16/08/2020
Tránh những sai lầm phổ biến trong các bài tập tại nhà
13/08/2020
13 bí quyết sống khỏe, sống thọ
Cá nhân tôi mong muốn gửi tới mọi người những kiến thức hữu ích thu thập được để nhằm cải thiện sức khỏe bản thân. Đúng vậy, nhưng biết rằng kiến thức của nhân loại vô vàn nhiều mà trí nhớ của mỗi chúng ta chỉ có hạn, vậy làm sao để nhớ được mà thực hành ???
Vì thế chỉ mong mọi người nhớ được chút nào hay chút ấy rồi lúc thuận tiện sẽ thực hành.
Dưới đây, tôi xin giới thiệu 13 bài thực hành để sống khỏe, sống thọ.
Trân trọng.
Tôn Tư Mạc (Sun Simiao, 581-682)
vốn là nhà y học nổi tiếng trong thời cổ đại, hiện được ghi chép là đã sống thọ
101 tuổi, cũng có nhiều tài liệu nói rằng ông sống lâu hơn con số này, có thể
là 141 tuổi, nhưng hiện tại vẫn đang còn tranh luận.
Là một người khỏe mạnh trong nhóm cao nhân trên trăm tuổi tại
Trung Quốc, Tôn Tư Mạc được xem là người có lối sống lành mạnh và khoa học, nổi
tiếng trong việc chăm sóc sức khỏe và dưỡng sinh, dưỡng tâm đức rất đáng ngưỡng
mộ.
Được người dân Trung Quốc cổ đại tôn thành bậc "Thần y",
bởi ông không chỉ làm tốt việc chữa bệnh cứu người mà còn là một người thực
hành trong việc giữ gìn sức khỏe, theo ghi chép, khi đã hơn trăm tuổi, ông vẫn
còn rất minh mẫn, tai thính, mắt tinh.
Trong cuộc đời của mình, ông đã để lại rất nhiều tư liệu nghiên
cứu về bí quyết sống khỏe. Sau đây là 13 mẹo giữ gìn sức khỏe mà ông muốn
truyền cho thế hệ mai sau, rất đơn giản và dễ thực hiện, nếu kiên trì thực hiện
bạn có thể giúp cơ thể mình trở nên khỏe mạnh và sống lâu hơn.
1. Thường xuyên xoay đầu
Chống hai tay lên hông, nhắm mắt, cúi đầu, từ từ vặn người và
nghiên đầu sang phải hết sức rồi trở về tư thế ban đầu được tính là 1 lần. Thực
hiện tổng cộng 6 lần và lặp lại theo chiều ngược lại (tức nghiêng sang trái).
Thực hiện động tác này thường xuyên có thể giúp đầu óc bạn linh
hoạt, lưu ý làm từ từ, nếu không bạn sẽ bị chóng mặt.
2. Thường xuyên chải
tóc
Xoa hai lòng bàn tay với nhau trong 36 lần để làm nóng lòng bàn
tay, sau đó bắt đầu vuốt lên từ trán và vòng ra phía cổ đi qua toàn bộ phía sau
đầu. Thực hiện 10 lần vào buổi sáng và tối.
Chúng ta đều biết rằng trên đầu có nhiều huyệt đạo quan trọng,
thường xuyên "chải đầu" có thể ngăn ngừa chứng đau đầu, ù tai, bạc
tóc và rụng tóc.
3. Thường xuyên vận động con mắt
Nhắm mắt, sau đó mở mạnh mắt, xoay tròn mắt rồi nhìn sang trái,
trên, phải, dưới bốn hướng rồi nhắm mắt lại, mở mắt mạnh, làm tròn mắt, nhìn
sang phải, trên, trái, dưới bốn hướng, lặp lại 3 lần.
Động tác xoay mắt theo các hướng đầy đủ như trên sẽ góp phần chăm
sóc sức khỏe của mắt và khắc phục tật cận thị.
4. Thường xuyên vỗ vào tai
Dùng lòng bàn tay che hai lỗ tai, ấn vào trong, buông ra, nên có
tiếng "phập phâp" nhẹ nhàng khi thao tác, lặp lại 10 lần.
Sau đó lại dùng hai tay bịt tai, gập hai lỗ tai, dùng ngón trỏ giữ
ngón giữa và dùng ngón trỏ day day huyệt Phong trì 10 lần. Thực hiện trước và
sau khi ngủ mỗi ngày để tăng cường trí nhớ và duy trì sức khỏe thính giác.
5. Thường xuyên gõ răng
Miệng hơi khép lại, hàm răng trên và dưới gõ vào nhau không cần
quá nhiều lực, nhưng khi các răng gõ vào nhau, bạn cần phát ra âm thanh, thực
hiện 36 lần.
Cách làm này có thể thông qua các kinh mạch hàm trên và hàm dưới,
giữ cho tinh thần minh mẫn, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng khi qua đường tiêu
hóa, đồng thời có thể ngăn ngừa sâu răng và thoái hóa xương răng.
6. Thường xuyên đảo lưỡi, nuốt
nước bọt
Bạn có thể thực hiện một bài tập với lưỡi để tạo ra nước bọt (nước
miếng), sau đó nuốt nước này.
(1) Khép miệng lại, thè lưỡi ra khỏi hàm răng, bắt đầu từ trên
xuống, từ từ quay sang trái, tổng cộng 12 lần, rồi nuốt nước bọt. Sau đó bắt
đầu từ trên xuống và thực hiện 12 vòng theo hướng ngược lại, nước bọt tứa chảy
thì nuốt.
(2) Miệng hơi khép lại, lúc này lưỡi không ở ngoài răng mà ở trong
miệng, xoay quanh hàm trên và dưới. Quay sang trái 12 lần và nuốt nước bọt, sau
đó thực hiện lại theo hướng ngược lại.
Khi nuốt nước bọt, hãy thử tưởng tượng bạn đang đưa nước bọt từ
trên miếng xuống tận vùng dưới mu. Theo quan điểm của khoa học hiện đại, trong
nước bọt có chứa rất nhiều enzym, có thể điều hòa sự bài tiết của nội tiết tố
nên sẽ có tác dụng làm khỏe dạ dày.
7. Thường xuyên xoa mặt
Xoa tay 36 lần cho ấm lòng bàn tay, sau đó xoa đều mặt theo chiều
lên xuống và đều tay, đồng thời tiếp tục xoa ấm lòng bàn tay và xoa mặt theo
hình vòng tròn rộng ra ngoài cho hết toàn bộ khuôn mặt.
Nếu chúng ta thực hành việc này thường xuyên có thể làm cho làn da
của bạn hồng hào và sáng bóng mà không có nếp nhăn.
8. Thường xuyên xoay eo (đung đưa
rung lắc người)
Cơ thể và tay lắc lư nhịp nhàng. Khi vặn người sang trái thì tay
phải ở trước, tay trái ở sau, tay phải ở trước vỗ nhẹ vào bụng dưới, tay trái ở
sau vỗ nhẹ vào huyệt Mệnh môn, lặp lại theo chiều ngược lại.
Thực hiện ít nhất 50 lần, nhưng nếu làm được 100 lần sẽ tốt hơn.
Nó có thể làm khỏe ruột và dạ dày, tăng cường thận khí, ngăn ngừa chứng khó
tiêu, đau dạ dày, đau thắt lưng.
9, Thường xuyên xoa bụng
Xoa tay trong vòng 36 lần cho nóng lên, sau khi làm nóng tay thì
bắt chéo hai tay xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn. Phạm vi của vòng xoa tay
từ nhỏ đến lớn, thực hiện 36 lần lặp lại. Có thể giúp tiêu hóa, hấp thụ và loại
bỏ chứng phình bụng, trướng bụng do thừa khí.
10. Thường xuyên tập siết hậu môn
Khi hít vào, siết chặt các cơ của hậu môn. Giữ hơi thở của bạn
trong vài giây cho đến khi bạn không thể chịu đựng được, sau đó thở ra và thư
giãn.
Bạn có thể thực hành bất cứ lúc nào. Tốt nhất nên thực hiện 20 -
30 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Theo truyền thuyết, động tác này là phương
pháp duy trì sức khỏe đáng tự hào nhất của Càn Long.
11. Thường bị xoay đầu gối
Đặt hai bàn chân bằng nhau và đầu gối gần nhau, tư thế người hơi
ngồi xổm, dùng hai tay ép đầu gối, xoay người sang trái và sang phải, mỗi lần
thực hiện 20 lần.
Động tác này có thể củng cố các khớp gối. Có một câu nói nổi tiếng
rằng, người già đầu gối sẽ lão hóa trước, thận hư thì đầu gối sẽ mềm
trước" – với ý rằng đầu gối của bạn sẽ bị già đi trước tuổi, do đó cần
phải chăm sóc tốt. Cũng như việc phải chăm sóc thận tốt thì đầu gối mới khỏe mạnh
dẻo dai.
Để kéo dài tuổi thọ, hãy bắt đầu từ việc chăm sóc tốt cho đôi
chân.
12, Thường xuyên xoa chân
Xoa bàn chân trái bằng tay phải và
bàn chân phải bằng tay trái. Từ gót chân lên đến ngón chân, và sau đó quay trở
lại gót chân, tổng cộng 36 lần lặp lại.
Hai ngón tay cái lần lượt xoa huyệt Dũng tuyền trên lòng bàn chân
với tổng số khoảng 100 lần.
Lòng bàn chân tập trung các vùng phản xạ của các cơ quan trong
toàn bộ cơ thể, xoa bóp chân thường xuyên có thể tăng cường chức năng hoạt động
của các cơ quan khác nhau, đồng thời có thể chữa mất ngủ, hạ huyết áp, loại bỏ
chứng đau đầu.
13, Thường xuyên đi dạo bộ
Đi bộ là một bài tập có lợi cho sức khỏe tổng thể, có thể cải
thiện sức khỏe thể chất.
Giữ thẳng ngực và đi lại một cách thong dong thoải mái. Tốt nhất
là không bị phân tâm và thưởng thức phong cảnh trên đường đi.
Có một câu nói nổi tiếng trong dân gian rằng, "Người có thói
quen đi bộ sau khi ăn tối có thể sống đến chín mươi chín tuổi". Tuy hơi
phóng đại nhưng đi bộ quả thực là một bài tập rất có lợi cho sức khỏe của mỗi
người. Hãy chăm chỉ thực hiện một cách thường xuyên để trở nên khỏe mạnh.
*Theo Bí mật Trung Hoa
Một nắm lá tía tô trị được rất nhiều bệnh nguy hiểm.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá tía tô
- Năng lượng: 25 kcal
- Tinh bột: 3,5g
- Canxi: 170mg
- Sắt: 3,2mg
- Nước: 89g
- Chất xơ: 3,6g
- Photpho: 18,3mg
- Vitamin C: 13mg
- Và một vài dưỡng chất cần thiết khác
Công dụng chữa bệnh từ tía tô
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy,
lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa
bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Tía tô còn chứa 0,2% tinh dầu
nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Chiết xuất từ tía tô được phát
hiện có nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể phá các chất chống oxy hóa, chống
dị ứng, chống viêm hoặc chống trầm cảm. Chất này không hề gây dị ứng và có thể
chống lại các khối u. Mọi bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
Lá cây có vị cay ấm nên thường sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ
hôi. Quả cây tía tô điều trị ho, làm long đờm. Thậm chí cành cây còn có tác
dụng an thai.
1. Tăng cường hệ miễn
dịch của cơ thể
Hàm lượng Vitamin C cao trong
tía tô cùng với hoạt chất interferon sẽ giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của
cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và các bệnh
nguy hai khác.
2. Giảm tình trạng đau
bụng
Lá tía tô có chứa một lượng chất
flavonoid có khả năng làm dịu đi các cơn đau bụng, đau dạ dày thường gặp. Đặc
biệt, ăn lá tía tô hàng ngày có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng
bụng, khó tiêu,.. gây ra các vấn đề về dạ dày khác.
3. Hỗ trợ ngăn ngừa ung
thư
Lá tía tô có chứa rất nhiều chất
chống oxy mạnh như vitamin C, Omega 3,.. Những chất này sẽ giúp tiêu diệt các
tế bào ung thư và các gốc tự do nguy hiểm cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ
mắc bệnh ung thư hiệu quả.
4. Ngăn ngừa các bệnh về
dạ dày
Tác dụng của lá tía tô này được đánh giá rất cao và được nhiều
người sử dụng để phòng chống các bệnh về dạ dày. Lá tía tô bao gồm flavonoid,
axit caffeic, axit rosmarinic có thể ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày, điều
tiết dịch vị, trung hòa axit trong dạ dày tốt hơn. Bạn có thể kết hợp tía tô
với các thực phẩm khác để nâng cao khả năng hồi phục của dạ dày.
5. Lá tía tô trị nám da
Nám da là tình trạng da bị đổi
màu, kèm theo tàn nhang do sự thay đổi về nội tiết tố, yếu tố môi trường tác động
đến cơ thể gây ra. Sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể lượng
vitamin A và C dồi dào, kèm theo các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt,
photpho sẽ giúp cải thiện tình trạng bị nám da, giúp da khỏe mạnh như ban đầu,
ổn định nội tiết tố của cơ thể.
6. Giúp hạ sốt, giảm cảm
cúm hiệu quả
Lá tía tô có tính nóng, ấm, phù
hợp để chế biến các món ăn giúp hạ sốt, giảm cảm cho người bị mắc bệnh cúm.
Ngoài ra, khả năng chống vi khuẩn của lá tía tô sẽ nâng cao quá trình hồi phục
của người mắc bệnh cúm, sốt cao do virus.
7. Điều trị hen suyễn,
ho, khó thở
Các bệnh về hô hấp như hen
suyễn, ho, khó thở đều gây ra những sự phiền toái cho cơ thể mỗi khi mắc phải.
Trong tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, luteolin, axit alpha-linoleic
và axit rosmarinic có khả năng giúp thông đường thở của người bệnh, điều trị dị
ứng xảy ra khi bị cảm lạnh, tăng dung tích phổi đáng kể. Từ đó giúp người bị
hen suyễn và cúm có thể hít thở dễ dàng hơn.
8. Hỗ trợ chữa bệnh gút
Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn
hằng ngày là được.
9. Ngăn ngừa bệnh tim
Việc sử dụng dầu ăn được chiết
xuất từ hạt tía tô có thể ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Sản phẩm
này có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết
khối.
10. Thư giãn tinh thần
Theo nghiên cứu sơ bộ của Trung
tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá loại cây này có chứa axit rosmarinic, axit
caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Khi khuếch tán
tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một
cách rõ rệt.
Tác hại của lá tía tô nếu lạm dụng sai cách
Mặc dù mang lại nhiều giá trị
dinh dưỡng và các tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên nếu bạn lạm
dụng sai cách loại thảo mộc này sẽ khiến cho cơ thể có thể gặp phải một số tác
dụng phụ không mong muốn.
- Bà bầu sử dụng lá tía tô với
các loại thực phẩm sẽ tốt cho quá trình mang thai, an thai tốt hơn. Tuy nhiên
sử dụng quá nhiều có thể gây tăng huyết áp cho cả mẹ lẫn thai nhi, làm tăng
nguy cơ sảy thai và sinh non.
- Lá tía tô có tính nóng, được dùng để giải cảm và hạ sốt. Nếu
sử dụng quá mức có thể khiến cơ thể đào thải hết chất điện giải thông qua quá
trình bài tiết mồ hôi và nước tiểu, khiến sốt cao trở lại và khó hạ sốt hơn.
- Lá tía tô không nên sử dụng
với những người có tiền sử mắc bệnh dị ứng, viêm da cơ địa do di truyền. Bởi nó
có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Uống quá nhiều nước ép từ tía
tô có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng cho bạn.
Nhớ người xa
03/08/2020
Chùm bài tập 5 động tác dưới đây sẽ giúp các bạn tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp để sức khỏe hiệu quả hơn.
COVID BIẾN DẠNG ĐÃ XUẤT HIỆN VÀ CÁCH BẢO TOÀN SINH MẠNG
Mọi người giữ gìn sức khỏe nhé.