04/05/2024

Cửa hàng ở Hà Nội năm 1950

St


 Khám phá diện mạo của các các cửa hàng ở Hà Nội năm 1950 qua loạt ảnh cực kỳ sinh động được lưu giữ trong kho tàng tư liệu của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp.

Cửa hàng bán đồ nội thất nhỏ và đồ vật bằng gỗ như ghế đẩu, thau chậu, xô, bàn thờ… ở Hà Nội năm 1950.

Cửa hàng bán bình thuốc lào và bếp lò.

Cửa hàng bán bình thuốc lào và bếp lò.

Cửa hàng bán đồ làm bằng tre: bao ủ ấm tích, phên, cót, mẹt, xô nước… và cả nan tre.

Cửa hàng chăn mền.

Cửa hàng đồ sành với các loại chum, hũ, đĩa… đủ cỡ.

Cửa hàng đồ kim khí.

Cửa hàng bán vàng mã và lễ vật các loại.

Cửa hàng muối và nước mắm.

Cửa hàng cót tre.

Cửa hàng đồ đồng với đủ loại chậu, thau, nồi, niêu, mâm… đồng.

Cửa hàng nón lá.

Cửa hàng đồ sứ.

Cửa hàng đồ sứ.

Cửa hàng vải vóc và quần áo.

Cửa hàng đồ gỗ tiện tròn và sơn mài.

Cửa hàng bán xô đựng nước bằng tre.

Cửa hàng bán đồ thiếc cùng các loại mũ mão và giày nghi lễ.

Cửa hàng tạp hóa với đủ thứ mặt hàng khác nhau.

Sạp hàng quà ven đường.

Gánh phở rong.

02/05/2024

SỰ KỲ DIỆU CỦA BÀN TAY 3


 

1. Nếu một ngày đẹp trời, bỗng nhiên bạn thấy cảm giác vùng cổ của mình bị cứng, có thể kèm theo đau vùng chẩm gáy, lúc này hãy bấm huyệt Lạc Chẩm. Huyệt Lạc Chẩm (H1), vị trí nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 thốn.

Tên chẩm có nghĩa là chẩm gáy, cho nên lúc này, hãy bấm mạnh vào huyệt này thì tình trạng bệnh sẽ đỡ. Ngoài ra kết hợp vuốt ngón tay đeo nhẫn (thuộc đường kinh Tam Tiêu) và bấm Tam Dương Lạc, thì hiệu quả cực nhanh.

Vị trí Tam Dương lạc

 


Trên lằn cổ tay 4 thốn, khe giữa xương quay và trụ, ở mặt sau cẳng tay.

2. Nếu bạn bị đau nửa đầu (migraine) và buồn nôn, lúc này hãy vuốt mạnh 2 bên của ngón tay giữa sẽ đỡ hiện tượng nhức đầu buồn nôn.

3. Mỗi sáng thức dậy, hãy thường xuyên vê mạnh 10 đầu ngón tay của mình. Phương pháp này có thể khai thông một phần sự bế tắc trong cơ thể, chữa được rất nhiều bệnh, với điều kiện là bạn áp dụng mỗi ngày.

4. Trong Đông y ai cũng nằm lòng câu "Đầu hạng tầm liệt khuyết, Diện khẩu hợp cốc thâu"


Huyệt Hợp cốc (H2)
 là 1 huyệt vị rất quan trọng, được mệnh danh là "tủ thuốc của cơ thể". Theo như câu nói ở trên thì lúc nào bị đau răng hay ở vùng mặt thì hãy day bấm huyệt Hợp Cốc. Bên cạnh đó, phạm vi ứng dụng huyệt này rất rộng, vừa có thể giảm đau, cân bằng tỳ vị, cải thiện chức năng tiêu hóa (viêm dạ dày, trướng bụng), tăng miễn dịch, làm đẹp dưỡng nhan.

5. Nếu đau vai không giơ tay lên được, hãy bấm huyệt Ngư Tế (H3) và Hợp Cốc, bấm ngày 3 lần, mỗi lần 1 phút thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy cái vai của mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều.




6. Người già răng yếu, nướu yếu, hay đau răng hoặc những người nào đánh răng hay bị chảy máu thì hãy vuốt và nhéo 8 kẽ ngón tay mỗi ngày để cải thiện tình trạng trên, nhất là tình trạng chảy máu chân răng, hiệu quả rất nhanh.

7. Nói về các khe bàn tay. Nếu bạn gặp tình trạng bị một số vấn đề về tim mạch, hay là bị hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim không đều thì hãy vuốt mạnh khe 2 ngón tay út và áp út (H4) ngay vùng huyệt Thiếu Phủ, vuốt từ trong bàn tay ra khe ngón tay để chữa. Tiếp tục, vuốt khe bàn tay ngón 3 (ngón giữa) và 4 (ngón nhẫn) để chữa đau vai gáy, điều chỉnh các bệnh lý về hô hấp. Và hãy vuốt khe bàn tay ngón 1 và 2 để chữa các bệnh về gan và dạ dày.



8. Bạn bị ra mồ hôi tay chân, hãy chà mặt trong giữa khe 2 ngón tay trỏ và ngón giữa (H5) là sẽ đỡ, có 1 vài trường hợp thì hết bệnh.

9. Bạn bị viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa hay thời tiết thì hãy vuốt ngón tay giữa mỗi ngày, ngày 3 lần thì dần dần bệnh sẽ đỡ và hết.

Còn nếu như sáng mai ngủ dậy thường xuyên có hiện tượng chảy nước mũi thì hãy vuốt dọc phần từ cổ tay tới ngón tay cái (H6) mỗi ngày nhé, mũi khô ngay.

Ngón tay giữa có thể điều trị được rất nhiều cái hay ho nữa, ví dụ như đau lưng cũng có thể biểu hiện lên đốt thứ 3 ngón tay giữa, lúc này vuốt ở đây sẽ đỡ đau lưng. Hay như mỗi chứng nấc cụt, cứ vuốt ngón tay giữa sẽ dần hết.


29/04/2024

Quy tắc mặc đồ Tây nơi công sở và khi dự tiệc

 st, tổng hợp và biên tập


Không mặc váy vừa quá ngắn vừa hở vòng một

Nhiều người thường chọn váy ngắn để khoe đôi chân dài cũng như tạo diện mạo trẻ trung, thu hút. Tuy nhiên, nếu váy ngắn kết hợp cùng áo hở khe ngực thì tổng thể trang phục lại không lịch sự. Nguyên tắc là không nên khoe cả hai cùng lúc.

Quy tắc để trở nên sang trọng là chỉ nên tập trung nhấn mạnh vào một đặc điểm của trang phục. Nếu muốn làm nổi bật đôi chân thon dài bằng chiếc váy ngắn thì ở phía trên nên mặc một chiếc áo an toàn với điểm nhấn là đường viền trên cổ áo. Còn nếu muốn khoe vòng một, cần diện một chiếc váy dáng dài.

 

Không quá nhiều họa tiết

Không nên mặc trang phục với quá nhiều họa tiết. Bạn chỉ nên mặc hai họa tiết khác nhau khi quần và áo đồng màu. Còn nếu khác màu cần hạn chế bởi họa tiết quá nhiều sẽ khiến tổng thể trang phục trông rất lộn xộn và rối rắm.

Không cởi hai cúc áo sơ mi trên cổ

Nhiều cô gái có thói quen mặc áo sơ mi thả cúc xuống tận ngực với mong muốn khiến mình trông quyến rũ và sành điệu hơn. Tuy nhiên, chiếc áo với cổ xẻ quá sâu có thể làm lộ vòng một, gây phản cảm.

Để trông lịch sự và gọn gàng, chỉ nên cởi hai cúc áo sơ mi là tối đa. Đặc biệt trong môi trường văn phòng hay nhà trường, cổ áo chỉ nên sâu 8-10 cm tính từ xương quai xanh.

Không nên đeo quá nhiều phụ kiện

Nếu là một người thích đeo phụ kiện, hãy nhớ quy tắc đeo một bộ đồng nhất với nhau từ khuyên tai, vòng tay, vòng cổ cho tới nhẫn. Tuy nhiên, chỉ nên đeo một cho đến hai phụ kiện trên người. Nếu đeo từ ba trở lên, trông bạn sẽ rườm rà và rối mắt.

Không mặc áo hai dây đến những nơi sang trọng

Áo hai dây mang lại cảm giác thoải mái, tiện lợi cho người mặc. Tuy nhiên, kiểu áo này không phù hợp với không gian chuyên nghiệp và lịch sự. Nếu mặc áo hai dây đến những nơi sang trọng, người mặc sẽ mất đi vẻ chỉn chu và nhã nhặn.

Áo hai dây chỉ phù hợp khi đi chơi cùng bạn bè, gia đình hoặc khi ở nhà.

Tránh để lộ eo vì quần quá trễ hay áo quá ngắn

Nếu vòng eo không được nhỏ gọn, không nên diện áo quá ngắn hoặc quần cạp thấp. Để che được khuyết điểm, nên mặc thêm một áo mỏng phía trong nhằm che phần eo bị hở.

Còn nếu thích diện áo croptop, nên chọn quần cạp cao qua rốn để không bị hở eo mà vẫn khoe được vẻ đẹp quyến rũ của đôi chân dài.

Lựa chọn cà vạt phù hợp

Với nam giới, khi đến những nơi sang trọng cần hiểu phụ kiện nào là cần thiết và khi nào có thể loại bỏ chúng để có vẻ ngoài thoải mái hơn. Nếu mặc áo sơ mi mà không mặc vest ngoài, không cần thiết phải đeo cà vạt. Việc mặc áo sơ mi nhưng lại đeo cà vạt tạo cảm giác quá trang trọng và khá nặng nề.

Mang thắt lưng khi "đóng thùng"

Thắt lưng nam được coi là một trong những phụ kiện không thể thiếu dành cho phái mạnh, nhất là khi diện quần âu. Phụ kiện này có tác dụng giữ cho quần không bị tuột và vạt áo không bị kéo xộc xệch.

Nếu chiếc quần vừa vặn thì thắt lưng trở thành phụ kiện đáng giá, giúp cho việc "đóng thùng" trở nên thanh lịch hơn.

Đừng thắt cà vạt dài tới thắt lưng

Khi bạn đeo cà vạt, cần đảm bảo độ dài phù hợp để có vẻ ngoài lịch sự. Điểm cuối của cà vạt chỉ nên dài đúng bằng thắt lưng, không dài hơn cũng không quá ngắn. Quy tắc này giúp cơ thể trông cân xứng và tăng thêm vẻ sang trọng cho trang phục.


Nguyên tắc cài cúc áo vest nam

Nguyên tắc cơ bản đối với việc cài khuy áo vest nam là: Nếu mặc áo có ba khuy nên cài khuy trên cùng, luôn luôn phải cài khuy ở giữa, và không bao giờ cài khuy cuối. Nếu bạn mặc chiếc áo có hai khuy, luôn luôn cài khuy ở trên và không cài khuy ở dưới.

Đây là một quy tắc rất phổ biến đối với vest nam. Dù vậy quy tắc này không áp dụng cho vest nữ.

Tất phải che được cổ chân

Khi ngồi, gấu quần sẽ bị co lên trên cổ chân. Việc để lộ làn da trần giữa quần và giày có thể làm rối toàn bộ diện mạo.

Lúc này, cần che chỗ da thịt bị hở bằng một đôi tất dài che kín toàn bộ đôi chân của bạn.

Giày và thắt lưng cùng màu

Không nên mang thắt lưng có màu khác so với giày. Bởi khi giày và thắt lưng xung đột màu sắc sẽ khiến cho tổng thể bộ trang phục thiếu đồng bộ, giảm tính thẩm mỹ.

Ngoài ra, cũng nên tránh lựa chọn thắt lưng có quá nhiều màu sắc hay họa tiết, bởi sẽ làm giảm độ nam tính và mất đi nét lịch lãm của phái mạnh.


24/04/2024

Tu hành để làm chi?

 


Mọi người thấy, hiện nay nhà sư hay chùa chiền làm đủ thứ chuyện, như nuôi trẻ con, nuôi người già, làm từ thiện, bốc thuốc, v.v… Những chuyện này đều tốt cả, nhưng hỏi đó có phải là mục đích rốt ráo của tu hành hay không?

Không. Vì, nuôi dưỡng người cô quả thì giống các cô nhi viện hay trại tế bần, làm từ thiện thì từ cá nhân đến các tập đoàn lớn đều có, chữa bệnh thì bệnh viện hay nơi này nơi khác cũng làm. Ăn chay thì chả cứ phải tu, nhiều người Âu, Mỹ bây giờ cũng ăn chay vì lý do sức khỏe; phóng sinh thì các tổ chức bảo vệ động vật trên khắp thế giới còn làm tốt hơn nhiều.

Vậy đi tu là để sống cho tốt và thanh thản tâm hồn? Cái này ở nhà cũng làm được. Vả lại ở đâu mà chả phải lo sống cho tử tế; còn thanh thản thì do cái suy nghĩ của mình thôi. Đấy là nói vậy, chứ người không làm việc xấu ác thì tâm hồn tự thanh thản, đâu cần phải cạo tóc đi tu. Còn suốt ngày “hiến kế” để lùa tiền cúng dường của bách tính thì có cạo đầu ở chùa tâm vẫn bất an.

Phật nói “Nước trong bốn biển chỉ có một vị, là vị mặn; pháp của ta cũng chỉ có một vị, là vị giải thoát”. Mục đích tối cao của Phật giáo là giải thoát. Giải thoát khỏi cái gì? Cái khổ.

Phật giáo nhìn thấy bản chất của đời sống chỉ có một màu: khổ đau. Nghèo hay giàu, khỏe hay bệnh, nam hay nữ, sang hay hèn, trẻ hay già….tất cả đều khổ. Và cái khổ cuối cùng là chết. Chết không phải là hết, chết là để bắt đầu một hành trình khổ mới. Đi tu là để thoát khỏi tất cả những nỗi khổ này, mà mấu chốt là ở chỗ đoạn dứt sinh tử luân hồi.

Tất cả những việc đã kể trên chỉ là trợ duyên, là phụ họa, muốn đạt được mục đích thì phải Giới – Định – Tuệ. Không Giới thì chẳng thể Định, không Định thì Tuệ mờ tối, Tuệ đã mờ tối thì không cách chi chứng được thật tướng của tồn tại. Vì thế, dù có từ thiện, phóng sinh, ăn chay… vạn kiếp cũng chỉ là kẻ sống trong ảo ảnh do cái thức điên đảo của mình dựng lên, và cứ thế trôi lăn mà không cách gì tự nhận biết được.

Đọc lịch sử từ thời Đức Phật còn tại thế, chúng ta thấy ông cùng học trò không hề làm tất cả những việc kể trên, cùng lắm là “tùy duyên”, tiện tay thì làm, xong là thôi và liền trở lại con đường của giới định tuệ. Các nước theo truyền thống nguyên thủy bây giờ cũng vậy, chùa chiền không phải là nơi để đến ngắm cảnh, du lịch hay trại tế bần. Người tu sĩ có một công việc lớn lao phải làm, đó là dồn toàn bộ cuộc đời và sinh mạng mình vào con đường khai mở trí tuệ để đạt đến giải thoát. Và vì thế, nhiều người đã trở thành mô phạm cho thế gian về đức hạnh và sức mạnh tinh thần.

Đi tu là để thoát khổ, vì thế, tất nhiên nếu anh không thấy khổ thì chẳng việc gì phải đi tu, cứ ở đời mà sống cho sướng. Oái oăm ở chỗ không phải ai cũng biết thế nào là sướng là khổ thật sự. Để thấy Khổ (và Không, Vô thường, Vô ngã) lại cần phải có trí tuệ.

Bài này không phải phản đối việc làm từ thiện, làm được thì tốt thôi, tôi chỉ nói cái cốt lõi của tu hành để không lẫn lộn nó với các tổ chức từ thiện. Đấy là chưa kể những thứ méo mó như mượn hình tướng Phật giáo và việc từ thiện để gom tiền thiên hạ.

18/04/2024

Lễ hội đền Hùng năm 1920

st trên net

 

Toàn cảnh núi Nghĩa Lĩnh, khung cảnh nhộn nhịp tại cổng đền, khách hành hương chơi đu quay… là những hình ảnh đặc sắc về một kỳ lễ hội đền Hùng thập niên 1920 do nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại.

Toàn cảnh núi Nghĩa Lĩnh, nơi Đền Hùng tọa lạc trong một kỳ lễ hội đền Hùng thập niên 1920.

Cảnh tượng dòng người hành hương nhìn từ lối lên đền ở chân núi.

Hình ảnh khó quên về lễ hội đền Hùng thập niên 1920

Khung cảnh nhộn nhịp tại cổng đền Hùng ngày lễ hội.

Đám rước các vật phẩm quý đến đền Hùng theo tục lệ truyền thống.

Chiếc ngai thờ trong đám rước.

Những người lính cầm bộ Bát bửu – 8 binh khí thiêng.

Vị quan cưới ngựa tham gia đám rước.

Hai bên đường, dân chúng tập trung rất đong để xem đám rước.

Các bà các cô tụ tập bên ngoài đền thờ Đức Âu Cơ và các công chúa.

Khung cảnh bên trong đền.

Thiếu nữ tham gia cuộc thi thổi cơm.

Một thanh niên đóng vai con tốt trên bàn cờ người ở lễ hội.

Khách hành hương chơi đu quay trong lễ hội đền Hùng thập niên 1920.