| ||||
nhặt trên net và biên tập chút.
Nếu mỗi đêm trước khi đi ngủ, chúng
ta dành 15 phút nâng cao
chân; thực hiện
kiên trì hai hoặc ba
tháng, có thể bảo vệ tim, giảm lipid máu,
ổn định huyết áp và đường huyết, chống táo bón, đại tiểu tiện không tự chủ, khó
tiêu, phì đại tuyến tiền liệt và các bệnh khác, có tác dụng giảm nhẹ và
phòng ngừa nhất định, có thể đạt được cải thiện thể chất, tăng cường năng lượng.
Tội gì không làm thử các bạn nhỉ?
1. Thúc đẩy giải độc
gan, giải độc thận
Khi nâng cao chân, máu sẽ nhanh chóng chảy trở lại gan, thận,
thúc đẩy việc giải độc.
2. Thăng thanh giáng trọc,
chính khí bội tăng
Khi nhấc chân lên cao có thể dẫn khí trọc từ phần dưới được
bài tiết, thăng thanh giáng trọc, chính khí tăng gấp bội.
3. Đả thông hai mạch nhậm
đốc, khí huyết thông suốt
Khi nhấc chân lên cao, huyệt Thần Môn (ở vùng rốn) và Mệnh Môn (dối diện đằng
lưng) đồng vận khí, đả thông 2 mạch nhâm đốc, khí huyết thông suốt, lỗ
chân lông giãn nở, tăng trao đổi chất ở da và tác dụng chuyển hóa.
4. Bảo vệ tim, ổn định
huyết áp
Khi nhấc chân lên cao, bởi vì đan điền huấn luyện hô hấp, có
thể giảm khí trọc trong lồng ngực, giải quyết tâm tư phiền muộn. Nếu tim đập
thình thịch, nâng cao chân giúp chức năng tim trở lại bình thường, giảm áp lực
tâm lý, huyết áp ổn định.
5. Giảm lipid máu, ổn định
lượng đường trong máu
Đổ mồ hôi khi nâng cao chân có thể giúp bài tiết một phần độc
tố ra khỏi cơ thể, đốt cháy các chất béo một cách tự nhiên. Do tỳ chủ tứ chi,
nhấc chân cũng vận động tỳ, vì vậy lượng đường trong máu có thể ổn định.
6. Bảo vệ dạ dày và ruột,
tăng cường chức năng sinh lý
Khi nâng cao chân, nhu động của ruột sẽ tăng lên, bàng quang
hoạt động mạnh hơn. Tiêu hóa do đó cũng tốt hơn, tăng sự thèm ăn và phòng táo
bón.
7. Bảo vệ cột sống, chống
thoái hóa khớp
Khi nâng cao bàn chân, cột sống được duy trì cân đối, cơ bắp
toàn thân co giãn, khí huyết lưu thông, có thể ngăn ngừa thoái hóa khớp.
8. Phòng ngừa và điều
trị rối loạn giấc ngủ, bảo vệ tâm trí
Khi nâng cao chân, bởi vì các cơ quan nội tạng toàn thân hoạt
động, tâm sinh lý điều chỉnh bình thường, rối loạn giấc ngủ biến mất không dấu
vết. Đầu óc tỉnh táo, trí tuệ, trí nhớ chắc chắn sẽ tăng lên, đây là một biểu
hiện của sức khỏe.
Phương pháp nâng cao
chân
1. Nằm thẳng trên giường, giường không thể quá mềm, hai tay
chồng lên nhau nhẹ nhàng đặt ở trên đan điền, hai chân khép lại.
2. Nâng chân thẳng lên trời, sau đó giữ nguyên đùi, bắp chân
hạ xuống, tạo với đùi góc 90 độ, bàn chân hướng về phía tường.
3. Giữ động tác này trong 15 phút.
Lưu ý: Trước và sau khi nâng cao chân, cần
uống 300 ml nước ấm, tĩnh tâm, giữ thoải mái, thở tự nhiên, không nín thở, dựa
vào khí lực đan điền và thắt lưng để hỗ trợ nửa dưới của cơ thể khỏi bị đau.
Nếu ta không thể làm điều đó trong 15 phút
một lần thì có thể chia ra thực hiện trong 3 lần.
Cách cụ thể là:
1. Bắt đầu “nâng cao chân”, đếm trong im lặng 200 lần, sau đó
đặt chân xuống, trong tâm trí đếm nhẩm 100 lần.
2. Sau đó “nâng cao chân” lần thứ hai, trong tâm trí đếm 200
lần, sau đó đặt chân xuống để nghỉ ngơi, đếm trong tâm 100 lần.
3. Lần thứ ba “nâng cao chân”, đếm trong tâm thêm 200 lần nữa
là hoàn thành.
Mình thì vận dụng bằng cách: Nằm dưới sàn, mông sát tường, 2 tay úp lên rốn và 2 chân thẳng tựa nên tường tạo góc vuông với thân. Thấy hiệu quả cũng tương tự.
Trong quá trình “nâng cao chân”, chân hơi tê, bàng quang có
chút đau nhức, giống như cơ bắp kéo rất căng. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, thực
hành nâng chân trong 15 phút, được rất nhiều lợi ích!
Các bạn hãy thử xem.
st trên net
Tiến sĩ Bansal, bác sĩ nổi tiếng của Shivpuri (Ấn Độ), giải thích rằng tiểu đêm thực chất
là một triệu chứng của sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim và não. Người lớn và
người cao tuổi bị nặng nhất vì họ thường xuyên phải dậy vào ban đêm để đi tiểu.
Người cao tuổi không uống nước trước khi đi ngủ vào buổi tối vì sợ làm phiền giấc
ngủ. Họ cho rằng nếu uống nước sẽ phải dậy đi tiểu lại.
Những gì họ không biết là không uống nước trước khi ngủ hoặc
sau khi đi tiểu đêm là nguyên nhân quan trọng gây ra các cơn đau tim hoặc đột
quỵ vào sáng sớm thường xuyên ở người lớn và người cao tuổi.
Thực tế, tiểu đêm có nghĩa là đi tiểu nhiều lần chứ không phải
do rối loạn chức năng bàng quang. Điều này là do chức năng tim ở người già giảm
dần theo tuổi tác, vì tim không còn khả năng hút máu từ phần dưới của cơ thể.
Trong trường hợp như vậy, ban ngày khi chúng ta ở tư thế đứng,
lượng máu chảy xuống nhiều hơn. Nếu tim yếu, lượng máu về tim không đủ và tăng
áp lực lên phần dưới của cơ thể. Đó là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi
bị sưng phù ở phần dưới của cơ thể trong ngày.
Khi họ nằm xuống vào ban đêm, phần dưới của cơ thể được giảm
bớt áp lực và do đó rất nhiều nước sẽ được lưu trữ trong các mô. Nước này trở lại
vào máu. Nếu có quá nhiều nước, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để tách nước và
đẩy nó ra khỏi bàng quang. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng
tiểu đêm.
Vì vậy, thường mất khoảng ba hoặc bốn giờ từ khi bạn nằm xuống
để ngủ và lần đầu tiên bạn đi vệ sinh. Sau đó, khi lượng nước trong máu bắt đầu
tăng trở lại, sau ba giờ người ta phải đi vệ sinh lại.
Bây giờ câu hỏi được đặt ra là tại sao sợ tiểu đêm không uống
nước lại là nguyên nhân quan trọng gây ra đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim ?
Câu trả lời là sau khi đi tiểu 2 hoặc 3 lần, có rất ít nước trong
máu. Lượng nước trong cơ thể cũng bị giảm đi do hô hấp. Điều này làm cho máu trở
nên đặc và dính và nhịp tim chậm lại trong khi ngủ. Do máu đặc và máu chảy chậm
nên mạch máu bị hẹp dễ bị tắc...
Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát
hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, họ chết
trong giấc ngủ.
1/ Điều đầu tiên cần nói với mọi người rằng, tiểu đêm không
phải là sự cố của bàng quang mà là vấn đề của quá trình lão hóa.
2/ Một điều nữa cần nói với mọi người là bạn nên uống nước ấm
trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để đi tiểu đêm. Không sợ tiểu đêm. Uống nhiều
nước, vì không uống nước có thể giết chết bạn.
3/ Điều thứ ba là để tăng hiệu quả hoạt động của tim, bạn nên
tập thể dục nhiều hơn trong thời gian bình thường.
Cơ thể con người không phải là một cỗ máy sẽ xấu đi nếu lạm dụng
nó, ngược lại, càng sử dụng nhiều, nó sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.
4/ Điểm cuối cùng, không ăn thức ăn không tốt cho sức khỏe, đặc
biệt là đồ ăn nhiều tinh bột và đồ chiên.
------------------
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, giải thích:
Hay tiểu đêm ở người trẻ thì có thể nghĩ đến việc viêm tiết
niệu nhưng ở người lớn tuổi (50 trở lên) thì là hiện tượng bình thường, không
sao hết. Đơn giản là do tuổi tác khiến van bàng quang nhạy hơn.
Ngoài ra, đi tiểu nhiều lần hơn (kể cả ban ngày) ở người lớn
tuổi còn là một cách cơ thể tự cố gắng giải những độc tố trong cơ thể, đẩy cặn
lắng đường bàng quang… ra ngoài tốt hơn, để bù đắp việc các hoạt động trong cơ
thể đã yếu đi do tuổi tác.
Với người cao tuổi, việc nhịn nước cả buổi tối vì sợ tiểu đêm
là sai. Điều
này làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhịn nước, cơ thể sẽ mất nước làm tăng độ đông đặc
của máu, từ đó gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và chính các cục máu
đông này dễ dẫn đến cơn đột quỵ.
Ngoài ra, người lớn tuổi bị thiếu nước sẽ dễ bị các tai nạn
gãy xương, bởi việc thiếu nước sẽ làm giảm hấp thu canxi, khiến tình trạng
loãng xương càng nặng. Ngoài ra, thiếu nước khiến da khô, cơ thể mau lão hóa. Một
số hoạt động của cơ thể bị cản trở do mất nước, trên nền một cơ thể đã suy do
tuổi tác, dễ dẫn đến nhiều bệnh tật khác.
Việc ta vẫn thức dậy tiểu đêm dù đã cố nhịn nước, rất có thể là do… khát nước. Rất
nhiều trường hợp vì khát nước nên mới tỉnh giấc giữa chừng và khi đi uống nước
thì bàng quang bị kích thích nên phải đi tiểu.
Ta cần bảo đảm uống nước đầy đủ trong ngày (2-2,5 lít),
chia đều ra các khoảng thời gian, mỗi lần uống tầm 200-300 ml. Buổi tối cũng
nên uống vừa đủ, không nên nhịn cũng không nên uống quá nhiều. Để giảm tiểu đêm
mà cơ thể không mất nước, ta nên uống ly cuối cùng trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Ly cuối
cùng này nên khoảng 200 ml, có thể thay thế nước bằng một ly sữa ấm (sữa động vật
hoặc sữa đậu nành), hoặc mật ong pha loãng, ấm. Sữa và mật ong có tác dụng giúp
an thần, dễ ngủ ngon.
Ban đêm, nên để sẵn nước ngay đầu giường và uống ngay nếu thấy
khát, bởi cảm giác khát có nghĩa là cơ thể đang báo động cần nước, tuyệt đối
không được cố nhịn.
Con đường ta muốn chọn và con đường ta phải đi thường rẽ về hai hướng, có mấy ai được đi trên con đường như ý?
Nhặt trên net
Trên phố Hàng Đào, khu phố cổ Hà Nội năm 1995.
Quán trà đá và cửa hàng sửa xe đạp trên vỉa hè phố cổ.
Cô gái quạt chả.
Cụ ông bán giày.
Trên phố Nguyễn Siêu.
Đầu phố Cầu Gỗ, khu vực ngã năm Bờ Hồ.
Đầu phố Cầu Gỗ.
Đầu phố Cầu Gỗ.
Đầu phố Cầu Gỗ.
Các cửa hàng giày dép trên phố Hàng Dầu.
Các cửa hàng bán tre nứa trên phố Hàng Gà.
Đầu phố Hàng Gà.
Các nữ sinh sau giờ tan trường ở khu phố cổ Hà Nội.
Một số hình ảnh khác về phố cổ Hà Nội năm 1995.
st trên net
Văn Cao
Nhạc sỹ, hoạ sỹ, nhà thơ.
Xa xa xa
Đêm đông tiếng còi tàu
Hà Nội càng thêm cũ
Gió cuối năm luồn vào phố hẹp
Ruột phố Hà Nội cũ
Nhớ một cánh buồm
Xa ngoài sông Hồng thấp thoáng
Nhớ một điệu đàn
Vũng sao khuya sóng sánh.
st trên net
Theo Tam Quốc Chí,
Ngô Phổ ở Quảng Lăng và Phiền A ở Bành Thành, đều là học trò của danh y Hoa Đà.
Hoa Đà nói với Ngô Phổ rằng:
“Con người cần vận động
nhưng không thể quá sức. Vận động cho phép lương thực tiêu hóa, năng lượng lưu
thông tốt và tránh xa bệnh tật. Nó giống như một bản lề cửa không bao giờ bị mối
mọt. Vì thế các bậc Thánh nhân cổ đại rất giỏi việc điều khiển năng lượng của họ.
Việc duỗi các cơ bắp và khớp nối có thể làm chậm quá trình lão hóa của con. Ta
có một bộ bài tập tên gọi là Ngũ Cầm Hý, bắt chước theo hổ, hưu, gấu, khỉ và
chim. Bộ bài tập này có thể tiêu trừ bệnh tật, khiến cho con linh hoạt, và lưu
thông năng lượng tốt. Khi cảm thấy không khỏe, con hãy đứng dậy và tập một bài.
Sau khi mồ hôi đổ ra, hãy dùng bột thuốc và con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng với sự
thèm ăn lành mạnh.”
Ngô Phổ đã làm theo
lời dạy của thầy. Ông đã sống đến tận cửu tuần với hàm răng chắc khỏe, thính
giác tốt và thị giác nhạy bén.
Hoa
Đà sáng tạo ra bộ Ngũ Cầm Hí (năm loài thú nô đùa) để tập dưỡng sinh. Bộ Ngũ Cầm Hí đã
tồn tại và phát triển hơn 1800 năm, gồm năm loài thú là Hổ(cọp), Lộc(nai),
Hùng(gấu), Viên(vượn), Điểu(chim). Mỗi hí gồm 2 thức, mỗi thức vài động tác.
1.
Hổ Hí: Hổ cử(cử động), Hổ bổ (vồ chụp).
2.
Lộc Hí: Lộc để (húc nhau), Lộc bôn (chạy nhảy).
3.
Hùng Hí: Hùng vận (vận động), Hùng hoảng (lắc lư).
4.
Viên Hí: Viên đề (đưa lên), Viên trích (hái trái).
5. Điểu Hí: Điểu thân (duỗi thân, vươn người), Điểu phi (bay).