14/01/2025

Trong cuộc sống của mình nên có

Theo: Tâm Lý Học & Khoa Học Hành Vi

  Hãy luôn tỉnh táo, tỉnh thức và trí tuệ trong tình yêu | Hôn nhân - Gia  đình | BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ - CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA HỘI LIÊN

Thấy hay hay nên đăng ở đây.

1. Không dễ dàng tin vào những gì bạn nghe, không tiêu xài hết tiền bạn đang có, không phải muốn ngủ bao lâu thì ngủ.

2. Không bao giờ coi thường mơ ước của người khác.

3. Không đánh giá con người qua bề ngoài.

4. Không sống trong ngày hôm qua, nhưng cũng đừng trốn tránh nó.

5. Bất kể lúc nào khi nói lời xin lỗi, nhìn thẳng vào mắt của đối phương.

6. Dùng pháp luật để giải quyết tranh chấp, không xúc phạm người khác.

7. Nói từ từ, nhưng suy nghĩ phải nhanh nhạy.

8. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, cười và hỏi: “Tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”.

9. Gọi điện thoại cho ba mẹ, nếu không thể, ít nhất trong lòng bạn phải nghĩ về ba mẹ.

10. Một khi gặp phải thất bại, bạn nên nhớ lấy đó làm kinh nghiệm học tập của bạn.

11. Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, nên làm nhiều việc thiện khi bạn còn sống, đó là một cách trả báo tốt nhất cho bạn.

12. Hiểu sâu và lý giải đúng tất cả các quy tắc, hợp lý cải tiến những quy tắc đó.

13. Hãy ghi nhớ ba chữ “trọng”: tôn trọng mình; tôn trọng người khác; tôn trọng pháp luật.

14. Đừng nên để việc tranh chấp nhỏ hủy hoại đi tình bạn.

15. Hãy nhìn lại mục đích mà bạn thề sẽ đạt được và phân tích mình đã thành công đến mức nào.

16. Nên chấp nhận sự thay đổi, nhưng không phải vứt bỏ quan niệm của mình.

17. Hãy nhớ rằng, im lặng là vàng.

18. Hãy dành nhiều thời gian để đọc sách, ít xem tivi.

19. Tin tưởng vào Phật tổ hay Thượng đế, nhưng đừng quên những việc nhỏ nhặt như khóa cửa nhà.

20. Hãy kết hôn với người mà bạn thích chuyện trò với người đó, vì khi bạn già đi, bạn sẽ phát hiện, chuyện trò được với nhau là sự may mắn rất lớn.

21. Khi bạn cãi vã với người yêu, xin hãy giải quyết bằng lý trí, không nên moi những gì đã qua ra nói.

22. Xin thành thật và thật lòng khi nói câu: “Anh yêu em.”,”Em yêu anh.”

23. Tài chính phân minh, ái tình dứt khoát.

24. Lúc mệt thì dừng lại nghỉ ngơi một chút, rồi hãy tiếp tục chạy tiếp chứ đừng bao giờ bỏ cuộc.

25. Nên chú ý ý nghĩa từng câu nói của bạn.

26. Cùng chia sẻ kiến thức của bạn với người khác.

27. Hãy làm những gì mà bạn phải làm.

28. Đừng nên tin người không bao giờ nhắm mắt khi hôn bạn.

29. Trong một mối quan hệ, luôn giữ tâm thế nghĩ cho người khác trước khi yêu cầu người khác nghĩ cho mình.

30. Bất luận trong nấu ăn hay trong tình yêu, bạn đều phải dùng 100% tinh thần trách nhiệm

 

10/01/2025

KHI RA SÂN BAY QUỐC TẾ- Lưu lại ngay bộ từ vựng sân bay này, giúp bạn tự tin khi ra nước ngoài

 

90+ Từ vựng tiếng Anh ở sân bay thông dụng nhất | e4Life.vn

1. Terminal - Nhà ga

2. Gate - Cng (đi lên máy bay)

3. Boarding pass - Th lên máy bay

4. Security check - Kim tra an ninh

5. Security screening - Máy quét an ninh

6. Immigration - Kim tra nhp cnh

7. Customs - Hi quan

8. Baggage claim - Khu vc nhn hành lý

9. Departures - Các chuyến bay đi

10. Arrivals - Các chuyến bay đến

Từ vựng tiếng Anh sân bay và các mẫu câu thông dụng - Vietop English

11. Flight - Chuyến bay

12. Boarding - Lên máy bay

13. Delay - Trì hoãn

14. Cancelled - Hy b

15. Connecting flight - Chuyến bay kết ni

16. Baggage - Hành lý

17. Lost and found - Đ đã mt và tìm thy

18. Trolley - Xe đy hành lý

19. Aisle - Li đi gia các ghế trên máy bay

20. Window seat - Ghế ca s

tron-bo-tu-vung-tieng-anh-o-san-bay-day-du-nhat-cho-nguoi-moi-1

21. Check-in counter - Quy làm th tc

22. Luggage - Hành lý

23. Carry-on luggage - Hành lý xách tay

24. Overhead compartment - Ngăn đng hành lý trên máy bay

25. Seat belt - Dây an toàn

26. Cabin crew - Phi hành đoàn

27. Captain - Đi trưởng máy bay

28. Co-pilot - Phi công ph

29. Turbulence - S gây sóng

30. Emergency exit - Li thoát him

31. Runway - Đường băng

32. Control tower - Tháp kim soát không lưu

33. Arrival time - Thi gian d kiến đến

34. Departure time - Thi gian d kiến khi hành

35. Flight attendant - Tiếp viên hàng không

36. Immigration form - Phiếu nhp cnh

37. Customs declaration - T khai hi quan

38. Connecting flight - Chuyến bay chuyn tiếp

39. Direct flight - Chuyến bay thng

40. Baggage allowance - Trng lượng hành lý min cước

 https://aten.edu.vn/tron-bo-tu-vung-tieng-anh-o-san-bay-day-du-nhat-cho-nguoi-moi/

08/01/2025

Mẹo vặt

 

    Đây chỉ là vài trong số vô vàn các clip đăng trên net, nhưng mình thấy có vẻ hữu ích trong cuộc sống.

    Có điều nhặt được ra một vài thì cũng cần tốn chút thời gian mày mò tìm kiếm mà ứng dụng.





06/01/2025

Cảm nhận cá nhân về Khổng tử - 1

 Tản Mạn Về Khổng Tử | Trường Đại Học Phú Xuân

Trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam ta, các giá trị Nho giáo vẫn luôn hiện diện trong cách giao tiếp và nghi lễ. Mặc dù thế hệ chúng ta phần lớn không được học tập một cách bài bản về nền tảng và nguồn gốc của Nho giáo, nhưng những giá trị ấy vẫn được thấm nhuần thông qua nếp sống và phong tục truyền thống của dân tộc.

Nói vậy, nhưng suy xét một chút tôi cũng muốn đưa ra vài cảm nhận cá nhân về Nho giáo - đạo Khổng  (hay Khổng Tử)

Khổng Tử (28/9/551 TCN – 11/4/479 TCN) là người sáng lập khai phá lễ giáo phong kiến. Ông tôn thờ và truyền bá Đạo đức và Lễ nghi ra xã hội từ thời Xuân Thu trên cơ sở phát triển tư tưởng của Chu Công

Nền tảng cơ bản của Nho giáo là sự tu tỉnh, tự tiết độ và giữ gìn liêm sỉ, là tam cương ngũ thường, nhấn mạnh yếu tố đạo đức của mỗi cá nhân lẫn chính quyền, tính đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội.

Khổng Tử được coi như Giáo chủ của đạo Nho. Ông đi khắp thiên hạ để truyền bá tư tưởng của mình nhưng giới cầm quyền thời ấy chẳng ai muốn áp dụng đạo trị quốc của ông.

Có lẽ đến thời Tây Hán mới thấy giá trị lợi dụng của Nho giáo trong cai trị bởi chữ "Trung, Nghĩa" nên ra sức ủng hộ. "Văn Khổng Khâu, võ Quan Vũ", cũng chính vì nguyên nhân này được đưa lên bục cao. Vì chính quyền thiếu cảm giác an tâm, cần thần dân phục tùng vô điều kiện nêng cần tư tưởng học thuyết của Nho giáo. Mặc dù các chính quyền đều áp dụng cai trị theo Pháp gia, nhưng bề ngoài vẫn yêu cầu toàn dân tuân thủ quy tắc hành xử Nho giáo.

Như thế, Khổng Tử không vĩ đại, hậu nhân cũng ca tụng cho vĩ đại, Nho giáo không phải là số một trong tất cả tư tưởng học thuật, hậu nhân cũng đưa nó lên làm số một. Người học khắp thiên hạ đều xuất thân Nho giáo, ai dám chê nửa câu không phải?

 Nhân đức hiếu nghĩa Khổng đại phu nhắc đến, là cơ sở để tu dưỡng người quân tử. Nhưng Đức chỉ nên là tu dưỡng của người cai trị, chứ không thể dựa vào đó duy trì chế độ được, cai trị mà chỉ dựa vào Nhân Đức tự luật, làm sao đảm bảo người làm quan tất cả đều thanh liêm? Lấy Đức làm cơ sở chỉ phòng quân tử chứ không phòng tiểu nhân được.

 Nói hành động theo nghĩa, thế nào là nghĩa? Lấy đạo đi đầu, thế nào là đạo? Nói thiên hạ công bằng, thế nào là công bằng? Chỉ với những lời mơ hồ này, thử hỏi dân đen sao thấu hiểu được? Cuối cùng chẳng phải người cầm quyền nói sao nghe vậy ư? Còn Pháp chế, ghi chép luật lệ rõ ràng, có tiêu chuẩn so sánh đánh giá, điều đó lại khác à.

Tấm lòng nhân ái là thiên tính của con người (nhân chi sơ, tính bản thiện), nhưng đạo đức lại phụ thuộc vào giáo dưỡng ngày sau. Chúng ta không thể đảm bảo mỗi người đều có đủ đạo đức, như vậy chỉ còn cách lấy luật pháp ràng buộc, để mọi người biết một khi vi phạm phép tắc đã định thì cái giá phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều những thứ họ đạt được, khi ấy mới có thể khiến đại đa số người không muốn tuân thủ đạo đức cơ bản phải tuân theo những quy tắc này.

Ví dụ, ngoài chợ người bán hét giá cao, ta có thể không mua, nhưng kẻ cầm quyền hét giá cao, ban hành mệnh lệnh xuống, mình không chịu cũng không được, vì người bán lúc này nắm quyền sinh sát trong tay!

    Con người sống trên đời vốn đã biết phân biệt đúng sai, không phải cứ theo như Nho giáo mới có nhân - nghĩa - lễ - trí - tín, nhưng có cách gì để dạy dỗ tất cả người trong thiên hạ đều thành bậc quân tử? Khó, khó, khó.

 

... còn tiếp, do đã dài quá rồi.