10/03/2023

Chức tước, cấp bậc Chư hầu, quan lại trong xã hội phong kiến

 Sưu tầm và biên tập

(Ở đây mình chỉ đề cập đến TQ và VN thôi)

 

Tước vị chư hầu:

Vương: dùng để phong cho những người thuộc hoàng tộc và anh em trực hệ với vua, các hoàng tử.

Gồm có:

+ Quốc Vương: đứng đầu một nước.

+ Thân Vương: anh em của vua.

+ Quận Vương: con cháu thuộc hoàng tộc.

+ Vương: con hoặc anh em vua.

*Vương có tên ba chữ có vị trí thấp hơn Vương có tên hai chữ.

VD: Thanh Đô Vương sau khi lập nhiều chiến công mới được phong lên làm Thanh Vương.

*Một số trường hợp Vương cũng được phong cho người ngoài tộc, nhưng đa số vì người đó có công quá lớn và dưới sự bức bách của nhân dân.

Công: (Thấp hơn Vương) Dành cho các con hoàng thái tử và thân vương.

Gồm có:

+ Quốc công: Phong cho những người có binh quyền lớn hoặc thế tử của các Vương.

+ Quận công: Phong cho những người có binh quyền và công lao lớn không có huyết thống hoàng tộc.

Hầu: (Thấp hơn Công) Phong cho những người có công lao hoặc danh vọng lớn, hoặc con trưởng của các quốc công hoặc vương.

: Phong cho cháu đời ba trong hoàng tộc (Tức là cháu của các vương), hoặc con trưởng của các công chúa.

Tử: Phong cho quan lại nhất phẩm, con thứ của công chúa, con trưởng của Hầu, Bá.

Nam: Phong cho quan lại phó nhất phẩm, con thứ của công chúa, con trưởng của Hầu, Bá.

*Nói chung tước thường đi kèm với quan chức, tuy nhiên về mặt quan trường thì có khi Nam tước còn cao hơn cả quan Thượng Thư.

Cấp bậc quan lại

Quan lại là những người trong bộ máy nhà nước phong kiến và bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời thuộc Pháp từ cấp huyện trở lên, gồm người điều hành là “Quan” và những người thừa hành là “Lại”.

Quan lại được thay đổi qua nhiều triều đại, cấp bậc cũng từ đó thay đổi theo, nhưng tên và quyền hạn của các chức quan đó đa số đều không có nhiều thay đổi, trong đó có những cấp bậc chủ yếu sau:

1. Quan ở trung ương:

Các quan cao nhất chuyên phụ giúp cho vua có:

- Tể tướng (qua các triều đại còn có tên Bách quỹ, Thừa tướng, Tướng quốc): Người đứng đầu của các quan văn trong triều, có thể thay mặt vua xử lý mọi việc hành chính quốc gia.

- Thái sư, Thái phó, Thái bảo: thầy, nuôi nấng, dạy dỗ vua, ba chức lớn nhất, gọi là Tam Công.

 

- Thiếu sư, Thiếu bảo, Thiếu phó: quan dưới một bậc, chuyên giúp đỡ Tam Công, gọi là Tam Thiếu.

- Thái tể, Thái tông, Thái sử, Thái chúc, Thái sĩ, Thái bốc: giúp vua xử lý chính vụ, đứng hai bên tả hữu vua, gọi là Lục Thái.

- Ngũ Tư có:

+ Tư Đồ: giữ việc nông thương, cảnh sát, giáo dục, rèn đúc dân.

+ Tư Khấu: coi về hình phạt, kiện tụng.

+ Tư Mã: thống sáu quân, dẹp yên trong nước.

+ Tư Thổ: giữ lễ của nước (tế tự, triều sinh...).

+ Tư Không: khuyến công, nông, việc thổ mộc, xét địa lợi, thiên thời.

- Thái úy: coi binh quyền, quân sự, là chức quan tổng thống việc binh (là quan võ ngang với Tể tướng).

- Đại học sĩ: là cố vấn của vua trong những việc trọng đại. Ở Trung Quốc, từ nhà Minh chức Tể tướng bị xóa, chỉ còn lại Đại học sĩ là cao nhất.

- Ngự sử đại phu: chuyên can gián, kiểm soát các quan.

 - Đứng đầu các bộ là Thượng thư, giúp việc có Tả thị lang, hữu thị lang. Gồm có 6 bộ, hay Lục bộ:

+ Lại bộ: bổ nhiệm quan chức, phong tước, xét công, bãi nhiễm và thăng chức cho các quan lại, quản lý quan lại.

+ Lễ bộ: lo việc tổ chức yến tiệc, thi cử, lễ nghi trong triều đình, chuẩn bị áo mũ, ấn tín, tấu chương v.v... Quản lý các lễ cống nạp của chư hầu, cũng như lo việc bói toán, đồng văn nhã nhạc.

+ Hộ bộ: quản lý ruộng đất, thu phát bổng lộc liên quan đến đất đai như thóc gạo, hay hôn nhân, hộ khẩu. coi phép lưu thông tiền tệ, vật giá đắt rẻ...

+ Binh bộ: quản lý cấm vệ quân, xe ngựa, vũ khí đạn dược cũng như mọi thứ liên quan tới quân sự, bảo vệ đất nước.

+ Hình bộ: chính lệnh về pháp luật, xét lại những án nặng, tội còn ngờ.

+ Công bộ: phụ trách mọi việc xây dựng cầu cống, đường xá, cung đình, sửa sang việc thổ mộc, đắp thành, đóng thuyền bè.

- Dưới bộ còn có các Ty. Đứng đầu mỗi ty là Lang trung với Viên ngoại lang và Chủ sự phụ giúp.

- Tiếp theo là các Tự. Ðứng đầu là các tự là Tự khanh, rồi đến Thiếu khanh, Tự thừa, Viên ngoại, Chủ sự, Tư vụ, thư lại. Gồm có các tự sau:

- Hồng lô tự: tổ chức, sắp xếp thể thức lễ nghi tiếp đón sứ giả nước ngoài, lễ Xuớng danh thi Ðình...

- Quang lộc tự: cung cấp, kiểm tra rượu lễ, thực vật trong các buổi tế tự, triều hội, yến tiệc.

- Ðại lý tự: Cơ quan xét xử tối cao, xét lại các án còn ngờ.

- Thái thường tự: trông coi đền chùa, thi hành thể thức lễ nghi, điều khiển ban âm nhạc.

- Thái bảo tự: đóng ấn quyển thi Hội.

Bên cạnh đó còn có các chức quan khác, đó là:

- Thượng thư tỉnh: giúp Tể tướng điều khiển trăm quan liên lạc với Thượng thư các Bộ.

- Trung thư tỉnh: là cơ quan quyết định chính sách, phụ trách thảo luận, soạn thảo, ban hành chiếu lệnh của Hoàng đế.

- Môn hạ tỉnh: chuyển lệnh vua đến các quan, tâu vua việc các quan thi hành lệnh vua, điều khiển lễ nghi trong cung.

- Khu mật sứ: Cơ mật viện, coi việc cơ mật, nắm quyền binh.

- Ngự sử đài: cơ quan giám sát, can gián các quan ở triều đình, sau còn được gọi là Đô sát viện.

- Hàn lâm viện: lo biên soạn văn thư.

- Quốc tử giám: lo dạy dỗ đào tạo con em giới cầm quyền, đứng đầu là Tế tửu.

- Tư thiên giám / Khâm thiên giám: coi thiên văn, lịch pháp.

- Thái y viện: lo việc thuốc men, chữa bệnh cho hoàng tộc, quan lại.

- Nội các: là văn phòng vua, ghi chép tấu, sớ các nha dâng lên, khởi thảo chiếu, chế, sắc ban ra các cơ quan, thi Ðình thì đằng lục các chế sách và cấp quyển thi.

- Tôn nhân phủ: là cơ quan quản lý nội bộ hoàng tộc, trông nom sổ sách, ngọc phả, đền miếu trong hoàng tộc; giải quyết các vấn đề có liên quan đến các thân vương, công tử, công tôn...

- Nội vụ phủ: là nơi quản lý các thái giám, cũng như công việc hành chính ở hậu cung.

2. Quan ở địa phương:

- Thứ sử: giám sát, coi việc hành chính đứng đầu một quận quốc, hay một tỉnh, dù dưới quyền Thái thú, nhưng là người đại diện cho Thái thú khi vào kinh, sau khi chức Thái thú được bỏ thì Thứ sử là cao nhất.

- Thái thú: quan đứng đầu một quận, nhiệm vụ là thu nạp các cống phẩm của địa phương, nếu quận loạn lạc, sẽ được bổ nhiệm thêm một Đô úy có nhiệm vụ phụ trách quân sự, còn không Thái thú quản cả quân sự và dân sự của quận đó.

- Tổng đốc: là viên quan đứng đầu một vùng bao gồm nhiều tỉnh thành, trông coi cả về dân sự và quân sự.

- Tuần phủ: là người lãnh đạo một tỉnh hoặc một bộ phận của tỉnh lớn, có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức quan dưới quyền ở địa phương mình quản lý, có quyền lãnh đạo về hành chính, tài chính, quân sự cùa tỉnh. Nếu ở tỉnh đó có Tổng đốc, thì Tuần phủ phải nghe theo Tổng đốc.

- Tri phủ (tứ phẩm): Đứng đầu một phủ hoặc châu, có quyền cả dân sự và quân sự.

- Phủ doãn: quan thuộc cấp huyện, đàn áp cường hào, xét những vụ kiện do quan huyện xử mà kêu lại ở bản hạt, hàng ngũ phẩm.

- Án sát sứ: coi việc hành chính, kiện tụng, tư pháp, phong hóa, kỷ cương ở các tỉnh, dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ.

- Tri huyện (bát phẩm): đứng đầu một huyện.

- Huyện thừa (cửu phẩm): lo công văn, sổ sách trong huyện, phụ giúp Tri huyện.

- Xã trưởng: là người đứng đầu một xã, giúp các quan lại quản lý việc thu thuế của dân, giữ gìn an ninh trật tự, chọn lính nhập ngũ hoặc chọn thí sinh đi thi cử.

 - Thượng tướng quân: quan ngoài, coi việc binh.

- Ðô hộ phủ Sĩ sư : (Ðường) coi phiên quốc, sau cải là Tiết độ sứ.

- Lãnh binh: võ tướng, chỉ huy quân đội cấp tỉnh.

- Ðô đốc: người trực tiếp điều khiển 5 quân.

- Thiếu úy: là chức quan tổng thống việc binh, coi cấm quân.

- Bá hộ: cũng gọi là Bách hộ, quan võ cầm 100 binh.

- Biền binh : một hạng lính không thường trực ở các tỉnh và kinh thành, chia ba ban thay nhau trực trong quân đội.

- Tiết độ sứ : là Ðô hộ phủ, quan võ coi ngoài biên ải.

- Vũ vệ : quân hộ tống khi vua đi ra ngoài.

- Vệ : cấm quân, bảo vệ quanh vua.

- Thị vệ: lính hộ vệ nhà vua.

- Thân vệ: vệ binh của vua.

- Ðốc trấn: giữ yên địa phương.

- Cẩm y vệ: đi tuần cảnh, cấm binh.

- Lính lệ : làm tạp vụ ở huyện.

- Ðô thống ngũ quân (tiền, hậu, tả, hữu, trung) : quan võ, bảo vệ vua, hoàng tộc và kinh thành. Chỉ huy 5 binh chủng : Bộ binh, Thủy binh, Pháo binh, Tượng binh, Kỵ binh.

- Ðề lãnh: tuần hành xem xét các địa phận trong thành, xét hỏi những vụ kiện do Ngự sử đài quản lý.

- Vệ úy: người quản lý cửa cung, cửa thành.

3. Phẩm hàm:

Về cơ bản quan lại các triều đại về sau đều được chia ra làm chín phẩm, mỗi phẩm lại có hai cấp bậc là Chính và Tòng (phó), cấp Tòng thường là người phò tá cho Chính, có lương bổng thấp hơn một chút nhưng cùng phẩm quan.

- Nhất phẩm:

Quan văn: Tể tướng, Tư đồ; Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Đại học sĩ cần chánh điện, Thái tử thái sư (phó).

Quan võ: Thái úy, Tư mã, Đô thống, Đô đốc, Thượng tướng quân.

- Nhị phẩm:

Quan văn: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo, Thượng thư (đứng đầu các bộ), Tổng đốc (đứng đầu hai, ba tỉnh), Tuần phủ (đứng đầu một tỉnh).

Quan võ: Thiếu úy, Đề đốc, Đề lãnh, Tham đốc, Đại Tướng quân.

- Tam phẩm:

Quan văn: Tổng thái giám, thứ sử (đứng đầu các Châu) , Thị lang (Phó của Thượng thư), Ngự sử đại phu (chuyên can giám, kiểm soát các quan).

Quan võ: Nhất đẳng thị vệ, Vệ úy thị nội, Vệ úy giám thành, Vệ úy các quân, Tổng chỉ huy sứ (nắm quyền chỉ huy quân đội), Tổng binh sứ. Các quan võ cấp này thường được gọi là Tướng quân, trừ Thị vệ.

- Tứ phẩm:

Quan văn: Học sĩ (trong viện Hàn lâm), Thái giám, Trường sử (Thư ký về văn thư), Phó tổng ngự sử, Tham tri.

Quan võ: Nhị đẳng thị vệ, Thành thủ úy, Cai đội nội các, Chỉ huy sứ, Tiết độ sứ. Các quan võ cấp này còn được gọi là Giám quân.

- Ngũ phẩm:

Quan văn: Phủ doãn, Đại sứ Thái y viện, Thị giảng trong Hàn Lâm Viện, Đông các Đại học sĩ.

Quan võ: Hiệu úy Cấm vệ quân, Tam đẳng thị vệ, Tứ đẳng thị vệ (cấp Phó), Đội trưởng các quân, Cai đội giám thành.

- Lục phẩm:

Quan văn: Thị thư trong Hàn Lâm Viện, Ngự y chính trong Thái y viện, Giám trưởng Tư thiên giám, Lang trung (mỗi bộ có 4 Ty, Lang trung đứng đầu các Ty), Tri phủ, Viên ngoại lang (trong lục bộ, cấp phó).

Quan võ: Ngũ đẳng thị vệ, Cai đội các thành trấn, Cai đội thổ binh, Đội trưởng chư quân.

- Thất phẩm:

Quan văn: Ngự sử giám sát, Trường sử ở Vương phủ, cấp phó trong Thái y viện, Giám phó Tư thiên giám, Tri huyện, Tri châu, Thông phán (quan chuyên xét xử)

Quan võ: Tiểu đội trưởng Cấm vệ quân, Tiểu đội trưởng Giám thành, Tiểu đội trưởng Chư quân.

- Bát phẩm:

Quan văn: Tu soạn trong Hàn Lâm Viện, Giám thứ trong Tư thiên giám, Huấn đạo, Huyện thừa (lo công văn), Tri sư các phủ.

Quan võ: Đội trưởng trạm dịch, Đội trướng các trấn đạo, binh ở Đại lý tự, Đội trưởng binh lính ở địa phương.

- Cửu phẩm:

Quan văn: Các quan lo công văn ở các chợ, bến đồ, trạm dịch; Y sinh Thái y viện, Điển bạ Quốc tử giám, Đãi chiếu Hàn lâm viện.

Quan võ: Cai tổng, Cai huyện.

08/03/2023

Mùa Đông cần làm

 Sưu tầm, biên tập.

(thật ra tôi chưa dịch thoát được chữ lạp bát - laba trong bài nên đành gọi là tiết Đông - mùa Đông vậy. Mong thông cảm)

Trong Mộng Lương Lục quyển 6, Ngô Tự Mục có chép: Vào ngày này, hầu hết các tự viện (chùa - viện...Phật giáo) đều thiết bày cháo Ngũ Vị còn có tên là cháo Lạp Bát sau đó cháo Lạp Bát cũng được gọi thành cháo Thất Ngọc. Cháo Lạp Bát là một loại cháo nấu bằng gạo đỗ cùng củ quả như: táo, hạt dẻ, hạt sen để cúng Phật. Bát cháo này được dùng làm phẩm vật cúng dường Đức Phật, vào ngày Ngài thành đạo(?) (mùng 8 tháng 12 Âm lịch), sau thành tục lệ lưu truyền trong dân gian Trung Hoa.

Uống một bát cháo Lạp bát bốc khói không chỉ có thể giữ ấm cho cơ thể, tăng khả năng chống lạnh mà còn ngăn ngừa các cảm giác lạnh, tà bên ngoài, điều hòa đường ruột và dạ dày của bạn.



Có rất nhiều nguyên liệu để nấu cháo Lạp bát, bạn có thể lựa chọn theo sở thích của mình như: gạo: kê, gạo vàng, gạo tẻ, gạo giang, v.v.

Đậu: đậu đỏ adzuki, đậu xanh, đậu đen, v.v.

Các loại hạt: đậu phộng, hạnh nhân, chà là đỏ, kẹo chà là, quả óc chó, v.v.

Trái cây sấy khô: nho khô, trái cây sấy khô, v.v.

Lạp bát ăn với "tỏi Lạp bát" ngâm

Như người xưa có câu "Lạp bát không dùng tỏi, cả năm không khô(?)".

Có thể chọn tỏi tía hoặc tỏi trắng, nhưng điều quan trọng là không được có tỏi xấu, và hãy nhớ rằng "tất cả mọi thứ đều có màu trắng".

Ta chỉ cần cắt bỏ đầu và đuôi củ tỏi.

Tỏi có thể chuyển sang màu xanh do giấm ngấm vào tỏi và phá hủy cấu trúc bên trong của tỏi.

Cắt đầu và đuôi của tỏi có thể làm tăng diện tích tiếp xúc giữa tỏi và giấm, để cho tỏi, và phản ứng hóa học với giấm, do đó tỏi nhanh chóng chuyển sang màu xanh.



Cho một thìa muối và một thìa đường vào tỏi đã băm nhỏ, sau đó đảo đều và ướp trong 30 phút.

Mục đích của bước này là làm mềm lớp vỏ ngoài của tỏi để tỏi nhanh chóng chuyển sang màu xanh.

Ngoài ra, việc sử dụng giấm để ngâm tỏi Lạp bát rất quan trọng.

 Lấy một nửa giấm gạo và một nửa giấm trưởng thành, tỷ lệ giấm với tỏi là 1: 1.

Sau đó cho chúng vào nồi cùng với một ít đường phèn để tỏi ngâm chua có vị thơm hơn.

Sau khi đun sôi, hãy để khô tỏi với không khí ở nhiệt độ phòng. Đổ tép tỏi đã chế biến và giấm đã đốt vào một lọ không chứa nước và không có dầu. Đậy kín lọ. Tỏi thường bắt đầu chuyển sang màu xanh sau hai hoặc ba ngày, tỏi sẽ hoàn toàn chuyển sang màu xanh lục.



Lạp bát, làm tốt ba việc và năm sau sẽ hết ốm

Cách đầu tiên: uống thêm trà

Có một câu nói trong dân gian rằng "Lạp bát Lạp bát, đóng băng cằm".

Có thể thấy, cái rét mùa Lạp bát cộng với đợt rét đậm, rét hại và mưa phùn càng làm tăng thêm cái rét sâu hơn.

Lại nữa, thời tiết lúc này cũng tương đối hanh khô, hanh khô rất dễ gây tổn hại đến sức khỏe của con người, cần phải đề phòng.

Nếu bạn muốn thoát khỏi cái lạnh và khô, pha một tách trà nóng là một lựa chọn tốt, nó có thể giúp bạn tránh khỏi cái lạnh và làm ấm cơ thể, và nó cũng có thể dưỡng âm và giảm khô.

Vào mùa đông lạnh giá, uống trà hoa cỏ dịu nhẹ thay trà là một lựa chọn tốt.

Trà hoa hồng có tính chất dịu nhẹ, ngâm nước uống thay trà, làm ấm bụng và giảm đau, chăm sóc dạ dày và đường ruột.

Hồng gai là một loại hoa hồng dại nhỏ, có thể ăn được, có thể phơi khô trong bóng râm nấu canh thay trà, có tác dụng giảm đau gan, dạ dày, bổ tỳ vị, hạ hỏa, chữa đau bụng do lạnh. và lạnh bụng. Điều hòa khí huyết, làm dịu thần kinh, thư giãn nhu động ruột, giảm kích thích, điều hòa khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ, làm dịu cảm xúc.

Trà lá mè đỏ ngâm nước thay trà có tác dụng xua tan cảm lạnh và thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa lạnh.

Đông Y cho rằng lá vừng đỏ có thể làm ấm dạ dày, làm dịu tỳ vị và dạ dày ứ trệ, tức ngực, tiêu chảy và nôn mửa. Nó cũng có thể thúc đẩy nhu động của thành ruột và giúp tiêu hóa. Đây là một lựa chọn tốt để bảo dưỡng dạ dày.

Ngoài ra, lá lộc vừng đỏ còn có thể làm ra mồ hôi và giải cảm bề mặt, xua tan phong hàn, giúp phòng và cải thiện cảm gió, cảm mạo.

Phần thứ hai: bảo vệ đầu và bàn chân

Khi Lạp bát gặp phải một đợt rét đậm, rét hại, mặt đất lạnh cóng, cái ác lạnh lùng xâm nhập vào con người và gây hại cho sức khỏe.

Lúc này, chúng ta phải làm tốt công tác chống rét, chống rét và quan trọng nhất là phải bảo vệ đầu và bàn chân.

Đầu là nơi hội tụ các kinh mạch dương và là nơi năng lượng dương của con người mạnh nhất.

Một khi đầu bị tổn thương, khí huyết lưu thông không thông suốt, huyết áp dễ lên cao, dễ dẫn đến đột quỵ.

Nhớ bảo vệ đầu khỏi lạnh, quàng khăn và đội mũ khi ra ngoài, giữ ấm cho đầu.

Khi rảnh rỗi, bạn có thể thường xuyên dùng lòng bàn tay xoa bóp đỉnh đầu.

Vào mùa đông lạnh giá, để chăm sóc cho năng lượng dương của cơ thể con người, việc xoa đỉnh đầu thường xuyên là một lựa chọn tốt.

Ngoài ra, khi đủ nắng, có thể cho đỉnh đầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để thông kinh mạch và điều hòa, tăng cường sinh lực cho dương khí.

"Cái lạnh bắt đầu từ dưới chân", bạn phải chăm sóc bàn chân của mình để tránh bị nhiễm lạnh.

Ngoài việc đi tất, đi giày ấm, bạn cũng có thể dùng nước nóng để ngâm chân.

Ngâm chân trong nước nóng không chỉ giúp thư giãn toàn thân mà còn cảm nhận được dòng điện ấm áp truyền xuống chân đến toàn bộ cơ thể.

Nếu có thể cho thêm ngải cứu, gừng, quế,… vào nước ngâm chân thì hiệu quả chống cảm sẽ tốt hơn.

Mục thứ ba: Giữ ấm khỏi lạnh, có bốn điểm

Lạp bát là loài dễ bị tổn thương nhất trong thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt.

Vì vậy, một trong những điểm mấu chốt của việc giữ gìn sức khỏe lúc này là “giữ ấm tránh rét” và chú ý đến “bốn yêu cầu”.

Ngủ đủ.

Lúc này, hãy chú ý đi ngủ sớm và dậy muộn, đợi đến khi mặt trời mọc mới dậy.

Đặc biệt là những người thích tập thể dục buổi sáng, không nên dậy quá sớm, nên nghỉ ngơi một lúc.

Vào mùa đông lạnh giá, ngoài việc đảm bảo giấc ngủ ban đêm, bạn cũng có thể chợp mắt vào buổi trưa, nhưng tránh bị cảm lạnh.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.

Thuốc bổ trong mùa đông lạnh giá, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, nhưng nhớ rằng chế độ ăn uống phải hợp lý và đừng mù quáng dùng thuốc bổ.

Bạn cần hiểu rõ về vóc dáng của mình và cách nuôi dưỡng vóc dáng để có thể thực hiện đúng ý mình và đạt được hiệu quả gấp bội với một nửa nỗ lực.

Đối với những người có thể chất yếu hơn, việc bổ sung một cách mù quáng rất dễ dẫn đến bệnh tật.Vì vậy, thuốc bổ tốt nhất là bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và khởi động từ từ sau khi hiểu rõ tình trạng của bản thân.

Ăn trái cây làm ít lạnh hơn.

Khi ăn hoa quả vào mùa đông, bạn nên chú ý ăn một số loại nhẹ và ít lạnh.

Nhiều loại quả có tính lạnh, lạnh tỳ vị, người yếu sinh lý nên thận trọng trong việc ăn uống.

Bạn có thể hấp trái cây để giảm lạnh, đây là một lựa chọn tốt cho lá lách và dạ dày.

Tập thể dục.

Mặc dù mùa Lạp bát lạnh nhưng bạn phải tập thể dục đúng cách và không được lười biếng.

Một khi cơ thể thiếu vận động, tĩnh hơn và ít vận động, sẽ dư thừa khí âm, làm hại dương khí của cơ thể.

Mặt bạn hướng về phía mặt trời mọc, để tay chân vận động. Có thể tập từng bước một số bài tập aerobic như đi bộ nhanh, nhảy dây, đá cầu, Taijiquan, Baduanjin,… đến mức đổ mồ hôi nhẹ, không vận động cho đến khi mồ hôi đầm đìa.

 


Thiên hạ có 5 việc chẳng lành

 Khổng Tử - Lý Hiểu Mai - NTDTV



Trong “Khổng Tử gia ngữ” có một điển cố như sau: Một lần, Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử: “Nghe nói mở rộng dinh thự về phía đông sẽ không tốt, có thật vậy không?

Khổng Tử trả lời rằng: “Thiên hạ có năm việc chẳng lành, nhưng việc ‘mở rộng nhà về phía đông’ không phải là một trong số đó”.

Năm điều chẳng lành đó là gì?

Thứ nhất: Tổn nhân nhi tự ích, thân chi bất tường dã. - Làm tổn hại người để lợi ích cho mình, đó là chuyện chẳng lành của bản thân)

Ý nghĩa là làm gây tổn hại cho người khác để lấy lợi cho bản thân, sẽ mang lại điều xui xẻo cho chính mình.

Thứ hai: Khí lão nhi thủ ấu, gia chi bất tường dã. (Ruồng bỏ người già và chỉ chăm sóc nuông chiều trẻ con, đó là chuyện chẳng lành của gia đình)

Ý nghĩa là gia đình nào bỏ mặc người già, chỉ quan tâm đến con trẻ là điều đáng lo ngại của gia đình đó.

Tại sao nó đáng ngại? Có người ví mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như một cái cây lớn, quả của cây này là con, thân cây là cha mẹ của con, gốc cây là ông bà của con v.v. Muốn cây sai trái xum xuê thì phải tưới nước và chất dinh dưỡng vào lên gốc rễ của cây.

Nhưng ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều trực tiếp tưới nước và chất dinh dưỡng này lên trái cây, dẫn đến trái cây không thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng này và bị thối. Đây chính là mấu chốt của những vấn đề trong giáo dục trẻ em hiện nay.

Tấm gương dạy dỗ của cha mẹ thông qua hành động có sức mạnh hơn nhiều lời nói. Người lớn ở nhà nói lời tử tế với cha mẹ, rất kính trọng cha mẹ, con trẻ nhìn thấy điều đó, và chúng sẽ tự nhiên làm theo mà người lớn không cần phải nói.

Thứ ba: Thích hiền nhi dụng bất tiếu, quốc chi bất tường dã. (Ruồng bỏ người hiền lương, trọng dụng kẻ vô đức, đó là chuyện chẳng lành của quốc gia)

Ý nghĩa là một nước không trọng người hiền tài, chỉ bổ nhiệm kẻ xấu bất tài, chính là điều xui xẻo của quốc gia.

Thứ tư: Lão giả bất giáo, ấu giả bất học, tục chi bất tường dã. (Người già không muốn dạy bảo, trẻ con không muốn học tập, đó là chuyện chẳng lành của phong tục)

Ý nghĩa là người già trí tuệ không muốn dạy bảo, người trẻ không chịu học, đó là một phong tục đáng ngại.

Tại sao lại như vậy? Dựa vào kinh nghiệm phong phú của mình, những người lớn tuổi dạy cho con cháu những phong tục truyền thống tốt đẹp, để chúng học làm người tốt, đây là bài học bắt buộc đối với một gia đình. Nhưng hiện nay nhiều gia đình đã mất đi những điều này. Điều đó có nghĩa là gia phong, gia đạo tốt đẹp đang bị mất đi, điều đó thật đáng sợ.

Khổng Tử đã từng cảnh báo: “Thiếu nhi bất học, trường vô năng dã, lão nhi bất giáo, tử mạc chi tư dã”.

Ý nghĩa là: “Một người khi trẻ không học tập, lớn lên sẽ không có năng lực; người lớn không dạy bảo con trẻ, sau khi qua đời sẽ không ai tưởng nhớ”.

Giáo dục gia đình chủ yếu là dạy con cái cách làm người, một khi mất đi sự giáo dục đó thì tai họa sẽ không còn xa.Khổng Tử.

Thứ năm: Thánh nhân phục nặc, ngu giả thiện quyền, thiên hạ bất tường dã. (Thánh nhân ẩn tích, kẻ ngu chuyên quyền, đó là chuyện chẳng lành của thiên hạ)

Ý nghĩa là khi người có tài và đức rút lui về, và kẻ ngu dốt và thiếu trí huệ, đức hạnh lên nắm quyền, đây là một điềm xấu trong thiên hạ.

Tại sao? Bởi vì người tài đức không được trọng dụng, không được quốc gia coi trọng, lời khuyên của họ không được tiếp nhận, nên họ sống ẩn dật và không ra làm quan. Nhưng những kẻ ngu ngốc nắm quyền lực và thao túng các vị trí. Đây chính là điều xui xẻo cho thiên hạ.


06/03/2023

Bàn về Ăn Chay

 


 

Nhân ngày Rằm tháng Hai, mình bàn về ĂN CHAY một chút nhỉ.

Ở thời kỳ hiện tại (khoảng 100 năm nay và ở VN ta khoảng 50 năm), năng suất lao động do công nghệ và kỹ nghệ phát triển nên nhu cầu về thịt, cá, thực phẩm từ động vật được đáp ứng đầy đủ, có khi thừa thãi và trở thành thức ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày.

Nhưng trong thời gian gần đây, ăn chay đã dần trở thành một phong trào vì những lý do khác nhau như: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng (giảm cân chả hạn – cái này được phái nữ và giới showbis đề cao lắm) và cả vì lý do thương mại.

Ở đây mình chỉ đề cập đến ăn chay trong Phật giáo mà thôi.

Người Việt Nam thường quan niệm rằng ăn chay là một yêu cầu phải có của các tăng sĩ và các Phật tử.

Nói cho đúng thì yêu cầu ăn chay chỉ áp dụng với các tăng sĩ theo Phật giáo Đại thừa, truyền từ Trung Hoa sang, gọi là Phật giáo Bắc Tông, các tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy hay Nam Tông, có truyền thống khất thực, thì không bắt buộc ăn chay, mà ăn các thực phẩm do quần chúng tùy duyên trao tặng.

Các tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sự giải thoát không do nơi ăn uống, mà do nơi thanh tịnh ba nghiệp Thân - Khẩu - Ý. Ăn chay mà thân khẩu không lành, ý chứa gươm đao, giới luật không giữ thì không lợi ích gì. Luận cứ này không khác gì mấy lối nghĩ của dân ta "ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối".

Ngược lại, theo Phật giáo Trung Hoa, trong kinh sách Đại thừa như Lăng Già, Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn chủ yếu coi ăn chay là thi hành giới cấm sát sinh, và cũng là thực hành hạnh từ bi.

Cũng là, ăn chay nhằm tránh ăn thịt lẫn nhau theo thuyết Nhân – Quả, Luân hồi vì chúng sinh sẽ trải qua vô số kiếp người – súc sinh – ngạ quỷ… như con sâu cái kiến nên ăn mặn là ăn thịt đồng loại…

Mình nhớ là đọc ở đâu đó có chuyện: rằng vào đời nhà Trần trong một bữa tiệc do hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm thết đãi có cả món chay lẫn món mặn, thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, đã điềm nhiên ăn thịt cá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: "Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì thành Phật sao được?" Ngài cười đáp: "Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần làm Phật. Phật không cần làm anh". Tuệ Trung Sĩ là một bậc tu hành giác ngộ. Lời nói của Ngài không phải là lời kẻ tục tử đáp xằng. Việc ăn thịt cá của Ngài Tuệ Trung dĩ nhiên là trái hẳn kinh sách Đại thừa.

Vậy thì sự thật ở đâu? Ăn chay là phải, hay ăn mặn là phải trong việc tu hành theo đạo Phật?

Câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ hàm ý cho thấy cái quan trọng của tâm tu và cái phá chấp trong phương tiện tu hành.

Thời nay, ta thấy có những trường hợp các bữa cơm chay trong chùa đầy rẫy các món như giò, chả, thịt kho, cá hấp, tôm xào? làm bằng đồ chay. Về vật chất, đúng rằng các món này thuần làm bằng rau đậu, không có cá thịt.

Nhưng về tinh thần, cái ý thức ăn giò, chả, thịt kho, cá hấp? rõ ràng biểu lộ sự quán tưởng nặng nề Thân - Khẩu - Ý, không giúp ích chút nào cho sự tu trì.

So với một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, đón nhận tự nhiên mọi thực phẩm dân chúng cúng dường, không chú ý tìm cái ngon trong đó, coi ăn như một nhu cầu bình thường và tự nhiên để sống và tu hành, thì người ăn chay với các món cầu kỳ sửa soạn để phục vụ khẩu vị, sắc hương (?), chưa chắc đã là người tiến gần hơn đến chỗ giác ngộ. Nói như vậy cũng không phải để bênh vực những kẻ cố tình khai thác cái ý "phá chấp", "cốt ở tâm tu" để mà sa đà ăn mặn, dối mình, gạt người.

Ăn, vốn là một yêu cầu tự nhiên để sống còn, nhưng dần dần đã trở thành một cái dục thú lớn ở đời và là một trong những động lực thúc đẩy con người vật lộn đấu tranh. Từ chỗ sống nhờ ăn, người ta trở thành khổ vì ăn. Khổ trong sự tìm kiếm đồ ăn đã đành, khổ còn vì ăn không đúng mà trở thành đau bệnh. Con người hiện đại bắt đầu để ý về việc chọn đồ ăn tốt cho sức khỏe mà tránh những thức độc hại dù ngon miệng, hợp khẩu vị.

Các cụ ta ngày xưa có quan niệm rằng những giống vật ăn thịt thường là bạo dạn, tạo tợn, như hổ báo, còn các giống ăn cỏ thường là hiền lành như hươu nai trâu bò. Nền văn hóa của những giống dân du mục, sống bằng săn thú và thịt động vật cũng có những nét hung dữ năng nổ hơn là văn hóa của những giống người sống bằng nông phẩm trồng trọt. Như thế, có thể nói thức ăn ảnh hưởng quan trọng đến cơ thể và tinh thần con người.

Nhiều người khẳng định ăn chay tốt hơn và làm con người khỏe hơn ăn mặn (tức là ăn thịt cá). Ngược lại, nhiều người lại cho rằng cá thịt là những thực phẩm không thể thiếu để làm cho cơ thể khỏe mạnh.

Thực sự vấn đề không đơn giản như thế. Có nhiều người ăn chay từ nhỏ đến lớn mà vẫn khỏe mạnh không tật bệnh. Có nhiều người chỉ ăn thịt cá mà bệnh tật ốm đau đủ thứ.

Nói chung, ăn mà không đúng cách thì bất kể chay mặn đều là không tốt. Riêng nói về ăn chay, thì có thể khẳng định rằng các thực phẩm chay đủ cung cấp cho người ta các yếu tố dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể, gồm chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ và các chất sinh tố cũng như muối khoáng.

Thực vậy, trong các loại đậu, đặc biệt là đậu nành thì có chất đạm, các hạt như hạt vừng (mè), hạt điều thì có nhiều chất béo. Nếu ăn chay nhà nghèo theo kiểu Việt Nam ngày xưa chủ yếu toàn rau mà thiếu đậu cùng các loại hạt và những phó sản (đậu phụ, dầu, sữa, đậu nành, trứng) thì suy dinh dưỡng là chắc chắn. Ngược lại, người Việt hiện nay, trong cách sửa soạn đồ chay thường rộng rãi sử dụng dầu, mè (vừng), lạc, nước cốt dừa, đường v.v để cho các món ăn ngon lành, bùi béo.

Tóm tắt lại thì nếu biết rõ đặc chất dinh dưỡng của từng loại đồ chay để mà chọn lựa ăn chay một cách quân bình theo những hiểu biết khoa học, thì ăn chay có khả năng dinh dưỡng không khác gì ăn mặn, mà còn có những lợi điểm giúp con người trầm tĩnh xuống, thích hợp cho sự tu hành yên lắng của tâm hồn.

Nếu cứ viện dẫn và diễn dịch kinh điển để nói rằng tu hành theo Phật giáo là phải hay không phải ăn chay thì cuộc luận bàn tìm đúng sai này sẽ không bao giờ chấm dứt. Vả lại những kỳ tập kết của các đệ tử trong khoản vài trăm năm sau khi Phật nhập Niết bàn để thảo luận về giới luật đã không có sự hoàn toàn thống nhất ý kiến.

Như đã tóm lược ở trên, thực phẩm chay nếu có đầy đủ các chất chính cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người (chất đạm, chất béo, chất bột, chất xơ, sinh tố và các khoáng chất) mà hợp vị thì nên khuyến khích sử dụng. Cho nên ăn chay đúng cách không khác gì ăn mặn về khía cạnh dinh dưỡng. Ngoài ra nhìn chung thực phẩm chay còn có những ảnh hưởng tĩnh lặng lên phản ứng con người, ngược với những đồ ăn gốc động vật.

Con người vốn thuộc loại ăn tạp, nghĩa là ăn đủ thứ, nếu bỗng nhiên chỉ ăn có một loại thực phẩm chay thì sẽ cũng khó khăn.

Vượt qua khó khăn này chính là một nỗ lực tu hành, gạt bỏ những trói buộc của thân khẩu ý. Tuy nhiên, khi đã ăn chay mà còn bày vẽ vọng tưởng, nào là giò, chả, cá, thịt, thì tinh thần này lại làm cho con người bị trói buộc mà giảm mất ý nghĩa của sự chọn lựa ăn chay.

Nhìn ra như vậy người cư sĩ Phật giáo sẽ chọn được cho mình một thái độ thích hợp đối với vấn đề ăn chay trên con đường tìm đến thân tâm an lạc. 

Một cách dung dị và thực tế, có thể nói ăn chay là một phương tiện tu hành hữu ích...

04/03/2023

Tác dụng của hạt lạc với sức khoẻ

 Tập hợp trên net.



Hạt lạc nhỏ mang nhiều giá trị dinh dưỡng, protein và tác dụng tuyệt vời với sức khỏe mà các bạn có thể không biết.

1. Lạc giúp giữ mức cholesterol trong vòng kiểm soát.

Lạc rất giàu axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành.

2. Hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn

Lạc giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Ăn lạc luộc được nghiên cứu giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

3. Giúp giảm lượng đường trong máu

Bệnh nhân gặp vấn đề về bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng lạc như một món ăn thân thiện. Lạc giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu.

4. Hiệu quả trong việc giảm trầm cảm

Lạc giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn.

5. Giàu năng lượng

Lạc là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Bạn không cần lo ngại về cân nặng khi nhâm nhi loại hạt này. Bởi lạc cũng phù hợp cho giảm cân, đơn giản vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.

6. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư khác nhau

 Lạc chứa p-coumaric acid, giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết ở phụ nữ lên đến 40%. Đưa lạc hạt hay bơ đậu phộng vào kế hoạch ăn uống mỗi ngày chừng mực là cách hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe.

7. Có lợi cho tóc

Nghiên cứu chỉ ra lạc rất giàu axit béo Omega 3, giúp thúc đẩy sự phát triển tóc khỏe mạnh. Lạc giàu vitamin E, giúp giảm thiểu vấn đề thưa tóc ở phụ nữ.

8. Nó làm giảm nguy cơ sỏi mật

Lạc ở dạng hạt hoặc bơ đậu phộng tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi túi mật trong cơ thể. Nó cũng ngăn ngừa chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng túi mật và gan khác lên đến 25%. Sử dụng bơ đậu phộng trong bữa ăn sáng của bạn để có năng lượng dồi dào.

Một số lưu ý khi sử dụng lạc

Lạc có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: lạc luộc, lạc rang, muối lạc trộn nộm,...Mặc dù có nhiều nghiên cứu chứng minh ăn lạc có tác dụng hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả, nhưng bạn không nên lạm dụng lạc quá nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày. Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng lạc:

 

·    Không nên ăn lạc luộc hoặc lạc rang quá nhiều khi đang đói bụng. Bởi vì, khi ăn lạc lúc đói thì các chất béo trong lạc sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng

·     Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều lạc bởi trong lạc có chứa chất có khả năng gây dị ứng khi sử dụng

·   Ăn lạc có tốt không? Đối với người mắc bệnh gout, nhiễm mỡ máu, đái tháo đường, nên nếu ăn lạc quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

·    Hơn nữa, khi mua lạc cần lựa chọn kỹ, tránh mua lạc đổi màu hoặc bị mốc vì có thể nhiễm nấm aflatoxin có nguy cơ gây bệnh ung thư cao.