02/03/2022

Bài thuốc hay cho thời Covid (st)

 


Bài thuốc hay – Gia truyền, do một lương y người miền Nam phổ biến và áp dụng, đã chữa khỏi một cách hiệu quả cho một số người bị covid dù có bệnh nền.

Đó là, lấy 1 c tỏi lột sạch vỏ đâm nhiễn (chỉ đập nát, đâm, giã nhuyễn, không dùng cách khác như băm hoặc xay) trong tô (bát) sau đó để yên 05 phút cho chất Allicin được tạo ra đầy đủ trong tỏi.

Sau đó dùng 1 lít nước sôi đổ vào và xông (gọi là xông tỏi).

Ta chỉ xông mặt. Hít thật mạnh bằng mũi và miệng cho hỗn hợp hơi nước và Allicin vào phổi.

Chất Allicin này có tác dụng diệt virus rất mạnh. Ngoài ra, Allicin này còn là chất chống đông máu và làm tan các cục máu đông. Một trong những nguyên nhân gây đông đặc phổi, gây khó thở và tử vong của virus.

Phổi sẽ thông thoáng và thở tốt không cần các biện pháp trợ thở. Nếu các bn đã nhiễm bệnh thì 1 ngày xông 3 lần sau bữa ăn. Nhẹ thì 3 ngày. Nặng 5 ngày.

Phương pháp này đặc biệt giúp những người bệnh nền cao vẫn thoát được dịch bệnh.

Các dịch chất của tỏi khi được hấp thu qua xông sẽ ức chế và tiêu diệt virus  Ngoài ra còn kịch hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản suất tế bào T (Tế bào lympho T  một loại bạch cầu thuộc dòng tế bào lympho, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đáp ứng của cơ thể.) của hệ miễn dịch.

Nếu để phòng lây nhiễm thì chỉ xông 1 lần vào buổi chiều.

Đây là phương pháp cổ truyền của Lương y đã 30 năm nay để điều trị cảm cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Nhưng giờ đây khi áp dụng vào corona lại vô cùng hiệu quả.

Mong các bạn và mọi người ghi lại để dùng cho mình và phố biến cho mọi người để toàn dân vượt qua đại dịch. Trân trọng .

Chú giải:

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

 

Khoai Sọ

 Tập hợp từ net.

Xấu xí, tương đối rẻ nhưng khoai sọ được ví với nhân sâm về sự bổ dưỡng

Các chuyên gia về sức khỏe đều khuyên mọi người nên thường xuyên dùng khoai sọ bởi chúng có công dụng được ví như nhân sâm lại rất rẻ.

Đông y  tin rằng nếu sử dụng khoai sọ như một món khai vị, các món chính sau đó sẽ dễ dàng được tiêu hóa hơn, cách ăn uống này đặc biệt thích hợp cho những người có sức khỏe kém, viêm dạ dày.

Giống khoai này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như hợp chất hữu cơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều chất xơ và carbohydrate, các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6, folate, magiê, sắt, kẽm, phốt pho, kali, mangan và đồng.

Có nhiều chất tốt như vậy khiến khoai sọ trở thành thực phẩm có nhiều lợi ích

Thậm chí nhiều chuyên gia còn ví khoai sọ như một loại nhân sâm giá rẻ với những lợi ích vàng:

1. Có lợi cho đường tiêu hóa

Khoai sọ chứa khoảng 27% lượng chất xơ bạn cần hấp thụ mỗi ngày từ khẩu phần ăn. Vì vậy, loại thực phẩm này rất có ích trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra khoai sọ còn giúp ngăn ngừa một số vấn đề như xì hơi, đầy bụng, chuột rút, táo bón và thậm chí bệnh tiêu chảy.

2. Nhuận tràng

Giàu chất saponin, có thể tạo thành một màng bảo vệ trên thành dạ dày, bôi trơn đường ruột giúp nhuận tràng và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

3. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Chất xơ trong khoai sọ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường vì chúng có thể điều chỉnh quá trình phóng thích insulin và glucose.

4. Có lợi cho huyết áp và giúp tim khỏe mạnh

Khoai sọ có hàm lượng kali đáng kể, kali không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển chất lỏng giữa các màng và các mô trong cơ thể mà còn giúp giảm căng thẳng, áp lực lên các mạch máu, động mạch.

Khoai sọ còn tốt hơn cả các loại thực phẩm khác mà lâu nay vẫn được ca ngợi như bông cải, nhóm cải mầm, bột yến mạch

5. Làm sạch răng

Trong khoai sọ có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe trong đó có flo và nó có chức năng làm sạch và bảo vệ răng tự nhiên, an toàn.

6. Ngăn ngừa các loại bệnh ung thư

Trong khoai sọ hàm có lượng cao vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa phenol khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm ra khỏi cơ thể. Các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm sinh ra từ quá trình tế bào trao đổi chất và có thể “biến” các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư.

Bằng cách loại bỏ các gốc tự do này, khoai sọ gần như bảo vệ chúng ta hoàn toàn khỏi bệnh ung thư nguy hiểm. Hơn thế nữa, trong khoai sọ còn có chất cryptoxanthin với khả năng ngăn ngừa ung thư vòm họng và ung thư phổi.

Lưu ý:

- Nên ăn số lượng ít đối với những người bị đờm, cơ địa nhạy cảm (dễ nổi mề đay, eczema, hen suyễn, viêm mũi dị ứng), chán ăn.

- Bên cạnh đó, khoai sọ cũng có tác dụng khử trùng, giảm sưng, làm tan máu bầm. Nếu bị ong đốt, cách phổ biến nhất là sử dụng cuống khoai sọ để xoa lên vùng bị đốt.

 

01/03/2022

Bạn - Bè

 


BẠN - BÈ thường thấy đi chung

Nhưng BÈ và BẠN chẳng cùng bên nhau

 

BẠN thì trước cũng như sau

Sang hèn không đổi, nghèo giàu chẳng thay

BẠN, khi ta gặp không may

Góp lòng xoay trở, chung tay đỡ đần

BẠN, khi ta xuống tinh thần

Tận tâm an ủi, ân cần xẻ chia

BẠN, không mốt nọ mai kia

Nghe lời xiểm nịnh mà lìa tình thân

BẠN, trong suốt quãng đường trần

Không lừa phản, chẳng tính phần thiệt hơn

BẠN thì trong mọi nguồn cơn

Buồn vui chung với vui buồn của ta

 

BÈ, thường cùng nhịp hoan ca

Hân hoan vui vẻ với ta tiệc tùng 

Khi ta gặp chuyện khốn cùng

BÈ, nhìn ta lạ như từng chưa quen

BÈ, luôn biến trắng thành đen

BÈ, hay đố kỵ, ghét ghen, nghi ngờ

Khi ta lỡ vận sa cơ

BÈ, không nâng lại phất cờ, đá thêm

BÈ, nào ngần ngại đi đêm

Bán ta bằng cái lưỡi mềm không xương

BÈ, luôn miệng chữ mến thương

Nhưng dao găm lại lụi sườn, đâm lưng

BÈ, tay ảo thuật vô chừng

Và vì chút lợi chẳng ngừng hại ta

BÈ, tâm đầy những quỉ ma

Làm chi còn chỗ Quốc gia, Đồng bào

 

*

BẠN, ôi nghĩa ấy ngọt ngào

Là DUYÊN là HẠNH chớ nào bỗng nhiên

BẠN ơi, hỡi các BẠN HIỀN !

BẠN là hoa HẠNH hoa DUYÊN, hoa ĐỜI

 

*

CẢM ƠN TÌNH BẠN TUYỆT VỜI

SÓNG XÔ TÔI XUỐNG, BẠN NGƯỜI NÂNG LÊN

 

Ngô Minh Hằng

 

Trộm áo nhà vua - Kinh Bách dụ

                                                     Ví dụ thứ tám trong kinh Bách dụ - Lời Phật dạy.

Thuở xưa, có người nhà quê, lẻn vào kho áo của vua lấy trộm một bộ y phục, rồi lén chạy đến một phương xa.

Sau khi vụ mất trộm bị phát giác, nhà vua bèn phái nhiều binh lính đến các nơi tra tìm, cuối cùng bắt được tên ăn trộm đưa về tòa án. Khi bị thẩm vấn, y không thừa nhận y phục nầy là đã lấy trộm của vua, còn nói là di sản của tổ phụ lưu truyền lại. Vua mới bảo y lấy y phục ấy mặc thử.

 Y không biết cách mặc, đem món đang mặc trên cánh tay mà mặc dưới chân, đem món đang mặc ngang lưng bụng mà mặc lên trên đầu.

Vua thấy thế phán rằng:

– Ngươi mặc lộn như vậy, chứng tỏ y phục đấy chẳng phải của tổ phụ ngươi lưu truyền. Huống nữa y phục nầy là của vua và các quan mặc, tổ phụ ngươi làm gì có thứ nầy?

Tên ăn trộm cứng họng, không thể trả lời được, đành phải cúi đầu thừa nhận.

** Chuyện nầy tỷ dụ: Ngoại đạo ăn trộm giáo nghĩa của Phật pháp làm của mình; nhưng vì không hiểu rõ chính nghĩa Phật pháp; ăn trộm rồi để đó chứ không dùng được chuyện gì, chỉ được cái điên đảo tạp nhạp không thứ tự, lớp lang. Kết quả không khỏi bộc lộ bản chất của bọn họ.

Đừng tưởng

 

Tác giả: nhà thơ Bùi Giáng

Đừng tưởng cứ núi là cao.. Cứ sông là chảy, cứ ao là tù.

Đừng tưởng cứ dưới là ngu.. Cứ trên là sáng cứ tu là hiền.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên.. Cứ nhiều là được cứ tiền là xong, 

Đừng tưởng không nói là câm.. Không nghe là điếc không trông là mù.

Đừng tưởng cứ trọc là sư.. Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan

Đừng tưởng có của đã sang.. Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say.. Cứ chân là bước cứ tay là sờ.

Đừng tưởng cứ đợi là chờ.. Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần.

Đừng tưởng cứ mới là tân.. Cứ hứa là chắc cứ ân là tình

Đừng tưởng cứ thấp là khinh.. Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to

Đừng tưởng cứ quyết là nên.. Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua

Đừng tưởng cứ lớn là khôn… Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng.

Đừng tưởng giàu hết cô đơn.. Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo.

Đừng tưởng cứ gió là mưa.. Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè.

Đừng tưởng cứ hạ là ve.. Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…

Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn.. Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.

Đừng tưởng cứ thích là yêu.. Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay.

Đừng tưởng vua là anh minh.. Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.

Đừng tưởng đời mãi êm đềm.. Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.

Đừng tưởng cười nói ân cần.. Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.

Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. Nói lời ngon ngọt mười phương chết người

Đừng tưởng cứ chọc là cười.. Nhiều khi nói móc biết cười làm sao.

Đừng tưởng khó nhọc gian lao.. Vượt qua thử thách tự hào lắm thay.

Đừng tưởng cứ giỏi là hay.. Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần

Đừng tưởng nắng gió êm đềm.. Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng.

Đừng tưởng góp sức là chung.. Chỉ là lợi dụng lòng tin của người.

Đừng tưởng cứ tiến là lên.. Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm.

Đừng tưởng rằm sẽ có trăng.. Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu

Đừng tưởng cứ khóc là sầu.. Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng.

Đừng tưởng cứ nghèo là hèn.. Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.

Đừng tưởng quan chức là rồng.

Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.


——————– ☆☆☆☆☆ ——————–

Đời người lúc thịnh, lúc suy.

Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.

Bên nhau chua ngọt đã từng

Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu

Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.

Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!

 

28/02/2022

Nhàn Thu

 


Áo tơi, nón lá với thuyền con,

Mấy mét dây câu, mấy mét cần

Một khúc hát vang, một bầu rượu,

Một người đơn độc kéo sông Thu !

 

Trăm năm đã sống, sầu nhàn rỗi,

Đời này chí thoả, nghỉ ngơi thôi;

Chết rồi đắc ý lên cao vợi,

Mây tự bay cao, nước tự trôi !

(viết trong ngày mưa lạnh)

10.2021


Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân








Bánh xe chuyển pháp luân xuất hiện rất nhiều trong các kiến trúc xây dựng chùa, Tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, kinh sách và nhu yếu phẩm Phật giáo nhằm đề cao một sự kiện hy hữu cho đời. Nhưng các bánh xe chuyển pháp luân rất đa dạng và có nhiều cách hiểu khác nhau.

I. Một số cách hiểu về bánh xe chuyển pháp luân:

1. Bánh xe chuyển pháp luân thường được sử dụng với 12 nan, 8 nan, 6 nan. Rất nhiều người cho rằng:

- 12 nan là tượng trưng cho giáo lý thập nhị nhân duyên

- 8 nan là tượng trưng cho bát chánh đạo

- 6 nan là tượng trưng cho lục độ

Vì cả 3 giáo lý quan trọng này đều đưa chúng sinh từ bờ mê đến bến giác và bánh xe chuyển pháp luân với 8 nan thường hay được sử dụng nhất vì hình thức nó đẹp.

2. Vòng ngoài của bánh xe chuyển pháp luân cũng được thiết kế theo 2 loại:

- Một là vòng ngoài như bánh xe có thể lăn được

- Hai là vòng ngoài bánh xe có các mấu theo nan (như bánh lái tầu thủy)

 II. Nguồn gốc của bánh xe chuyển pháp luân:

Đọc lại lịch sử Đức Phật Thích ca Mâu Ni chúng ta thấy sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề. Đức Phật đã đến vườn lộc uyển chuyển bánh xe pháp độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như cùng chứng đạo quả. Không ngôi tam bảo đầu tiên được bình thành. Phật bảo là đức Phật Thích ca Mâu Ni, Pháp bảo là giáo lý tứ diệt đế. Tăng bảo là 5 anh em ông Kiều Trần Như. Trong khi độ 5 anh em ông Kiều Trần Như, Đức Phật đã 3 lần chuyển bánh xe pháp: Sơ chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển:

Sơ chuyển (Tứ Diệu Đế):

+ Đây là khổ, vì tính nó bức bách

+ Đây là tập, vì tính nó thường dễ chưa cảm

+ Đây là diệt, vì tính nó có thể chứng

+ Đây là đạo, vì tính nó có thể tu

Khuyến chuyển:

+ Đây là khổ, các ông phải biết

+ Đây là tập, các ông phải trừ

+ Đây là diệt, các ông cần chứng đắc

+ Đây là đạo, các ông cần tu tập

-Chứng chuyển:

+ Đây là khổ, ta đã biết

+ Đây là tập, ta đã trừ xong

+ Đây là diệt, ta đã chứng được

+ Đây là đạo, ta đã thực hành

 



  

12 nhân duyên từ “Vô minh đến Lão tử” là một chuỗi xích, một vòng lẩn quẩn mà chúng sinh bị trói buộc mãi trong “Tam giới lục đạo”.

Muốn thoát khỏi hay cắt đứt chuỗi xích trói buộc nầy, thì mỗi người cần phải đoạn trừ vô minh, vì nó là tên thủ phạm chính gây ra đau khổ.

Do đó, người ta dùng hình ảnh bánh xe có 12 căm để nói lên cái ý nghĩa luân hồi mà con người cứ mãi trầm luân thọ khổ.

Còn bánh xe chuyển pháp luân, thì người ta làm bánh xe có 8 căm để tượng trưng. Con số 8 là tượng trưng cho Bát chánh đạo. Bát chánh đạo gồm có: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Vì trong Tứ diệu đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), thì Bát chánh đạo thuộc về Đạo đế. Đạo đế gồm có 37 phần hay phẩm, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo gồm có: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần và Bát chánh đạo phần.

Trong 37 phẩm trợ đạo này, thì Bát chánh đạo là quan trọng hơn cả. Vì đó là tám con đường đưa chúng sinh đến chỗ giác ngộ giải thoát. Nói cách khác, đó là 8 phương pháp diệt khổ để đạt được Niết bàn an lạc (Diệt đế).

Do đó, để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến tám con đường quan trọng nầy, nên người ta dùng bánh xe có 8 căm để biểu trưng cho ý nghĩa chuyển pháp luân vậy.