28/04/2018

Khí công - Tự chữa bệnh - Bài 1:


 Kim Cương
I. Khai mở lục căn:
1. Nhãn
1.1. Liếc trái, phải: Dang hai tay sang hai bên, thẳng như cái đòn gánh, các ngón tay nắm lại, ngón trỏ duỗi ra, hơi cong lên để mắt liếc qua trái, qua phải có thể nhìn thấy ngón trỏ. Liếc 18 lần (mỗi bên 9 lần)
1.2. Nhìn trên, ngó dưới: Hai tay đưa về phía trước, một tay ngang đỉnh đầu, một tay ngang đan điền. Nhìn lên, nhìn xuống đều thấy ngón trỏ. Lặp lại 9 lần rồi đổi tay, lặp lại 9 lần (tổng 18 lần).
1.3. Quay tròn: Quay tròn mắt từ trái qua phải 9 lần, sau đó lặp lại; trong khi quay, mắt vẫn nhìn sang trái, phải, trên, dưới.
1.4. Xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng rồi úp vào 2 mắt, khi nguội đi (đếm từ 1 – 6) thì day theo chiều mọc của lông mày (mắt trái ngược, mắt phải thuận chiều chiều kim đồng hồ). Tiếp tục xoa 2 lòng bàn tay thật nóng và lặp lại 3 – 6 lần.
2. Nhĩ
2.1. Lắng nghe tiếng mưa gió: Ốp lòng 2 bàn tay vào hai tai, mũi bàn tay ôm lấy gáy rồi mở ra, đóng vào thật nhanh/ nhẹ nhàng; khi đó ta nghe thấy tiếng mưa, gió. Lặp lại 36 lần.
2.2. Lắng nghe tiếng trống trận: Vẫn tư thế của động tác 2.1. nhưng dùng hai ngón tay giữa và ngón tay trỏ gõ vào phía sau gáy; khi đó ta nghe thấy tiếng trống trận rất hùng tráng và cảm thấy khoan khoái. Lặp lại 36 lần.
2.3. Ép màng nhĩ: Vẫn tư thể của động tác 2.1. nhưng dùng hai lòng bàn tay ép vào hai tai tạo áp suất nén lên màng nhĩ rồi đột ngột mở ra. Ép vừa thấy hơi tức hoặc đau màng nhĩ rồi mở ngay ra.
2.4. Xoa tai: Xoa 2 lòng bàn tay cho nóng rồi xoa hai vành tai, xoa theo chiều từ dưới lên, từ trên xuống (thuận theo chiều của vành tai) 6 lần. Tiếp tục xoa nóng tay và lặp lại 6 lần.
2.5. Vuốt tai: Dùng khe của ngón trỏ và ngón giữa để vuốt tai từ trên xuống dưới. Vuốt 18 lần.
2.6. Kéo tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ túm các điểm trên vành tai kéo dãn ra, bắt đầu từ trên rồi xuống dưới. Lặp lại 6 lần.
3. Tỵ
3.1. Hít vào hết cỡ, dùng 2 ngón tay cái và trỏ bịt hai lỗ mũi lại, thở ra thật mạnh (có một ít khí sẽ thoát ra qua hai lỗ tai), đếm từ 1 – 18 hoẵ 36 thì bỏ tay ra để thở. Lặp lại 3 – 6 lần.
3.2. Thở bằng 1 lỗ mũi: Dùng ngón tay bịt 1 lỗi mũi lại, chỉ thở bằng 1 lỗ; hít vào và thở ra hết sức, thật mạnh và đều. Hít vào, thở ra 6 lần rồi chuyển sang lỗ mũi còn lại. Lặp lại 3 lần.
3.3. Bấm và day huyệt nghinh hương: Bấm và day huyệt nghinh hương trên và dưới 6 lần. Lặp lại 3 lần. Huyệt nghinh hương nằm ở phía trên và dưới cánh mũi (điểm khởi đầu và kết thúc của cánh mũi).
3.4. Vuốt mũi: Xoa ngón cái và phần bụng/ cơ phía dưới của ngón cái cho nóng lên rồi áp bụng ngón cái, ngón cái lại vuốt mũi. Khớp ngón tay của ngón cái đặt ở ấn đường, bụng ngón cái đặt ở hai bên sống mũi; ấn 2 khớp ngón tay vào huyệt ấn đường, khi thấy hơi đau thì vuốt xuống; vuốt 6 lần, xoa tay và vuốt tiếp. Lặp lại 3 lần.
4. Khẩu
4.1. Gõ: Gõ hai hàm răng vào nhau 36 lần.
4.2. Nhai: Nhai hàm trái 6 lần, chuyển sang nhai hàm phải 6 lần. Lặp lại 3 lần.
4.3. Nghiến: Nghiến hai hàm răng với nhau 6 – 9 lần.
4.4. Ngáp: Giống như ngáp tự nhiên nhưng là mình tự điều khiển. Khi thở ra thì thở bằng miệng, hóp bụng, bóp đan điền để hà hết khí độc trong người ra. Lặp lại 6 lần; động tác này lặp lại lâu ngày sẽ làm cho hơi thở và miệng lưỡi sẽ thơm tho, dễ chịu.
4.5. Luyện ngọc dịch: Quay tròn lưỡi trong miệng 6 lần, ngược lại 6 lần; tiếp đó quay tròn lưỡi phía ngoài răng (vẫn mím môi) 6 lần, ngược lại 6 lần; tiếp theo quay tròn lưỡi liếm hai môi 6 lần, ngược lại 6 lần. Trong quá trình đảo lưỡi, liếm môi nước miếng sẽ túa ra rất nhiều, không nuốt/ giữ hết lại trong miệng, khi kết thúc động tác liếm môi thì súc miệng 36 lần, lúc này nước miếng đã chuyển thành ngọc dịch (rất quý). Gom và luyện lại trong miệng, tưởng tượng như một cục nước hình cầu, chia ra làm 3 phần để nuốt dần xuống. Khi nuốt thì tưởng tượng ngọc dịch tan chảy, chuyển đến toàn thân chứ không phải đơn thuần là nuốt xuống bụng. Lặp lại 3 lần.
5. Thân
5.1. Làm động tác giống như cung thủ đương hung trong bài dịch cân tẩy tủy kinh, sau khi án khí thì đan hai tay vào nhau úp trước ngực, mở dãn ra phía trước hết cỡ đồng thời xoay lòng hai bàn tay ra phía trước rồi thu về. Khi nâng tay lên thì hít vào thật sâu (như ôm cả trời đất), dãn tay thì thở ra hết cỡ (thót bụng và đan điền). Lặp lại 6 lần. Tiếp theo làm 12 lần động tác đan tay, đưa vào đưa ra (đưa vào lòng 2 bàn tay úp vào ngực, đưa ra lòng 2 bàn tay hướng ra ngoài).
5.2. Làm động tác trên nhưng theo chiều thẳng đứng, hai lòng ban tay đan chép úp lên đỉnh đầu. Khi giãn tay nhớ giãn mở toàn thân.
5.3. Ngửa cổ lên, dùng lòng bàn tay vuốt từ trên xuống dưới, hai tay thay phiên nhau 18 lần (mỗi tay vuốt 9 lần).
5.3. Dùng lòng bàn tay vuốt phần cổ phía sau, vuốt từ sau ra trước; mỗi tay một bên. Vuốt 9 lần/ bên.
5.4. Xoa mặt: Chà xát 2 lòng bàn tay cho nóng, đặt lên vùng da mặt cần xoa khoảng 2 giây rồi vuốt/ xoa theo chiều lên/ xuống, phải/ trái, hoặc xoa vòng tròn (các phần mặt có da), chà xát tay và lặp lại 6 lần, lần sau ngược chiều với lần trước.
5.5. Xoa ngực: Tay nào xoa ngực bên đó. Thuận chiều 9 lần, ngược chiều 9 lần.
5.6. Xoa bụng: Xoa toàn bộ phần bụng, tay trái xoa theo chiều từ trái, từ dưới lên trên; tay phải theo chiều ngược lại. Mỗi tay xoa 9 lần.
5.7. Xoa đầu gối và bấm huyệt túc tam lý: Chà xát 2 lòng bàn tay cho nóng và xoa đầu gối (xương bán chè). 6 vòng xuôi, 6 vòng ngược; lặp lại 3 lần. Bấm và day huyệt túc tam lý 6 lần, lặp lại 3 lần. Huyệt túc tam lý nằm ở đầu ngón tay đeo nhẫn nếu đặt lòng bàn tay vào xương bánh chè, đầu các ngón tay mở ra, cách nhau 2,5cm (ngón tay giữa thẳng với xương sống của ống chân).
6. Thần
6.1. Vỗ: Dùng 4 ngón tay (trừ ngón cái) vỗ nhẹ từ ấn đường tới bách hội và đến đỉnh đầu, mỗi vùng 6 lần; chuyển tay khác và cũng vỗ mỗi vùng 6 lần.
6.2. Mổ: 6.3: Dùng năm đầu ngón tay mổ xuống đầu như kiểu gà mổ thóc, mổ khắp đỉnh đầu (phần có tóc). Đếm đủ 36 lần.
6.3. Chải: Dùng các ngón tay chải tóc từ phía trước ra phía sau, từ giữa sang hai bên (rồi làm lại từ giữa sang hai bên). Làm 36 lần.
II. Tập trung tinh thần và khai mở thân pháp
1. Tập trung tinh thần:
1.1. Nhiếp thị: Dùng 2 ngón trỏ nhấn chủm tai (phần nhô ra, đối diện vành tai) bịt lấy lỗ tai, ngón giữa ấn vào huyệt thái dương, ngón trỏ ấn vào xương ngọc chẩm; nhắm hờ mắt, hướng tâm mình vào trong, cảm thấy tinh thần tĩnh lặng, thân thể trống rỗng, lâng lâng.
1.2. Ngưng thần: Mắt nhìn vào ngọn nến, một vật tĩnh trước mặt, hoặc ảnh chân dung của Đức Phật; nhìn thẳng và chăm chú, mắt không chớp và tinh thần không lay động, niệm 3 lần “Nam mô a di đà phật”, sau đó từ từ nhắm mắt lại, vẫn lưu giữ hình ảnh vừa nhìn, niệm 3 lần “Nam mô a di đà phật”, tiếp tục từ từ mở mắt nhìn. Lặp lại 9 lần.
2. Khai mở thân pháp:
2.1. Thái dương công:
– Hai tay đưa lên đỉnh đầu, các ngón tay chụm lại, ngón cái khép lại, lòng bàn tay hướng lên trên, giữa hai tay để 1 khe mở xuống huyệt bách hội. Lúc này huyệt bách hội và huyệt lao cung ở 2 lòng bàn tay đều hướng lên trên để thu nhận thiên khí.
– Trong quá trình thở hai tay sẽ mở dần ra theo nhịp hút đẩy tự nhiên của khí (cần tác động thêm của cơ lực). Khi hai tay dang thẳng ra là kết thúc phần thái dương công và chuyển sang thái âm công.
– Hơi thở số 7: Hít vào quán tưởng thu nhận khí từ bách hội thẳng xuống xương cùng, thở ra thu nhận khí vào từ các lỗ chân lông của toàn thân.
2.2. Thái âm công:
– Thời điểm hai cánh tay song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống dưới là bắt đầu quá trình thái âm công cho đến khi hai bàn tay gần chạm nhau phần dưới hông, lòng bàn hướng ra ngoài, để khe mở cho phần xương cụt tương tự như với huyệt bách hội để tà khí (tử khí) thoát ra ngoài.
– Hơi thở số 7: Hít vào quán tưởng thu nhận khí từ bách hội thẳng xuống xương cùng, thở ra thu nhận khí vào từ các lỗ chân lông của toàn thân.
Thái dương và thái âm công có tác dụng mở 2 mạch nhâm, đốc (trước, sau cơ thể) và bách hội. Toàn thân thông suốt. Nhịp thở êm sâu, đều.
2.3. Quy nạp đan điền:
Sau khi thực hiện xong thái âm công, tiếp theo là phép quy nạp đan điền. Mục đích là quy tụ năng lượng sạch về vùng bể khí (đan điền) trước khi chuyển đến các cùng khác của cơ thể.
Hai tay chấp trước ngực theo thế “Phật tử khai tâm”. Tinh thần từ từ chuyển về đan điền và trú tại đó, điều hòa nhịp thở đón nhận chính khí quy tụ. Khi ổn định hơi thở, khí và thần đã tập trung tại đan điền thì hai tay từ từ mở ra theo nhịp hút đẩy tự nhiên của khí (cần tác động thêm của cơ lực). Mở dần ra theo hình trái tim ngược, điểm kết thúc là hai bàn tay kết ấn, đặt phía trên bàn chân. Nếu ngồi theo kiểu kiết già thì nam đặt tay trái lên trên, nữ đặt tay phải lên trên, nếu ngồi theo kiểu bán già thì đặt tay trên dưới tương ứng với chân. Sau khi kết ấn, quán tưởng chính (sinh) khí từ đan điền lan tỏa toàn thân.
III. Kim cương công
1. Thu khí, tán khí:
Hai tay vòng từ trái qua phải 9 vòng (nữ ngược lại). Lặp lại 5 lần (nữ 4 lần). Xong 1 lần thứ nhất thì tay phải bấm và day huyệt hợp cốc tay trái (bấm 3 giây, day 6 lần), lần thứ hai tay trái lại bấm và day huyệt hợp cốc của tay phải (nữ thì ngược lại).
2. Bồi hoàn nguyên khí:
2.1. Đảo lưỡi: Đảo lưỡi 6 vòng bên trong răng, 6 vòng ngược lại; tiếp tục đảo lưỡi 6 vòng bên ngoài răng và ngược lại. Mục đích luyện lưỡi và làm cho tiết nước bọt.
2.2. Súc miệng: Súc miệng bằng nước bọt(giống như ngậm nước súc miệng). Mục đích luyện nước bọt thành ngọc dịch. Súc miệng 36 lần.
2.3. Choẹt miêng: Hóp má, phùng má; hóp môi, phùng môi. Mục đích luyện nước bọt thành ngọc dịch, kích thích tiết thêm nước bọt. Choẹt miệng 36 lần.
2.4. Nuốt ngọc dịch: Khi nuốt khí quán tưởng ngọc dịch từ miệng trôi dần qua cổ họng và sau đó lan tỏa toàn thân.
Lặp lại các bước từ 2.1 – 2.4 từ 3 đến 9 lần (tùy thời gian và bệnh tật). Nếu có các bệnh về răng, miệng, tiêu hóa, hôi miệng, đau khớp thì làm từ 6 – 9 lần.
3. Xích long hấp thủy:
Hay tay nắm lại, tay trái đặt ở huyệt bách hội, tay phải đặt ở ½ đùi, chuyển tay đấm nhẹ vào huyệt bách hội và đồng thời vào đùi (nữ ngược lại). Lặp lại các động tác đấm vào huyệt bách hội và đùi 36, 64, hoặc 72 lần.
Phép này nén khí từ bách hội xuống đan điền, đồng thời đẩy tà khí qua hai nách. Quán tưởng sinh khí từ vũ trụ (mới) đi vào và nén xuống đan điền khi hít vào, khí dư/ tạp khí thoát từ đan điền qua hai nách khi thở ra.
IV. Cửu thủ nhuyễn công (các động tác thật mềm dẻo, nhuyễn và uyển chuyển – toàn thân chuyển động theo các động tác như con rắn, nhưng sóng xô)
1. Phật tử khai tâm
1.1. Hai tay giơ về phía trước, song song với nhau lòng bàn tay úp, khoát tay từ trong ra ngoài 36 lần, khoát tay theo chiều ngược lại 36 lần. Cả người uốn chuyển theo chiều khoát tay như con rắn trườn. Hơi thở tự nhiên.
1.2. Hai tay giơ sang hai bên, lòng ban tay ngửa lên, trang tay từ ngoài vào trong 36 lần, làm ngược lại 36 lần. Cả người uốn chuyển theo chiều trang tay như con rắn. Hơi thở tự nhiên.
1.3. Hai tay hoành lên trên, chụm vào nhau như động tác lạy Phật, thả hai tay xuống rồi lại hoành lên, chụm lại và thả xuống; khi hai tay hoành lên thì rướn người, khi thả xuống thì chùng gối. Làm 72 lần, hơi thở tự nhiên.
Động tác này là để khởi động chân khí.
2. Âm dương chuyển cầu
Tưởng tượng hai tay ôm bóng (mua quả bóng gỗ hoặc nhựa thì càng tốt), xoay vần quả bóng từ trên xuống, từ dưới lên, từ trái qua phải, từ phải qua trái (6 vòng đổi 1 lần); đồng thời với việc tay xoay  bóng thì hướng người và chân cũng chuyển từ trái qua phải, từ phải qua trái (lưu ý động tác chuyển của chân, gối và bàn chân phải nhịp nhàng, lên xuống giống như động tác chuyển hướng và chuyển chân của thái cực quyền). Quay trái, phải ít nhất 6 lần.
Động tác này nhằm dẫn luồng chân khí xoay chuyển trong toàn thân.
3. Thu phong, trụ vũ
Hoành hai tay lên như động tác ôm gốc cây to, hạ hai tay xuống, lòng bàn tay ngửa, thu về hai bên hông, rồi lại tiếp tục lặp lại 36 lần. Khi hoành tay lên thì hít vào, hạ tay xuống thì thở ra, chân và gối phối hợp để nâng người lên và hạ người xuống, người nhấp nhô như làn sóng.
Động tác này thu phong (khí) về đan điền.
4. Đảo phong
Hai tay đưa từ dưới lên rồi hạ từ trên xuống theo chiều ngược nhau, mũi bàn tay hướng lên trên, hai tay xoay quấn lấy nhau như hai con rồng vờn nhau, tạo ra luồng khí xoắn từ dưới lên (giống như tạo vòi rồng), thân và chân cũng chuyển từ trái qua phải, từ phải qua trái như động tác âm dương chuyển cầu. Quay trái, phải ít nhất 6 lần, hơi thở tự nhiên.
Động tác này nhằm tạo luồng khí xoắn trong cơ thể cuốn hết tà khí ra ngoài theo các huyệt bách hội, và thiếu phủ.
 5. Vũ thủy hoành sơn
Hai tay xoay tròn từ trong ra ngoài, lòng bàn tay hướng vào trong tạo ra luồng khí (sóng) xô vào thân (vách núi). Quay trái, phải, lên cao, xuống thấp (tưởng tượng tạo ra các con sóng xô vào thân núi). Quay trái, phải ít nhất 6 lần, hơi thở tự nhiên.
6. Du thủy
Sau khi tạo ra sóng thì chèo thuyền lướt trên sóng (hai tay làm giống động tác chèo thuyền trên sông) Hai tay đưa lên cao về phía bên phải, lòng bàn tay úp xuống, toàn thân và mắt hướng theo tay, tiếp đó xoay người qua bên trái để quay ra phía sau, hai tay hạ xuống như mái chèo khoát nước đẩy thuyền đi. Người lên xuống nhẹ nhàng. Làm ít nhất 6 lần rồi chuyển sang bên trái.
7. Tiên cô chải tóc
Hai tay làm giống động tác đảo phong nhưng khác ở chỗ là sau khi đưa tay lên trên thì vòng lại sau gáy giống như động tác thanh long thám trảo của dịch cân tẩy tủy kinh (động tác giống như người đang soi gương, vuốt và chải tóc). Luân chuyển tay, đồng thời xoay chuyển toàn thân qua trái, qua phải. Lặp lại ít nhất 12 lần.
8. Song thủ thác bàn (hai bàn tay luân chuyển như cái mặt bàn)
Đặt 2 đồng xu hoặc 2 cái đĩa lên lòng bàn tay (lòng bàn tay hướng lên trên), tay trước quá đầu, mũi tay hướng về trước, tay sau đặt ngang hông, mũi tay hướng về sau. Tay phải xoay theo chiều kim đồng hồ đưa về hông phải, tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ đưa lên quá đầu (sao cho lòng bàn tay vẫn song song với mặt đất, đồng xu hoặc cái đĩa không bị rơi). Luân chuyển ít nhất 12 lần (6 lần/ bên).
9. Âm dương vận thủ (Âm dương pháp chưởng)
Hai tay luân phiên nhau đẩy chưởng ra phía trước (trên dưới, cao thấp, trái phải), thân quay trái/ phải và uốn lượn lên/ xuống như các chiêu thức từ 2 – 6.
10. Điều chuyển, thu khí và điều hòa trước khi kết thúc
10.1. Điều chuyển khí:
– Điều ngang:
+ Thu khí: Hai tay ôm bóng (ước đường kính 20 cm), tay ôm phải trái. Cảm giác có lực hút và đẩy giữa hai bàn tay (tương tự như thái dương và thái âm công). Nhẩm số lần hút đẩy tối thiểu giữa hai bàn tay là 36 lần.
+ Chuyển khí: Hai bàn tay vặn quả bóng theo chiều ngược nhau để điều chuyển khí trong thân, tưởng tượng khí trong đan điền cũng chuyển theo chiều vặn nhau. Vặn đi, vặn lại 36 lần.
+ Điều khí: Tách bàn tay ra xa từ 20 – 50 cm (vẫn ôm cầu, tưởng tượng quả cầu nở to ra), đưa bàn tay lại vị trí cũ (ôm cầu, cách nhau 20 cm). Tách ra thì thở, thu vào thì hít; hít vào đứng thẳng, thở ra chùng gối). Tối thiểu 18 lần, tiếp tục mở rộng quả cầu lên gấp đôi (từ 20 – 100 cm) và lặp lại 18 lần.
– Điều dọc:
Tương tự  như điều ngang nhưng hai tay ôm bóng trên và dưới (tay phải đặt trên).
10.2. Thu khí:
– Chắp tay:
+ Chắp hai tay trước ngực, mũi bàn tay hướng lên trên (tưởng tượng hai bàn tay hút và dính chặt vào nhau). Đếm 12 lần nhịp đập của mạch máu hoặc nhịp đập của tim.
+ Vẫn chắp tay trước ngực và nâng lên quá đầu và đếm đủ 12 lần như trên.
– Nắm tay: Nắm hai tay lại, bắt chéo.
+ Trên đầu: Đưa lên trên đầu và đếm đủ 12 lần như trên.
+ Trước ngực: Hạ xuống ngực, đếm đủ 12 lần.
+ Trước bụng: Hạ tiếp xuống một chút, trước rốn 3cm, vẫn đếm đủ 12 lần.
+ Dưới rốn: Hạ tiếp xuống dưới rốn 3 cm, vẫn đếm đủ 12 lần mạch đập.
10.3. Điều hòa:
– Tay:
+ Nặng: Dang hai cánh tay sang hai bên, bàn tay nắm lại, đưa quá lên đỉnh đầu rồi hạ xuống hai bên hông. Đếm đủ ít nhất 12 lần.
+ Nhẹ: Hai tay để xuôi, thả lỏng, vẩy nhẹ tay (cánh tay, bàn tay, ngón tay) 12 lần (giống động tác rung kình trong dịch cân tẩy tủy kinh).
– Chân
+ Nặng: Nghiêng người đứng bằng 1 chân, chân kia nhấc lên (giống kiểu chó đái), làm 3 lần mỗi bên; tiếp theo nhảy lên, nhảy xuống nhẹ nhàng/ nhịp nhàng 12 lần (toàn thân thả lỏng)
+ Nhẹ: Chạy bước nhỏ tại chỗ 24 bước, chạy như mây bay/ gió thoảng, mũi chân gần như không nâng khỏi mặt đất, thân mình nhún nhẩy, nhấp nhô như sóng lượn.
*          *
*
– Cửu thủ nhuyễn công làm cho kinh mạch vận hành, khí huyết lưu thông khắp châu thân. Căn cơ, xương giãn mở, tinh thần sáng suốt, bền vững.
– Động tác mềm mại, uyển chuyển, nhuần nhuyễn và liên tục. Nhịp thở tự nhiên. Tinh thần lắng đọng ở các động tác. Cửu thủ nhuyễn công làm cho cơ thể hoạt động đồng bộ, làm cho nhịp điệu sinh học của cơ thể hòa hợp với chu chuyển và biến đổi của vũ trụ (thiên địa nhân hợp nhất).
– Các mục từ I – III tập buổi sáng, trước khi bước chân xuống đất (ngồi kiết già trên giường, mặt hướng về phía đông). Cố gắng tập nhịn tiêu, tiểu.
– Mục IV tập sau khi bước xuống đất, vệ sinh cá nhân xong (uống 1 cốc nước nhỏ ~ 20 – 30ml ngay sau khi bước xuống giường).
– Tư thế ngồi: Bán già hoặc kiết già, mặt nhìn về hướng mặt trời, nếu trong khoảng 11 – 13h thì nhìn về hướng Nam, trong khoảng từ 23 – 01h thì nhìn về hướng Bắc.
– Tư thế đứng: Hai chân rộng bằng vai hoặc hai vai, tùy theo từng động tác; hai bàn chân song song, mũi chân hơi hướng vào nhau.
– Lặp lại các động tác: Tùy theo thời gian và nhu cầu chữa bệnh của từng người mà các động tác có thể lặp lại 3, 6, 9, 12 … lần.


Hà Nội - Hồ Ba Bể


Bản đồ đường đi hồ Ba Bể - Bắc Kạn



Hồ Ba Bể nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, thuộc địa phận xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, cách trung tâm Bắc Kạn khoảng 75km về hướng Tây Bắc.

Hồ Ba Bể cách Hà Nội khoảng 240km, theo tuyến Hà Nội - Bắc Kạn - Hồ Ba Bể

Từ Bắc Kạn đi Hồ Ba Bể

- Nếu đi xe máy từ Bắc Kạn, bạn có thể đến hồ Ba Bể bằng 2 tuyến đường, 1 là đường đi qua Chợ Đồn và 1 là đường đi qua Chợ Rã.

- Nếu đi xe khách từ Bắc Kạn - sẽ dừng ở Chợ Rã - từ đây bạn đi xe ôm đến hồ Ba Bể.

Đến Hồ Ba Bể, bạn có thể thuê thuyền để ngoạn cảnh quanh hồ (có bảng giá niêm yết). Nếu đi lẻ hoặc ít người, bạn có thể ghép với đoàn khác để giảm chi phí.

Bản đồ tuyến đường đến hồ Ba Bể



Tham khảo:
  • Khởi hành từ Hà Nội đi hồ Ba Bể
  • Ăn trưa tại nhà sàn Ba Bể của người Tày.
  • Sau nghỉ trưa, đi bộ ra bến thuyền bản Pác Ngòi. Lên thuyền máy tham quan Hồ Ba Bể.
  • Thuyền dừng ở bến thuyền Pắc Ngòi. xuống thuyền và tham gia hoạt động chèo bè tre, chương trình độc đáo nhất của hồ Ba Bể. tự do bơi lội.
  • 18h00: Sau khi kết thức chương trình, đi bộ 1 km về làng Pắc Ngòi, tận hưởng vẻ đẹp của vườn quốc gia Ba Bể cũng như cánh đồng lúa xanh bát ngát của người dân tộc Tày
  • 19h00: nghỉ ngơi, ăn tối và nghỉ đêm tại nhà sàn  Từ nhà sàn, có thể phóng tầm mắt rất xa ra hồ Ba Bể, hồ tự nhiên trên núi lớn nhất Việt Nam. Khám phá và thưởng thức những nét văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc của người Tày nơi đây.
  • Có thể lựa chọn chương trình biểu diễn Hát Then của người Tày.

09/04/2018

Trong vườn nai Nara


Phan Nhật Chiêu
Nhà văn Nhật trong một chuyến đến thăm Nhật.
Thu trong Vườn Nai
trời hây hây gió
nắng vờn vờn mây
rừng phong lá lẫy
chùa xưa hương vầy.

Thu trong Vườn Nai
đi trên lá đỏ
nhẹ nhàng bước nai
mình tơ thơ dại
gần ta phút này.

Thơ ta những muốn
say cùng thu muộn
reo cùng nắng mai
thơ ta những muốn
bay về Đảo Nai.

Ôi bé Alice
ôm choàng cổ nai
tuổi tên quên khuấy
ta ôm đồng loại
vào trong phút này.

Ôm choàng cổ nai
ta say tình mới
đồng loại ta đây
ta say tình mới
ngời trong mắt này.



04/04/2018

Biểu hiện của người có giáo dục


Những người có giáo dục cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:

1. Họ trân trọng cá tính con người, vì vậy luôn độ lượng, nhẹ nhàng, lịch thiệp, nhường nhịn… Họ không nổi đóa lên vì một cái búa hay chiếc tẩy bị mất; sống với ai họ chẳng lấy đó là sự làm ơn, còn khi ra đi không nói rằng: tôi không thể sống với cô (anh) được! Họ bỏ qua những chuyện ầm ĩ, lúc lạnh lùng, miếng thịt rán quá lửa, những câu châm chọc, sự có mặt của người lạ trong căn nhà mình…

2. Họ có lòng trắc ẩn không chỉ với những người ăn mày hay những con mèo. Tâm hồn họ đau đáu cả với những điều mắt thường không trông thấy được…

3. Họ tôn trọng tài sản của người khác, và vì vậy luôn trả hết các khoản nợ.

4. Họ trung thực và sợ sự dối trá như sợ lửa. Họ không nói sai cả trong những điều vặt vãnh. Nói dối là xúc phạm người nghe và hạ thấp người nói trong con mắt người nghe. Họ không phô trương, hành xử ở nơi công cộng cũng như ở nhà, không phỉnh phờ lớp người trẻ tuổi… Họ không ba hoa, không giãi bày tâm sự những khi không được hỏi đến. Vì tôn trọng những lỗ tai người khác, họ thường im lặng.

5. Họ không tự hủy diệt mình với mục đích để gợi dậy nơi kẻ khác sự thương cảm và giúp đỡ. Họ không khơi gợi lòng trắc ẩn của người khác để nhận lại sự cảm thông và chăm sóc. Họ chẳng nói: Người ta không hiểu tôi!…

6. Họ không phù phiếm. Họ chẳng quan tâm đến những trò hư vinh, như việc quen biết các nhân vật danh tiếng, lời thán phục của đám người gặp ở salon, sự nổi tiếng nơi quán rượu…

7. Nếu họ có tài năng, thì họ biết trân trọng nó. Vì nó, họ hi sinh thời gian, đàn bà, rượu chè, những việc lăng nhăng…

8. Họ phát triển nơi mình khả năng thẩm mĩ. Họ không thể mặc nguyên áo quần mà ngủ, không thể nhìn thấy những khe nứt đầy rệp trên tường, hít thở không khí nặng mùi, bước trên sàn nhà toàn vết nhổ, ăn uống ngay từ trên bếp dầu. Họ cố gắng có thể chế ngự và hoàn thiện bản năng tính dục. Những người có giáo dục trong vấn đề này không nặng về bếp núc. Họ cần ở đàn bà không phải chuyện giường chiếu, không phải mồ hôi ngựa, không phải đầu óc thể hiện khả năng gạt gẫm giả vờ có thai và nói dối không biết mệt… Họ, đặc biệt là những họa sĩ, cần sự tươi mới, tao nhã, tính người. Họ không tham lam bạ đâu uống đấy, không đánh hơi các loại tủ, vì họ biết rằng họ không phải là những con heo. Họ chỉ uống những khi rảnh rỗi, gặp dịp… Bởi vì họ cần mens sana in corpore sano (một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh).


9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Có một số căn bệnh mà những cơn đau thường không xảy ra ngay tại bộ phận đó, mà thay vào đó, chúng lại xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể.Việc phát hiện chúng là khá khó khăn bởi nhiều người lầm tưởng đó chỉ là những cơn đau mỏi cơ. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận biết và phân biệt những cơn đau này để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân.
1. Tim

9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 1
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Phổi và cơ hoành
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 2
Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
3. Gan và túi mật
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 3
Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.
4. Dạ dày và tuyến tụy
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 4
Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tụy cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.
Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy.
5. Ruột non
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 5
Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đại tràng và ruột thừa
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 6
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.
7. Thận
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 7
Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân.
Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.
8. Bàng quang
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 8
Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.
9. Buồng trứng
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 9
Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 1
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Phổi và cơ hoành
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 2
Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
3. Gan và túi mật
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 3
Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.
4. Dạ dày và tuyến tụy
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 4
Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tụy cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.
Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy.
5. Ruột non
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 5
Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đại tràng và ruột thừa
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 6
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.
7. Thận
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 7
Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân.
Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.
8. Bàng quang
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 8
Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.
9. Buồng trứng
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 9
Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 1
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Phổi và cơ hoành
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 2
Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
3. Gan và túi mật
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 3
Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.
4. Dạ dày và tuyến tụy
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 4
Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tụy cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.
Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy.
5. Ruột non
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 5
Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đại tràng và ruột thừa
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 6
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.
7. Thận
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 7
Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân.
Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.
8. Bàng quang
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 8
Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.
9. Buồng trứng
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 9
Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.