02/05/2024

SỰ KỲ DIỆU CỦA BÀN TAY 3


 

1. Nếu một ngày đẹp trời, bỗng nhiên bạn thấy cảm giác vùng cổ của mình bị cứng, có thể kèm theo đau vùng chẩm gáy, lúc này hãy bấm huyệt Lạc Chẩm. Huyệt Lạc Chẩm (H1), vị trí nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 thốn.

Tên chẩm có nghĩa là chẩm gáy, cho nên lúc này, hãy bấm mạnh vào huyệt này thì tình trạng bệnh sẽ đỡ. Ngoài ra kết hợp vuốt ngón tay đeo nhẫn (thuộc đường kinh Tam Tiêu) và bấm Tam Dương Lạc, thì hiệu quả cực nhanh.

Vị trí Tam Dương lạc

 


Trên lằn cổ tay 4 thốn, khe giữa xương quay và trụ, ở mặt sau cẳng tay.

2. Nếu bạn bị đau nửa đầu (migraine) và buồn nôn, lúc này hãy vuốt mạnh 2 bên của ngón tay giữa sẽ đỡ hiện tượng nhức đầu buồn nôn.

3. Mỗi sáng thức dậy, hãy thường xuyên vê mạnh 10 đầu ngón tay của mình. Phương pháp này có thể khai thông một phần sự bế tắc trong cơ thể, chữa được rất nhiều bệnh, với điều kiện là bạn áp dụng mỗi ngày.

4. Trong Đông y ai cũng nằm lòng câu "Đầu hạng tầm liệt khuyết, Diện khẩu hợp cốc thâu"


Huyệt Hợp cốc (H2)
 là 1 huyệt vị rất quan trọng, được mệnh danh là "tủ thuốc của cơ thể". Theo như câu nói ở trên thì lúc nào bị đau răng hay ở vùng mặt thì hãy day bấm huyệt Hợp Cốc. Bên cạnh đó, phạm vi ứng dụng huyệt này rất rộng, vừa có thể giảm đau, cân bằng tỳ vị, cải thiện chức năng tiêu hóa (viêm dạ dày, trướng bụng), tăng miễn dịch, làm đẹp dưỡng nhan.

5. Nếu đau vai không giơ tay lên được, hãy bấm huyệt Ngư Tế (H3) và Hợp Cốc, bấm ngày 3 lần, mỗi lần 1 phút thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy cái vai của mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều.




6. Người già răng yếu, nướu yếu, hay đau răng hoặc những người nào đánh răng hay bị chảy máu thì hãy vuốt và nhéo 8 kẽ ngón tay mỗi ngày để cải thiện tình trạng trên, nhất là tình trạng chảy máu chân răng, hiệu quả rất nhanh.

7. Nói về các khe bàn tay. Nếu bạn gặp tình trạng bị một số vấn đề về tim mạch, hay là bị hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim không đều thì hãy vuốt mạnh khe 2 ngón tay út và áp út (H4) ngay vùng huyệt Thiếu Phủ, vuốt từ trong bàn tay ra khe ngón tay để chữa. Tiếp tục, vuốt khe bàn tay ngón 3 (ngón giữa) và 4 (ngón nhẫn) để chữa đau vai gáy, điều chỉnh các bệnh lý về hô hấp. Và hãy vuốt khe bàn tay ngón 1 và 2 để chữa các bệnh về gan và dạ dày.



8. Bạn bị ra mồ hôi tay chân, hãy chà mặt trong giữa khe 2 ngón tay trỏ và ngón giữa (H5) là sẽ đỡ, có 1 vài trường hợp thì hết bệnh.

9. Bạn bị viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa hay thời tiết thì hãy vuốt ngón tay giữa mỗi ngày, ngày 3 lần thì dần dần bệnh sẽ đỡ và hết.

Còn nếu như sáng mai ngủ dậy thường xuyên có hiện tượng chảy nước mũi thì hãy vuốt dọc phần từ cổ tay tới ngón tay cái (H6) mỗi ngày nhé, mũi khô ngay.

Ngón tay giữa có thể điều trị được rất nhiều cái hay ho nữa, ví dụ như đau lưng cũng có thể biểu hiện lên đốt thứ 3 ngón tay giữa, lúc này vuốt ở đây sẽ đỡ đau lưng. Hay như mỗi chứng nấc cụt, cứ vuốt ngón tay giữa sẽ dần hết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét