24/09/2020

8 bộ phận trên cơ thể nên xoa bóp mỗi ngày

    Sau một ngày bận rộn, chắc chắn toàn bộ cơ thể sẽ mệt mỏi, đau lưng, mỏi chân, nhức mắt... Nếu không được nghỉ ngơi vào lúc này, hầu hết mọi người sẽ chọn cách xoa mặt hoặc tai để được thư giãn. Trong cơ thể có 8 bộ phận, nếu được xoa bóp có thể làm giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ các cục huyết khối, ngăn ngừa được rất nhiều bệnh.

1. Xoa mặt – Trẻ trung


Cảm xúc của con người, sự tức giận, nỗi buồn và niềm vui đều thể hiện trên khuôn mặt trước tiên. Việc xoa mặt có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở tay và mặt, da mặt trở nên căng bóng, tốt hơn nhiều so với việc đắp mặt nạ.

Đặc biệt, khi đang mệt mỏi, nếu xoa trán, không những da mặt được thoải mái mà mắt sẽ sáng hơn, tinh thần sảng khoái bội phần.

Đặt đầu ngón tay lên trán, di chuyển từ giữa sang hai bên theo một hướng, làm 30-50 lần mỗi ngày.

2. Xoa đầu – Giảm tóc bạc 


Tóc bạc do lão hóa bẩm sinh, thường không thể thuyên giảm, nhưng chỉ cần bạn xoa đầu nhiều hơn mỗi ngày, có thể ngăn tóc bạc ngày càng nhiều.

Xoa đầu bằng 5 ngón tay có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu cục bộ của các nang tóc, khiến tóc con mọc nhanh hơn, cải thiện được sắc tố từ chân tóc, làm cho tóc đen hơn.

3. Xoa tai – Cải thiện thính giác


Trên tai chứa nhiều huyệt đạo, thông tới nhiều cơ quan cơ thể người. Trong Đông y, việc xoa bóp tai có thể bổ thận hiệu quả.

Khi xoa tai, cần chú ý xoa kiểu vòng xoắn từ bên ngoài, phần sụn của tai được cuộn lại từ phía ngoài cùng của tai), nó sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi.

4. Xoa mũi - Thông mũi


Có rất nhiều người bị viêm mũi, việc xoa bóp này có thể chữa viêm mũi mãn tính mà không cần dùng thuốc.

Xoa mũi bằng nước lạnh vào mỗi buổi sáng hoặc trước khi ra ngoài có thể cải thiện lưu thông máu của niêm mạc mũi, giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Đối với những người không bị viêm mũi, xoa mũi thường xuyên có thể làm tăng tốc độ lưu thông máu trong mũi, kích thích các huyệt đạo và ngăn ngừa cảm lạnh. 

Dùng 2 ngón trỏ bắt đầu từ giữa chân mày, ấn dọc sống mũi xuống rồi xoa lên, lực không quá lớn, mũi hơi ửng đỏ là được.

5. Xoa tay – Bảo vệ nội tạng


Đông y cho rằng trên bàn tay con người có rất nhiều huyệt quan trọng. Các huyệt khác nhau tương ứng với các cơ quan khác nhau của cơ thể. Việc xoa bóp thường xuyên các huyệt này có thể điều chỉnh các chức năng của nội tạng.

Dùng lòng bàn tay hoặc mu bàn tay xoa vào nhau đến khi xoa đỏ và nóng là được.

6. Xoa ngực - Điều chỉnh tâm trạng


Chúng ta đều biết rằng tức giận sẽ làm tổn thương cơ thể, khi bị phấn khích một điều gì đó, mọi người thường xoa ngực để dễ thở.

Thực tế, ngoài tác dụng xoa dịu cơn tức giận, hành động này còn có thể tăng cường chức năng tim phổi, xoa dịu cảm xúc, điều hòa cảm xúc, nên thực hiện thường xuyên.

Dùng 2 lòng bàn tay ấn nhẹ vào xương ức và hai bên sườn (mạng sườn) rồi xoa tròn, mỗi bên làm 50 lần, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

7. Xoa thắt lưng -  Không bị còng



Có những cụ già tuổi 70, 80 mà lưng vẫn còn thẳng. Trên thực tế, có một cách để cải thiện vóc dáng đó là xoa eo và thắt lưng

Dùng 2 tay đặt ở thắt lưng, 4 ngón phía trước, ngón cái phía sau eo. Bạn cũng có thể nắm tay bằng cả 2 tay, ấn vào thắt lưng như kiểu massage. Động tác này sẽ làm giãn mao mạch ở da cục bộ, cải thiện sức bền của cơ, ngăn ngừa đau thắt lưng do gió lạnh và mệt mỏi.

8. Xoa chân – Kéo dài tuổi thọ


Theo Đông y, bàn chân là phần dưới cùng của cơ thể con người, chất dinh dưỡng nhận được ít hơn so với các bộ phận khác, nhưng trọng tải lại vô cùng nặng nề.

Việc xoa chân có thể điều chỉnh các chức năng cơ thể và giúp con người sống lâu hơn. Vì có ít lớp mỡ dưới da ở lòng bàn chân nên chúng dễ bị nhiễm lạnh.

Khi ngủ không nên để lòng bàn chân hướng gió, thường xuyên xoa bóp lòng bàn chân để tránh bệnh.

Có 2 cách xoa chân: xoa khô và xoa ướt

- Xoa khô: Dùng tay trái nắm mặt trước mu bàn chân trái, dùng tay phải xoa lên xuống lòng bàn chân 100 lần để làm nóng lòng bàn chân, sau đó dùng tay trái xoa lòng bàn chân phải. Cường độ cọ xát sao cho thoải mái nhất là được.

- Xoa ướt: Cho chân vào bát nước ấm, ngâm chân rồi dùng tay chà xát đến khi khô là được.

 


23/09/2020

Làng quê Việt Nam ta

   Trân trọng gửi đến mọi người 1 tập tranh tôi thấy hay về Làng quê Việt Nam ta.

   Thật đáng tiếc là do tôi load về rồi tranh thủ chỉnh sửa nên không rõ tác giả bộ tranh này là ai ? Mong mọi người đóng góp.

    Không dám nhiều lời để nói nên cảm xúc của tôi khi xem bộ tranh này. 

    Để các bạn cùng thưởng thức và cho bình luận.


 




























Rèn 1 thanh kiếm 800 lớp - Video hoàn chỉnh







22/09/2020

Phật Quang Phổ Chiếu

 Không rõ tác giả.

 

   Phật quang phổ chiếu là trí huệ Phật trong sáng chiếu tỏa khắp cả chúng sanh. Chiếu cho tâm chúng sanh sáng lên, tiêu diệt hết cả tham sân si, chiếu đen tối thành trong sáng, tiêu trừ tám vạn bốn ngàn tập khí, thói hư tật xấu. Chúng ta học Phật, tức là trừ tham sân si, không được chấp trước. 

   Vì sao chúng ta không thấy ánh sáng Phật? Nghiên cứu Phật pháp để khai mở trí huệ, đó không phải ánh sáng của Phật sao? 

   Nếu càng nghiên cứu càng hồ đồ, không hiểu chân chánh đạo lý của Phật, là bởi không diệt trừ tập khí. 

    Không thể nói Phật quang sao không phổ chiếu! Tự mình không khai mở trí huệ, tham sân si hãy còn đó, không biến cải chút nào, nên Phật quang muốn chiếu cũng không có chỗ để chiếu.

   Không phải có chiếu, cũng không phải không có chiếu. Chiếu mà không chiếu, không chiếu mà chiếu. Ðó là muốn nói, ánh sáng trí huệ của chính mình xuất hiện, đó là Phật quang phổ chiếu. Ánh sáng trí huệ của mình không xuất hiện, đó là Phật quang không phổ chiếu.

   Phật quang giống như công ty điện lực. Chúng ta trú trong phòng, thiết bị giây điện, đèn điện, mọi thứ nối thông với điện lực. Nếu như không bấm nút điện, bóng đèn điện sẽ không sáng được, trong phòng vĩnh viễn tối om. Vì sao? Bởi điện không thông, không có tác dụng. Cần bấm nút điện, đèn lập tức sáng ngay, soi sáng mọi chỗ đen tối. 

   Tâm của chúng sanh chúng ta là nút bấm cho cửa mở ra, để Phật quang chiếu sáng. Nếu cửa tâm không mở, dù có ánh sáng Phật chiếu cũng không đến. Tỉ dụ nầy tuy cạn cợt, nhưng lý nó giống nhau. 

   Quý vị! Hãy mau mở cửa tâm ra, tiếp nhận ánh sáng trí huệ Phật chiếu vào, như thế là đạt được Phật quang phổ chiếu.

Giảng ngày 4 tháng 7 năm 1980

21/09/2020

Ý nghĩa của câu "Ta bà ha"

Trích trong kinh Phật 

Ta bà ha là Thành tựu. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu.

Ta bà ha” có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang. “Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Ta bà ha (Soa ha, xoa ha). Hán dịch có 6 nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài Chú nào cũng có đủ 6 nghĩa này:

1. Nghĩa thứ nhất: “Thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu các bạn chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu các bạn có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

2. Nghĩa thứ hai: “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng các bạn phải có lòng thành tín. Nếu các bạn có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu các bạn muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của các bạn có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì các bạn phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi các bạn nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Các bạn niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc các bạn nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Các bạn trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

3. Nghĩa thứ ba là: “Viên tịch”. Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

4. Nghĩa thứ tư là: “Tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

5. Nghĩa thứ năm là: “Tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

6. Nghĩa thứ sáu của câu này là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang. “Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp.

Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi các bạn vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Các bạn đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu các bạn có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú.

Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục.

Nếu các bạn muốn hàng phục Thiên ma ngoại đạo thì trước hết các bạn phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi các bạn chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì Thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là 6 nghĩa của câu “Ta bà ha”. Bất luận câu chú nào có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ 6 nghĩa trên.

 


20/09/2020

Một thoáng Tây hồ

Cố Nhạc sỹ Phó Đức Phương

Mênh mông hồ sương thu tan trong gió
Bát ngát trăng ngân một khoảng trời
Một khoảng trời, khoảng tình lắng sâu bao trong đục vơi đầy
Ðây Dâm đàn, Lãng bạc, ngàn thu qua bao lần sóng gió

Tây Hồ, Tây Hồ, Tây Hồ, Tây Hồ
Kìa mặt gương xanh soi bóng trời Thăng Long xưa
Còn mãi tiếng vọng ru đưa

Sóng vỗ bờ, âm thanh tan trong gió
Bến trúc lao xao một thuở nào
Nhớ thưở nào
Nhớ giọng thơ thửo nào vẫn đây bóng dương hồn thu thảo
Ðây Nghi Tàm, kia Trúc Bạch, hồn xe trong vuông lụa ta đó

Tây Hồ, Tây Hồ, Tây Hồ, Tây Hồ
Tình này xin đem bóng mặt gương trong xanh
Soi bóng nước trời long lanh
Trăng đầy, sóng, vỗ dạt dào đêm nay trăng Hà Nội có trăng cùng ai


19/09/2020

Con gái Hà Nội và Phố

 


Đây là tôi sưu tầm trên web từ nguồn nào chả nhớ.

Con gái phố nào “ục ịch” nhất: Con gái phố Hàng Thùng.

Con gái phố nào “tròn trịa” nhất: Con gái phố Hàng Chĩnh.

Con gái phố nào “nhẹ nhàng” nhất: Con gái phố Hàng Bông.

Con gái phố nào “nặng nề” nhất: Con gái phố Hàng Đồng.

Con gái phố nào “mềm mỏng” nhất: Con gái phố Hàng Bún.

Con gái phố nào “trắng trẻo” nhất: Con gái phố Hàng Bột.

Con gái phố nào “đen đủi” nhất: Con gái phố Hàng Than.

Con gái phố nào “bướng bỉnh” nhất: Con gái phố Hàng Ngang.

Con gái phố nào “mặn mà” nhất: Con gái phố Hàng Muối.

Con gái phố nào “thơm tho” nhất : Con gái phố Thuốc Bắc.

Con gái phố nào “nặng mùi” nhất : Con gái phố Hàng Mắm.

Con gái phố nào “ngọt ngào” nhất: Con gái phố Hàng Đường.

Con gái phố nào “hăng” nhất: Con gái phố Hàng Hành.

Con gái phố nào “đáng sợ” nhất: Con gái phố Hàng Rươi.

Con gái phố nào “hoang phí” nhất: Con gái phố Hàng Bạc.

Con gái phố nào “căn cơ” nhất: Con gái phố Hàng Hòm.

Con gái phố nào “to mồm” nhất: Con gái phố Hàng Trống.

Con gái phố nào “giả dối” nhất: Con gái phố Hàng Mã.

Con gái phố nào “bạc bẽo” nhất: Con gái phố Hàng Vôi.

Con gái phố nào “khó gần” nhất: Con gái phố Hàng Gai.

Con gái phố nào “nhõng nhẽo” nhất: Con gái phố Hàng Cháo.

Con gái phố nào “cùn” nhất: Con gái phố Hàng Chuối.

Con gái phố nào “lười nhác” nhất: Con gái phố Lãn Ông.

Con gái phố nào “mắn đẻ” nhất: Con gái phố Lò Đúc.

Con gái phố nào “ăn diện” nhất: Con gái phố Hàng Vải.

Con gái phố nào “lẳng lơ” nhất: Con gái phố Hàng Đào.

Vui thôi mà chứ con gái Hà Nội trong tôi luôn là:

"Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc

Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,

Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,

Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…"

  

Tôi nhớ, năm ngoái, đi ngang qua ngõ nhỏ trong khu phố cổ, tôi ghé cửa hàng tạp hóa mua chai nước lạnh. Bà bán hàng dễ cũng gần 70, đưa chai nước: 

"Thưa, của cậu đây, giá 5.000. Cám ơn cậu…". 

   Tai tôi lùng bùng. 

   Trong tiềm thức có cái gì nghe quen quen, đọc đâu đó rồi. Đã dợm chân đi, nhưng cũng quay lại: 

   "Thưa bà, bà là người Hà Nội?". 

   "Vâng ạ, nhà tôi ở ngõ này đã bảy đời rồi, từ thời ông nội tôi ra làm quan ở đây".

   Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội kiểu xưa. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.