Trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam ta, các giá trị Nho giáo vẫn luôn hiện diện trong cách giao tiếp và nghi lễ. Mặc dù thế hệ chúng ta phần lớn không được học tập một cách bài bản về nền tảng và nguồn gốc của Nho giáo, nhưng những giá trị ấy vẫn được thấm nhuần thông qua nếp sống và phong tục truyền thống của dân tộc.
Nói vậy, nhưng suy xét một chút tôi cũng muốn đưa ra vài cảm nhận cá nhân về Nho giáo - đạo Khổng (hay Khổng Tử)
Khổng Tử (28/9/551 TCN – 11/4/479 TCN) là người sáng lập khai phá lễ giáo phong kiến. Ông tôn thờ và truyền bá Đạo đức và Lễ nghi ra xã hội từ thời Xuân Thu trên cơ sở phát triển tư tưởng của Chu Công.
Nền tảng cơ bản của Nho giáo là sự tu tỉnh, tự tiết độ và giữ gìn liêm sỉ, là tam cương ngũ thường, nhấn mạnh yếu tố đạo đức của mỗi cá nhân lẫn chính quyền, tính đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội.
Khổng Tử được coi như Giáo chủ của đạo Nho. Ông đi khắp thiên hạ để truyền bá tư tưởng của mình nhưng giới cầm quyền thời ấy chẳng ai muốn áp dụng đạo trị quốc của ông.
Có lẽ đến thời Tây Hán mới thấy giá trị lợi dụng của Nho giáo trong cai trị bởi chữ "Trung, Nghĩa" nên ra sức ủng hộ. "Văn Khổng Khâu, võ Quan Vũ" mà, cũng chính vì nguyên nhân này được đưa lên bục cao. Vì chính quyền thiếu cảm giác an tâm, cần thần dân phục tùng vô điều kiện nêng cần tư tưởng học thuyết của Nho giáo. Mặc dù các chính quyền đều áp dụng cai trị theo Pháp gia, nhưng bề ngoài vẫn yêu cầu toàn dân tuân thủ quy tắc hành xử Nho giáo.
Như thế, Khổng Tử không vĩ đại, hậu nhân cũng ca tụng cho vĩ đại, Nho giáo không phải là số một trong tất cả tư tưởng học thuật, hậu nhân cũng đưa nó lên làm số một. Người học khắp thiên hạ đều xuất thân Nho giáo, ai dám chê nửa câu không phải?
Nhân đức hiếu nghĩa Khổng đại phu nhắc đến, là cơ sở để tu dưỡng người quân tử. Nhưng Đức chỉ nên là tu dưỡng của người cai trị, chứ không thể dựa vào đó duy trì chế độ được, cai trị mà chỉ dựa vào Nhân Đức tự luật, làm sao đảm bảo người làm quan tất cả đều thanh liêm? Lấy Đức làm cơ sở chỉ phòng quân tử chứ không phòng tiểu nhân được.
Nói hành động theo nghĩa, thế nào là nghĩa? Lấy đạo đi đầu, thế nào là đạo? Nói thiên hạ công bằng, thế nào là công bằng? Chỉ với những lời mơ hồ này, thử hỏi dân đen sao thấu hiểu được? Cuối cùng chẳng phải người cầm quyền nói sao nghe vậy ư? Còn Pháp chế, ghi chép luật lệ rõ ràng, có tiêu chuẩn so sánh đánh giá, điều đó lại khác à.
Tấm lòng nhân ái là thiên tính của con người (nhân chi sơ, tính bản thiện), nhưng đạo đức lại phụ thuộc vào giáo dưỡng ngày sau. Chúng ta không thể đảm bảo mỗi người đều có đủ đạo đức, như vậy chỉ còn cách lấy luật pháp ràng buộc, để mọi người biết một khi vi phạm phép tắc đã định thì cái giá phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều những thứ họ đạt được, khi ấy mới có thể khiến đại đa số người không muốn tuân thủ đạo đức cơ bản phải tuân theo những quy tắc này.
Ví dụ, ngoài chợ người bán hét giá cao, ta có thể không mua, nhưng kẻ cầm quyền hét giá cao, ban hành mệnh lệnh xuống, mình không chịu cũng không được, vì người bán lúc này nắm quyền sinh sát trong tay!
Con người sống trên đời vốn đã biết phân biệt đúng sai, không phải cứ theo như Nho giáo mới có nhân - nghĩa - lễ - trí - tín, nhưng có cách gì để dạy dỗ tất cả người trong thiên hạ đều thành bậc quân tử? Khó, khó, khó.
... còn tiếp, do đã dài quá rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét