mỗi người chúng ta có một ý nghĩa tồn tại khác nhau, mà chính chúng ta là người lựa chọn. Bạn không cần phải xông lên, tham gia vào đoàn quân kêu gọi hòa bình hay chấm dứt nạn đói trên thế giới thì mới gọi là sống có ý nghĩa. Một nhân viên thu ngân ở cửa hàng tạp hóa cũng có thể cảm thấy tự hào như một CEO của công ty lớn, vì cô ấy biết mình có gì và mình nên cố gắng vì điều gì.
3. Không bao giờ có người vợ/chồng hoàn hảo
Ai mà chẳng mong có một người bạn đời, một “đối tác” sẽ gắn bó với mình hạnh phúc mãi mãi. Nhưng thực tế thì, có mấy ai tìm được một người như thế. Những kỳ vọng của chúng ta về một người bạn đời hoàn hảo lại vô tình khiến cho mối quan hệ bị rạn nứt vì họ không giống bức tranh mà bạn tự dựng nên. Thay vì thất vọng và chì chiết, hãy coi đó là một mối quan hệ công việc bình đẳng mà trong đó cần sự hợp tác từ cả hai phía. Cả hai bạn sẽ là người cùng vẽ nên bức tranh chứ không phải một bức tranh có sẵn rồi bạn chỉ việc in hình người kia lên.
4. Cuộc sống là một trò chơi
Tại sao bạn luôn phải sống trong e dè và lo sợ đúng sai? Cuộc sống vốn sinh ra là để học hỏi, là để sai lầm và đứng lên từ những chính sai lầm đó. Thay vì mãi ngần ngại, hãy coi cuộc sống này như một cuộc chơi mà trong đó chính bạn quyết định những điều phải làm, những điều cần học hỏi và nâng cấp. Nào có ai thành công đi đến ván cuối cùng mà cứ lo sợ đâu. Bạn đã thấy ai trở thành cầu thủ chuyên nghiệp mà chưa một lần ra sân và tấn công chưa?
5. Không có gì kéo dài mãi mãi
Điều này có vẻ khó nghe nhưng sự thật là vậy, không có gì có thể kéo dài mãi mãi. Chúng ta sẽ chỉ trẻ trung phơi phới ở một độ tuổi nhất định, rồi nhất định sẽ già đi. Chúng ta sẽ say đắm trong tình yêu, sẽ thất tình, rồi sẽ mất đi người mình yêu. Sống rồi sẽ chết. Hãy nhớ rằng, ai cũng sẽ sống, yêu, thành công, thất bại, rồi chết đi. Kể cả bạn cũng không thể ngoại lệ. Bởi thế đừng tuyệt vọng, hãy cảm thấy biết ơn cuộc sống, lạc quan và tận hưởng. Nếu cái gì cũng kéo dài mãi mãi thì đâu còn đặc biệt nữa, đúng không? Mọi thứ chỉ có giá trị khi có hạn định mà thôi.
6. Trân trọng những điều nhỏ nhất
Khi nào bạn nhận thức được tất cả mọi thứ rồi sẽ kết thúc thì tự khắc bạn sẽ biết trân trọng cuộc sống. Nếu cứ nhìn nhận mọi thứ một cách khắc nghiệt thì sẽ chẳng bao giờ bạn thấy vui vẻ, và ngược lại. Thay vì cứ đi theo lối mòn, hãy thử đi một con đường khác mọi ngày. Nhìn ngắm mọi thứ chậm hơn, nhiều hơn, từ những đám cỏ đến từng vì sao. Hãy sống với tâm hồn lãng mạn nguyên thủy, bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp biết nhường nào!
7. Hãy thực tế khi làm những việc lớn
Tất nhiên là đừng nên quan trọng hóa hay nặng nề hóa vấn đề, nhưng với những việc lớn thì bạn vẫn cần phải cẩn trọng và thực tế. Thử nghĩ xem, đâu có nhà văn nào chỉ viết xuống đôi chữ mà nổi tiếng. Không! Họ đã phải đi từng bước bài bản, họ viết, chỉnh sửa, quảng bá rồi mới xuất bản cuốn sách. Hãy vận dụng hết thời gian, năng lượng và trí tuệ vào những việc trọng đại trong cuộc đời.
8. Ngừng việc phàn nàn và tìm cách thực hiện
Hầu như chúng ta ai cũng từng gặp một người bạn có tính phàn nàn thái quá, họ luôn tìm ra điều khiến họ chán nản về cuộc sống. Thế nhưng họ lại không chịu thay đổi để mọi thứ tốt hơn lên? Nếu bạn nhìn lại chính mình, bạn cũng sẽ thấy mình chẳng khá hơn họ là bao đâu! Thật sự thì những lời phàn nàn chẳng thay đổi được điều gì cả, tất cả phụ thuộc hết vào chúng ta. Bạn cần phải chủ động và tích cực hơn, phải sống với suy nghĩ: Chắc chắn sẽ có cách nào đó khác! Bằng không, bạn sẽ chỉ quẩn quanh với việc chê bai, miệt thị và chán nản mà thôi.


12/08/2017

Miền Bắc năm 1965

Sưu tầm
Đây là những bức ảnh do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Italia Romano Cagnoni đã ghi lại trong chuyến thăm miền Bắc Việt Nam 1965.
Các cụ bà bán vòng hoa tang và rau bên bờ hồ Gươm ở Hà Nội.
  Xe bò chạy qua Ngân hàng Nhà nước ở gần bờ hồ.
  Trong cửa hàng bách hóa tổng hợp ở Hà Nội.
  Dân quân thuộc hợp tác xã nông nghiệp Hồng Kỳ: Cụ Lê Văn Thân, cậu học sinh Bùi Văn Nguyên và nữ nông dân Lê Thị Nga. Hầu hết nam thanh niên ở nông thôn miền Bắc đã ra trận, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em ở nhà.
  Một nhóm dân quân tập luyện quân sự.
  Một đơn vị dân quân tự vệ của miền Bắc Việt Nam.
  Người nông dân miền Bắc vác trên vai mảnh xác máy bay ném bom B-50 của Mỹ.
  Các thợ mỏ nói chuyện với nhau tại mỏ than lộ thiên ở Cẩm Phả.
 Hai vợ chống và đứa con đạp xe qua một khu dân cư bị Mỹ ném bom.
  Người dân và tụ tập quanh mảnh xác máy bay Mỹ vừa bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.
  Bé gái và cha lấp ló bên miệng hầm trú ẩn.
  Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Phủ Chủ tịch.
  Bức ảnh màu hiếm có về hai nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1965.

05/08/2017

10 tuyệt chiêu khơi thông kinh lạc, mỗi ngày làm 1 lần, bách bệnh tiêu


Trung y giảng “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” (mạch thông thì không đau, đau tức là mạch không thông). Nếu như kinh lạc chúng ta không thông, sẽ xuất hiện một loạt các biểu hiện ốm đau, hơn nữa dù cho bạn bổ bao nhiêu đi nữa cũng không có tác dụng lớn!
Vì kinh lạc quán xuyến từ trong ra đến ngoài thân thể, dẫn khí huyết đi khắp lục phủ ngũ tạng nuôi sống và bảo vệ cơ thể, do đó chỉ cần một chỗ nào đó của kinh lạc bị bế tắc ắt khí huyết sẽ loạn mà dẫn đến bệnh, đưa bổ vào cũng không dễ đến được nơi cần đến, chính là cái lý ấy. Do đó các phương pháp điều trị của Trung Y (ta gọi là Đông Y) hầu hết đều lấy phương châm thông kinh hoạt lạc làm nền tảng.
Dưới đây là 10 tuyệt chiêu thông kinh hoạt lạc giúp bạn có được sức khỏe như mong muốn, chỉ cần mỗi ngày chịu khó thực hiện 1 lần, bạn sẽ nhanh chóng thấy sự cải biến.
 

  1. Lăn, vê huyệt hậu khê: bảo vệ xương cổ, thắt lưng
    Nếu như bạn ngồi ở trước máy tính, có thể đặt vị trí huyệt hậu khê ở hai tay lên cạnh bàn, dùng cổ tay và các đốt ngón tay dẫn động hai tay, thả lỏng lăn qua lại trên cạnh bàn, sẽ đạt được ngưỡng kích thích huyệt vị hiệu quả.
    Trong lúc lăn qua lại huyệt vị đó sẽ có cảm giác đau tức là đúng. Mỗi ngày chỉ làm 3 phút, thuận tay làm một chút vậy. Kiên trì thường hằng thì đối với xương cổ, thắt lưng xác thực là có hiệu quả trị liệu cực tốt, đối với việc hỗ trợ thị lực cũng rất tốt.
     
Vỗ mặt trong khuỷu tay: bài xuất hỏa khí và độc tố ở tim phổi

Mặt trong khuỷu tay là bộ phận dày đặc các kinh lạc, có kinh phế, kinh tâm bào cùng kinh tâm, đây là nơi ba đầu kinh lạc thông qua,vỗ khuỷu tay có thể bài xuất hỏa khí và độc tố ở tim phổi.
Lúc vỗ, bàn tay buông lỏng, có lực và còn phải vỗ nhịp nhàng từng nhịp từng nhịp, mỗi bên của mặt trong khuỷu tay vỗ liên tục từ 5~10 phút, trước tiên vỗ mặt trong khuỷu tay trái, sau lại vỗ mặt trong khuỷu tay phải. Mặt trong khuỷu sẽ xuất hiện các màu sắc xanh, hồng, tím, đen…màu sắc khác nhau là biểu hiện của độc tố phản ứng, màu càng đậm biểu hiện bệnh càng nghiêm trọng.
Tốt nhất là mỗi tuần vỗ một lần, thông thường 3~5 lần phản ứng về màu sắc sẽ giảm bớt rõ rệt, độc tố cũng được thanh lý tương đương với biểu hiện của phản ứng màu sắc. Nếu sợ đau, vỗ nhè nhẹ cho đến khi đỏ lên cũng có thể thông kinh lạc, thúc đẩy vận hành khí huyết.
Đề nghị: sau khi vỗ xong, lập tức uống một chén nước ấm để tăng cường bài độc, trong ngày hôm đó cũng đừng tắm.

Bài tập Yoga hồ điệp: thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch

Buổi tối về nhà làm qua động tác này, hai tay bắt lấy mũi chân, đầu gối hướng sang hai bên mở ra, để sát mặt đất, eo lưng thẳng tắp, hai đầu gối hướng xuống sàn nhà nhịp nhàng rung động. Mỗi ngày 10 phút đồng hồ.
Bài tập Yoga hồ điệp thông qua ép xuống hai chân, Nhưng là rèn luyện xương chậu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch xương chậu, tẩm bổ bàng quang, thận… các cơ quan nội tạng, từ đó mà cải thiện sắc da, làm cho da trắng hồng, đồng thời kéo găng phần lưng và phần hông tăng cường độ dẻo dai cho thân thể.

Chà xát mặt thay đổi da thịt
Hai tay chà xát đến nóng lên, phát nhiệt, rồi xoa giống như rửa mặt, mát xa mặt 60 lần, bàn tay chà xát nhiệt vừa nóng là đủ.
Đề nghị: sau khi dậy, trước khi ngủ, lúc  cảm thấy đôi mắt mệt mỏi đều có thể làm.

Hai cánh tay kéo căng bả vai gáy
Hai cánh tay kéo căng bả vai gáy
Hai tay úp song song với nhau, đưa ra phía trước thân và kéo căng vai. Kéo dài động tác kéo căng này trong 10 giây, rồi buông lỏng, rồi lại làm tiếp một lần nữa. Trong quá trình kéo căng sẽ có cảm giác vai gáy cổ và phần lưng có đau một chút. Sau khi làm xong sẽ thấy rất thoải mái.

Ngồi cạnh ghế duỗi thẳng 2 chân
Kéo duỗi xương sống giúp phần lưng giảm bớt mệt mỏi
Ngồi cạnh ghế, duỗi thẳng 2 chân song song với nhau, không chạm đất. Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây, buông lỏng, rồi làm tiếp một lần nữa.

Thả lỏng 2 tay xuống và nâng vai lên
Nâng lỏng bả vai bảo vệ vai gáy
Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng xuôi xuống, nâng hai vai lên, cảm giác vai đau rát khi kéo căng, giữ cảm giác này trong 15 giây, rồi buông lỏng bả vai, sau đó làm thêm một lần nữa.

Lăn chân trên chày cán bột
Giảm bớt đau nhức bả vai + giảm béo
Mua một cái chày cán bột, thường xuyên đặt ở dưới chân lăn qua lăn lại, mỗi ngày 10~15 phút. Nếu như phần vai gáy của bạn bị đau thì sẽ có vị trí đối ứng với nó ở dưới bàn chân bị đau và cảm thấy vị trí đó tròn như viên bi, hãy lăn qua lăn lại cho đến khi vị trí này tản ra, lúc đó phần vai gáy bị đau cũng sẽ hết, kiên trì làm còn có thể giảm béo.

2 tay nắm 2 ngón chân cái, gập sát người
Bài tiết độc tố kinh bàng quang
Hai chân đặt sát vào nhau, duỗi thẳng, mũi chân bẻ cong hướng về cơ thể, hai tay nắm lấy ngón chân, thân thể từ từ gập về trước áp sát xuống. Đây là phương pháp bổ trợ bài tiết độc tố kinh bàng quang, một lần ít nhất phải làm từ 15~30 phút.
Nếu tay càng không với tới ngón chân, điều này càng nói lên rằng độc tố trong bạn đã tích tụ quá nhiều, nhưng không nên sốt ruột, cũng không nên dùng lực quá mạnh, chỉ cần phần gân bên sau đùi có cảm giác kéo căng là được rồi, nếu không sẽ dễ dàng kéo tổn thương dây chằng.

Ấn day ấn đường cải thiện chức năng mạch máu ở tim
Mỗi lần làm ấn day 40 lần huyệt ấn đường. Làm như vậy để có thể điều chỉnh nội tiết, cải thiện chức năng mạch máu của tim, an thần định chí.
Đồng thời, phương pháp ứng dụng kinh lạc tốt như thế này không giới thiệu cho bạn bè quả thật đáng tiếc, hãy giúp mọi người thực hành cùng bạn nhé!
Huyệt này có tác dụng khơi thông kinh lạc, giúp cho kinh lạc của bạn từ đầu đến chân được thông suốt, khí huyết đầy đủ, bách bệnh không sinh, đưa chất bổ dưỡng vào thì càng hữu hiệu! vừa đơn giản lại vừa thực dụng, các bạn hãy nhớ lấy nhé!

01/08/2017

Một cách nhìn khác về người Hà Nội (mang tính tham khảo)

* Những đoạn có ... là tránh đi úy kỵ, không phù hợp.



Người Hà Nội không hẳn là phải sinh và lớn lên ở Hà Nội. Người Hà Nội bây giờ là dân tứ xứ và tứ chiếng, quê quán loanh quanh ở miền Bắc nhưng sống lâu ở Hà Nội thì thành người Hà Nội. Ông …, thí dụ, không sinh ở Hà Nội nhưng thuộc về người Hà Nội. Nói chung, người Hà Nội ở đây phải là người có gốc gác ở các tỉnh phía Bắc vì họ có nhiều điểm chung, đặc biệt nhất là thích nói. Còn người Nam bộ mà có sống lâu ở Bắc thì vẫn là Nam bộ, như ông … chẳng hạn, vì giọng lưỡi Nam bộ rất khác.
Hà Nội của thời Thạch Lam, thời chiến tranh không biết ra sao nhưng cái vẻ bên ngoài chắc vẫn là nét e ấp kín đáo. Người Hà Nội có vẻ như lịch thiệp, ăn nói thâm trầm, và người Hà Nội vẫn tự hào về điều đó, cái tự hào của phần lớn dân thủ đô ở nhiều nước khác.
Thực ra, ở chung với Hà Nội thời hiện tại thì thấy cái rõ nhất là người Hà Nội thích xài bạc giả. Họ nói khác những gì họ nghĩ. Nếu bản chất của tiếng Việt là thiếu chính xác, và bản sắc của người Việt là nói vòng quanh chủ đề, thì Hà Nội là đại diện chân chính của hai yếu tố này. Họ ưa nói lòng vòng mặc cho người nghe đoán ý. Điều đó không hẳn là không hay nhưng nó hoàn toàn không phù hợp với tốc độ của thời hiện tại, khi con người và thế giới chạy đua với thời gian để bắt kịp lẫn nhau.
Người trung lưu Hà Nội sống giả dối, không biết điều đó có phải là phế phẩm của … không. Họ đãi tiệc, làm đám cưới với bề ngoài cực kỳ linh đình long trọng nhưng món ăn thì lỏng chỏng bình dân. Họ thích tiền nhưng cứ làm vẻ dửng dưng. Họ bắt tay người này nhưng mắt hướng về một người khác đứng ở gần đó có chức vụ cao hơn. Họ nói năng thưa gửi, nói sông dài biển rộng nhưng sau một giờ thì không ai hiểu ý họ muốn tán cái gì hay muốn gì.
Ai nói người Hà Nội có tài… nói, lập luận và lập ngôn, giỏi biện bác là không hiểu Hà Nội thời đại …. Thực ra, người Hà Nội ngày nay không có tài ăn nói. Cái mà chúng ta tưởng họ giỏi trong khoa ăn nói thực ra là sự huyên thuyên mà nổi bật nhất, đáng chú ý nhất trong rừng huyên thuyên đó là sự phóng đại. Họ phóng rất to, nhưng một đặc điểm nữa là họ chỉ giỏi phét giữa người Hà Nội với nhau, giữa người trong nước với nhau; đụng đến “yếu tố nước ngoài”, họ cụp đuôi, lí nhí, hoặc nếu dỏ trò phét như phét với người trong nước thì thường là phét trật bậy, để lộ trình độ thấp kém.
Một bằng chứng cực đoan là năm 2000 khi … gặp Bill Cinton ở Hà Nội, cụ …ta dở trò bốc phét nói với Bill là Mỹ đã thua trận. Cái “tài” đó ngoài việc chứng tỏ cách đối xử (ăn ở) mọi rợ của một người chỉ sống trong lũy tre làng, không quen đối đáp người ngoài, còn hé lộ bản chất và trình độ sơ đẳng của người … và đất nước Việt Nam.
Một bằng chứng khác: trong các cuộc thi hùng biện (tiếng Anh) quốc tế, chưa nghe nói người Hà Nội có ai tham dự, không phải tại họ chưa quen với tiếng Anh mà do lối diễn đạt không rõ ràng, trong khi hùng biện (quốc tế) kỵ nhất là ba hoa chích chòe, nói trông trổng như cái đài phát thanh. (Tất nhiên chỉ có thể đem tiêu chuẩn quốc tế để so, chứ thi hùng biện trong nước, như thi hùng biện về “Tư …”, thì có khác gì con nói cha nghe, làng nói xã nghe, và tiêu chí chấm không nói ai cũng biết.)
Người Hà Nội của ngày trước ra sao, tôi không biết, nhưng chắc là cũng cự phách trong làng nói năng thưa gửi, nếu không thế thì Hà Nội nổi tiếng… oan sao! Đọc các nhà văn gốc Hà Nội, còn ở lại hay đã vào Nam từ những trước và sau 1954, ai cũng công nhận họ thuộc hàng tiền bối (và tiền đạo) trên sân vận động chữ nghĩa.
Hà Nội ngày nay khác. Tệ nhất là những người được phép nói trước công chúng. Nghe một lúc chỉ có nước đoán là ngay chính họ cũng không biết mình đang nói gì. Tôi có lần than phiền với một ông bạn vong niên hàm thứ trưởng đã nghỉ hưu (nghỉ hưu thì mình mới chơi đuợc), làm trong ngành tư tưởng văn hóa lâu năm. Ông cười ruồi: “…!”
…nói hết. Sáng tản bộ trên Bờ Hồ, hay trên phố Hàng Than, trên đê Yên Phụ, tiếng loa phóng thanh từ một trạm phát thanh của phường cứ oang oảng. Dân cứ ăn phở, đạp xích lô, phì phèo thuốc lá, nhổ khạc, đổ nước rửa ra đường, loa cứ làm việc của loa kêu gọi nếp sống văn mình đô thị, dân cứ đái xoành xoạch.
Hậu quả không biết nói là hậu kỳ của nguyên tắc tập trung ở biệt khu … trong lòng Hà Nội. Một câu của … nói ra là hệt như một nút bấm, toàn bộ hệ thống thông tin lên đồng và lắc lư. Mới đầu, cái nút bấm ấy thay dân nói, tưởng là vô hại. Lâu ngày, thói quen dân không dám nói khiến đầu óc luời suy nghĩ, dần dần trở nên chậm lụt, ù lỳ.
Mấy năm đầu thế kỷ 21, chính lãnh đạo … nhiều lần than phiền thanh niên thời nay không có lý tưởng, thiếu năng động, hoặc chỉ nuôi lý tưởng làm giàu. Thì đó là sản phẩm do việc dành nói hết của …, cấm ai nói khác ….; …chỉ cho phép nói thoải mái về kinh doanh thì dân nói về kinh doanh. ....
Mấy chục năm, bao nhiêu thế hệ trôi qua trong bầu khí … và thiếu thông tin khiến người thủ đô nổi tiếng lịch lãm, để sống còn, đã tự ‘sáng tạo’ ra cách nói không rõ nghĩa, nói vòng vo tam quốc ai hiểu sao cũng được.
Tưởng như vô hại mà kỳ thực, thói quen ‘thức thời” ấy dần tạo nên một não trạng khiến cả một khối người trở nên lẩm cẩm, thiếu tự tin, tập thành thói quen lừa người và dối mình, tự mình đánh lạc hướng để được sống yên. Người ta đã không bàn chuyện đất nước giữa đám đông, người ta chỉ nói chuyện nắng mưa, giá cả, giá xăng dầu, các quán karaoke, những nhà hàng mới mọc, những quan to hiếp dâm chơi gái, các chương trình lễ hội, những tượng đại kỷ niệm chiến tranh, hay những hình ca sĩ trần truồng phóng trên mạng.
Con người Việt Nam giữa lòng thủ đô đang định hình để trở thành những người vô tư như người máy, chỉ biết chơi đùa, cợt nhã lẫn nhau. Trừ một thiểu số quá ít còn tất cả, những người ở ngoài … như đang sống theo một thỏa hiệp bất thành văn, là không động đến chuyện …đến những phi lý trong cuộc sống.