01/04/2022

Một phần trang phục nữ nổi tiếng trên thế gới

St trên net.


Trang phục truyền thống còn là quốc hồn quốc túy của một đất nước cũng như là niềm tự hào dân tộc, nó thể hiện nguồn gốc văn hóa của một con người trong xã hội. Nếu đời người chỉ có mấy chục năm, thì trang phục truyền thống đều có tuổi cả nhiều trăm năm, nhiều nghìn năm, nên có sức sống mãnh liệt và làm giàu cho nhân cách ấy.

Xường xám Trung Quốc

Xường xám hoặc sườn xám là những tên gọi khác nhau được người Việt chúng ta gọi về loại trang phục truyền thống này. Nó còn được gọi là áo dài Thượng Hải do xuất hiện nhiều ở vùng này. Nó được coi là mẫu mực trong thiết kế trang phục Trung Hoa, thể hiện nét giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Loại trang phục này rất thịnh hành của chị em phụ nữ Trung Quốc, bởi nó thể hiện được phong thái đoan trang, đường nét mĩ miều, yêu kiều, mềm mại của người phụ nữ.






Xường xám được xem là thiết kế điển hình cho trang phục truyền thống Trung Quốc, thêm vào đó là sự mẫu mực trong sự kết hợp giao thoa giũa văn hóa thời trang Trung Quốc và Phương Tây, điều này đã được công nhận là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc cùng học thuật.

Sari – Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia có nền văn hóa vô cùng đặc sắc và lâu đời, truyền thuyết cho biết Thần tạo hình cho người Ấn Độ có ngoại hình giống Phật. Đương nhiên Sari của Ấn Độ cũng có sức sống mạnh mẽ. Nó có những điểm đặc biệt bí ẩn nào?

Sari bao gồm một mảnh vải dài khoảng 5-9m, rộng khoảng 1m quấn quanh thắt lưng và vắt qua một bên vai. Sari thường được mặc bên ngoài một chiếc váy lót gọi là shaya với tay ngắn và được cắt ngang bụng.

Trang phục này theo truyền thuyết có nguồn gốc giống trang phục của các vị Phật và các nhà sư tu hành Phật giáo: cũng là một mảnh vải bố, quấn quanh thân và vắt qua một bên vai.

Theo truyền thuyết, các vị Phật choàng một tấm vải bố vàng vắt qua một bên vai. Các nhà sư vì vậy cũng có trang phục may bằng vải bố quấn quanh thân và vắt qua một bên vai.

Trang phục sari hiện đại, để đẹp và cầu kỳ hơn, nên thường được trang trí thêm bởi các họa tiết thêu tinh xảo, viền ren, hoa văn, thậm chí đính đá quý. Ngoài ra, màu sắc đa dạng của sari cũng phản ánh hoàn cảnh của người mặc, ví dụ cô dâu mặc sari màu đỏ, phụ nữ góa chồng mặc sari màu trắng còn tầng lớp thấp hơn trong xã hội mặc màu xanh da trời. Ngày nay, tại các thành phố lớn của Ấn Độ, phụ nữ chỉ mặc sari trong các dịp lễ quan trọng trong khi ở vùng nông thôn thì sari vẫn là trang phục chủ yếu.







Thai Chakkri

Thái Chakkri là bộ trang phục chính được người phụ nữ Thái Lan mặc trong những dịp quan trọng. Trang phục truyền thống này vừa mang lại vẻ đẹp quyến rũ, duyên dáng kiểu truyền thống và tôn lên những đường cong của người phụ nữ. Đường nét của Thái Chakkri tinh tế, nó bao gồm một chiếc váy dài quấn quanh người gọi là Phasin và một chiếc khăn dệt vắt qua vai.

Nhìn vào các đường nét trong trang phục, người ta đều thấy sự tinh tế và huyền bí như là vốn không phải thuần túy là sản phẩm của con người, bởi vì trang phục truyền thống và có yếu tố Thần ở trong đó.






Trang phục Apsara – Khmer

Trong dịp lễ hội cổ truyền Chol Chnam Thmay của người Khmer, các cô gái sẽ mặc trang phục Apsara bắt mắt. Bộ trang phục đầy quyến rũ mang nét cổ truyền của một dân tộc. Tôn nên nét nhẹ nhàng duyên dáng mà sắc sảo của một người phụ nữ và khiến họ giống như những vị Thần.







Kimono – Nhật Bản

Kimono là trang phục truyền thống của phụ nữ Nhật Bản với nhiều loại, nhiều tên gọi khác nhau. Mỗi loại kimono được sử dụng cho một dịp riêng biệt và cũng vì vậy nó khác nhau về chất liệu, hoa văn, kiểu dáng. Giống như Sari, sức sống của Kimono cũng đến từ việc nó vốn là trang phục của các vị Thần trên thiên giới.

Thông thường, loại vải được dùng là lụa nhưng yukata (kimono mùa hè) thường được làm bằng vải cotton. Đối với người Nhật, kimono không chỉ là trang phục mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Việc mặc kimono khá phức tạp và công phu, chỉ riêng việc buộc thắt lưng Obi đã có đến 100 cách, ngoài ra người mặc kimono còn phải đi guốc gỗ và tất tabi trắng.

Ngày nay, người Nhật chỉ mặc kimono vào các dịp lễ, Tết, đám cưới và tiệc trà đạo. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.









Hanbok – Hàn Quốc

Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc (tại Triều Tiên gọi là Joseon-ot). Cũng giống như Kimono của Nhật Bản và Sari của Ấn Độ, vốn là trang phục của các vị Thần nên Hanbok có thiết kế rất cầu kỳ và tinh tế, bao gồm váy chima dài, áo Jeogori ngắn, bên trong là nhiều lớp váy khác nhau để chân váy phồng lên. Loại vải ramie dùng để may Hanbok được dệt từ vật liệu tự nhiên cũng như nhuộm bằng màu chiết từ vỏ cây và hoa.

Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở đường cong mềm mại của áo khoác lửng Jeogori bên ngoài và phần váy phồng. Tùy vào từng mùa, nghi lễ hoặc sự kiện mà Hanbok có màu sắc, chất liệu, cách mặc khác nhau. Hanbok và Kimono hay Sari đều là trang phục khá kín đáo, làm tôn lên nét đẹp thuần khiết và duyên dáng của người phụ nữ Á Đông và rất gần với Thần trên thiên giới của họ…






Kebaya – Indonesia

Kebaya là một trang phục biểu tượng của Indonesia, nó cũng xuất hiện tại đất nước này từ thời kỳ sơ khai của loài người. Kebaya gồm một chiếc áo ôm sát cơ thể, cổ áo trước mở rộng, tay áo dài, chất liệu mỏng nhẹ như tơ lụa hay cotton mỏng… kèm theo đó là những họa tiết hoa lá được in hoặc dệt trên vải.

Những trang phục truyền thống duyên dáng nhưng có tuổi đời trẻ hơn:






Dirndl của châu Âu

Dirndl, nghĩa là “cô gái trẻ”, trang phục truyền thống của phụ nữ miền Nam nước Đức, đặc biệt là vùng Baravia, và nước Áo. Bắt nguồn từ trang phục của nông dân vùng Alpine, Dirndl còn được gọi là Landhausmode. Một bộ Dirndl bao gồm áo thân trên màu trắng tay bồng, váy liền thân mặc ngoài và cuối cùng là một chiếc tạp dề có đai lưng vải thắt nơ.

Ban đầu, Dirndl chỉ là trang phục dành cho những người giúp việc hay bảo mẫu bởi nó đem lại sự thoải mái và linh động. Theo thời gian, chính bởi thiết kế quyến rũ của nó, Dirndl được phát triển và yêu thích rộng rãi trong tầng lớp thượng lưu. Màu sắc và chất liệu của mỗi bộ Dirndl được cho là biểu tượng ở mỗi địa phương đồng thời phản ánh thực trạng xã hội.

Trên những váy Dirndl được may biểu tượng hình cây cung như một dấu hiệu thể hiện tình trang hôn nhân của người phụ nữ. Mũi ở bên phải nghĩa là người phụ nữ chưa chồng, còn mũi bên trái thì thể hiện điều ngược lại. Tuy nhiên, nếu cây cung ở mặt sau, có nghĩa là người phụ nữ đó góa chồng. Những bộ váy Dirndl chất lượng cao được làm từ lụa, bông cao cấp và lanh.





Khăn ren Coiffie, Brittany – Pháp

Khăn Coiffie là một chiếc khăn ren tuyệt đẹp, được làm rất tinh tế, nó như một phần không thể thiếu trong trang phục truyền thống của người dân Brittany – Pháp.

Áo dài – Việt Nam

Áo dài là nét văn hóa truyền thống không thể thiếu đối với người Việt Nam, mỗi chiếc áo dài là một đại diện cho sự duyên dáng của phụ nữ Việt.

Tuy nhiên, so với những bộ trang phục truyền thống châu Á khác từ áo dài Việt Nam riêng cho nữ có tuổi đời khá trẻ. Nguyên thuỷ chiếc áo dài Việt Nam ra đời vào khoảng năm 1739-1765 dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương. Cho đến hôm nay, áo dài vẫn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và được sử dụng trong cả dịp lễ hội lẫn đời sống hàng ngày. Áo dài có thể may từ nhiều chất liệu từ bình dân đến cao cấp như lụa, gấm quý…với những màu sắc, hoa văn trang trí vô cùng đa dạng.

Với thiết kế ôm sát làm lộ những đường cong cơ thể, tà dài xẻ trước sau và quần suôn ống rộng, áo dài vừa kín đáo lại vừa gợi cảm, vừa tinh khôi lại vừa thướt tha, quyến rũ và rất được bạn bè quốc tế yêu thích.








Thật ra, người Việt Ta có một trang phục nổi tiếng mà người Pháp si mê đó là Yếm - Trang phục gợi nhiều ý thơ trong mắt các thi nhân Ta.




Bình phong và cổ thụ

 

(Thằng bạn bia tít mắt khoe, nhớ đến bức tranh Đông Hồ)

Bữa cơm chiều quanh mâm

Mọi người đông đủ cả

Miếng này mẹ ăn đi

Con đã làm mềm lắm.


Món này ngon anh rể

Em làm riêng anh đó

Rất bổ dưỡng anh ơi

Mà phục vụ cho chị.


Cô cũng ăn đi mà

Sao gắp anh nhiều thế

Cô sao mà khéo quá

Nấu món nào cũng ngon

Anh thấy ăn vừa miệng.


Cô phải đi lấy chồng

Cứ ở nhà mãi thôi

Sao tìm được người mến.


Em chả đi lấy chồng

Ở nhà hầu anh chị

Lại được chăm mẹ em...


Ngó TV cười ngượng.


Nhà này mẹ đừng bán

Để dành anh chị thôi

Con cũng có một phần

Lọt sàng xuống lia nhé.


Bữa cơm chiều êm ả

Mọi người  ai cũng tươi.

Mộng mơ em nghĩ nhẩm

Ăn ngon và ngoan ái

Em nguyện gả đi mà.



Tranh Đánh ghen Đông Hồ: Sự việc xảy ra sau bức bình phong, cạnh cây cổ thụ. Nó hàm chứa ý thâm thúy của người xưa khi khắc bức tranh này. Có dịp mình sẽ hầu tiếp các bạn về dòng tranh này. Chữ trên bức tranh, dịch nôm:

“Thôi thôi nuốt giận làm lành. 

Chi điều sinh sự nhục mình, nhục ta”

Cậu con trai nói

“Mẹ về mà tắm mát. 

Ham thanh và chuộng lạ, 

mặc thày tôi với dì”.

Ngôi chùa độc đáo ở Hà Nội: Chùa gốm sứ Hưng Ký

 

 


Chùa Hưng Ký là ngôi chùa cổ nằm tại ngõ Hưng Ký, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Trước đây vùng này là địa phận làng Hoàng Mai thuộc thôn Đoài. Chùa còn có tên chữ là Vũ Hưng tự, hiệu là Võ Hưng Truyền Am. 

Chùa Hưng Ký được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Nét nổi bật của chùa mà không đâu có được chính là việc sử dụng nhuần nhuyễn lối trang trí bằng các vật liệu xây dựng hiện đại như gốm, sứ kết hợp với phong cách kiến trúc cổ truyền. Từ đó tạo nên ngôi chùa mang kiến trúc có một không hai trong lịch sử kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Đến năm 1992, ngôi chùa này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng bảo tồn và hiện nay, chùa do Ni sư Thích Từ Ân trụ trì.

  

Tam quan chùa Hưng Ký

Có lẽ ít người biết đến ngôi chùa này vì mặt tiền của nó bị bao vây bởi hàng quán nhếch nhác… Nhưng qua cổng tam quan, ta thực sự choáng ngợp khi biết trên khuôn viên 3.000 m2, các hạng mục kiến trúc của chùa từ tam quan, tam bảo đến phật điện, nhà tổ đều được trang hoàng bởi những bức cuốn bằng gốm sứ, tạc khắc hoa văn tinh xảo qua gần 80 năm vẫn còn bóng màu men gạch.

 

  Toàn cảnh chùa Hưng Ký nhìn từ trên gác.

Tòa tam bảo với hệ thống các lớp gốm sứ nhiều màu sắc bao bọc

Cổng tam quan có thế đứng đồ sộ, được xây theo kiểu gác chuông hai tầng mái. Bốn cột đồng trụ đỉnh có chạm chim phượng, lồng đèn và đắp tứ linh. Cổng chính gồm tứ trụ nối với tam quan tạo nên thế nguy nga, vững chãi. Hai mặt ngoài cổng phụ có đắp phù điêu hình voi ngựa, tám góc mái chạm hình rồng chầu nguyệt. Các mặt trụ đều có câu đối chữ Hán, chữ Nôm bằng sứ tráng men màu trông hệt như một bức tranh thủy mặc.

Bức cuốn trang trí hoa văn trên xà của tam bảo


Đốc tường của chùa được bố trí tượng nghê “gốm” và hoa văn.



Mái chùa được lợp ngói ống, có gắn chữ thọ.

Tòa tam bảo kiến trúc theo kiểu tường xây, chia làm 7 gian gồm 12 cột chính, mỗi cột cao 7 m, vuông 30 cm. Mái chùa được lợp ngói ống, đầu gắn chữ "Thọ". Trên nóc mái có bày chính giữa một chiếc nậm đựng nước cam lồ, thứ nước mà nhà Phật dùng để cứu độ chúng sinh...


Nhà bia sau chùa trang trí gốm sứ tinh xảo.


Cận cảnh hoa văn ở nhà bia về cảnh rước quan trạng ngày xưa.






Một di sản quý giá nữa mang tính thẩm mỹ cao ở chùa Hưng Ký đó là 3 pho tượng gỗ đồ sộ: Đức Phật A Di Đà cao 3,86 m làm bằng gỗ phủ sơn, tượng Phật Di Lặc cũng bằng gỗ sơn son và tượng Phật Thích Ca đản sinh. Ngoài ra, hai gian đầu hồi tam bảo còn có hai tòa Thập điện Diêm vương được cấu trúc theo kiểu động, miêu tả chân thực cảnh sống nơi trần gian và ngục tối.




Tượng nghê đá bằng gốm sứ.


Tượng Phật bà Quan Âm, một trong những tượng độc đáo của chùa.


Không quá lời khi nói rằng, chùa Hưng Ký là một kiệt tác của Phật giáo thời cận hiện đại. Cư sĩ Lã Nam Mai khi vãn cảnh nơi đây đã viết:

“Bên Long Thành dựng ngôi chùa

Nào tiên nào Phật điểm tô muôn vàn

Việc thần đạo kể làm sao xiết

Phía Hà thành tỏ nét tài hoa

Danh lam đọ Bắc kỳ ta

Thực là bậc nhất thuyền gia lâu đài...”.




Cận cảnh những bức phù điêu về lân, quy và phượng.


Theo hòa thượng Thích Từ Ân, trụ trì của chùa thì người có công đầu tạo dựng nên công trình kiến trúc độc đáo chùa Hưng Ký là ông Trần Văn Thành (chủ nhà máy gạch Cầu Đuống). Ông Thành vốn là người giỏi kinh doanh, sớm tiếp thu kỹ thuật tiên tiến nên gạch ngói của xưởng ông được nhiều người ưa chuộng. Năm 1922, khi người Pháp tổ chức hội chợ ở Mác xây, ông Thành cũng đem các mẫu hàng sang dự và hàng của ông được thưởng huân chương. Với tấm lòng mến mộ mảnh đất ở gần cửa ô phía nam, nơi ông có nhiều kỷ niệm, ông đã dành số tiền thưởng ở hội chợ quốc tế này và tiền lãi tất cả hơn 4.000 Đông Dương để xây dựng chùa Hưng Ký.