Đây là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Hà Lan là Ab Stokvis chụp năm 1980 tại Hà Nội, đăng trên chuyenxua.net.
Những người thuộc thế hệ 7x trở về trước chắc quen thuộc và tìm thấy không ít những hồi ức xưa từ những tấm ảnh này.
Đây là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Hà Lan là Ab Stokvis chụp năm 1980 tại Hà Nội, đăng trên chuyenxua.net.
Những người thuộc thế hệ 7x trở về trước chắc quen thuộc và tìm thấy không ít những hồi ức xưa từ những tấm ảnh này.
Trong
thiên hạ, được một tri kỷ, có thể không ân hận rồi.
Người ta cho là bận rộn
thì mình coi là thảnh thơi, có như vậy mới có thể bận rộn cái mà người ta cho
là thảnh thơi.
Không có cái gì vui bằng
nhàn, nhàn không phải là không làm một việc gì. Có nhàn mới đọc được sách, mới
đi coi được những thắng cảnh, mới giao du được những bạn bè có ích, mới uống
rượu được, mới viết sách được. Có cái vui nào lớn hơn vậy nữa?
Mây được mặt trời chiếu
vào rồi mới thành ráng, suối treo vào đá rồi mới thành thác. Cũng là vật đó mà
gởi vào một cái khác thì có tên khác. Cho nên cái đạo bạn bè rất đáng quí.
Nói chuyện với bạn uyên
bác như đọc sách lạ, nói chuyện với bạn phong nhã như đọc thi văn của danh
nhân, nói chuyện với bạn nghiêm cẩn, đạo đức như đọc kinh truyện của thánh
hiền, nói chuyện với bạn hoạt kê như đọc tiểu thuyết truyền kì.
Kẻ sĩ nên có bạn thân.
Bạn thân bất tất phải là bạn thề sống chết có nhau. Thường thì bạn thân là bạn
cách xa nhau trăm ngàn dặm vẫn có thể tin nhau, không nghe những lời người ta
nói xấu về bạn. Việc nào nên làm, nên ngưng thì thay bạn mà mưu tính quyết
đoán; hoặc những lúc lợi hại, giúp bạn mà không cho bạn biết, cứ hết lòng vì
bạn mà không lo rằng bạn có hiểu mình không.
Tìm tri kỷ trong chỗ bạn
bè là việc dễ, tìm tri kỷ trong chỗ thê thiếp là việc khó, tìm tri kỷ trong chỗ
vua tôi càng khó nhất.
Diễn được những ý người
trước chưa diễn mới là sách lạ; nói được những điều khó nói về vợ con, mới là
bạn thân.
Ở thôn quê, có được bạn
tốt thì càng thích... Trong số bạn bè, người nào làm thơ được là quí nhất, rồi
tới người nào nói chuyện được, rồi tới người nào ca hát được, sau cùng mới tới
hạng người biết những trò chơi trong xã hội.
st trên net, không rõ tác giả
Ngày xưa có một chú tiểu. Chú tiểu này khá tự tin vào đầu óc, kiến thức và trí tuệ của mình.
Khi gặp phải những huynh đệ kiến
thức nông cạn, tư duy lẫn lộn, ăn nói lúng túng, tiểu hòa thượng nọ thường
nổi nóng, mất bình tĩnh, anh thường nói: “Sao anh mãi vẫn không hiểu? Đồ đầu
heo”.
Sư phụ đã nhiều lần chỉ trích anh vì điều này, anh đã thừa nhận sai lầm của mình, nhưng khi gặp trường hợp tương tự, anh vẫn không khỏi mất bình tĩnh.
Hôm nay củi lấy được rất nhiều,
tiểu hòa thượng vì thế mà tâm trạng rất rui. Trên đường về anh bỏ củi xuống bên
cạnh bờ suối, rồi uống nước rửa mặt. Lúc này, “Tiểu Cường” đã đến. Tiểu Cường
là một con khỉ nhỏ trên núi, nó thường đến đây chơi, nó thường bắt gặp những
chú tiểu lên núi kiếm củi.
Theo thời gian, họ trở thành những
người bạn tốt của nhau. Tiểu hòa thượng muốn lau mặt bằng khăn mồ hôi sau khi
rửa xong, nhưng thấy khăn mồ hôi còn vương trên đống củi đằng kia, thật sự rất
mệt nên chỉ vào đống củi và ra hiệu cho Tiểu Cường lấy khăn mồ hôi giúp anh.
Tiểu Cường chạy tới, rút một
khúc củi, đưa cho tiểu hòa thượng. Tiểu hòa thượng cảm thấy rất thú vị, liền
kêu Tiểu Cường nhận lấy, tiện tay làm hình vuông, nói: “Khăn mồ hôi, khăn mồ
hôi“. Tiểu Cường lại đi, và thứ anh nhận lại là củi.
Tiểu hòa thượng càng cười càng vui
vẻ, lần này lấy đá ném lên khăn mồ hôi, sau đó chỉ vào Tiểu Cường, “Thấy chưa?
Lấy khăn mồ hôi đó“. Thời Tiểu Cường lại đi, thứ mà anh ta nhận lại vẫn chỉ là
củi, Tiểu Cường mang vẻ mặt tự mãn, như thể nói: “Nhìn xem, tôi có khả năng như
thế nào!”
Sau khi trở về, tiểu hòa thượng đã
kể cho sư trụ trì nghe về điều thú vị này. Trụ trì liền hỏi anh: “Khi con
nói chuyện với các huynh đệ, nếu họ không hiểu con liền mất bình tĩnh, nhưng
tại sao đối với Tiểu Cường lại không giống như vậy, mà lại còn thấy thích thú?,
Tiểu Cường nghe không hiểu là điều bình thường, bởi vì nó chỉ là một con
khỉ. Nhưng các huynh đệ và những người khác là con người, vì vậy họ nên hiểu
những gì con đang nói.”
Trụ trì nói: “Nên? Cái gì gọi
là phải? Trước hết, khả năng hiểu biết bẩm sinh của mỗi người là khác nhau.
Người hiểu biết tốt không có nghĩa là công sức của anh ta; người kém hiểu biết
không phải lỗi của anh ta. Mỗi người sinh ra ở môi trường khác nhau, cũng không
phải lỗi của người ấy, người được sinh ra ở hương môn thì cũng không phải là có
công lao gì.
Kẻ sinh ra đã làm tôi tớ, hay là một tên đồ tể cũng không
phải lỗi của anh ta. Ngay cả khi môi trường giống nhau, những người thầy bạn có
thể gặp là khác nhau. Khi người ấy gặp được một vị Thiền sư tốt, hay gặp một kẻ chuyên rượu thịt
thì cũng không phải là lỗi của anh ta. Giữa mọi người có sự khác biệt lớn như
vậy, làm sao con có thể nói “mọi người phải nên… ”
Nghe xong, tiểu hòa thượng cúi đầu
không nói nữa. Trụ trì nói tiếp: “Còn nữa, trời vô thường, nhân gian cũng vô
thường, hôm nay anh ta kém hơn con, con có thể coi thường anh ta, nếu ngày mai
anh ta tốt hơn con? Khi đó anh ta có thể lại coi thường con“, bạn cảm thấy thế
nào?”.
Vị tiểu hòa thượng xấu hổ nói: “Sư
phụ, con biết lỗi của mình rồi.” Sư trụ trì lắc đầu nói: “Không, thật ra,
lỗi lớn nhất của con không phải là chuyện này”, tiểu hòa thượng mở to mắt
hỏi: “Vậy thì lỗi của con ở đâu?“.
Vị sư trụ trì nói: “Lỗi là con
không học cách nhìn bằng con mắt một người tu hành và suy nghĩ bằng trái tim
của một vị Giác giả.” Tiểu hòa thượng đột nhiên cảm thấy mình hiểu ra điều
gì đó, nên vội quỳ lạy và nói: “Sư phụ nhân từ, con xin Sư phụ chỉ dạy cho
con!”.
Trụ trì cười nói: “Nghĩ kỹ lại,
ngươi thực sụ cũng không hiểu được ý tứ. Tại sao lại chọc giận huynh đệ của
ngươi, nhưng lại cười đùa với Tiểu Cường? Vì vậy, vấn đề không phải ở họ, mà là
ở con. Con không nổi giận với Tiểu Cường, vì nó là con khỉ, và con thông minh
hơn nó rất nhiều, vì vậy con có thể bao dung những lỗi lầm của nó, còn huynh đệ
của con, họ đều là con người, con cũng là con người, trí tuệ cũng ngang hàng
họ nên con không thể dung thứ cho những lỗi lầm của họ. Chư Phật thì sao,
chư Phật nếu thấy những lỗi lầm của đệ tử thì Ngài có giận không? Chắc chắn sẽ
không, bởi vì Trí tuệ của Ngài là bao trùm tất cả”.
“Sai lầm lớn nhất của con là đã
không cố gắng quan sát thế giới bằng con mắt của một vị Phật, đồng cảm với thế
giới bằng lòng từ bi của Đức Phật và bao dung thế giới bằng trí tuệ của Đức
Phật.”
Các bạn có thể thử tập các bài
tập sau theo chỉ mất khoảng 1 phút thôi nhưng có thể giúp bạn có tâm trạng
thoải mái và cải thiện nhiều cho sức khỏe bản thân
1.
Bài tập xoa bàn tay
Bài tập này sẽ giúp bạn giảm cơn đau vai và đỡ mỏi mắt.
Chà 2 lòng bàn tay của bạn với nhau thật nhanh khoảng 300 lần để kích
thích tất cả 6 kinh mạch trong lòng bàn tay, từ đó giúp tăng cường chức năng
của các cơ quan nội tạng và cân bằng hệ Âm Dương.
2.
Bài tập tự massage đầu bằng các ngón tay
Bằng
cách dùng các ngón tay để xoa bóp da đầu của bạn từ trán xuống phía sau đầu,
với tốc độ 2-4 lần/ giây, sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu não và đưa chất dinh
dưỡng đến chân tóc của bạn. Vì thế tóc của bạn sẽ trông bồng bềnh và bóng mượt
hơn.
3.
Bài tập xoa bóp mũi
Xoa
bóp mũi bằng ngón tay cái có thể giúp tăng cường lưu thông máu, dưỡng ẩm cho
phổi và giúp bạn phòng tránh bệnh cảm lạnh .
Chà
hai bên mặt của ngón tay cái với nhau cho đến khi chúng ấm và sau đó chà lên
chóp mũi 24 lần, sử dụng các ngón tay của bạn để chà hai bên cánh mũi 12 lần và
cào nhẹ lên xuống sóng mũi 10 lần.
4. Bài tập đảo mắt
Đảo
đôi mắt của bạn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 30 lần sẽ
giúp tăng cường cơ mắt và cũng là biện pháp hữa hiệu để phòng ngừa các bệnh về
mắt như viêm giác mạc mãn tính và bệnh cận thị.
5. Bài tập massage rốn nhẹ nhàng
Dùng
hai lòng bàn tay massage nhẹ nhàng rốn của bạn theo chiều kim đồng hồ. Bài ập
này có thể tăng cường sự tiêu hóa và bài tiết.
6. Bài tập massage lòng bàn chân
Sử
dụng gót chân bên này để xoa bóp lòng bàn chân bên kia khi bạn nằm ngửa mình
ra. Động tác này rất có lợi cho gan, mắt, suy nhược thần kinh, bệnh mất ngủ và
ù tai.
Ảnh từ Cổ học tinh hoa.
Tay nghề dân mộc mỹ nghệ và thợ khảm xà cừ của xứ Việt giỏi
lắm. Hồi mình vào miền Tây Nam bộ, được đến thăm 1 gia đình người Việt ở vùng
sâu, không hiểu lẽ gì mà còn tồn tại toàn vẹn căn nhà và đồ đạc từ hồi ông cụ cố tạo dựng. Hiếm lắm.
Vì lý do tế nhị, gia đình họ không muốn phô ảnh và nêu địa chỉ.
Đồ gỗ của nhà, nghe người chắt Cụ Cố kể, toàn do người Bắc
được mời vào tạo nên. Đẹp và hiếm lạ vô cùng. Lòng cứ ước ao, sẽ còn nhiều, còn
nhiều những bảo vật như vậy vẫn tồn tại để các thế hệ sau này biết và tự hào.
Lang thang trên net, tình cờ tìm thấy một cổ vật gần nguyên
vẹn nên giới thiệu tới mọi người.
Ban đầu, bộ ghế trắc khảm tích bát tiên là
của một gia đình có quyền thế ở Thanh Hóa thời Nguyễn. Sau cải cách ruộng đất,
nhà ông may mắn có được và giữ gìn và coi như một vật gia bảo trong nhà cho đến
nay, nhà sưu tầm chia sẻ.
Hiện vật gồm 4 ghế gỗ trắc rất dày dặn, nét đục sắc nét,
khuyết mất chiếc bàn. Sau hơn 100 năm, ghế khảm lành nguyên, giữ được nét đẹp
nguyên bản từ vân gỗ cho đến chi tiết khảm ốc.
Mỗi ghế khảm một tích Bát tiên riêng, chung quanh khảm tứ quý
với các chữ Phúc – Lộc – Thọ. Đó là họa vị tiên Hòa Hợp, tiên Yên Hài, Vương
Mẫu… có sự tích được viết trong sách đông du bát tiên. Tích Bát tiên là biểu
trưng của sự trường sinh và những điềm lành.
Về phong cách tạo hình, ở đây có sự kết hợp giữa 3 phong cách
Việt, Trung Hoa và phong cách Louis XIV của Pháp. Ta thấy nét đục đẹp cùng tạo
hình gậy như ý theo lối Trung Hoa, trong khi lối khảm ốc Việt chi li, rất đẹp.
Ngoài ra, ghế có tay vịn và chân tạo dáng nai vuốt rất đẹp mang phong cách đồ
thời Louis XIV của Pháp (còn gọi là phong cách Baroque vì sự lộng lẫy huy
hoàng và vinh quang). Đây là 1 trong 3 thời vua làm nền tảng cho phong cách
nội thất cổ điển Pháp.
Đây là một hiện vật quý hiếm, gỗ cổ, khảm cổ được nhiều người
yêu thích cổ ngoạn và nhà sưu tầm lâu năm, khó tính đánh giá đẹp nhất ở Hà Nội
hiện nay, chủ nhân cho biết.
Nguồn: Brightside
Ban đầu ai nhìn vào cũng nghi nó là đồ giả nhưng thực chất, chúng là người thật, việc thật và chưa từng được chỉnh sửa bởi photoshop.
Thành phố đầy dãy nhà cao tầng nhưng cũng vô cùng tuyệt đẹp.
Ngọn núi lửa vô cùng tỏa sáng.
Tất cả mọi thứ trong bức ảnh này dường như đang dừng lại.
Đọc cuốn “Lễ ký” của Khổng Tử có câu: “Bắt đầu của lễ là ăn uống”. Ăn uống
tưởng chừng như chuyện nhỏ, nhưng lại là bước khởi đầu của lễ nghi và phép tắc.
Khi mọi người đang ăn, họ ở trạng thái thoải mái và tự nhiên nhất, như vậy họ
sẽ bộc lộ những thói quen thường ngày và toàn bộ nhân cách.
Trên bàn ăn, mỗi lời
nói và hành vi đều có thể phản ánh sự tu dưỡng của một người. Nếu bạn muốn nhìn
rõ một ai, cách trực tiếp nhất là cùng họ dùng bữa.
Ông bà ta để lại nhiều câu nhắc nhở tế nhị trên bàn ăn cho con cháu như:
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
- Lựa cơm gắp mắm.
- Ăn miếng ngọt, trả miếng bùi.
- Trời đánh còn tránh miếng ăn.
- Ăn bớt bát, nói bới lời...
1. Người ăn uống đoan chính là người được giáo
dục tốt
Có câu nói:“Đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi, ăn
có tướng ăn”. Tướng ăn, có nghĩa là hình thức biểu hiện và thái độ ứng xử
của một người trong bữa ăn. Một bữa ăn thường có thể tiết lộ sự giáo dưỡng thực
sự của một người.
Một người có giáo dục
thường ăn uống đúng mực. Họ biết tiết chế chính mình, cũng biết tôn trọng người
khác.
Trước khi vào bàn ăn,
họ dựa theo tôn ty, để bậc trên ngồi trước, rồi mới
theo sau. Khi bắt đầu bữa ăn, họ để các bậc trên động đũa gắp trước, là vãn bối
nên gắp sau, tỏ vẻ tôn kính. Khi gắp thức ăn, không tùy tiện gắp lật ngửa lựa
chọn, không ưng liền gắp sang miếng khác mà gắp theo trật tự.
Khi ăn, họ ăn chậm,
nhai kỹ, môi miệng, thức ăn và bát đũa gọn gàng lịch sự. Không chơi trò chơi
trong điện thoại, không nói lảm nhảm, không cười nói bậy bạ. Sau khi ăn xong,
nhẹ nhàng sắp xếp bát đũa ngay ngắn, lau miệng sạch sẽ, chào hỏi và rời bàn một
cách lịch sự.
Đối với bậc lão niên,
họ biết kính sợ, đối với thức ăn thì ăn với thái độ biết ơn, không coi nhẹ,
phung phí, quý hạt cơm như vàng, cố gắng ăn hết lượng cơm trong bát và ăn hết
phần thức ăn đã gắp, khăn ăn dù là đồ bỏ đi cũng chú ý để gọn gàng.
Trong “Đạo Đức Kinh” có câu: “Thiên hạ đại sự, tất tá ư tế”, tức là
mọi việc lớn trong thiên hạ đều phải làm chi tiết. Phàm làm việc gì, chi tiết
quyết định thành bại. Những sự việc diễn ra trên bàn ăn tuy vặt vãnh, nhưng lại
chứa đựng quá nhiều quy tắc và lễ nghi. Nếu tướng ăn tốt, đồng nghĩa người này
được giáo dục tốt, có thể được mọi người hoan nghênh, coi trọng và chúng ta nên
kết bạn với họ.
2. Mời người gọi món, biết đặt mình vào vị trí
của người khác để suy xét
Gọi món là phần quan
trọng nhất của bữa ăn. Có vẻ như gọi món là cách dễ dàng, nhưng đó là cả một
kiến thức tuyệt vời.
Những địa điểm khác
nhau có các món ăn khác nhau, và những người khác nhau có sở thích ăn uống khác
nhau. Do đó, gọi món không chỉ có thể quyết định chất lượng bữa ăn mà còn bộc
lộ khí chất của một người.
Có người khi mời người
ta đi ăn thì niềm nở, hiếu khách. Nhưng khi gọi món thì tự họ đứng lên chọn món
cho hết thảy mọi người. Họ tự cho mình là trung tâm bữa tiệc, chỉ quan tâm đến
thị hiếu và sở thích cá nhân mà không quan tâm đến khẩu vị của người khác. Hoặc
họ chỉ hỏi lấy lệ mà không cho người khác xem thực đơn tự chọn. Nói chung họ
rất nhất thống, lộ vẻ kiêu ngạo và ích kỷ.
Một người thực sự lịch
sự có thể đứng ở góc độ của đối phương mà dàn xếp một bữa ăn khiến mọi người
đều thỏa mãn. Người này không chỉ hào phóng, mà còn chủ động yêu cầu mọi người
chọn món. Họ tích cực giới thiệu các món ăn, các món đặc sản và đồ uống phù
hợp, nhưng tùy ý để mọi người chọn lựa.
Ngay cả khi đối phương
chân thành nói rằng: “Bạn có thể gọi bất
cứ thứ gì bạn muốn”, người lịch thiệp cũng sẽ cân nhắc. Họ đặt mình vào vị
trí của người khác, xem xét sở thích của nhau, thậm chí để ý cả quan niệm tiêu
dùng để mọi người được chọn món ăn họ yêu thích.
Người xưa có câu: “Tá nhất ban dĩ khuy toàn báo, dĩ nhất mục
tận tinh thần”; đại ý là nhìn thoáng qua để thấy toàn bộ con báo, và thấu
tận tinh thần chỉ bằng một cái liếc mắt.
Người biết đặt mình vào
vị trí của người khác, có trình độ văn hóa sẽ tôn trọng lựa chọn của người khác
khi gọi món. Họ đủ nhạy bén để quan tâm đến sở thích và chú ý đến sự không
thích của người khác. Người dùng trái tim để đặt món là những người chu đáo về
mọi mặt, và họ là những người thực sự có trách nhiệm và ấm áp.
3. Người chủ động thanh toán hóa đơn, coi trọng
tình bạn
Trên bàn ăn luôn có một
số người ăn uống kiểu tranh thủ cơ hội. Họ nói về các món ăn, họ cho người ta
cảm giác rằng họ sẽ là người thanh toán hóa đơn, nhưng họ không thật sự muốn
chi trả. Khi bữa tiệc kết thúc, họ nhanh chóng tìm cớ để lẻn đi trước.
Những người như vậy tàn
nhẫn, ích kỷ và đạo đức giả. Họ đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi thứ, trên cả
tình nghĩa và danh dự của bản thân. Bên cạnh một số người “khôn lỏi” như vậy
thì luôn có những người – họ không những sẽ lần lượt thanh toán hóa đơn mà còn
thể hiện thái độ tích cực thanh toán.
Những người này không
ngốc, không thiển cận, không ham tiền, chỉ là họ coi trọng tình nghĩa và lẽ
phải. Trong lòng họ, tình người quan trọng hơn tiền bạc, và họ không quan tâm
đến giá trị nhỏ nhoi của một hai bữa ăn. Trong cuộc sống, mọi người sẽ luôn
tương hỗ cho nhau và không có gì nên hay không nên.
Tuy nhiên, rốt cuộc,
tiền không phải từ trên trời rơi xuống, vì vậy chúng ta không nên coi việc
người khác trả hóa đơn là điều hiển nhiên. Nếu ai đó sẵn sàng chủ động thanh
toán hóa đơn, chúng ta nên trân trọng họ và biết cách đền đáp tinh tế vào những
dịp khác.
4. Người biết kiềm chế uống rượu có tính kỷ luật
cao
Nhân gian có câu: “Không có rượu thì không thành tiệc”.
Trong nhiều trường hợp, việc uống rượu là điều không thể tránh khỏi trên bàn
ăn. Uống rượu không chỉ là một trò tiêu khiển, mà còn tăng thêm phần sôi động
cho bầu không khí.
Nhưng một số người uống
rượu là không còn quan tâm đến hình ảnh của bản thân, tửu lượng cũng như sức
khỏe của người khác. Bản thân họ uống rất nhiều, họ cũng lại dùng đủ mọi lời lẽ
thuyết phục đối phương phải uống theo họ, trong khi tay thì rót rượu hết chén
này đến chén khác, như thể nếu không uống nhiều thì không vui, không uống là
không nể mặt nhau.
Thậm chí vì uống quá
nhiều rượu, kiểu người này sẽ nói năng bậy bạ hoặc bắt đầu gây sự. Một người
như vậy nhất định thường ngày phải có rượu để uống. Họ không có tính kỷ luật,
tự giác trong cuộc sống. Nhân cách của họ cũng không đạt tiêu chuẩn.
Không có gì sai khi
uống rượu trong khi ăn, nhưng trước mặt mọi người, họ không có ý muốn kiềm chế
bản thân. Cuối cùng, những kẻ say xỉn chỉ có thể khiến mọi người chê cười và tệ
nhất hơn cả là gây ra các rắc rối cãi vã.
Có những người trong
bữa tiệc, họ không từ chối uống rượu. Họ vẫn nâng cốc chung vui, nhưng không
say mê mùi vị này. Họ cũng không cố thuyết phục người khác phải uống với họ.
Người này vui vẻ từ trong tâm hồn của họ và nâng ly chỉ là để phù hợp với hoàn
cảnh. Khi dùng bữa với một người như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ.
Có câu nói rất hay: “Cách uống rượu cũng là nhân cách”, tửu
lượng của một người chính là phong cách và tính cách của người đó. Những người
trên bàn tiệc vui vẻ, đã uống rượu mà vẫn có khả năng tự kiểm soát mạnh mẽ và
khí chất xuất chúng; sống bên cạnh người như vậy chúng ta sẽ luôn cảm thấy
thoải mái, hạnh phúc và may mắn.