28/03/2014

Những sai lầm hay mắc phải 
khi uống nước

 
Xem hình
 

Thích uống nước trong chai nhựa, không khát không uống nước, không uống nước vào buổi sáng... là những thói quen không tốt đối với sức khỏe.



1. Thích uống nước trong chai nhựa

Những chiếc chai nhỏ gọn thường được teen chúng mình yêu thích. Nhưng coi chừng nhé, chai nhựa được làm từ polyester có thể gây hại cho cơ thể khi gặp nhiệt độ cao nếu như chúng không được sản xuất đúng theo quy chuẩn. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên uống nước bằng cốc thủy tinh hoặc những loại bình nước chuyên dụng có đủ chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Không khát không uống nước

Đa số chúng ta đều uống nước khi thấy khát, thậm chí là khát đến cháy cổ, khi mà lượng nước trong cơ thể đã bị mất đi 1%. Thói quen này không tốt cho sức khỏe chút nào. Nước không phải đơn thuần chỉ là uống để giải khát mà nó còn “can thiệp” vào sự trao đổi chất của cơ thể. Thiếu nước trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao. Do đó, nên uống nước thường xuyên bất kể là khi khát hay không, nhằm giúp cơ thể nạp đủ lượng nước cần thiết.

3. Uống nước ngọt có ga, sinh tố thay nước lọc

Các loại đồ uống này không những không có tác dụng bổ sung lượng nước thiếu hụt cho cơ thể mà còn làm giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và trao đổi chất. Nên nhớ rằng, thức uống này không thể thay thế được cho nước lọc. Bạn có thể thỉnh thoảng uống chúng để thỏa mãn cơn thèm, đó chỉ là đồ uống phụ mà thôi.

Những sai lầm hay mắc phải khi uống nước 2

4. Không uống nước vào buổi sáng

Trải qua một giấc ngủ dài, cơ thể cũng như răng bạn, cần được “vệ sinh” để đào thảo các chất cặn bã ra ngoài và làm tăng dung lượng tuần hoàn máu. Một cốc nước lọc vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy là bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ của người Nhật từ xưa tới nay.

5. Không uống nước ngay khi ăn quá mặn

Ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp, sưng miệng, giảm cảm giác thèm ăn…Nếu thường xuyên ăn mặn hoặc bất ngờ ăn phải món quá mặn, điều cần làm trước tiên là phải uống nước lọc hoặc nước chanh. Không nên uống nước có đường hoặc ăn sữa chua ngay lập tức bởi nó có thể kích thích cảm giác khoang miệng khiến bạn càng thêm khát.

6. Quên uống nước trước khi ngủ

Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là điều cẩm kị. Tuy nhiên, quên uống nước cũng là điều không nên. Khi ngủ say, nước trong cơ thể vẫn tiến hành quá trình trao đổi chất liên tục, nếu cơ thể thiếu nước quá trình này sẽ bị gián đoạn khiến giấc ngủ không được sâu. Nên uống chút nước trước mỗi giấc ngủ, nó sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Những thực phẩm 
không nên ăn thường xuyên

Mì chính, mì ăn liền, gan lợn, thịt nướng, dưa muối… là những thực phẩm chúng ta không nên ăn thường xuyên. Những thực phẩm này nếu ăn nhiều không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe của bạn.
Mì chính

Việc lạm dụng loại gia vị này có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng, nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy; không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi.

Thực tế, nếu dùng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách, mì chính có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ mì chính có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen....

Mì ăn liền

Mì ăn liền là thực phẩm được chế biến có rất ít giá trị dinh dưỡng. Và nó được coi là đồ ăn vặt. Mỗi bánh mì ăn liền có chứa lượng cao carbohydrate, natri và các chất phụ gia thực phẩm khác, và chứa rất ít yếu tố cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể mắc bệnh tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, ung thư… nếu tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên. Do vậy, người tiêu dùng không nên ăn mì ăn liền vì có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ natri cao có liên quan đến một loạt bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và gây tổn thương cho thận.

Gan lợn

Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người rất thích ăn gan lợn vì gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Tuy nhiên, gan cũng là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị bệnh, gan sẽ chứa nhiều virut và độc tố gây bệnh.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tuyệt đối không được ăn quá nhiều vì hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao, có thểgây các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, đặc biệt là những người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn; không ăn gan lợn cùng với vitamin C (gan xào giá đỗ) vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị ôxy hóa hết và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.

Thịt nướng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, những người thường xuyên ăn thịt chế biến bằng cách chiên, nướng ở nhiệt độ cao hoặc xông khói có nguy cơ cao bị các bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: Khi nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ cao, mỡ nhỏ giọt xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng (AHA), đó là những chất gây ung thư. Còn trong lò nướng ở nhiệt độ 80-100độC, chất creatin hay creatinin trong thịt cá sẽ biến đổi thành amin thơm dị vòng. Khi ăn chất này vào gan sẽ biến thành chất độc, đi xuống ruột, gây nguy cơ ung thư đại tràng.

Dứa

Dứa (hay còn gọi là thơm) là một loại trái cây miền nhiệt đới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng rất tốt dể làm đẹp và trị nhiều bệnh như: Tăng sức đề kháng, tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi, chữa táo bón, kích thích tiêu hóa…Tuy nhiên nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn.

Dứa chứa một loại enzyme (men) phân giải protein rất mạnh, giúp cho cơ thể tiêu hóa chất đạm, nhiều hơn là tiêu mỡ. Tuy dứa có nhiều tác dụng, nhưng ăn dứa trước bữa cơm lại dễ bị rát lưỡi và đôi khi dẫn đến dị ứng cấp tốc.

Rau dưa muối

Không nên ăn dưa cà muối xổi vì ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thường gặp (tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn…), ăn quá nhiều dưa muối xổi còn có nguy cơ mắc ung thư. Bởi các loại nguyên liệu rau củ quả dùng muối dưa thường được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể. Nitric vào dạ dày sẽ kết hợp với các thức ăn thịt, cá, cua, mắm… tạo thành hợp chất nitrosamine, mà nhiều nghiên cứu đã kết luận là chất có khả năng gây ung thư..

Đường và bánh kẹo ngọt

Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần gluxít sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Ăn nhiều đường dễ dẫn đến rối loạn chuyển hoá, rối loạn nội tiết và suy dinh dưỡng

Trứng muối

Trứng muối là thực phẩm bổ, dễ ăn nên không chỉ trẻ con mà người lớn cũng rất thích dùng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì ô xy hóa để ủ trứng nên không có lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt hàm lượng chì nếu thẩm thấu vào cơ thể vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây nên các hiện tượng không tốt cho sức khỏe như: Đau đầu, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới gan, thận... Mặt khác, chì còn ảnh hưởng không tốt tới sự hấp thu canxi.

Công dụng tuyệt vời của trái ớt

Xem hình

   Ớt là một loại quả gia vị phổ biến mà hầu hết mọi người đều biết. Không chỉ giúp bữa ăn thêm ngon miệng, ớt còn có những tác dụng đáng ngạc nhiên mà bạn chưa biết đấy.

1. Chống tiểu đường
   Một công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc vào năm 2011 cho thấy: Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường.
   Theo nghiên cứu này, những người theo chế độ ăn uống có thêm ớt đã giảm được lượng đường trong máu hơn 60% so với những người không ăn. Đây quả là một tin tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường.

2. Chống ung thư dạ dày
    Trước đây, nhiều người cho rằng, ăn ớt sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, một nghiên cứu kéo dài nhiều năm của Viện Sức khoẻ cộng đồng Mexico đã không phát hiện thấy mối liên hệ này.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ còn cho thấy, chính thành phần capsaicin trong ớt giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày. Họ cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở Mexico - nơi người dân ăn ớt rất nhiều - rất thấp.

3. Giúp giảm đau
   Chất capsaicin trong ớt còn có tác dụng giảm đau và có liên quan đến thuốc gây tê. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), capsaicin có thể được sử dụng như cơ quan thụ cảm đau mà không tác động đến dây thần kinh.
   Đó là lời giải thích tại sao nhiều hãng dược phẩm ngày nay dùng ớt chiết xuất lấy thành phần giảm đau để làm thuốc gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật, mổ đẻ... Ngoài ra, người ta còn dùng capsaicin để làm kem thoa cho bệnh xương khớp mãn tính, co thắt cơ và đau lưng.

4. Cải thiện hệ tuần hoàn máu
   Hệ tuần hoàn trong cơ thể của chúng ta thường bị tắc do chế độ ăn nhiều mỡ và lối sống ít vận động. Tuy nhiên, thường xuyên ăn ớt sẽ giúp giải độc máu và làm giảm cholesterol, giúp làm sạch mạch máu. Một số người còn dùng trà ớt để phục hồi cho bệnh nhân đau tim.

5. Chống cảm cúm
   Ớt rất tốt cho hệ miễn dịch, chỉ cần ăn một ít ớt hoặc hạt tiêu cũng làm bạn đổ mồ hôi. Điều này giúp bạn làm sạch cơ thể và chống lại cảm cúm. Ngoài ra ớt còn giúp bạn giảm tức ngực và chống lại các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp.

6. Chống ung thư tuyến tiền liệt
    Một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí nghiên cứu Ung thư Mỹ kết luận rằng, capsaicin trong ớt ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo tiến sĩ S. Lehmann, tác giả của công trình, để nhận được tác dụng này thì một người đàn ông trung bình mỗi tuần cần ăn khoảng 5 quả ớt.

7. Giúp thư giãn
   Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn ớt còn có tác dụng làm thư thái tinh thần và làm cơ thể dễ chịu.

8. Góp phần chống béo
   Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, thành phần cay của ớt đã giúp tạo khả năng sinh nhiệt của cơ thể và đốt cháy mỡ cũng như calo. Hơn nữa, nó còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no, từ đó mà góp phần giảm cân hiệu quả.

9. Giúp ngủ ngon
   Các nhà khoa học Úc đã nhận thấy một nhóm người tình nguyện ngủ dễ dàng hơn khi họ ăn có gia vị ớt. Mỗi ngày 25 người tình nguyện được cho ăn khoảng 30g ớt/người. Kết quả là họ đã ngủ sâu hơn và kéo dài thời gian ngủ trung bình hơn 30% so với người không ăn.

10. Giảm cân
   Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, thành phần chất cay của ớt (chất capsaicin) tạo khả năng sinh nhiệt rất lớn, có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo, đốt cháy nhiều calo hơn ngay sau bữa ăn.
  Ngoài ra, chất này còn giúp làm tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no và nhờ đó giúp người dùng giảm cân hiệu quả. Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo.

ST

26/03/2014

Bài V. Kỹ thuật khoan lỗ và gia công ren


I. Kỹ thuật khoan lỗ
             1. Khái niệm
             Để tạo nên các bề mặt chìm bên trong vật liệu như lỗ ren, rãnh then, các lỗ định hình, trước tiên người ta phải có một lỗ cơ bản. Để có lỗ cơ bản người ta dùng máy khoan (Hình 5-1)cùng với mũi khoan.
        
                                               Hình 5-1 . Các kiểu máy khoan.

             Tùy theo độ lớn của chi tiết, đặt tính của công việc mà người ta có thể dùng loại máy khoan thích hợp: máy khoan cần, máy khoan đứng, máy khoan bàn, máy khoan cầm tay, khoan quay tay, khoan lắc tay như đã trình bày ở bài 1.
             Mũi khoan được dùng trong gia công nguội là mũi khoan ruột gà , làm bằng thép dụng cụ, thép gió hay bằng hợp kim cứng tùy thuộc vào vật liệu gia công.
             Tùy theo cách gá kẹp mũi khoan trên máy khoan mà mũi khoan có chuôi trụ hoặc chuôi côn.
 +Mũi khoan chuôi trụ có chuôi hình trụ đường kính bằng với kích thước lỗ cần khoan, trên chuôi có ghi các thông số kỹ thuật của mũi khoan như đường kính mũi khoan, vật liệu làm mũi khoan, nhãn mác nhà chế tạo, Mũi khoan chuôi trụ được lắp trên máy thông qua một bộ phận kẹp gọi là cối kẹp mũi khoan . ( Hình 5-2)
           
             Hình 5-2 . Mũi khoan chuôi trụ và cối kẹp mũi khoan.  
                                             
+ Mũi khoan chuôi côn có chuôi hình côn với góc côn được tiêu chuẩn hoá gọi là côn Morse, đoạn hình trụ ở giữa lưỡi cắt và chuôi có ghi các thông số của mũi khoan, mũi khoan có thể được lắp trực tiếp trên máy hoặc thông qua  một hoặc nhiều chi tiết chuyển đổi gọi là áo côn.( Hình 5-3)
        
                          Hình 5-3 . Mũi khoan chuôi côn và các kiểu áo côn.    
                                         
             2. Kỹ thuật
             + Gá đặt chi tiết
             - Gá đặt chi tiết trực tiếp trên bàn máy
             Khi gia công lỗ trên máy khoan cần, máy khoan đứng và máy khoan bàn, chi tiết có thể được đặt trục tiếp trên bàn máy và được kẹp chặt  nhờ các chi tiết kẹp chặt là bu lông, vấu kẹp ( Hình 5-4). Cách gá kẹp này vững chắc nhất, nhưng cần lưu ý thoát mũi khoan không cho cắt vào mặt bàn máy khi khoan lỗ thông bằng cách cho mũi khoan lọt rãnh bàn máy nếu mũi khoan có đường kính nhỏ hơn rãnh bàn máy hoặc kê chi tiết cao lên khỏi mặt bàn máy một khoảng thoát mũi khoan.
                      
                                                  Các dụng cụ gá kẹp thường gặp. 
                                                                                                                                          
    
                                                                                                   a) kẹp đúng            b) kẹp sai
                  Hình 5-4 . Các dụng cụ kẹp và cách gá kẹp chi tiết trực tiếp trên bàn máy khi khoan.    

              - Gá đặt chi tiết thông qua đồ gá
             Tùy theo sản lượng của chi tiết gia công  mà  người ta dùng loại đồ gá thích hợp: đồ gá vạn năng gồm có các loại ê tô hoặc đồ gá chuyên dùng
             Trong thực tế sản xuất người ta thường dùng ê tô để gá kẹp các chi tiết khi khoan, đối với ê tô nguội thì phải lắp chặt trên bàn nguội, ê tô máy phải được lắp chặt trên bàn máy. (Hình 5-6)
 
                                       Hình 5-5 . Các kiểu Ê tô thường dùng trên máy khoan.    
  
                              
                                       a) sai                        b) đúng
                                   Hình 5-6 . Cách gá chi tiết với ê tô khi khoan.  
             - Một số lưu ý trong gá đặt chi tiết khi khoan
             . Đối với các chi tiết có bề dày nhỏ (mõng) để cho quá trình khoan được dễ dàng và không gây biến dạng chi tiết gia công  ta có thể kẹp chi tiết giữa hai tấm gỗ để khoan.
             . Các chi tiết tròn xoay có thể được gá vào rãnh bàn máy hoặc dùnh khố V để không bị xê dịch khi khoan.
             + Mài mũi khoan
             Kết cấu chung của mũi khoan ruột gà gồm có hai rãnh xoắn cách nhau bởi hai me trên có mang hai lưỡi cắt hông, rãnh xoắn tạo nên mặt trước của lưỡi cắt chính của mũi khoan. Phía mặt đầu của mũi khoan được mài côn để tạo mặt sau của lưỡi cắt chính, giao tuyến của hai mặt sau của hai lưỡi cắt ở ngay giữa đỉnh mũi khoan được gọi là lưỡi cắt ngang, lưỡi cắt ngang gây cản trỡ rất nhiều trong khi cắt nhưng nó luôn có bởi vì hai rãnh xoắn không thể tiếp xúc nhau được. ( Hình 5-7)
    
                                  Hình 5-7 . Kết cấu lưỡi cắt của mũi khoan ruột gà.

 Để mài sắc mũi khoan khi nó bị cùn thì người ta chỉ có mài mặt sau của hai lưỡi cắt chính. Sau khi mài mặt đầu mũi khoan có dạng mặt côn (kiểm tra bằng cách xem độ đối xứng của hai lưỡi cắt qua trục của mũi khoan) người ta tiến hành mài mặt sau của các lưỡi cắt để tạo góc sau gọi là mài hớt lưng mặt sau, tùy theo mặt sau là mặt phẳng hay mặt cong mà ta có hai cách mài mặt sau.( Hình 5-8), ( Hình 5-9)
          
                          Hình 5-8 . Kiểm tra độ đối xứng hai lưỡi cắt và các thông số cắt của mũi khoan.

             - Mài hớt lưng mặt phẳng
             - Mài hớt lưng mặt cong

                 
                                       Hình 5-9 . Cách mài mũi khoan trên máy mài hai đá.

             + Chế độ cắt khi khoan
             - Tốc độ cắt
             Tốc độ cắt khi khoan phụ thuộc chính vào vật liệu làm mũi khoan, số vòng quay của mũi khoan được chọn theo công thức sau:
                          N £   
             Trong đó :
             . N : số vòng quay của mũi khoan (vòng/phút)
             . [V] : Vân tốc cắt cho phép của vật liệu làm dao ( mét/phút)
             . D : đường kính mũi khoan (mm) (Hình 5-10)
                               
                                       Hình 5- 10. Đo đường kính mũi khoan bằng Pan me.
            
             * Chú ý : tùy theo vật liệu gia công mà người ta có thể tăng hoặc giảm số vòng quay cho thích hợp:
             . Gia công vật liệu mềm có thể tăng số vòng quay của mũi khoan
             . Gia công vật liệu cứng cần phải giảm bớt số vòng quay của mũi khoan.
             - Lượng tiến dao
             Để lấy hết vật liệu trong lỗ khoan thì sau mỗi vòng quay thì mũi khoan phải tiến thêm một khoảng gọi là tiến dao, lượng tiến dao quyết định năng suất, chất lượng bề mặt lỗ khoan và nó phụ thuộc vào năng suất của máy khoan.
             Tiến dao lớn cho năng suất cao nhưng chất lượng bề mặt lỗ khoan kém và đòi hỏi máy có công suất cao.
             Tiến dao nhỏ cho chất lượng bề mặt lỗ khoan tốt, thích hợp cho máy có công suất nhỏ, nhưng chậm, năng suất kém.
             Thông thường lượng tiến dao bằng tay có thể nhận biết bằng mắt, bằng tai như sau:
             . Khi phoi tạo ra khi khoan lớn, cứng, có tiếng lách tách nho nhỏ do phoi bị biến dạng gây ra  , máy bị mất vận tốc( bị chậm lại) có nghĩa là lượng tiến dao quá lớn.
             . Khi phoi tạo ra khi khoan bị vụn, có tiếng rít từ vị trí cắt phát ra có nghĩa là lượng tiến dao quá nhỏ.
             . Tùy theo hiện tượng kể trên mà ta tăng hoặc giảm lực tiến dao cho hợp lý, chú ý phải giữ cho lượng tiến dao đều suốt quá trình khoan bằng cách nhìn kích thước phoi được tạo ra.           
II. Kỹ thuật gia công ren bằng tay
             1. Khái niệm
             Trong các thiết bị cơ khí thì mối ghép bằng ren rất thông dụng, các chi tiết ghép ren thông dụng như vít, đai ốc được sản xuất hàng loạt với giá thành rất rẽ. Nhưng một số chi tiết ghép ren đặc biệt phải được gia công bằng tay như các lỗ ren trên thân máy.
             Để gia công ren trong lỗ (ren trong) người ta có một dụng cụ cắt được gọi là Ta rô. Ta rô thực ra là một con vít có cắt rãnh thoát phoi và tạo các thông số cắt cho lưỡi cắt. Ta rô tay làm bằng thép gió, phía cuối chuôi được phay vuông để kẹp lên tay quay, trên chuôi có ghi các thông số của ta rô như: Kích thước danh nghĩa của ren, bước ren, vật liệu làm ta rô, nhãn mác của nhà chế tạo. Ta rô có thể có một cây hoặc một bộ gồm hai đến ba cây. Để có thể cắt được người ta phải có tay quay ta rô, tùy theo vị trí lỗ ren mà ta có tay quay thích hợp, nhưng tất cả tay quay ta rô đều phải có ngàm kẹp hình vuông để kẹp lên phần phay vuông của chuôi ta rô. (Hình 5-11)
                                         
                                                    Hình 5-11 . Ta rô và tay quay ta rô.

             Để gia công ren trên trục ( ren ngoài) người ta dùng một dụng cụ cắt được gọi là Bàn ren (Phi-de). Bàn ren thực ra là một con đai ốc được khoan các rãnh thoát phoi và để tạo các thông số cắt cho lưỡi cắt. Bàn ren có hình dáng bên ngoài rất khác nhau, nếu là hình tròn thì bên hông có khoan lỗ để gá bàn ren lên tay quay, bàn ren được làm bằng thép gió, trên bề mặt bàn ren có ghi các thông số của bàn ren như: Kích thước danh nghĩa của ren, bước ren, vật liệu làm bàn ren, nhãn mác của nhà chế tạo. Bàn ren chỉ có một cái duy nhất cho một kích thước ren. Túy theo hình dáng bàn ren mà ta dùng tay quay bàn ren tương ứng.( Hình 5-12)
               
                                    Hình 5-12 . Các kiểu bàn ren và tay quay bàn ren.

             2. Kỹ thuật
             + Gia công trục ren
             - Chuẩn bị: Gia công trục tròn có đường kính theo kích thước danh nghĩa của ren ( thông thường thì đường kính trục nhỏ hơn kích thước danh nghĩa của ren do phần vát đỉnh ren), vát đầu trục để khi bắt đầu cắt ren dễ hơn.
             - Thao tác: ( Hình 5-13)
             . Kẹp chặt trục ( thường để trục ở vị trí thẳng đứng). Lắp bàn ren vào tay quay cho chặt.
             . Tay thuận cầm lấy bàn ren tại ổ kẹp của tay quay đặt vào đầu trục, ấn nhẹ bàn ren xuống đầu trục và quay theo chiều vặn vào của ren cho bàn ren cắt vào trục khoảng 1 – 2 ren.
             . Dùng hai tay nắm lấy hai tay quay của bàn ren để thục hiện công việc cắt ren, quay theo chiều vặn vào khoảng 1 vòng tròn thì trả ngược ra hơn phần mới vừa cắt để bẻ phoi.
                   
                                 Hình 5-13 . Thao tác cắt ren ngoài bằng bàn ren.

             . Sau khi đã cắt xong ren thì quay ngược ra để lấy bàn ren.
             * Chú ý:
             . Phải thường xuyên trả ngược bàn ren để làm bóng mặt ren và không bị cắt ngược (cháy ren)
             . Dể ren thẳng theo trục thì cần chú ý điều chỉnh bàn ren vuông góc với trục.
             + Gia công lỗ ren
             - Chuẩn bị: Khoan lỗ có đường kính thích hợp. Đường kính mũi khoan có thể được tính toán theo lý thuyết hoặc tra theo bảng. Nều vật liệu cứng thì ta có thể cho đường kính lỗ lớn hơn một chút. Vát miện lỗ bằng mũi khoét chuyên dùng hoặc bằng mũi khoan có kích thước lớn hơn.
             - Thao tác: (Hình 5-14)
             . Kẹp chặt chi tiết cần làm ren. Lắp chặt ta rô vào cán ( chú ý đúng thứ tự cậy ta rô trong bộ có nhiều cây)
             . Tay thuận cầm lấy ổ kẹp ta rô đặt ta rô vào lỗ, ấn nhẹ ta rô vào lỗ và quay ta rô theo chiều vặn vào của ren để cho ta rô cắt vào lỗ khoảng 1 – 2 ren.
             . Dùng cả hai tay nắm lấy hai tay quay của ta rô để thực hiện công việc cắt ren, quay theo chiều vặn vào khoảng 90 – 180o thì trả ngược ra hơn phần mới vừa cắt để bẽ phoi.
      
Kiểm tra độ đồng trục của ta rô                                      Các bước cắt ren trong
                                         Hình 5-14 . Thao tác cắt ren trong bằng Ta rô.
            
             . Sau khi cắt xong cây ta rô trước, thay cây kế tiếp cắt lại cho lỗ ren đạt yêu cầu của mối ghép.
             * Chú ý:
             . Nếu lỗ không thông thì cần phải làm sạch và kiểm tra độ sâu của lỗ trước khi làm ren.
             . Khi cắt phải quay tay quay bằng cả hai tay và lực phải đều để không gây gãy ta rô.
             Cắt ren bằng tay là một dạng cắt định hình có nhiều lưỡi cắt đồng thời tham gia cắt nên nhiệt cắt sinh ra rất lớn, cũng như các dụng cụ cắt này có góc sau bằng 0 nên ma sát giữa dụng cụ và chi tiết rất lớn. Do đó việc bôi trơn làm mát là điều hết sức cần thiết. Nhưng cần lưu ý chấy bôi trơn làm mát phải thích hợp cho từng loại vật liệu gia công:
             - Gia công ren trên thép ta có thể dùng dầu, nhớt, ê mun xi đều được.
             - Gia công ren trên đồng và hợp kim của đồng thì dùng ê mun xi.
             - Gia công ren trên Nhôm và hợp kim nhôm thì dùng dầu hỏa.
             - Gia công ren trên gang thì không cho chất bôi trơn làm mát nào.

Bài IV. Kỹ thuật đục kim loại


             1. Khái niệm
             Đục là phương pháp gia công nguội bằng cách hớt đi một lớp vật liệu trên bề mặt cần gia công với dụng cụ là lưỡi đục và dụng cụ tạo lực là búa.
             Đục là dụng cụ cắt gọt có dạng một hình lăng trụ dài khoảng 150 – 200mm, được làm bằng thép cacbon cao, phía lưỡi cắt được đập dẹp, mài sắc, tôi cứng. Hình dáng của lưỡi cắt phụ thuộc vào hình dáng của bề mặt gia công.( Hình 4-1)
             Búa dùng để tạo lực khi đục là búa thép có trọng lượng khoảng 500g, làm bằng thép C45 có một đầu bằng để đập búa khi đục và một đầu có hình dáng đặc biệt dùng để tạo hình khi gò. Đầu búa được tra vào một cán búa bằng gỗ hoặc nhựa dài 250 – 300mm. ( Hình 4-2)
             Đục được dùng để hớt bỏ một lượng dư không cưa được mà giũa thì lại quá nhiều hoặc dùng để gia công các bề mặt đặc biệt không thể dùng các phương pháp gia công khác được như đục tạo hình khuôn, đục rãnh dầu trong bạc trượt.
          
             Hình 4-1 . Lưỡi đục.                                               Hình 4-2 . Búa nguội.

             2. Tư thế- thao tác    
             + Tư thế (Hình 4-3)
             - Tư thế chân
             Hai chân đứng vững, dang rộng bằng vai, người đứng thoải mái trong tư thế nghỉ.
             - Tư thế tay
             Tay thuận cầm búa chắc gọn trong lòng bàn tay bằng năm ngón tay, vị trí cầm búa các đầu mút cán búa một khoảng 25 – 30mm.
             Tay nghịch cầm chắc đục bằng năm ngón tay ( gọn trong lòng bàn tay nếu đục mạnh và bằng năm ngón tay khi đục nhẹ), vị trí cầm đục cách chuôi đập búa một khoảng 20 – 25mm.
                          Hình 4-3 . Tư thế cầm búa, cầm đục và vị trí đứng khi đục.

             + Thao tác
             Khi đục, để hiệu suất của lực đập búa cao nhất và không đánh lệch đục gây tai nạn thì hướng vận tốc của búa khi chạm chuôi đục phải trùng với trục của đục. Tùy theo chế độ gia công người ta có ba thao tác đập búa khi đục như sau: (Hình 4-4)
             - Đập búa bằng cổ tay
             Trong cách thao tác này thì búa được nâng lên nhờ vào khớp cổ tay, chiều cao của đầu búa được nâng không cao quá vai, chiều sâu không quá ngực. Cách đập búa này được dùng khi đục một lớp rất mõng, đục tinh.
             - Đập búa bằng khuỹu tay
             Trong cách thao tác này thì búa được nâng lên nhờ vào khớp khuỹu tay ( giữ chắc khớp cổ tay), chiều cao đầu búa được nâng cao ngang tai không quá đầu, chiều sâu ngang thân người không vượt quá lưng. Cách đập búa này thường được dùng để đục nhất.
             - Đập búa bằng cánh tay
             Trong cách thao tác này thì búa được nâng lên nhờ vào khớp khuỹu tay và khớp vai ( giữ chắc khớp cổ tay), chiều cao đầu búa được nâng cao lên quá đầu, chiều sâu vượt quá lưng. Cách đập búa này ít thường được dùng, chỉ dùng để đục chặt đứt, đập búa khi gò lực lớn.
a) Đập búa bằng cổ tay.                   b) Đập búa bằng khuỹu tay.                    c) Đập búa bằng cánh tay.

                                       Hình 4-4 . Các thao tác đập búa khi đục.

             3. Kỹ thuật đục kim loại
             Để đạt được năng suất cắt và chất lượng bề mặt gia công khi đục, người ta có hai vấn đề phải làm:
             + Mài sắc lưỡi đục
             Không như trong gia công máy: Thông số cắt của các dụng cụ được xác định khi mài lưỡi cắt. Trong gia công nguội người ta chỉ có một thông số cắt duy nhất có thể xác định khi mài sắc lưỡi cắt là góc sắc. Tùy theo đặc tính của bề mặt gia công mà người ta có thể mài một mặt bên hoặc hai mặt bên của lưỡi đục, góc sắc còn lại của lưỡi đục phụ thuộc vào vật liệu gia công và chế độ gia công:
             - Khi gia công tinh mõng hoặc gia công vật liệu mềm người ta mài lưỡi đục có góc sắc nhỏ lại ( mõng mép hơn).
             - Khi gia công thô hoặc gia công vật liệu cứng người ta mài lưỡi đục có góc sắc lớn ( dày mép hơn).
             * Thao tác mài lưỡi đục trên máy mài hai đá: (Hình 4-5)
             . Tay thuận cầm thân dưới của đục bằng ngón tay cái và ba ngón kế tiếp, ngón tay út chặn lấy chuôi đục.
             . Tay nghịch cầm đỡ phần thân trên của đục có hai nhiệm vụ là: tì lưỡi đục vào đá
và điều chỉnh góc sắc khi mài.
             . Lưỡi đục được đặt ngược từ phía dưới lên, không được đặt suôi từ trên xuống hoặc mài bằng mặt đầu của đá để tránh vỡ đá gây tai nạn.
                       
                          Hình 4- 5. Thao tác mài lưỡi đục và kiểm tra góc sắc của lưỡi đục.

             + Độ nghiêng của lưỡi đục khi gia công
             Để gia công bề mặt bằng phương pháp đục mà tốn sức ít nhất ta cần phải đặt đục có độ nghiêng so với bề mặt gia công. (Hình 4-6)
             Độ nghiêng của lưỡi đục quá lớn thì trong quá trình đục nén nhiều hơn cắt, lực đục cần lớn, tốn sức nhiều.
             Độ nghiêng của lưỡi đục quá bé thì lưỡi đục dễ bị trượt trên bề mặt gia công ( do phoi bị biến dạng), mất nhiều thời gian và dễ gây tai nạn.
             Người ta thường đặt đục có độ nghiêng khoảng 35 – 45o.
                    
                                       Hình 4-6 . Độ nghiêng của lưỡi đục khi gia công.

Bài II. Kỹ thuật vạch dấu


I. Khái niệm về kỹ thuật vạch dấu
             1. Định nghĩa
             Vạch dấu là quá trình xác định hình dáng, kích thước và vị trí của các bề mặt cần gia công trên chi tiết ( phôi).
             Trong quá trình gia công chi tiết bằng các phương pháp gia công trên máy thì người ta quan trong nhất là gá đặt. Hình dáng, kích thước và vị trí của các bề mặt khi gia công trên máy hoàn toàn được xác định sau quá trình gá đặt, bởi vì vị trí của các thành phần công nghệ  trong hệ thống đã được hoàn toàn xác định.
             Trái lại, trong quá trình gia công nguội thì các thành phần công nghệ của hệ thống hoàn toàn không có mối ràng buộc với nhau. Do đó để có chuẩn khi gia công các bề mặt bằng phương pháp nguội thì người ta phải vạch dấu mà theo các vết vạch đó người ta sẽ gia công. Vạch dấu được gọi nôm na là vẽ, tương tự như khi học sinh phổ thông cắt các hình thủ công hoặc người thợ may thiết kế một chi tiết trang phục.
             2. Các phương pháp vạch dấu
             + Phương pháp vạch dấu vẽ trực tiếp
             Đây là phương pháp vạch dấu bằng cách thực hiện một bản vẽ với tỉ lệ 1:1 của các bề mặt cần gia công trên phôi (chi tiết ). Trong khi vẽ người ta chỉ dùng các kiến thức về vẽ hình học, bỏ qua các quy định về đường nét, chữ số, vẽ quy ước. Vạch dất theo phương pháp này có những đặc điểm:
             - Chỉ dùng khi gia công số lượng chi tiết rất ít.
             + Chỉ thực hiện khi người vạch dấu có kiến thức về vẽ kỹ thuật.
             + Phương pháp vạch dấu chép hình
             Trong phương pháp này người ta xác định các bề mặt gia công nhờ vào một chi tiết mẫu. Mẫu có thể là mẫu thật ( khi hình dáng, kích thước và vật liệu là thật) hoặc là mẫu giả ( khi hình dáng, kích thước là thật và vật liệu là giả). Người ta chỉ đặt mẫu lên phôi, sân siu vị trí cho đúng rồi thực hiện công việc vạch dấu. Phương pháp này có những đặc điểm sau đây:
             - Dùng khi gia công số lượng chi tiết nhiều.
             - Dùng cho những người không có đủ kiến thức về vẽ kỹ thuật.
 II. Dụng cụ dùng trong vạch dấu
             1. Dụng cụ đo
             Vạch dấu là công tác chuẩn bị, cho nên dụng cụ đo dùng trong vạch dấu không nhiều và cũng rất đơn giản.( xem lại bài Tìm hiểu chung về nghề nguội)
             + Thước lá - thước cuộn
             + Thước cặp, thước đo chiều cao.
             + Ê ke
             + Thước đo góc
             2. Dụng cụ vạch dấu
             Tùy theo bề mặt cần vạch dấu mà người ta dùng các dụng cụ sau:
             + Bàn máp (bàn rà) ( Hình 2-1)
             Bàn máp đúng nghĩa là bàn đa hoa cương, nó có bề mặt rất phẳng, dùng làm chuẩn để xác định độ cao, để vạch dấu, để kiểm tra độ thẳng, độ phẳng. Trong các xưởng cơ khí người ta chỉ có bàn máp bằng gang được mài và cạo phẳng.
                                 
                                                    Hình 2-1 . Bàn máp (bàn rà).

             + Khối V ( Hình 2-2)
             Trong gia công cũng như trong vạch dấu, đối với những chi tiết có dạng tròn xoay, nếu đặt trên mặt phẳng (như bàn máp) thì vị trí của chi tiết không ổn định. Do đó đẻ định vị chi tiết khi gia công và khi vạch dấu người ta dùng dụng cụ gá đặt gọi là khối V.
              
                                                   Hình 2-2 .  Các kiểu khối V.

             + Compa : Com pa là dụng cụ dùng để xác định các bề mặt có dạng cong, hoặc dùng để chia đều các khoảng cách.( Hình 2-3)
        
                                                    Hình 2-3 . Com pa vạch dấu.

             + Mũi vạch - cỡ vạch: Mũi vạch là cây bút bằng thép tôi cứng dùng để vạch những đường, mặt cần gia công trên phôi (chi tiết). Cỡ vạch là mũi vạch được gá lên một giá đỡ, cỡ vạch dùng để kết hợp với bàn máp vạch những đường nằm ngang.( Hình 2-4)
                             
             a) Mũi vạch.                                                                        b) Cỡ vạch.
                                               Hình 2-4 . Mũi vạch và cỡ vạch.

             + Mũi đột – Búa: Sau khi xác định các đường,mặt cần gia công trên phôi ( chi tiết) thì các vết vạch đó có thể bị mất trong quá trình gia công hay do chạm tay vào, để lưu lại các vết đã vạch lên chi tiết bền vững người ta dùng mũi đột và búa. Mũi đột có kết cấu tương tự như một lưỡi đục, nhưng có lưỡi cắt là một mũi nhọn.( Hình 2-5)
                                         
                                                    Hình 2-5 . Mũi đột và búa đột dấu.

             + Ê ke định tâm – côn định tâm: Dụng cụ dùng để xác định tâm của các bề mặt tròn.(Hình 2-6) 
                                  
                      a) Ê ke định tâm.                                              b) Côn định tâm.
                                                    Hình 2-6 . Ê ke định tâm và côn định tâm.

III. Trình tự vạch dấu.
             1. Chuẩn bị bề mặt vạch dấu. ( Hình 2-7)
             Với các vật liệu cơ khí thì thông thường có bề mặt rất cứng nên rất khó để lại các vết khi vạch. Để nổi rỏ vác vết vạch người ta bôi lên bề mặt cần vạch dấu một lớp bột màu, bột màu thường dùng là sơn, vôi quét tường, phấn viết bảng ngâm nước.
                                                    Hình 2-7 . Công đoạn bôi bột màu.
            
             2. Thực hiện vạch dấu . ( Hình 2-8)
             Dùng các dụng cụ đo và dụng cụ vạch dấu để thể hiện các bề mặt cần gia công với tỉ lệ 1:1 bằng một trong hai phương pháp nêu trên.
            
                
                                                    Hình 2-8 . Công đoạn vạch dấu.

            3. Đột dấu
             Các vết vạch dấu rất dễ bị mất đi trong quá trình vận chuyển, gá kẹp và cắt. Để lưu lại các bề mặt đã vạch dấu một cách lâu dài người ta dùng mũi đột để đột những điểm dọc theo các đường vạch dấu.