Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng quen thuộc, hình thành nên một nét văn hóa sinh hoạt thân quen của người Việt. Chợ Hà Nội xưa cũng vậy…
Hà Nội xưa còn có tên gọi là “Kẻ Chợ” – cách gọi những nơi tập trung buôn bán ở thời kỳ quân chủ. Nói chung thì cả Hà Nội cũng là một cái chợ lớn với năm bảy chục phố “Hàng” khác nào những cầu quán mở ra ngút ngàn hàng hóa.
Nói về chợ Hà Nội, năm 1883, Pôn Buốc-đơ, thông tin viên của tờ Thời báo đã viết:
Hà Nội không có chợ mái che, cũng không có nơi quy định để họp chợ. Cả thành phố biến thành cái chợ mênh mông ở ngoài trời. Vào ngày phiên, lái buôn và thợ thủ công đủ các loại từ các làng mạc xung quanh kéo tới. Những người bán tơ lụa tới phố Hàng Đào, những người làm cuốc xẻng tới phố Hàng Đồng, những người làm nón đến phố Hàng Nón, tóm lại, thợ gì thì tới phố dành cho thợ ấy. Người ta đi lại, dạo chơi, chuyện trò, râm ran tiếng nói của số người gấp đôi ngày thường vốn đã đông như kiến. Việc họp chợ chẳng tốn kém gì, chỉ cần thời tiết tốt. Những người nông dân bày bán sản phẩm của mình trong chiếc túi vải hoặc trong rổ, hoặc ngay trên mặt đất nếu hàng không sợ hư hỏng. Mặt phố tràn ngập người.
Cảnh buôn bán ở các chợ
- Tham khảo từ bài viết “Hàng quán và chợ Hà Nội xưa” tại trang 36HN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét