29/06/2024

Ứng dụng phương pháp ngủ nhanh của quân đội Mỹ

 st và ứng dụng



Phương pháp ngủ nhanh của quân đội Mỹ được tạo ra để giúp binh sĩ có thể nghỉ ngơi đầy đủ để phục vụ công tác chiến đấu.

Tuy vậy cách ngủ nhanh trong 1 – 2 phút trên mạng của quân đội Mỹ đã bị cách trang mạng giới thiệu rất nhiều cách.

Họ thường dẫn dắt ôm đồm, vòng vo, khó hiểu khiến người đọc không biết phải áp dụng phương pháp nào và khó áp dụng. Thậm chí họ còn nói rằng phải luyện tập tới 6 tháng, gây căng thẳng cho và thậm chí làm nản lòng cho người muốn luyện, gây tác dụng ngược. Để mục đích cuối cùng là họ quảng cáo và bán thuốc ngủ.

Sau đây là cách mà mình đã áp dụng thấy có hiệu quả, xin trình bày ngắn gọn, theo cách của mình.

Rất dễ hiểu và dễ áp dụng.

Các bạn có thể áp dụng và ngủ ngay sau mấy phút mà không cần phải luyện tập lâu tới 6 tháng như trên mạng vẫn nói.

Theo kinh nghiệm của mình, giấc ngủ đến nhanh hay không, phụ thuộc vào việc mình có thư giãn được hay không?

Thư giãn được lúc nào thì sẽ chìm vào giấc ngủ tức thì ngay sau đó.

Bí quyết để có thể ngủ một cách nhanh chóng là cần thả lỏng toàn bộ cơ thể từ đầu óc, cơ mặt cho đến chân tay.

Cách thư giãn lần lượt theo các bước như sau:

Nhắm mắt, nằm tư thế thoải mái.

Chú ý vào hơi thở, thở bình thường, hơi thở đi đến đâu thì ý nghĩ theo hơi thở đi đến đó.

Hơi thở thứ nhất:

Hít thở vào bụng dưới, thở ra ở cằm, thả lỏng toàn bộ các cơ trên mặt từ cơ mắt cho đến cơ má...(Hít vào đếm là 1, thở ra đếm là 2).

 

Hơi thở thứ hai:

Hít vào bụng dưới, thở ra ở bàn tay trái, hơi thở đi qua đâu thì thả lỏng đến đó từ vai, cánh tay, cẳng tay cho đến bản tay. (Hít vào đếm là 3, thở ra đếm là 4).

Tương tự hơi thở thứ ba, hít vào bụng dưới, thở ra ở bàn tay phải (Hít vào đếm là 5, thở ra đếm là 6).

Hơi thở thứ tư, hít vào bụng dưới, thở ra ở bàn chân trái. (Hít vào đếm là 7, thở ra đếm là 8)

Hơi thở thứ năm hít vào bụng dưới, thở ra ở bàn chân phải. (Hít vào đếm là 9, thở ra đếm là 10).

Cứ 5 hơi thở, đếm đến 10 là hết 1 chu kỳ.

Sau đó lặp lại chu kỳ mới.

Bí quyết là phải chú tâm, không nghĩ đến bất cứ điều gì ngoài hơi thở.

Nếu chú tâm thì chỉ cần sau vài chu kỳ là sẽ chìm vào giấc ngủ mà không cần phải luyện tập lâu tới 6 tháng như các bãi viết trên mạng.

(Nói thêm cho rõ: Nói là hơi thở đi đến đâu, ý đi đến đó là nói theo cách luyện khí công, ý đến đâu thì khí đến đó, nhưng thực ra là dùng ý để dẫn hơi thở đến nơi mình muốn – Lấy ý dẫn khí.)


28/06/2024

Cái nhìn Triết Lý Phật - Đạo trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng

 st và biên tập - Không rõ tác giả.

Tiêu đề là do Tuấn Long đặt

Tranh: Tôn Ôn đời Thanh


Thời trẻ đọc "Hồng Lâu Mộng" nhưng không biết tác phẩm muốn gửi gắm điều gì. Hơn nữa lại bị các nhà nghiên cứu Hồng học (là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về “Hồng Lâu Mộng”) qua các thế hệ dẫn đi sai đường, nên tôi cứ ngỡ đây là một tác phẩm nói về tình yêu đôi lứa, về chốn quan trường phù du, về lòng người dễ đổi, hay tiếng chửi đổng của Tiêu Đại, phản ánh mối quan hệ giữa giai cấp này với giai cấp khác và cuộc đấu tranh kẻ sống người chết.

Nhưng khi đến cái tuổi “bất hoặc” (tuổi 40), đọc lại "Hồng Lâu Mộng" tôi mới nhận ra đây là tác phẩm khuyên bảo con người nhìn thấu cõi hồng trần và hướng tới cảnh giới của Thần, Đạo, Tiên.

1. Thật thật giả giả, ẩn chứa thiên cơ

“Hồng Lâu Mộng” thực ra là một cuốn sách răn dạy của Phật và Đạo. Tại sao có thể khẳng định như vậy? Sau đây là một số dẫn chứng:

Trong Hồi 1, khi nhân vật đầu tiên xuất hiện trong truyện – Chân Sĩ Ẩn – nằm mơ đi vào cõi ảo mộng, ông đã nhìn thấy một câu đối trên cổng đá như sau: “Giả tác chân thời chân diệc giả, vô vi hữu xứ hữu hoàn vô”. Ý nghĩa của hai câu này là: "Khi chúng ta coi cái giả là thật, thì cái thật cũng giống như cái giả; khi chúng ta coi những cái hiện hữu là hư vô, thì thứ thực sự tồn tại ấy cũng chẳng khác gì hư vô”.

Câu đối này bao hàm cái lý của Phật gia và Đạo gia, rằng thế gian này chỉ là ảo mộng. Trong đó, vế trước hàm ý tu luyện "Chân” của Đạo gia, vế sau là chỉ cái “Không" của Phật gia. Nó cũng tương ứng với câu nói của nhà Phật rằng "phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (tất cả những gì có hình tướng thì đều là giả). Con người thế gian coi giả thành thật, coi không thành có, đáng thương thay!

Các danh tác cổ điển của Trung Quốc đều ẩn chứa cái lý của Phật gia (Tây Du Ký), hoặc Đạo gia (Thủy Hử Truyện). Nhưng “Hồng Lâu Mộng” lại sâu sắc và toàn diện hơn cả, khi bao hàm cả pháp lý của hai nhà Phật và Đạo, quả là mỹ diệu khôn xiết.

Ta bắt gặp các chi tiết thật giả lẫn lộn trong toàn bộ tác phẩm. Xuyên suốt tác phẩm là một nhà sư – một đạo sĩ, trên bề mặt thì là một kẻ què – một người điên, rách rưới bẩn thỉu, nhưng đó chính là “chân nhân bất lộ tướng” (nghĩa là chỉ những người đắc đạo không dùng thân phận chân thật của mình để hiện ra ở trước mặt người khác).

 

Chân Sĩ Ẩn nằm mơ đi vào cõi ảo mộng.

(Tranh Tôn Ôn đời Thanh)

Cái tên "Chân Sĩ Ẩn”, thực tế là “Chân Sự ẩn”, nghĩa là ẩn giấu chân tướng sự thật, hoặc là “Chân Sĩ Ẩn, nghĩa là ẩn sĩ chân chính, tức Chân nhân, một là ẩn giấu chân tướng sự thật, hai là bậc Chân nhân chính là ẩn sĩ.

Trong Hồi 1, tác giả Tào Tuyết Cần có đề một bài thơ:

Đầy trang những chuyện hoang đường

Tràn đầy nước mắt bao nhường chua cay

Đừng cho tác giả là ngây

Ai hay ý vị chất đầy bên trong

Dường như đang nói tác giả là kẻ ngốc nói mê, nhưng bốn câu thơ kết thúc tác phẩm lại là:

Nói đến nỗi chua cay

Hoang đường càng buồn thay

Xưa nay đều cảnh mộng

Chớ bảo người đời ngây

Hai bài thơ ở Hồi 1 và Hồi 120 của tác phẩm, cũng là hồi đầu và hồi cuối, đã chỉ rõ rằng, kẻ trong mê không phải là tác giả, mà chính là thế nhân.

Vậy người ta mê ở đâu? Đó là nhầm tưởng coi cõi nhân sinh như mộng, hết thảy đều thoáng qua như khói mây, là nơi trở về. “Xưa nay đều cảnh mộng” là gì? Đó là một giấc mộng Hồng Lâu, và giấc mộng của mỗi người, đều là cùng một giấc mộng.

Trong hồi 116 còn viết:

Giả đi chân đến, chân hơn giả

Không nguyên là có, có nào không.

Hai câu này cũng đã chỉ rõ rằng, khi con người nhìn thấu giả tướng thì cái hiển lộ ra mới là chân thật, hư giả trở thành chân thực, hư vô trở thành hữu thực.

Nhiều "nhà Hồng học" trong lịch sử đã nghiên cứu ra rằng "Hồng Lâu Mộng" là "giả ngữ thôn ngôn", ý chỉ chuyện thêu dệt, không có thật trong lịch sử. (Chú thích: Trong tiếng Trung, bốn chữ này đồng âm với “Giả Vũ Thôn ngôn” – Giả Vũ Thôn nói, do đó tác giả đặt tên cho nhân vật thứ hai xuất hiện trong tác phẩm là Giả Vũ Thôn). Rõ ràng họ biết là như vậy, nhưng họ không biết tại sao nó lại là như vậy. Trong hồi cuối lại có đoạn:

"Té ra toàn là chuyện bày đặt viễn vông cả? Không những người làm không biết, người chép không biết, mà cả người đọc cũng không biết nữa. Chẳng qua chỉ là thứ văn chương du ký, để cho thích thú tính tình mà thôi".

Ở trên vừa nói nhìn thấu giả tướng sẽ ra chân tướng, tới đây lại đem chân tướng ẩn đi. Toàn bộ tác phẩm là đan xen giữa “chân” và “giả”, khiến thế nhân đã mê lại càng mơ hồ.

Không có chuyện bị phê phán hay chỉ trích là ‘mê tín phong kiến’ ​​ở thời đại của Tào Tuyết Cần, vậy tại sao tác giả lại phải nói ẩn ý như vậy? Bởi vì thiên cơ không thể tiết lộ. Từ câu kệ “Giả đi chân đến, chân hơn giả; Không nguyên là có, có nào không”, xem kỹ thì không khó có thể thấy được Đại Đạo bên ngoài sự hư ảo: Chân ắt thắng Giả, Có ắt thắng Không. Là “chân” hay “giả”, cốt là ở cái ngộ của con người!

2. Chân Sĩ Ẩn ngộ Đạo, minh bạch cõi đi về

Kỳ thực, ngay từ Hồi 1 đã nói rõ điểm đến cuối cùng của con người. Và rằng cuộc sống có hoàn hảo đến đâu thì cũng có những điều không như ý. Chân Sĩ Ẩn xuất thân từ nhà danh gia vọng tộc, nhưng lại không có con cái, đây là cái không như ý thứ nhất. Khi về già mới được một mụn con gái, nhưng lại bị người ta bắt mất, ấy là cái không như ý thứ hai. Về sau nhà cửa tài sản đều bị thiêu rụi, là cái không như ý thứ ba. Thế chấp ruộng vườn hùn vốn sai người, phải ăn nhờ ở đậu nhà cha vợ, buồn bực sầu não, là cái không như ý thứ tư. Kết quả là, nghèo đói bệnh tật, ngày càng sa sút, lại ngẫm ra cảnh của thế giới bên kia.

Thế nhưng khi Chân Sĩ Ẩn nghe thấy bài hát “Hảo liễu ca” của vị Đạo sĩ điên, ông liền đột nhiên tỉnh ngộ. Lời ca có 8 câu như sau:

Người đời đều cho Thần Tiên hay,

Nhưng chuyện công danh lại vẫn say!

Xưa nay quan tướng nơi nào nhỉ,

Một nấm mồ hoang cỏ mọc đầy.

 

Người đời đều cho Thần Tiên hay,

Nhưng hám vàng bạc lòng chẳng khuây!

Suốt ngày tích cóp lo chưa đủ,

Đến lúc đủ đầy nhắm mắt ngay.

 

Người đời đều cho Thần Tiên hay,

Nhưng thích vợ đẹp lòng chẳng khuây!

Chồng sống ngày ngày ân tình kể,

Chồng chết liền bỏ theo người ngay.

 

Người đời đều cho Thần Tiên hay,

Muốn đông con cháu lòng chẳng khuây!

Xưa nay cha mẹ tâm mê đắm,

Con hiền cháu thảo ai thấy đây.

Khi Chân Sĩ Ẩn nghe bài hát này, ông liền đuổi theo vị đạo sĩ điên và hỏi: “Ngài nói gì mà tôi chỉ nghe thấy ‘hảo’ ‘liễu’, ‘hảo’ ‘liễu’?.

Đạo sĩ cười đáp: “Nếu ông nghe thấy hai chữ ‘hảo’ ‘liễu’, vậy coi như ông đã minh bạch. Phải biết rằng mọi sự trên đời, ‘hảo’ chính là ‘liễu’, ‘liễu’ chính là ‘hảo’. Nếu không ‘liễu’, thì không ‘hảo’; Nếu muốn ‘hảo’, thì phải ‘liễu’ ”.

Về hai chữ ‘hảo’ và ‘liễu’, trong nguyên tác, chữ cuối trong hai vế của các câu 1, 3, 5, 7 đều lần lượt là ‘hảo’, ‘liễu’. Ngoài ra, cả 8 câu còn đều kết thúc bằng chữ ‘liễu’. ‘Hảo’ là hay, tốt; ‘liễu’ là xong, hoàn thành, kết thúc, hoặc khi đi cùng chữ ‘bất’ thì mang nghĩa không thể làm được gì.

Chân Sĩ Ẩn vốn là một người có huệ căn (chỉ cái tính sáng suốt sẵn có), vừa nghe thấy vậy ông liền triệt ngộ… Rồi nói với đạo sĩ “Chúng ta đi thôi!”. Ông đỡ tay nải trên vai đạo sĩ, đeo lên lưng, không về nhà nữa mà đi cùng vị kia.

Kỳ thực, ngay trong hồi thứ nhất, "Hồng Lâu Mộng” đã chỉ ra những đạo lý cốt yếu.

Điều này khiến tôi nhớ đến câu trong Kinh Thánh: "Người giàu bước vào thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim". Thử nghĩ xem, nếu Chân Sĩ Ẩn phú quý giàu sang, lại chẳng có mấy bận không như ý, liệu ông có còn nhìn thấu được hồng trần? Ngoài ra, ở đây còn đề cập đến một điều căn bản – “huệ căn”. Xem ra con người muốn ngộ Đạo thì phải có cả trí huệ và ma nạn (ý chỉ khó khăn trắc trở), thiếu một cái cũng khó mà thành. Giống như Tư Mã Thiên viết: “Tây bá (Chu Văn Vương) bị giam cầm nên diễn giải ‘Chu Dịch’; Khổng Tử gặp nạn nên viết ‘Xuân Thu’; Khuất Nguyên bị đi đày nên viết ‘Ly Tao', …”. Ngay cả Tư Mã Thiên cũng bị vướng vào một vụ án và bị thiến khi đang hoàn thành công trình đồ sộ “Sử Ký”.

 

Tranh minh họa Hồi 37 của tác phẩm "Hồng Lâu Mộng",

do họa sĩ Tôn Ôn (Sun Wen) thời nhà Thanh vẽ. (Public Domain)

3. Tu tâm mới được ngộ Đạo

Một số người muốn học hỏi chút nhân tình thế thái, hay nghiên cứu chút thăng trầm thịnh suy từ “Hồng Lâu Mộng”. Nhưng, những kiếp nạn mà Chân Sĩ Ẩn kinh qua, mối tình si của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, hay cuộc đời chìm nổi của Giả Vũ Thôn, tất cả đều là cái bên ngoài ta nhìn thấy. Mỗi một con người trên thế gian đều là một bộ bách khoa toàn thư, cuộc đời ai chẳng từng nếm qua ngọt bùi cay đắng, cần gì phải tìm bên ngoài?

Giả Vũ Thôn một đời luồn cúi, lợi dụng người khác. Cuối cùng, ông ôm giữ hối tiếc suốt đời tại bến đò Giác Mê (giác ngộ ra cái mê) bên dòng Cấp Lưu (dòng nước chảy xiết, ám chỉ dòng đời). Không như Chân Ẩn Sĩ đã nhìn thấu cõi trần ngay từ đầu.

Trong Hồi 118, Giả Bảo Ngọc ngâm câu “Nội điển ngữ trung vô Phật tính, Kim đan pháp ngoại hữu Tiên chu” (Câu chữ trong Nội điển không có Phật tính, bên ngoài pháp luyện Kim đan có thuyền Tiên). “Nội điển” là chỉ những kinh điển trong Phật giáo, “Kim đan” là chỉ hoàng kim và đan sa được luyện ra trong Đạo giáo nhằm đạt trường sinh. Theo cách giải thích phổ biến, ý nghĩa của câu nói trên là, không phải cứ niệm kinh là sẽ xuất Phật tính, không phải cứ kết đan là sẽ thành Tiên, mà phải dựa vào cái ngộ trong tâm.

Theo tôi thấy, câu nói này còn ẩn dụ về việc tu luyện. Để tu luyện theo những giáo lý được giảng trong Phật giáo (Nội điển) hay Đạo giáo (Kim đan) ngày nay là việc rất khó. Bởi vì hàng ngàn năm qua, hai giáo lý này đã bị người đời sau sửa đổi và diễn giải theo cá nhân, chứ không còn là lời nguyên gốc của các bậc Giác giả, nên không còn nội hàm để độ nhân.

Kỳ thực, toàn bộ tình tiết trong "Hồng Lâu Mộng" là hành trình hạ phàm của hòn đá “Bảo Ngọc”, để độc giả thấy được cái “Nhân không kiến sắc, do sắc sinh tình, truyền tình nhập sắc, tự sắc ngộ không”. Tức là, từ “Không” hiện ra “sắc”, rồi “sắc” lại sinh ra “tình”, “tình” lại biểu hiện qua “sắc”, rồi lại từ “sắc” mà ngộ được “Không”.

Con người ngày nay đều đã ở trong “Nhân không kiến sắc, do sắc sinh tình, truyền tình nhập sắc” (từ “Không” hiện ra “sắc”, rồi “sắc” lại sinh ra “tình”, “tình” lại biểu hiện qua “sắc”), chỉ còn thiếu “tự sắc ngộ không” (từ “sắc” ngộ được “Không”) mà thôi.


27/06/2024

Những mẹo cải thiện suy giảm trí nhớ

st trên net


Suy giảm trí nhớ bắt nguồn từ nhiều phương diện. Một trong số các nguyên nhân đó là không khí trong phòng thiếu oxy, máu lưu thông không tốt, dẫn đến não bộ không được cung cấp đủ máu khiến xuất hiện các cảm giác đau đầu chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

Thực ra chỉ cần thường xuyên làm một số động tác nhỏ trong cuộc sống sẽ rất có ích  cho việc cải thiện trí nhớ.

 Mẹo 1: Nâng cao chân

Khi phần cẳng chân được nhấc lên, cao hơn vị trí của tim một chút thì máu ở phần cẳng chân và đùi sẽ chảy về phổi và tim, không những có thể giảm áp lực  cho tĩnh mạch ở cẳng chân và đùi mà còn khiến cho lượng máu cung cấp cho phần đầu tăng lên, khiến tinh thần của bạn trở nên sảng khoái.

Mẹo 2: Lắc đầu qua lại

Các động mạch ở cổ là đường ống để cung cấp máu cho não. Lắc đầu khiến cho những bộ phận này vận động, không những có thể tăng lượng máu cung cấp  cho não mà còn có thể giảm khả năng chất béo ứ đọng lại trong động mạch cổ. Đồng thời nó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ.

Mẹo 3: Vươn vai

Cơ thể nếu ở trong một tư thế quá lâu, phần điểm cuối của mạch máu ở tay sẽ bị tích tụ rất nhiều máu. Động tác vươn vai là quá trình cơ bắp được thắt chặt và thả lỏng, lượng máu tích tụ cũng được đưa về tim.

Tim sẽ nhận được nhiều máu để đưa đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó đại não cũng được chia  cho một phần.

Mẹo 4: Chải tóc

Mang theo bên mình một cây lược hoặc là lấy tay để chải tóc có thể cải thiện sự chuyển động của máu ở phần da đầu.

Cách làm cụ thể: Mở nhẹ mười ngón tay, chải tóc từ trước ra sau từ trên xuống dưới, một ngày làm 3-4 lần, mỗi lần từ 3-5 phút có thể tác dụng nâng cao trí lực, tinh thần được thả lỏng và chăm sóc sức khỏe não, nó đặc biệt có ích  cho những người mắc bệnh suy nhược thần kinh.

Mẹo 5: Cắn chặt răng

Khi cắn chặt răng, lượng nước bọt bài tiết ra sẽ tăng lên, trong nước bọt có chứa Parotin có tác dụng trì hoãn sự già yếu. Mấy năm gần đây có nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong nước bọt có chứa thành phần ức chế ung thư, có tác dụng phòng ngừa các u ác tính ở đường tiêu hóa.

Mẹo 6: Vận động ngón tay

Ngón tay là đại não thứ hai của con người, thông qua việc vận động ngón tay có thể kích thích đại não, làm trì hoãn sự chết đi của các tế bào não.

Duỗi các ngón tay ra, cuộn tròn chúng lại, hai động tác thực hiện xen kẽ nhau, hoặc là hai tay thay phiên nhau mát xa các đầu ngón tay. Bạn cũng có thể thường xuyên dùng tay để nắm các quả bóng tập gym, để hai quả bóng gym chuyển động trong tay. Hoặc là bạn có thể trộn gạo và đỗ đen lại với nhau sau đó lại nhặt tách chúng ra. Dùng những động tác này để vận động hai tay sẽ đạt được mục đích là tăng cường và duy trì trí nhớ của đại não.

 Mẹo 7: Vận động kích thích

Vận động có thể kích thích sự hoạt động của lớp vỏ đại não khiến não khỏe hơn. Một tuần chạy bộ, đi nhanh 5 lần, mỗi lần tập trong nửa tiếng, tuy đơn giản nhưng lại giúp tăng cường trí nhớ.

Nước chiếm 50% thể tích đại não, chăm chỉ uống nước không những có thể trì hoãn sự già hóa mà còn có ích  cho đại não. Khi uống nước nên nắm vững nguyên tắc chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống một lượng nhỏ, đợi khi khát mới uống thì có nghĩa là cơ thể bạn khá thiếu nước rồi.

 mẹo trên trong cuộc sống bạn có thể áp dụng chúng mọi lúc mọi nơi, các bạn đã ghi nhớ rồi chứ? Nếu quanh bạn có những người thường hay quên thì hãy mau chia sẻ 7  mẹo này  cho họ nhé.


26/06/2024

Mẹo cần thiết khi thuê phòng khách sạn

 

hình st có tính minh hoạ

Đang trong mùa du lịch hay đi công tác, việc thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ để ngủ qua đêm đã trở thành việc tất nhiên đối với nhiều người chúng ta. Khi ở những nơi xa lạ như vậy, tôi xin tư vấn một mẹo nhỏ nhưng cần thiết trong thời kỳ kỷ nguyên số này để tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra.

Các bạn cần rút ngay dây nguồn điện tivi khi nhận phòng khách sạn sau đó kiểm tra kỹ các thiết bị, các góc trong phòng.

Khách sạn sẽ không cố tình cài camera quay lén trong phòng. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi trường hợp kẻ gian thuê phòng rồi gắn các thiết bị này để ghi âm, ghi hình hoạt động của các khách thuê phòng khác vì mục đích bất chính.

Do đó, việc kiểm tra phòng khách sạn một cách kỹ lưỡng ngay khi vừa đến là điều cần thiết.

Thông thường, mọi người sẽ kiểm tra xung quanh phòng xem có điều gì bất thường không. Trong đó, tivi là vật quan trọng nhưng lại bị nhiều người lãng quên. Đây là nơi rất dễ để giấu camera quay lén.

Camera có thể được gắn vào các cạnh tivi hoặc để trên hộp giải mã truyền hình. Tivi và bộ giải mã truyền hình đều có nguồn tia hồng ngoại để kết nối với điều khiển từ xa. Lợi dụng điều này, kẻ gian có thể gắn camera quay lén ở khu vực tivi để khách thuê phòng khó nhận ra điểm bát thường.

Ngoài ra, tivi thường được lặp đặt ở vị trí trung tâm phòng, đối diện với giường ng. Đây chính là nơi lý tưởng để kẻ xấu gắn camera quay lén, ghi lại toàn bộ hoạt động trong phòng của khách.

Chính vì vậy, khi nhận phòng, bạn có thể rút phích cắm  tivi, kiểm tra xung quanh thiết bị này một lượt để phát hiện các điểm bất thường nếu có.

 Camera quay lén có kích thước rất nhỏ, không cần thiết phải gắn ở  tivi nên sau khi kiểm tra tivi, bạn cũng không được bỏ qua các đồ dùng, các ngóc ngách khác trong phòng. Để việc kiểm tra được dễ dàng hơn, bạn có thể tắt hết các đèn trong phòng, kéo kín rèm để tạo không gian tối nhất có thể. Mở điện thoại lên và bật đèn flash. Chiếu ánh đèn vào khắp các góc phòng, lên các thiết bị như điều hòa, đèn bàn, ổ cắm, tranh tường... Nếu thấy chấm màu đỏ nhỏ nhỏ hoặc ánh sáng phản xạ lại với ánh sáng của đèn flash thì đó có thể là dấu hiệu nghi ngờ có sự xuất hiện của máy quay lén. Bạn cũng làm tương tự với phòng tắm vì đây cũng là vị trí hay bị gắn  camera.

Một cách khác để kiểm tra phòng chính là mở  camera của điện thoại. Bạn cũng tắt đèn, kéo rèm để tạo không gian tối trong phòng. Sau đó, mở camera điện thoại lên, chuyển sang chế độ ghi hình rồi đưa camera quay khắp phòng. Nếu trong phòng có thiết bị ghi hình, trên màn hình có thể hiển thị các đốm sáng bất thường.

Chúc các bạn những chuyến đi vui vẻ và an toàn.

 

 

29/05/2024

Thói mê Tây của người Việt

 

Tác giả: Marko Nikolic, người Serbia, sống ở Việt Nam từ 2014. Ông là nhà giáo và nhà văn, tác giả của “Phố Nhà Thờ”, tiểu thuyết đầu tiên do người nước ngoài viết bằng tiếng Việt.

Và phải công nhận, bản thân tôi cũng đã hưởng lợi từ điều đó trong suốt năm năm qua. Nói một cách tổng quát, người nước ngoài được xã hội Việt Nam đối xử khá nhiệt tình và chu đáo. Chúng tôi được quý trọng, được trẻ con chào bằng ”hello”, được phụ nữ chú ý và thậm chí được khen đẹp trai. Tại nhà hàng, chúng tôi có thể được ưu tiên phục vụ. Chúng tôi được khen ”giỏi, dễ thương quá” khi biết một vài từ tiếng Việt và được mời tham gia video quảng cáo và chương trình trải nghiệm trên truyền hình.

Thi thoảng chúng tôi thậm chí được công an tha thứ khi lái xe không có giấy tờ hay không đội mũ. Và lý do là bởi chúng tôi có một ngoại hình nhất định (da trắng, dáng cao, mũi cao chẳng hạn) và có một quốc tịch nhất định (được coi là đến từ phương Tây).

Dưới bài viết của tôi về nạn giáo viên Tây ba lô ở Việt Nam, vẫn có rất nhiều ý kiến khẳng định rằng “học giao tiếp với Tây tốt hơn”. Và những ý kiến này nhận được sự đồng tình cao. Điều này hình như dựa trên một giả định rất đáng sợ là cho dù “Tây ba lô” không có kỹ năng sư phạm, nhưng họ vẫn sẽ dành hết tâm sức và thời gian để dạy bạn nói, họ vẫn chăm chỉ, nhiệt tình và có tác phong chuyên nghiệp. Nhưng thực tế không phải như vậy. Ở bất kỳ nền văn hóa nào cũng có những kẻ thiếu chuyên nghiệp và thích ăn sẵn.

Thật vậy, cách người Việt nhận thấy người Tây vẫn ẩn chứa tính khái quát, thiên vị, định kiến. Ví dụ, người da trắng được coi là giàu có trong khi trên thực tế, phương Tây bao gồm rất nhiều quốc gia chưa phát triển (tại Đông Âu hay Nam Mỹ chẳng hạn). Xu hướng ”vơ đũa cả nắm” vẫn ẩn sâu trong đầu của nhiều người Việt, và nhiều khi họ mê Tây vô căn cứ, cho rằng chúng tôi giỏi giang, văn minh, vượt trội vì đến từ một nền văn hóa được cho là tiến bộ, phát triển hơn.

Thật vậy, tôi đã không ít lần có cảm giác kỳ cục rằng tôi được quý trọng chỉ đơn thuần do mình là người Tây chứ không phải vì mình có một tính cách hay phẩm chất cá nhân nhất định. Trên thực tế, phương Tây bao gồm hàng chục quốc gia Âu Mỹ, Úc và hơn một tỷ người với những kinh tế, lịch sử, văn hoá, bản sắc dân tộc rất đa dạng, rất khác biệt. Ví dụ, một người Canada sẽ rất khác người Anh và một người Anh sẽ rất khác người Nga hay người Ý. Thay vì mê Tây, hãy mê sự xuất sắc cá nhân và giá trị thật của một người. Bởi ở xứ Tây cũng như ở xứ ta, nơi nào cũng có người tốt và người xấu, và một số người nước ngoài có thể lợi dụng lòng tin vô căn cứ của người Việt.

Theo tôi, người Việt có xu hướng mê Tây bởi đất nước Việt Nam đã mở cửa với thế giới bên ngoài cách đây chưa lâu và trong thời gian dài người Việt đã không có cơ hội tiếp cận người nước ngoài. Cho nên bây giờ nhiều người Việt dễ hào hứng khi gặp được những người đã từng được coi xa lạ, bí ẩn. Điều này đặc biệt đúng ở nông thôn, nơi mà người Tây vẫn là một cảnh hiếm gặp.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng người Việt vẫn chưa biết nhiều về phương Tây và về các sự khác biệt về địa lý, lịch sử, văn hóa của các dân tộc phương Tây. Ví dụ, bản thân tôi đến từ Serbia, một quốc gia nhỏ của Đông Nam Âu với bảy triệu dân, và tôi phải nói rằng rất ít người Việt biết quê hương của tôi nằm ở đâu. Nhưng theo tôi đó là điều dễ hiểu vì châu Âu có hơn bốn mươi nước, và thực lòng mà nói, chúng tôi cũng không biết nhiều về gần năm mươi nước châu Á hay năm mươi bốn nước châu Phi. Cho nên những gì người Việt biết về người Tây thường dựa trên những quan niệm phổ thông và ký ức tập thể, thường chỉ là những hình mẫu được du nhập qua truyền thông và văn hóa đại chúng (phim Hollywood chẳng hạn).

Khi tôi hỏi người ta tại sao họ mê Tây, họ đáp: ”Bởi người Tây cởi mở và tự tin, làm việc chuyên nghiệp, có tư duy độc lập, phản biện”. Mọi dân tộc có thể dành cho ta những bài học quý giá. Bạn có thể đọc sách, nghiên cứu về các nền văn hóa phương Tây để thu lượm tin tức và kiến thức, để hiểu biết rõ hơn về những thành tựu và đóng góp của họ, và nếu có thể, hãy tìm cơ hội tiếp xúc những người Tây để hiểu hơn họ như thế nào, họ có những điểm mạnh và điểm yếu gì. Thay vì so sánh ai hơn kém ai, chúng ta phải học hỏi lẫn nhau và đối xử với nhau một cách bình đẳng hơn. Chúng ta phải tôn trọng nhau nhưng trước hết, chúng ta phải tự tôn trọng chính mình.

Tuy nhiên, tôi có cảm giác người Việt vẫn chưa thực sự tự tin về mình, vẫn tự coi mình kém cỏi, lép vế về giá trị so với người Tây như đang mang mặc cảm, tự ti. Và đây là một điều rất đáng buồn. Ví dụ, tôi hay hỏi ý kiến của học sinh về tính cách người Việt và họ hay đưa ra những từ tiêu cực như ”bất lịch sự” hay ”lười biếng”. Hỏi về lịch sử Việt Nam thì họ lắc đầu, bảo ”chán” như thể không muốn biết đến lịch sử nước mình. Chuyện văn học, điện ảnh cũng vậy: đa phần học sinh của tôi chỉ thích xem phim và đọc sách nước ngoài.

Tương tự, nhiều người Việt ưa chuộng hàng hóa nước ngoài, cái gì cũng có nhãn xuất xứ nước ngoài (Nhật Bản, Hàng Quốc, Mỹ, Đức…) được cho rằng là có chất lượng cao và là hàng đáng ưu tiên bất chấp giá cả cao. Điện thoại, xe ô tô, quần áo, nông sản và các sản phẩm nhập khẩu khác được ngày càng ưa chuộng. Trong xu thế toàn cầu hóa, đây là một điều dễ hiểu và khá phổ biến không riêng ở Việt Nam. Tiêu dùng hay sở hữu những sản phẩm của các thương hiệu quốc tế là một cách để hội nhập với thế thế giới hiện đại. Tuy nhiên, đâu phải tất cả mọi hàng hóa nhập khẩu đều tốt và có chất lượng cao? Người tiêu dùng nên phán xét và đánh giá một cách khách quan chất lượng và giá cả của từng sản phẩm trước khi quyết định mua thay vì chỉ lưu ý đến nơi xuất xứ.

Mặt khác, khi tôi hỏi người Việt về các thương hiệu và hàng hóa xuất xứ Việt Nam, nhiều người tỏ ra hoài nghi và chê bai, bảo họ thích dùng những hàng hóa nước ngoài hơn. Khi tôi hỏi về lý do, họ bảo là do hàng hóa nước ngoài đáng tin cậy hơn. Điều này cho thấy người Việt vẫn chưa tin tưởng nhau, vẫn nghi ngờ giá trị của chính mình. Trước khi chúng ta muốn được người khác tôn trọng, chúng ta phải có lòng tự trọng trước.

Như các dân tộc khác, người Việt có nhiều lý do để thấy tự hào. Ví dụ, tình đoàn kết, gắn bó trong gia đình và dân tộc, sự kính trọng đối với người lớn tuổi và tính lạc quan vững vàng là những phẩm chất tốt đẹp của người Việt mà người nước ngoài có thể ngưỡng mộ và học hỏi.

Và quả thật, người Việt rất yêu nước mình. Cách cả nước cổ vũ đội tuyển bóng đá Việt Nam là một bằng chứng rõ ràng. Lòng yêu nước mãnh liệt này là một điều thật đáng khâm phục. Nhưng nó chưa đủ.

21/05/2024

Cây hương đá chùa Tứ Kỳ

st trên net

 

Với tạo hình mang đậm triết lý Phật giáo, cây hương đá chùa Tứ Kỳ thể hiện sự phát triển của đạo Phật và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng thời Lê Trung Hưng.

Vào năm 1959, trên một gò đất nhỏ thuộc khuôn viên chùa Tứ Kỳ (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội), người ta đã tìm thấy một cây hương đá có kích thước to lớn, chạm khắc rất tinh xảo.

Sau đó, cây hương đá chùa Tứ Kỳ được đưa về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Theo đo đạc, hiện vật cao 270 cm, rộng 87 cm, được chia thành ba phần: Đỉnh, thân và bệ.

Phần đỉnh cây hương đá gồm hai phần: Đế và bát hương. Phần đế hình bát giác, phía dưới chạm băng cánh sen, phía trên chạm hoa cúc, sen.

Phần bát hương hình tròn đặc, gờ miệng thẳng, cao, loe rộng trang trí băng cánh sen, trên mặt có 5 lỗ. Thân bát hương phình ra, được tạo bởi đôi rồng quấn thân vào nhau chầu mặt trời.

Phần thân cây hương là cột trụ đá cao 150 cm, gồm 8 mặt. Mỗi mặt cạnh đều thống nhất cách trang trí: Phần giữa là minh văn, trên và dưới trang trí hoa văn.

Ở phía trên phần thân là 8 hình chim phượng xen lẫn trong mây trên cụm mây hoa đao lửa cách điệu với 8 tư thế bay, đậu khác nhau.

Phía dưới trang trí đề tài rồng và rồng đuôi cá trên sóng nước, xen kẽ là hình hạc và đôi hổ vờn mây lửa.

Bài minh văn trên cây hương chùa Tứ Kỳ cho biết lý do và tên người cho dựng cây hương. Đó là một vị quan đương triều tên là Đỗ Lịch, vì tôn vua kính trời và để lại công đức về sau nên đã dựng “thạch đài” để truyền đến muôn đời.

Thời điểm dựng cây hương được ghi là năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Trị, đời vua Lê Huyền Tông, thời Lê trung hưng (1666). Bài minh văn cũng cho biết lượng ruộng đất được cung tiến để hàng năm lo việc cúng tế, giỗ chạp…

Phần bệ cây hương tạo hình chân quỳ trang trí vân mây, bên trên trang trí băng cánh sen và đường gờ nổi khối. Các ô trang trí trên bệ có các hình long mã vờn mây, hoa cúc, hoa sen cách điệu, hoa đao lửa cách điệu…

Theo hồ sơ bảo vật, cây hương chùa Tứ Kỳ có những nét khác biệt so với các cây hương cùng thời. Trước hết, đây là cây hương được tạo tác vào thời Lê Trung Hưng có kích thước lớn nhất từng biết. Hầu hết các cây hương khác được phát hiện cao dưới 200 cm, rộng dưới 50 cm.

Đa phần các cây hương thời Lê Trung Hưng đều có bệ vuông, phần cột trụ vuông 4 cạnh, rất ít trường hợp có 6 cạnh, còn 8 cạnh như cây hương chùa Tứ Kỳ là duy nhất được biết đến.

Cây hương chùa Tứ Kỳ cũng có nghệ thuật điêu khắc, tạo hình, đề tài trang trí rất phong phú, sinh động, trong khi đại đa số các cây hương cùng thời chủ yếu để trơn hoặc trang trí đơn giản.

Với tạo hình mang đậm triết lý Phật giáo, hiện vật đã thể hiện sự phát triển của đạo Phật và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt thời Lê Trung Hưng.

Minh văn trên cây hương là tư liệu giá trị trong việc nghiên cứu chế độ ruộng đất thời Hậu Lê, thế kỷ 17. Cụ thể, đó là việc công đức ruộng đất vào chùa, lấy làm hương hỏa cho chùa (ruộng hậu) được kế thừa, phát huy.

Với những ý nghĩa to lớn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, cây hương đá chùa Tứ Kỳ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam vào ngày 25/12/2021.

20/05/2024

Dấu hiệu trên gương mặt tiết lộ tình trạng sức khỏe

Những biến đổi của từng phần khác nhau trên khuôn mặt sẽ nói lên tình trạng của những cơ quan có liên quan với chúng. Đây là lý do vì sao các bác sỹ đặc biệt là các bác sỹ đông y thường hay kiểm tra môi, mắt, lưỡi, da mặt..mỗi khi bạn có vấn đề về sức khỏe.

Sau đây là những dấu hiệu của khuôn mặt nói lên tình trạng sức khỏe của bạn:

1. Vàng da, vàng mắt

Dấu hiệu này trên gương mặt tiết lộ tình trạng sức khỏe,

Nếu một buổi sáng nào đó, khi rửa mặt bạn nhận thấy gương mặt của mình ngả vàng, đặc biệt tròng mắt cũng vàng như thế. Đây là dấu hiệu quan trọng trong bệnh lý gan – mật.

Billirubin – chất gây vàng da, là một sản phẩm bị phân hủy khi tế bào máu chết đi. Bình thường chúng được hệ gan – mật chuyển hóa và bài tiết vào ống tiêu hóa rồi thải ra ngoài cùng với phân, vì vậy nên phân luôn có màu vàng.

Tuy nhiên vì một bệnh lý nào đó của hệ gan – mật như: viêm gan, xơ gan, sỏi mật, viêm túi mật.. Billirubin không được gan vận chuyển vào ống tiêu hóa mà sẽ tích trữ tại các mô tế bào của cơ thể, gây ra hiện tượng vàng da vàng mắt. Là hiện tượng của một lá gan yếu, khi gan khỏe mạnh thì hiện tượng vàng da tự cũng sẽ biến mất.

2. Quầng thâm dưới mắt

Đôi mắt thâm quầng hay sưng húp dễ nhận biết là do kết quả của nhiều đêm ngủ muộn hoặc không được ngon giấc. Thậm chí có thể do bạn khóc quá nhiều.

Nếu tình trạng mắt sưng húp kéo dài, có thể đó là dấu hiệu của các bệnh nội tiết như bệnh nhiễm độc giáp (bệnh cường giáp).

3. Da mặt nhợt nhạt, xanh xao

Dấu hiệu này trên gương mặt tiết lộ tình trạng sức khỏe,

Nếu làn da khỏe mạnh của bạn đột nhiên trở nên nhợt nhạt thiếu sức sống, điều đầu tiên cần nghĩ tới đó là thiếu sắt – một nguyên tố vi lượng quan trọng trong tạo máu. Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên thế giới.

Do thiếu sắt cơ thể không đủ nguyên liệu sản xuất ra hồng cầu để duy trì nét mặt hồng hào. Ngoài ra còn xuất hiện các dấu hiệu khác như: khó thở, đau đầu, lạnh tay chân, móng tay giòn,…

Vấn đề thiếu sắt hầu hết đến từ chế độ ăn không hợp lý. Thiếu các thực phẩm giàu sắt vi lượng hoặc thiếu các thực phẩm giúp hấp thụ sắt như vitamin C.

4. Da khô nứt nẻ

Mọi người chúng ta chắc hẳn đôi khi sẽ bị khô da vào mùa đông hay sau khi rửa mặt bằng nước nóng, đó là điều bình thường. Tuy nhiên nếu khô da diễn ra thường xuyên kèm bong tróc nứt nẻ da, thì đó là dấu hiệu của tình trạng mất nước.

30% thành phần của da là nước. Nước góp phần giúp da mịn màng và co giãn cũng như khả năng tự phục hồi. Vì vậy thiếu nước ngoài làm da mặt khô, nứt nẻ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như mụn trứng ca, chàm, vẩy nến,…

Lười uống nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khô da, đặc biệt đối với người có thói quen uống đá. Ngoài ra, khô da còn là dấu hiệu của các bệnh lý như: tiểu đường, suy giáp, viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B,…

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên cần phải đảm bảo uống đủ trung bình 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể massage bằng dầu oliu hoặc dầu dừa vào những vùng da bị nứt nẻ.

5. Mọc râu bất thường ở nữ giới

Dấu hiệu này trên gương mặt tiết lộ tình trạng sức khỏe,

Râu sẽ mọc ở quai hàm, cằm và môi trên. Điều này sẽ gây lúng túng cho bất kỳ người phụ nữ nào mắc phải. Nguyên nhân được tìm thấy là bệnh u nang buồng trứng. Đặc điểm của bệnh này là ức chế các hooc-mon nữ, tăng cường nội tiết tố nam dẫn tới mọc râu ở nữ giới. Tình trạng này thường hay gặp ở ở phụ nữ mãn kinh.

Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố bởi Hiệp Hội Bác Sỹ Gia Đình Hoa Kỳ, 75% trường hợp mọc râu ở phụ nữ là do u nang buồng trứng. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: rối loạn tuyến trên thân, tác dụng phụ của một số thuốc và ung thư buồng trứng.

6. Các nếp nhăn

Nếp nhăn biểu hiện cho sự lão hóa, là điều không ai tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu các nếp nhăn ở trán và quanh miệng xuất hiện quá sớm thì nó thực sự sẽ lấy đi tuổi xuân của các cô gái.

Thuốc lá là thủ phạm chính gây ra sự lão hóa sớm này. Làn da chúng ta rất nhạy cảm với nicotine trong thuốc lá. Khi tiếp xúc với khói thuốc, các mạch máu dưới da sẽ co lại làm giảm oxy cũng như các dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động bình thường của da. Ngoài ra, trong thuốc lá còn có hơn 4.000 hóa chất phá hủy collagen và elastin-2 thành phần làm da săn chắc và đàn hồi.

Hãy nói không với thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. Nếu có bạn bè hoặc người thân nghiện thuốc thì hãy giúp họ cai thuốc, vì thuốc lá không chỉ đang ảnh hưởng chính họ mà còn làm hại cả những người xung quanh.

7. Nổi ban hình cánh bướm

Dấu hiệu này trên gương mặt tiết lộ tình trạng sức khỏe,

Đây là một triệu chứ đặc trung của bệnh lupus ban đỏ, một bệnh tự miễn có ảnh hưởng đến da, khớp, máu, phổi, tim và thận. Tiến triển cấp tính có thể gây tử vong.

Biểu hiện là ban trải dài trên 2 má có hình con bướm.

Đây là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng trên tim, thận. Nếu xuất hiện tình trạng này cần đến gặp bác sĩ nội tiết sớm nhất có thể.