26/09/2021

Quản lý vỉa hè ở Hà Nội dưới thời Pháp thuộc

 

Sau khi chiếm được thành Hà Nội năm 1882, chiếm Hà Nội năm 1883, Công sứ Bonnal đưa ra chủ trương cải tạo khu vực quanh hồ Gươm. Việc đầu tiên, Bonnal cho làm con đường quan trọng từ khu nhượng địa Đồn Thủy (nay tương ứng khu vực phố Phạm Ngũ Lão) vào thành để chở vũ khí, lương thực cho binh lính Pháp đóng ở đây.

Con đường bắt đầu từ Đồn Thủy qua Hàng Khảm (nay là Tràng Tiền và Hàng Khay), Tràng Thi đến Cửa Nam rồi vào thành. Đường hoàn thành cuối năm 1885, rộng hơn 10 m, riêng đoạn Tràng Tiền hai bên có vỉa hè được ʟát gạch, trồng phượng để giảm bớt nắng nóng vào mùa hè ở xứ Bắc kỳ. Và vỉa hè Tràng Tiền là vỉa hè đầu tiên theo kiểu phương Tây ở Hà Nội.

Công việc cải tạo và xây dựng khu phố phía nam hồ Gươm cần nhiều thời gian và tiền bạc. Vì thế đến năm 1889 mới chỉ vài phố quanh hồ Gươm có vỉa hè, song để Hà Nội nề nếp và quy củ, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra nghị định quản lý đô thị (đăиg trên Công báo ngày 21.4.1890), trong đó điều 1 ghi rõ: “Những phố hiện có và sẽ được tạo nên có chiều rộng lòng đường và vỉa hè được chỉ định”, kèm theo là phụ lục gồm các phố đã có và các phố sẽ mở. Với các phố ở khu vực “36 phố phường”, vỉa hè hẹp nhất cũng phải 3 m, một số phố sẽ là 4 m. Với các khu phố ở phía đông và phía nam hồ Gươm như: Ngô Quyền, Lê Phụng Hiểu, Hàng Bài, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… vỉa hè tối thiểu phải rộng 5 m, phố rộng nhất là 7,5 m.

Để nhà mặt phố hài hòa với vỉa hè, trong Quy chế lục lộ ban hành ngày 21.9.1891 ghi cụ thể: “Vỉa hè rộng 3 m thì bậc cửa ra vào chỉ được phép cao 10 cm, vỉa hè rộng 5 m thì bậc cửa là 15 cm và vỉa hè rộng 7,5 m thì bậc cửa cao 20 cm…”.


Bên cạnh đó còn có quy định về chiều cao, cửa sổ, ban côɴԍ… rất chi tiết. Quy chế cũng quy định: “Tất cả chủ nhà mặt phố, người thuê phải có trách nhiệm dọn vệ sinh hè phố trước cửa nhà, khơi thông rãnh thoát nước, nếu không thực hiện sẽ bị phạt theo các điều của bộ luật Hình sự nước Pháp”. Cũng theo quy chế thì cánh cửa ra vào nhà mặt tiền phải mở vào trong, không được mở ra ngoài để tránh gây thương tích cho người đi lại.






Quy định về vật liệu làm vỉa hè rất cụ thể: “Vỉa hè được ʟát bằng đá hình vuông khổ 30 x 30 cm, dày 3 cm, trên mặt khía chéo để tránh trơn trượt cho người đi đường. Mép hè là đá xanh chôn sâu xuống mặt đường vừa làm bờ rãnh thoát nước vừa làm vật chắn phòng xe ngựa lao lên hè gây thương tích cho người đi bộ”. Trên vỉa hè bao quanh nhà Godard (nay là Tràng Tiền Plaza), trước lối vào có dòng chữ tiếng Pháp “Khu vực cấm để xe đạp” bằng đá trắng gắn chìm vào vỉa hè.

Để có nguồn vốn bảo trì vỉa hè mà không dùng ngân sách, ngày 20.12.1889, Đốc lý Hà Nội Landes đã ban hành một nghị định cho thuê vỉa hè để dân mở cửa hàng hay bán cà phê với giá 40 xu/m2/năm. Cùng với đó, cнíɴн quyền cũng đánh thuế ban côɴԍ, thuế ô văиg.

Với biển quảng cáo, nếu là biển phẳng áp vào tường không gây nguy hiểm cho người đi bộ sẽ miễn thuế, nhưng nếu làm nhô ra sẽ thu thuế theo diện tích, số tiền này cũng được đưa vào quỹ bảo trì.

Với cây xanh, sở lục lộ chọn cây thân thẳng, rễ cọc, chiều cao trên 10 m mới tỏa tán để đảm bảo tính мạиɢ, tránh thương vong cho người trong mùa mưa bão. Hằng ngày, cảnh ѕáт lục lộ đi tuần, họ đạp xe quanh các phố, nếu phát hiện vi phạm thì xử phạt, nếu không có tiền sẽ đưa về bót.

Đầu thế kỷ 20, số khách sạn hạng sang xuất hiện ngày càng nhiều quanh khu vực hồ Gươm thì chủ khách sạn đã thuê vỉa hè mở quán cà phê dọc theo mái hiên. Không chỉ người Pháp sống ở Hà Nội, khách du lịch châu Âu đến thành phố này rất thích thú khi ngồi uống cà phê vỉa hè ngắm phố.

Thập niên 1930, dân số lúc này đã tăиg lên 300.000 người, số lượng xe kéo tăиg vọt, xe đạp xuất hiện trên phố nhiều hơn và trở thành phương tiện giao thông cá nhân chủ đạo. Trước sự lộn xộn của phương tiện này, ngày 25.5.1933, Đốc lý Louis Frédéric Eckert ra quy định: “Trước các cửa hàng phải có giá để xe đạp cho khách” (giá làm bằng sắt, hình bán nguyệt, để đưa bánh trước vào).

Quy hoạch cũ đã lạc hậu, không còn phù hợp, năm 1936 Toàn quyền Đông Dương Silvestre quyết định cho quy hoạch lại Hà Nội. Trong bản quy hoạch Henri Ceruti được phê duyệt năm 1943, có một phần bắt buộc các trung tâm thương mại phải có chỗ đậu xe cho khách hàng, các bãi đất trống làm bãi đậu xe côɴԍ cộng. Tuy nhiên, lúc này quân đội Nhật đã chiếm Đông Dương nên quy hoạch không được thực hiện.

Vỉa hè thành “chợ” từ khi nào?

Sau năm 1954, các quy định cũ về quản lý đô thị Hà Nội bị bãi bỏ, nhưng người dân cơ bản νẫи тự giác vệ sinh vỉa hè trước nhà theo nếp đã hình thành trước đó. Việc cho thuê vỉa hè cũng không còn và từ tài sản côɴԍ do thành phố quản lý vỉa hè đã trở thành tài sản của nhân dân.

Khi Mỹ ném ʙoм miền Bắc năm 1964, vỉa hè đẹp đẽ bắt đầu gánh vác một sứ мạиɢ mới. Người ta cho đào các hầm trú ʙoм cá nhân trên hè phố, mỗi hầm rộng khoảng 6 – 8 m. Người đang đi trên đường nếu nghe còi báo động từ nóc Nhà hát Lớn sẽ chui xuống hầm này tránh mảnh ʙoм.

Tháng 1.1973, Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ phải rút quân khỏi VN và miền Bắc được sống trong hòa bình thì các hầm trú ẩn đa phần bị lấp. Ở các phố trung tâm, xí nghiệp quản lý vỉa hè cho ʟáng xi măиg lấp dấu vết hầm nhưng các phố khác thì nó trở thành hố trũng đọng nước mỗi khi trời mưa. Rồi nước sạch dùng cho sinh hoạt thiếu trầm trọng, nước từ đường ống cнíɴн không chảy иổi vào các vòi trong nhà nên dân hàng phố đua nhau đào bể trên vỉa hè lấy nước từ đường ống cнíɴн. Vỉa hè thành chỗ rửa rau vo gạo, giặt giũ quần áo, tắm táp vào mùa hè, luộc bánh chưng vào Tết Nguyên đán, là khách sạn “đờ la hiên” cho các bác xích lô quê. Vỉa hè các phố xa hồ Gươm lồi lõm, chỗ trơ đất, chỗ còn gạch, lở loét như bị nhiễm trùng.

Suốt thời bao cấp, buổi sáng vỉa hè là chỗ ngồi của mấy bà bán phở gánh, bán bún ốc, bán bánh cuốn, “đầu hè trung tá bơm xe, cuối hè thiếu tá bán chè đậu đen”, là nơi các ông chữa xe đạp chiếm cứ dưới chân cột điện, góc ngã ba ngã tư. Vỉa hè thực sự trở thành nơi họp chợ, vì thế dân gian mới có câu:

Hàng Bè chợ của thương nhân

Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng

Từ tài sản của nhân dân, vỉa hè dần dần bị các nhà mặt phố cát cứ, biến thành lãnh địa riêng.

Trong lịch sử, vỉa hè Hà Nội không chỉ dành cho người đi bộ mà còn là nơi kiếm sống của tầng lớp thị dân. Dĩ nhiên, xưa dân số Hà Nội ít, phương tiện giao thông không nhiều còn nay thì khác. Đó là một bài toán không dễ cho cơ quan quản lý.

 

21/09/2021

Móng tay biểu hiện sức khỏe qua 9 dấu hiệu này

      Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay thường có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay có màu trắng, bề mặt trơn, không có gờ rãnh hay đổi màu khác lạ. Bạn có thể xem móng tay đoán bệnh khi nó xuất hiện bất kỳ thay đổi nào về hình dạng hay màu sắc. Đây có thể là móng tay đang muốn báo hiệu cho bạn rằng cơ thể đang có vấn đề. 

     Trong bài viết này, mình mời bạn cùng nhìn móng tay đoán bệnh qua 9 dấu hiệu sau đây nhé!

1. Móng tay có sọc đen dọc

     Nguyên nhân có thể: Ung thư hắc tố

     Nếu như bạn thường xuyên kiểm tra tình trạng nốt ruồi xuất hiện trên da vì lo ngại về ung thư da thì cũng nên dành sự chú ý đến sự thay đổi màu sắc của móng. Ung thư hắc tố là dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da. Nó cũng có thể biểu hiện qua sự thay đổi màu móng. Nếu trên móng tay có sọc đen dài bất thường trên bất kỳ ngón tay nào, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nhé!

     Ung thư da thể hiện rõ nét nhất qua sự thay đổi ở màu sắc của nốt ruồi, móng tay và móng chân. Một vết thương hở không lành cũng có thể là dấu hiệu của ung thư da cần được kiểm tra.

     2. Móng tay có sọc trắng ngang


     Nguyên nhân có thể: Thiếu kẽm

     Móng tay có sọc ngang có khả năng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm hoặc protein. Giai đoạn phát triển móng tay khi ấy sẽ bị gián đoạn do không có đủ lượng chất dinh dưỡng hay máu cần thiết để nuôi móng. Hãy bổ sung ngay kẽm để nâng cao chất sức khỏe của mình nhé! Ngoài ra, sọc ngang xuất hiện trên móng tay cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn như các bệnh về thận hay gan.

     Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn cung cấp kẽm và protein tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy nguồn chất dinh dưỡng tương đương dồi dào trong hàu, ngao, tôm, cua, hạt ngũ cốc…

     3. Móng tay có nhiều sọc dọc


     Nguyên nhân có thể: Tuổi tác

     Nếu bạn nhận thấy có nhiều sọc dọc xuất hiện trên móng và thấy móng ngày càng trở nên thô ráp hơn thì đó có thể chỉ là dấu hiệu của tuổi tác. Đây là dấu hiệu không đáng lo ngại. Sọc dọc trên móng cũng như nếp nhăn trên da sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bạn lớn tuổi, đặc biệt là khi bước qua độ tuổi 50.

     Nếu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, bạn có thể cải thiện bằng cách kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc cơ thể với các bài tập thể dục phù hợp.

     4. Móng tay có dạng lõm


     Nguyên nhân có thể: Thiếu sắt hoặc thiếu máu

     Dạng móng tay này trông khá kỳ quặc nên bạn có thể nhận thấy ngay. Hình dạng này của móng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu máu và thiếu sắt. Trong trường hợp này, móng sẽ mỏng dẹt đến nỗi lõm xuống thay vì phải nhô lên hơi cao. Ngoài ra triệu chứng thiếu sắt hoặc triệu chứng thiếu máu cũng gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể, bạn hãy lưu ý nhé!

     Khoáng chất sắt bị mất trong phân, nước tiểu, da, mồ hôi, tóc và móng tay. Đặc biệt ở phụ nữ, sắt dễ mất trong khi hành kinh nên cần phải bổ sung sắt bằng viên uống hoặc các loại thịt đỏ, cá, trứng, chocolate, ngũ cốc… qua chế độ ăn

     5. Móng tay biểu hiện sức khỏe khi dễ bị gãy

     Nguyên nhân có thể: Thiếu biotin

     Biotin còn được gọi là vitamin H hay vitamin B7 là một vitamin nhóm B tan trong nước, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp nuôi dưỡng da, tóc đẹp, móng tay, móng chân chắc khỏe. Móng tay nứt nẻ, khô, giòn sẽ dễ bị gãy hơn bình thường. Đây là tình trạng móng tay biểu hiện sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề do bị thiếu biotin.

     Bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung biotin cho cơ thể hoặc thông qua những loại thực phẩm giàu biotin như trứng, hạnh nhân, súp lơ, phô mai…

     6. Móng tay có hình bán nguyệt lớn


     Nguyên nhân có thể: Các bệnh về gan

     Thông thường, mọi người chúng ta đều có hình bán nguyệt trên móng tay, mặc dù không phải móng của ngón tay nào cũng có. Nhiều người có thể chỉ thấy hình bán nguyệt trên móng của ngón tay cái.

     Thoạt nhìn hình bán nguyệt này như là một bộ phận của móng tay, trên thực tế thì chúng thuộc phần da ngay dưới móng tay. Một hình bán nguyệt bình thường, khỏe mạnh sẽ có hình lưỡi liềm, màu trắng ngà, và cao khoảng 1/5 độ dài của móng tay. Nếu bạn nhận thấy hình bán nguyệt có kích thước lớn hơn bình thường thì dấu hiệu móng tay biểu hiện sức khỏe với gan.

     Một số bệnh về gan có thể cải thiện nhờ việc thay đổi lối sống tích cực như ngưng uống rượu hay giảm cân. Tình trạng suy gan thì cần được chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời.

     7. Móng tay có sọc đỏ


     Nguyên nhân có thể: Viêm nội tâm mạc

     Những sọc đỏ trông như màu máu là dấu hiệu bất thường, đặc biệt nếu những vệt đỏ này xuất hiện ở nửa dưới móng gần hình bán nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng van tim.

     Viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng và viêm các van tim cũng như lớp lót bên trong các buồng tim (nội tâm mạc). Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao trong trường hợp bạn vừa cấy ghép tim, có khuyết tật tim bẩm sinh hay bị suy tim. Ngoài những dấu hiệu bất thường ở móng tay, cơ thể bạn cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng giống bị cúm như sút cân, đau cơ, ho

     Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật van tim bị hỏng hay thay thế bằng một van nhân tạo khác.

     8. Móng tay biểu hiện sức khỏe với dạng bong tróc


     Nguyên nhân có thể: Bệnh vẩy nến

     Móng bong tróc, xuất hiện những mảng nhỏ nổi trên móng là triệu chứng thường thấy nếu bạn mắc bệnh vẩy nến. Bệnh sẽ gây ngứa, khô da, xuất hiện vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng.

     Vẩy nến là bệnh về da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Bệnh có thể nhẹ, xuất hiện rồi tự hết nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.

     Bệnh vảy nến móng tay, móng chân không phải là dạng bệnh chính thức của bệnh vẩy nến mà là một biểu hiện của bệnh vảy nến. Quá trình điều trị có thể rất tốn thời gian vì cần đánh giá tác động của phương pháp điều trị qua biểu hiện của phần móng mới mọc ra.

     9. Móng tay với hình dạng lồi lên

     Nguyên nhân có thể: Các bệnh về phổi

     Nếu móng của bạn bị lồi lên như cái muỗng úp ngược và trông móng như bị sưng thì đó có thể là kết quả của các tình trạng bệnh về phổi, dẫn đến lượng oxy trong máu thấp hơn bình thường. Ung thư phổi có thể là nguyên nhân phổ biến nhưng tình trạng này cũng có thể liên quan đến bệnh về gan hay tuyến giáp.

     Muốn tăng cường sức khỏe cho phổi, bạn hãy ăn nhiều các loại thực phẩm như táo, cá hồi, dầu ô liu, trà xanh, cà phê, các loại ngũ cốc nguyên hạt…

    Cơ thể chúng ta rất kỳ diệu và mỗi bộ phận nếu có sự khác biệt đều có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề cần quan tâm. Ngoài da hay tóc thì bạn cũng nên lưu ý móng tay biểu hiện sức khỏe để kịp thời nhận thấy những điểm bất thường. 

     Đừng bỏ qua bất cứ sự thay đổi nhỏ nào trên cơ thể vì đó rất có thể là khởi đầu của nhiều căn bệnh đáng lo ngại hơn đấy!

14/09/2021

Gia phong thời chưa xa.

 


Cũng chả biết gọi là gì, những nếp ăn ở thuở còn nhỏ trong gia đình và xung quanh hàng phố ấy – còn gọi là Phong kiến nhưng mình thấy rất hay. Nên đặt tạm là Gia phong vậy

Ngày ấy, cách ứng xử, lời ăn tiếng nói của cha mẹ, con cái… giữa gia đình với người ngoài, tạo thành một truyền thống văn hóa riêng.

Nhớ những ngày còn nhỏ, đám trẻ con cứ hễ đi ra đường gặp người già là khoanh tay cúi chào. Chỉ cần giản đơn ngắn gọn: Con chào ông ạ, con chào bà ạ!

Thế thôi, mà sao thấy thật thân thương, gần gũi. Đứa trẻ nào ngỗ nghịch, gặp người cao tuổi mà ngó lơ, sẽ bị mắng ngay: Con cái nhà ai mất dạy, mồm miệng đâu cảThậm chí còn bị kéo đến tận nhà, giao lại cho bố mẹ với lời dặn: Này, về mà dạy lại nó biết chào hỏi cho tử tế nhé.

Kính lão đắc thọ”, thực sự là một nét đẹp, một giá trị tinh thần đầy cao quý. Giờ khi ra đường, mấy ai biết đến ai.

Trong gia đình cũng vậy, chuyện “đi thưa – về trình” là việc làm bắt buộc. Hễ con cái ra khỏi nhà, bất kỳ ông bà, cha mẹ lúc ấy đang ở đâu trong nhà, phải đến trước mặt, khoanh tay lễ phép thưa ông bà, thưa cha, thưa mẹ con đi học, hay đi đâu đó cụ thể đàng hoàng.

Khi về nhà, dù trong nhà không thấy ai, cũng phải hỏi xem người trên đang ở đâu để đến tận nơi, trình báo: Con mới đi học về ạ… Con mới về ạ… Những câu thưa gửi giản đơn ngày ấy, nay đang dần mai một.

Ngồi vào mâm cơm, người bé phải mời cả lượt những người đang quanh mâm cơm theo thứ bậc từ cao xuống thấp, được mọi người hồi đáp rồi mới bắt đầu bữa ăn.

Ngay trong cách ăn cũng được các gia đình chú tâm dạy con từ khi biết dùng thìa, dùng đũa với “ăn trông nồi – ngồi trông hướng”.

Ăn không phải là chỉ biết cắm đầu ăn, mà còn phải biết quan sát, biết vai vế, thân phận mình để lựa miếng ăn cho đúng thời điểm, đúng với thứ bậc được quy định theo tôn ti, trật tự rõ ràng. Chỉ sai một phép, vội gắp đĩa thịt gà mà ông – bà trong nhà chưa đụng đũa, có thể nhận ngay một chiếc đũa cả, một cái đánh đau kèm vài câu răn dạy nhớ đời.

Việc cúng tế, thờ tự nơi đình làng, lễ giỗ tổ tiên các dòng họ, gia đình, tạo thành mạch nguồn văn hoá với kết nối từ con người – gia đình – dòng tộc – xã hội. Ngày ấy, trong nhà có việc vui, chuyện buồn như sinh con hay ốm đau bệnh tật hoặc giản đơn như sớm mai ngày mới cũng dâng chén nước, thắp nén hương lên bàn thờ Gia tiên.

Một đứa trẻ lớn lên trong giáo dục gia đình, xã hội, luôn là sự kỳ vọng đầy lớn lao của cha mẹ, hình tượng ông tiến sĩ trong các mâm cỗ trung thu, hình ảnh vinh quy bái tổ trên các tranh dân gian, như một mong vọng của mỗi gia đình từ xa xưa cho đến tận bây giờ và đó coi như sự hiếu học của nó.

Học giỏi, đỗ đạt cao, với khát vọng đóng góp công sức, trí lực, giản đơn và gần gũi là để nếp nhà luôn giữ vững nét gia phong, xa hơn là góp công giúp vận mệnh đất nước ngày càng thêm vinh hoa, sáng lạn.

Những “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, những “tôn sư trọng đạo”, “kính lão đắc thọ”, “tam tòng – tứ đức”, “kính trên nhường dưới”, “ăn trông nồi – ngồi trông hướng”… cùng bao điều hay ho khác của thời chưa xa đó, cho đến giờ, hẳn vẫn chưa lạc hậu.

Dù thời cuộc có những biến thiên, kể cả những lúc vua quan, xã hội mục ruỗng, nhưng chính nhờ nếp gia phong trong mỗi gia đình mà bao truyền thống tốt đẹp được giữ gìn, góp phần tạo nên sức sống bền bỉ của văn hóa dân tộc.

Đấy Gia phong chỉ thế thôi.

 

05/09/2021

Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm




Có câu nói rằng, “buổi sáng ăn gừng, hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng, chẳng khác nào ăn thạch tín”. Mặc dù câu chữ hơi khoa trương phóng đại một chút, nhưng không phải là không có lý.

Từ rất lâu đời, gừng là gia vị không thể thiếu được trong căn bếp của những người phương Đông, đặc biệt là những khi thời tiết trở lạnh nên phát huy được tác dụng phòng bệnh.

Bởi vì gừng có tính nóng, ăn buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hóa, trái lại ăn ban đêm sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, tổn hại đường tiêu hóa. Thật ra cổ nhân từ xưa đã sớm biết ngậm gừng mỗi buổi sáng sớm, nhờ vậy thụ ích được 7 điều sau.

1. Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa âm dương

Nói về khí của trời đất, ban ngày mặt trời mọc, dương khí thịnh, âm khí suy, ban đêm mặt trời lặn, âm khí thịnh, dương khí suy. Cơ thể người chúng ta cũng vận hành theo quy luật tương tự.

Theo Đông y, gừng có tính nóng, vào buổi sáng khí trong dạ dày nhiều lên, ăn một chút gừng sẽ giúp kiện tỳ ôn vị, khích lệ dương khí bốc lên.

Trái lại vào ban đêm, dương khí thu lại, âm khí thịnh, nhờ vậy cơ thể và trí não dịu lại, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Lúc này ăn gừng là trái với quy luật sinh lý, sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Không bị cảm lạnh

Gừng – khắc tinh của cảm lạnh

Từ xưa gừng đã được dùng làm vị thuốc chữa cảm lạnh, ngày nay các loại thuốc ngậm chữa cảm cúm cũng được cho thêm vị cay của gừng đẻ giảm ho, làm ấm cơ thể. Mỗi khi bị cảm lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả rất nhanh. Bởi vậy người thường xuyên ăn gừng buổi sáng sẽ khó bị cảm lạnh.

3. Giảm đau

Nghiên cứu cho thấy gừng rất có hiệu quả trong giảm đau cơ bắp ở những người vận động nhiều. Tuy nhiên gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, mà đòi hỏi phải dùng gừng thường xuyên, liên tục.

4. Phòng sỏi mật

Gừng giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngoài ra gừng còn chứa chất gingerol, giúp giảm sự hình thành sỏi mật.

5. Phòng chống bệnh tim mạch

Các thử nghiệm trên người và động vật đã chứng minh gừng có khả năng giảm mỡ máu không kém thuốc statin, nhờ đó có hiệu quả phòng chống bệnh tim mạch.

6. Chống nhiễm khuẩn

Các hoạt chất sinh học trong gừng có khả năng giảm nhiễm khuẩn. Chiết xuất của gừng chống các vi khuẩn đường miệng gây viêm lợi, viêm nha chu rất hiệu quả.

Ngoài ra gừng cũng có khả năng tiêu diệt RSV – nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.

7. Chống lão hóa

Sáng sớm ăn 3 miếng gừng, hơn uống nước sâm”. Thành phần cay nồng của gừng là gingerol sau khi qua tiêu hóa hấp thu vào cơ thể, có tác dụng chống lão hóa, phòng ngừa sự hình thành các chấm đồi mồi, do vậy dùng gừng có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ.

Cách ngậm gừng buổi sáng sớm

Gừng gọt vỏ (vì vỏ gừng có tính hàn), mỗi ngày cắt 4-5 miếng. Mỗi sáng sớm, đem tấm gừng đặt trong miệng từ từ ngậm, nhấm trong khoảng 10 – 30 phút. Sau đó cắn nát miếng gừng, để cho mùi gừng, từ trong miệng tỏa ra, trong khuếch tán đến dạ dày và ngoài khuếch tán qua lỗ mũi.

Chúc các bạn sức khỏe.

Thân ái