27/11/2015
Cực lạc và Niết bàn ngay trong hiện tại
26/11/2015
Nên sử dụng cân bằng mỡ động vật và dầu thực vật trong chế biên thực phẩm
Không dùng mỡ động vật: Thói quen sai lầm và nguy
hại
Hiện nay, không ít các gia đình ở thành thị chủ yếu
dùng dầu ăn từ thực vật thay vì dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, theo bác sĩ (BS)
Hoàng Sầm – Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam, việc không ăn mỡ động vật
sẽ rất nguy hại.
“Không ăn mỡ động vật nguy hại vì không cân đối về
mặt dinh dưỡng. Vì dầu thực vật không cấu tạo nên vỏ thần kinh được.
Bao myeline cấu tạo nên các tế bào thần kinh, các vỏ
bọc của dây thần kinh. Nếu thiếu cái đó sẽ khiếm khuyết về mặt thần kinh, đặc
biệt là mắt” – BS Sầm cho biết.
Có lẽ đó là lý do lý giải vì sao những người sinh ra
ở miền núi, không hề được tiếp xúc với dầu thực vật, chỉ ăn mỡ lợn, bò, trâu,
dê nhưng không ai bị cận thị. Thậm chí, có nhiều cụ già đã ngoài 90 tuổi vẫn
xâu kim không kính.
Có thể từ nhỏ cụ già 90 tuổi ấy đã được ăn 1 lượng
đủ cholesterol, Sphingosine (2-amino-4-octadecene-1,3-diol) từ mỡ động vật để
đủ tạo ra 1 lượng sphingomyelin cấu tạo nên lớp vỏ myeline thần kinh đáy mắt.
Mỡ động vật tốt cho sức khỏe đã được các tài liệu
khoa học chứng minh cụ thể.
BS Hoàng Sầm dẫn chứng, trong sách bách khoa thư
bệnh học tập 2, nhà xuất bản từ điển bách khoa, bài “Thực Y” trang 418, cố giáo
sư y thực Lê Minh đã viết: “Mỡ thực vật và mỡ động vật nên cùng có trong khẩu
phần. Tỉ số mỡ động vật và mỡ thực vật nên là 1/1,5”.
Bác sĩ này cũng lưu ý, giai đoạn kiến tạo cơ thể của
trẻ thì trẻ con nên ăn mỡ động vật là chính, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật =
70/30.
Sau 35 tuổi trở lên, giai đoạn cơ thể đã trưởng
thành tới lúc trung niên, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 50/50. Trên 60 tuổi,
giai đoạn người có tuổi, cao tuổi, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 30/70.
“Dầu ăn và mỡ động vật, mỗi cái có ưu, nhược điểm
khác nhau, chẳng cái nào hơn cái nào, tùy thuộc từng lứa tuổi, từng giai đoạn”
– BS Sầm nhấn mạnh.
BS. Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm tư vấn dinh dưỡng: Trẻ con càng cần phải ăn mỡ động vật, thay vì chỉ dùng dầu ăn.
Đồng tình với quan điểm trên, BS Lê Thị Hải, Giám
đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, nếu các
gia đình hiện đại thời nay chỉ dùng dầu ăn mà không dùng mỡ động vật là một
quyết định sai lầm.
“Thói quen này không tốt, có thể nói là sai lầm.
Người lớn ngoài 50 tuổi trở ra bị rối loạn chuyển hóa chất béo như tăng
cholesterol thì mới phải kiêng ăn mỡ. Còn trẻ em càng cần phải ăn mỡ” – BS Hải
nói.
Hiện nay, nhiều công ty sản xuất dầu ăn tung ra các
quảng cáo cảnh báo khiến người dân ngộ nhận rằng, ăn mỡ động vật gây béo phì còn
dầu ăn thì đầy đủ dưỡng chất, tốt cho sức khỏe.
Nhưng theo BS Hải, điều này chỉ đúng với các người
già, người trưởng thành, còn trẻ em lại ngược lại.
“Trẻ dưới 1 tuổi phải ăn 70% mỡ. Đối với người
trưởng thành, khi nào bị cholesterol máu thì mới phải kiêng ăn mỡ chứ bình
thường không phải kiêng”, bà nhấn mạnh.
Việc người dân thành thị nhiều năm ròng đều “nói
không” với mỡ động vật, theo BS Hải, nguyên nhân là do tuyên truyền của chúng
ta đến cộng đồng không đúng, chưa đầy đủ và cặn kẽ, dẫn tới việc hiểu sai lệch
và vận dụng vào chế độ ăn uống không tốt.
Không biết cách sử dụng, dầu ăn có thể gây ung thư
Theo BS.Hải, trong bữa ăn hàng ngày, dầu chỉ nên
dùng để trộn salat hoặc nấu những món ăn không cần nhiệt độ cao. Còn nếu chiên,
rán ở nhiệt độ cao thì dầu ăn lại có nhiều tác hại.
Bởi dầu ở nhiệt độ cao chuyển hóa thành chất trans
fat, oxy hóa rất độc hại gây nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư, ảnh hưởng
không tốt tới sức khỏe.
Trong khi đó, mỡ động vật xào rán ở nhiệt độ cao ít
bị biến đổi chất độc hại như dầu ăn.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và
Công nghệ thực phẩm) cũng cho biết, thông tin về các loại dầu ăn như dầu hướng
dương, dầu đậu nành không tốt sức khỏe, gây ung thư là vừa đúng vừa sai.
Bởi dầu ăn khi chiên rán ở nhiệt độ cao thì mới tạo
ra chất độc hại vì dầu sôi ở nhiệt độ cao thì sẽ gây ra biến đổi chất.
“Tôi khuyên người dân khi chiên rán nên dùng mỡ động
vật là chất béo chứa hợp chất axit béo không no, ít biến đổi thì sẽ ít tạo
thành các chất gây ung thư hơn so với dầu ăn.
Đồng thời, nên hạn chế ăn đồ chiên rán, nếu thích ăn
thì nên chiên rán non thôi, không nên rán thật kỹ, thật giòn” – ông Thịnh bày
tỏ.
PGS.TS Thịnh khuyên người dân khi chiên rán nên dùng
mỡ động vật, vì ít tạo thành các chất gây ung thư hơn so với dầu ăn.
PGS.TS Thịnh khuyên người dân khi chiên rán nên dùng
mỡ động vật, vì ít tạo thành các chất gây ung thư hơn so với dầu ăn.
Còn chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải thì khuyên,
trong gia đình, nên có cả dầu ăn và mỡ. Dầu chỉ dùng để trộn salat, phục vụ cho
món xào còn chiên, rán ở nhiệt độ cao nên dùng mỡ.
“Nhà tôi ăn cả 2, cả dầu, cả mỡ nhưng rất ít. Ai
cũng sợ béo nên chủ yếu chỉ luộc, hấp thôi, chứ hạn chế chiên, xào, rán” – BS
Hải chia sẻ.
Thêm vào đó, bác sĩ này cho biết, không riêng gì mỡ
động vật mà đối với dầu thực vật, nếu ăn nhiều cũng gây nguy cơ béo phì.
Dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa no (chưa bão
hoà) và không có cholesterol (ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ, dầu ca cao). Mỡ động
vật chứa nhiều acid béo no (bão hoà), có khả năng tạo ra cholesterol (trừ mỡ cá
thu, cá hồi, cá trích... chứa nhiều omega3 và omega6).
Vì vậy, BS Hải cho hay, nếu không ăn mỡ động vật có
thể gây thiếu cholesterol, trong nhiều trường hợp có thể làm thành mạch máu bị
mủn, vỡ gây tai biến, đột quỵ cũng giống tăng cholesterol.
Bà nhấn mạnh, cholesterol là thành phần tổng hợp nội
tiết tố sinh dục nam. Thiếu cholesterol nhất là đối với trẻ em sẽ không tốt. Ví
dụ, tổng hợp Vitamin D3 nội sinh dưới tác dụng ánh nắng mặt trời, phải có
cholesterol.
“Nói chung, chúng ta phải ăn cân bằng. Tùy từng lứa
tuổi, tỷ lệ dầu – mỡ sẽ khác nhau. Ở người trưởng thành nên ăn 50 – 50 trừ
trường hợp có bệnh phải kiêng dầu – mỡ. Trẻ con thì cần mỡ còn người lớn thì ít
cần hơn” – BS Hải kết luận.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tim mạch, ung thư và tai biến mạch máu não là ba nhóm bệnh đứng hàng đầu gây tử vong cho con người. Nếu chỉ dùng dầu thực vật mà không sử dụng mỡ động vật thì các tác dụng tốt này của mỡ đối với cơ thể chúng ta sẽ bị suy giảm,nên sẽ có hại cho sức khoẻ của chính bản thân chúng ta.
Công dụng của Gừng
Dân gian có
câu “buổi sáng ba miếng gừng, hơn là uống
canh sâm” hoặc là “mỗi ngày ba miếng
gừng, không phiền bác sĩ kê đơn thuốc”.
Dưới đây mình
giới thiệu về 24 công dụng kỳ diệu của gừng:
Lở loét miệng
Dùng nước gừng
nóng súc miệng thay trà, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Thông thường 6 đến 9 lần là hết
lở loét.
Đau răng do viêm nha chu gây ra
Dùng nước gừng
nóng súc miệng thay nước trà, sáng tối một lần. Hoặc có thể cắn miếng gừng tại
chỗ đau răng, có thể làm giảm cơn đau.
Đau nửa đầu
Khi bị đau nửa
đầu, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm hai tay khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ
giảm nhẹ hoặc biến mất.
Giải rượu
Dùng nước gừng
nóng cộng thêm lượng mật ong thích hợp có thể giảm bớt hoặc loại bỏ say rượu.
Đầu có gàu
Trước tiên là
dùng gừng tươi chà rửa tóc, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, sẽ giúp ngăn ngừa
và trị gầu.
Đau lưng dưới bả vai
Cho một ít muối
và chút giấm vào trong nước gừng nóng, sau đó dùng khăn thấm nước, rồi đắp vào
chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần, có thể làm giảm cơn đau.
Bệnh giun sán
Mỗi ngày trước
khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch vùng bụng, rồi uống một đến hai ly nước
gừng nóng, duy trì trong khoảng 10 ngày là trị giun sán.
Chữa hôi chân
Ngâm chân vào
trong nước gừng nóng, lúc ngâm cho thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút
thì lau khô, xoa thêm một ít phấn hoạt thạch, mùi thối sẽ biến mất.
Cao huyết áp
Lúc huyết áp
tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút. Do tính phản xạ
làm giãn huyết mạch, làm huyết áp giảm xuống.
Đau đầu cảm lạnh
Ngâm hai chân
vào trong nước gừng nóng ngập đến mắt cá chân là được. Có thể cho thêm muối, giấm
và ngâm đến khi mu bàn chân đỏ lên. Cách này rất có công hiệu điều trị cảm lạnh
phong hàn, đau đầu, ho. Ngoài ra, có thể cắt sợi gừng tươi, cho thêm đường đỏ nấu
canh. Uống khi vẫn còn nóng rồi đắp chăn cho đổ mồ hôi, cảm lạnh sẽ nhanh chóng
được trị khỏi.
Nổi mày đay
Cháo gừng
tươi quế chi: 10 miếng gừng tươi, 3g quế chi (dạng bột), 50g gạo cứng, 30g đường
đỏ, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Cổ họng sưng đau
Cho một chút
muối ăn vào trong nước gừng nóng, uống như uống trà.
Đau xương khớp
Ăn lượng gừng
tươi hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương
khớp, cơn đau giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng.
Đau bụng kinh
Bỏ 2 đến 3 hạt
sơn trà vào trong nước gừng nấu đường đỏ, một ngày uống 2-3 lần là khỏi.
Tay chân nổi mụn nhọt nhưng chưa lở
loét
Có thể dùng gừng
tươi nấu nước ngâm tay, ngâm chân. Đối với da dễ bị nổi mụn nhọt, nếu dùng nước
gừng bôi liên tục nhiều lần, có thể làm tăng khả năng kháng hàn, từ đó chống được
nổi mụn nhọt.
Nổi rôm
Dùng gừng cắt
lát đắp bên ngoài, rôm sẽ nhanh chóng biến mất, người lớn trẻ nhỏ đều khả dụng.
Nhiều gàu, rụng tóc
Thường xuyên
gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, rất đáng thử.
Mùi hôi cơ thể
Mỗi ngày dùng
gừng lát chà nhiều lần, có thể giảm bớt mùi hôi rõ rệt.
Gừng trị vết thương ngoài chảy máu
Lấy gừng nướng
cháy nghiền thành bột, sau khi khử trùng vết thương, rắc lên vết thương, có thể
có thể làm giảm đau và cầm máu ngay lập tức.
Vết thương rắn cắn
Dùng bột gừng
đắp ngoài vết rắn cắn.
Say xe
Uống một ít
nước gừng trước khi lên xe, hoặc cắt một miếng gừng dán vào phía trong cổ tay tại
vị trí cách đường kẻ sọc cổ tay khoảng 2 phân, dùng khăn bọc lại. Cũng có thể
ngậm vài lát gừng trong lúc đang ngồi xe, sẽ giúp hạn chế được say xe nôn ói.
Buồn nôn ói mửa
Lúc dọn rửa vật
dơ bẩn cảm thấy buồn nôn muốn ói, trước lúc làm nên ngậm một lát gừng là tránh
được.
Bị ngất do hạ đường huyết hoặc say nắng
Có thể dùng bột
gừng hoặc nước đường với gừng để uống, sẽ có tác dụng giải cứu.
Ho
Dùng 15g gừng
tươi nấu nước, cho thêm đường trắng đủ ngọt rồi uống khi còn nóng để trị viêm
ho. Ngoài ra, dùng 30g gừng tươi nấu nước, tắm cho trẻ em, có thể trị bệnh ho
cho trẻ.
Cố mà sửa thôi
25/11/2015
Trần bì - vị thuốc hay.
24/11/2015
Luận về Nhậu
gọi là một chút hỏi thăm lòng người”.
Rồi:
biết đi nửa buổi, biết về… nửa đêm”
nên người quân tử chẳng mời cũng… dzô”
…
23/11/2015
Hướng dẫn hữu ích khi gặp cướp
20/11/2015
2 trắc nghiệm đơn giản kiểm tra sức khỏe
Chỉ cần nắm chặt tay trong 30 giây, bạn đã có thể
biết tình trạng sức khỏe hiện tại của mình mà không cần phải đến bệnh viện kiểm
tra! Hãy thử thực hiện những thử nghiệm dưới đây.
Thử nghiệm 1: Nắm chặt tay thành nắm đấm trong vòng 30 giây sau đó mở
ra xem
Chúng ta hãy cùng thực hiện một thử nghiệm để kiểm tra tình
trạng sức khỏe của chính mình: nắm bàn tay nghiến chặt lại với nhau trong vòng
30 giây, sau đó mở ra và quan sát xem màu trắng ở lòng bàn tay sẽ biến mất ngay
lập tức hay phải mất một khoảng thời gian.
Khi nắm chặt tay sẽ khiến cho các mạch máu ở dưới
tay bị ép lại và gây áp lực lên lòng bàn tay. Hành động bóp chặt này sẽ ngăn
chặn và cản trởhệ thống tuần hoàn máu, do đó lòng bàn tay sẽ trở nên trắng
xanh.
Bàn tay khi bị biến thành màu trắng, nếu nó khôi
phục lại màu sắc ban đầu ngay lập tức, thì điều đó có nghĩa rằng các mạch máu
của bạn vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu như chúng phải mất nhiều hơn 10 giây để
khôi phục, thì bạn nên cẩn thận, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh xơ cứng
động mạch.
Trắc nghiệm 2: Bóp
chặt gốc của móng tay, dùng lực ấn mạnh
Theo học thuyết kinh lạc trong Trung y, 5 ngón tay của con người
đều có rất nhiều kinh huyệt chạy qua. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với
các cơ quan nội tạng, đặc biệt nếu một ngón tay có cảm giác đau đớn, điều
đó có nghĩa là những cơ quan nội tạng tương quan với các kinh huyệt này
đang gặp vấn đề.
Bạn hãy nhấn mạnh vào gốc của móng tay, sau đó dùng
lực ấn và day chúng, hãy bắt đầu từ ngón út, vê từng ngón một và cảm nhận xem
có thấy đau đặc biệt ở một ngón nào không? Cảm giác đau ở mỗi vị trí khác nhau
trên ngón tay báo hiệu vấn đề ở từng bộ phận khác nhau.
Đau ngón út:
Những người bị đau ở ngón tay út thường mắc các
bệnh về tim hoặc ruột non. Đầu ngón tay út bên mặt áp sát với ngón đeo nhẫn (áp
út) gọi là Thiểu Xung huyệt, bên còn lại gọi là Thiểu Trạch huyệt. Thiểu Xung
huyệt có quan hệ mật thiết với tim, do đó khi cơn đau tim đến hãy dùng lực ấn
mạnh đầu ngón út, có thể giúp giảm bớt cơn đau. Thiểu Trạch huyệt là kinh huyệt
của ruột non, khi tình trạng ruột non không được khoẻ, có thể dùng lực ấn mạnh
một bên đầu ngón út này.
Đau ngón áp út:
Người có độ dài ngón áp út và ngón trỏ (cạnh ngón
tay cái) tương đồng thường có xác suất lên cơn đau tim cao hơn. Khi ngón áp út
bị đau có thể gây ra do triệu chứng đau họng hoặc đau đầu. Phía trên của phần
tam tiêu kinh trên ngón áp út có một huyệt vị Quan Xung, khi bị cảm cúm, sốt
thì có thể dùng tay chà sát vào vị trí này giúp giảm thiểu cơn bệnh.
Đau ngón giữa:
Trên ngón tay giữa có một huyệt Trung Xung, nó có tương quan tới
vị trí bao quanh màng tim, nhiều lúc tim không thể chịu được do nhiệt độ gia
tăng, ở vị trí huyệt này sẽ cảm thấy đau nhói.
Đau ngón trỏ (ngón áp ngón cái):
Ngón trỏ có chứa huyệt Thương Dương tương quan đến
đại tràng (ruột già), khi xuất hiện hiện tượng táo bón, nó sẽ gây áp lực lên
khu vực này khiến cho ngón tay trỏ cảm thấy rất đau, điều đó cho thấy bạn đang
có vấn đề về đại tràng.
Đau ngón tay cái:
Huyệt Thiểu Thương nằm trên ngón tay cái có liên
quan chặt chẽ đến phổi. Chẳng hạn khi phổi xuất hiện bệnh trạng, thì khi ấn vào
vùng này ở ngón cái sẽ cảm thấy rất đau.
Nếu bạn cảm thấy rất đau khi nhấn vào đây, vậy thì
nhất định nên chú ý, rất có thể một bộ phận nào đó trong cơ thể có tương quan
đến đang có vấn đề, tốt nhất hãy đến bệnh viện kiểm tra.
Ngay cả khi đau nhẹ thì nó cũng có liên quan đến
huyệt vị trên ngón cái này, nó cho thấy bộ phận tương quan đang có dấu hiệu
không bình thường. Lúc này cần ấn và day một cách cẩn thận tại vị trí đó trên
ngón cái, việc này sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Không chỉ đối với hai bàn tay như vậy, mà chúng ta
cũng nên tạo thói quen hàng ngày như thường xuyên ấn hay vê hai chân, hai tay.
Theo thời gian, nó sẽ thúc đẩy sự lưu thông tuần hoàn máu, giúp các bộ phận cơ
thể đặc biệt là tim trở nên khoẻ mạnh hơn.
Trong cuộc sống bình thường, chúng ta cũng có thể
sử dụng những phương pháp này để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của mình. Nó thực
sự rất hiệu quả.