Sự kết nối kỳ diệu này phải kể đến huyệt Tam nhãn (nằm ở mặt phía trong và ở
đốt thứ 3 của ngón áp út). Huyệt này là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, nếu bấm
vào đây sẽ giúp "sửa sai" những điểm nhạy cảm đang gặp vấn đề trong
đường ruột và dạ dày, điều hòa âm dương, chống lão hóa.
Theo kinh nghiệm của Đông y, người bị đau dạ dày, yếu
bụng, lão hóa sớm các bộ phận cơ thể, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, chỉ cần bấm
vào huyệt Tam nhãn. Điều này mới nghe thật khó tin nhưng nhiều người sau một
thời gian kiên trì bấm huyệt đã đem lại hiệu quả bất ngờ mà không cần dùng
thuốc.
Huyệt Tam nhãn nằm trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón
đeo nhẫn, trong lòng bàn tay (xem hình minh họa).
Theo sách "Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học" (
董氏奇穴針灸學) ghi chép lại, bấm huyệt Tam nhãn có tác dụng làm cho khí huyết trong toàn
cơ thể lưu thông thuận lợi.
Khi dương khí hư yếu, đặc biệt là khí huyết vùng dạ
dày tắc nghẽn sẽ gây ra chứng đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu
và rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt bị đau bụng, khó chịu vùng
bụng và đáy chậu, bấm huyệt này sẽ vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp khí huyết
lưu thông mà còn làm trẻ hóa làn da cùng các bộ phận khác trên cơ thể.
Đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày nếu uống thuốc sẽ có
tác dụng giảm đau ngay tức thì. Tuy nhiên, càng uống thuốc bạn sẽ lại càng thấy
khó chịu. Bệnh đỡ một thời gian rồi đau trở lại, đơn giản vì "chướng ngại
vật" trong đường ruột vẫn tồn tại. Lúc này, theo kinh nghiệm của Đông y
xưa, hãy bấm huyệt Tam nhãn.
Huyệt Tam nhãn có nhiều công dụng đối với các bệnh
tiêu hoá, đau bụng kinh giúp khí huyết lưu thông và trẻ hoá làn da.
Cách xác định huyệt Tam nhãn
Huyệt Tam nhãn nằm trên hai ngón áp út (ngón đeo nhẫn)
của chúng ta, song việc xác định đúng huyệt lại rất cần thiết, không thể áng
chừng một cách mơ hồ. Việc tìm chuẩn xác huyệt Tam nhãn sẽ giúp cho việc
day bấm huyệt hiệu quả nhất.
Cách xác định huyệt Tam nhãn. Ảnh minh hoạ
Đầu tiên, bạn duỗi tay trái ra, hướng lòng bàn tay về
chính mình, trên đốt đầu tiên tính từ gần lòng bàn tay của ngón đeo nhẫn vẽ lấy
3 đường hướng dọc chia nếp gấp vân ngang thành 4 phần, sau đó hướng ngang vẽ 2
đường chia đốt ngón tay thành 3 phần, như vậy hình thành 6 giao điểm bên trong.
Đó chính là huyệt Tam nhãn.
Cách bấm huyệt
Để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, chuyên gia Đông y
khuyên bạn nên vừa bấm huyệt Tam nhãn, vừa kết hợp với việc tập thở sâu. Hít
vào hết cỡ và thở ra tận cùng.
Đối với người cao tuổi, do cơ thể ít nhiều đã bị lão
hóa, các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể đã giảm đi đáng kể. Áp dụng bài
tập bấm huyệt này là cách bền vững nhất để củng cố sức khỏe.