Người Nhật rất coi trọng Lễ -
Nghĩa trong giáo dục, nhất là đối với con trẻ.
Vậy thì Lễ - Nghĩa đúng là
những lễ nghĩa như thế nào? Có 3 trụ chính để suy nghĩ về lễ nghĩa như sau
● Lễ nghĩa cơ bản
● Lễ nghĩa tinh
thần
● Lễ nghĩa có
tính xã hội và đạo đức
Sau đây tôi xin
trình bày một cách dễ hiểu về các loại lễ nghĩa này.
“Lễ nghĩa cơ bản” thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày
- Việc ăn uống.
- Việc đi vệ sinh
- Việc mặc quần áo
- Việc giữ vệ sinh
- Việc giữ an toàn
Về việc ăn uống
Trẻ
đầy năm đã biết cầm thìa ngồi ăn cùng mọi người trong nhà. Thời kì này, trẻ có
làm cơm vung vãi cũng không sao, cứ cho trẻ thìa của mình, ngồi cùng bàn ăn với
mọi người mỗi khi đến bữa. Làm vung vãi cơm nhiều lần, sẽ đến lúc trẻ tự nhớ
được cái cách điều chỉnh để đưa được cơm vào miệng mà không bị vương vãi. Đây
là điểm khởi đầu của tính tự giác.
Ấy
vậy mà vì trẻ làm vương vãi nhiều, không cho trẻ cầm thìa nữa, tính tự giác bị
kìm hãm, năng lực phát triển cũng chậm lại. Không những chỉ chậm thôi, năng lực
hầu như không phát triển tiếp được nữa. “Ôi ôi ôi, nhớ lấy câu này nhé”. Hơn
nữa, tính tự giác bị kìm hãm dẫn tới trẻ thiếu ý muốn làm điều gì khác nữa.
Cách khéo léo nuôi dưỡng ý chí muốn tự làm của trẻ nhỏ là bí quyết để hướng trẻ
thành đứa trẻ tích cực.
Trong
khoảng từ 1 tới 3 tuổi, tính tự giác, tính tích cực phát triển rất mạnh. Thời
kì này, bố mẹ quá chăm sóc sẽ là sự ức chế năng lực của trẻ mãi mãi. (đúng quá,
bón cơm cho con ăn đến tận 5 tuổi vẫn phải bón, vẫn phải giục, khổ quá là khổ,
trời ơi).
Về việc đi vệ sinh
Có
nhiều ông bố bà mẹ chỉ mong con mình mau mau biết gọi “tè” “ị” không cần đến
bỉm nữa. Không được nôn nóng bắt ép con phải biết tự đi ị đi tè sớm quá. 1 tuổi
rưỡi là sớm quá. Từ 2 tuổi có thể bắt đầu tập là được. Song cũng không nên quá
vội vàng vì chuyện này. Cho đến lúc con biết tự gọi đi vệ sinh, không nên để
con mặc quần/bỉm ướt quá lâu. Biết con đã tè dầm, phải nhanh chóng thay sạch sẽ
cho con càng sớm càng tốt. Làm như vậy, bé sẽ biết cảm giác khó chịu khi bị bẩn
là như thế nào. Nếu bé ở bẩn quen, cứ mặc quần ướt, bỉm dính phân sẽ không có ý
thức, cảm giác với cái bẩn.
Về việc mặc
Trẻ
được 3 tuổi rồi, hãy để cho bé tự mặc lấy quần, dù còn hơi vụng về. Hãy để con
tự cài cúc áo. Ở đây cũng thể hiện tính tự giác của bé. Hơn 3 tuổi rồi mà lúc
nào bố mẹ cũng phải mặc quần áo cho, cài cúc áo cho con, đó là sự chăm sóc quá
đáng, năng lực phát triển của bé không có tiến bộ. Con có xỏ 2 chân vào một ống
quần thì cũng nên im lặng để con làm nốt phần việc của nó. Bé sẽ tự thấy như
vậy là không được, sẽ tự rút chân ra mặc đi mặc lại, đến một lúc sẽ tự mình mặc
đúng quần.
Về việc giữ vệ sinh
Những
việc sinh hoạt hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay sau khi đi vệ sinh
dường như lại là những việc bé ít được dạy bảo nhất. Ở một trường tiểu học, khi
hỏi một lớp học sinh lớp 2 xem buổi sáng ai đã rửa mặt thì giơ tay lên, chỉ có
duy nhất môt cánh tay giơ lên. Trong lớp đó, có những em thậm chí đã 3 ngày
không rửa mặt. Thói quen này nếu không được tập cho từ nhỏ, lớn lên sẽ rất khó
sửa.
Về việc giữ an toàn
Trong
thời kì tai nạn giao thông nhiều như hiện nay thì, việc dạy con về
sự an toàn cũng là một việc quan trọng. Đi bộ thì đi bên phải đường. Sang đường
thì phải nhìn đèn giao thông. Không chơi dưới lòng đường. Không chạy vụt ra
đường. Đó là những điều nên dạy trước cho bé. Rồi cũng phải dặn bé không chạy
tới gần trước, sau xích đu. Dạy bé có khả năng tự bảo vệ mình trước những tình
huống nguy hiểm là việc làm rất quan trọng.
“Lễ nghĩa tinh thần” thì chú ý khi mắng mỏ
Không
kém gì những lễ nghĩa cơ bản, rất quan trọng mà lại dễ quên, đó là lễ nghĩa
tinh thần. Lễ nghĩa tinh thần được chia thành 5 khoản mục như sau.
- Chịu đựng (Ích kỉ)
- Tốt bụng (Bắt nạt)
- Trung thực (Dối trá)
- Tuân thủ (Đối kháng)
- Biết ơn
Chịu đựng
Giáo dục bé thành
người biết chịu đựng, là việc quan trọng nhất. Môi trường tốt cho bé là môi
trường rèn luyện, môi trường xứng với sự bất tự do. Gian khổ rèn luyện con
người. Hãy coi môi trường nhàn nhã là kẻ địch của bé.
Tốt bụng
Hãy dạy cho bé tốt bụng qua việc âu yếm các em bé mới
sinh khác. Cũng dạy cho bé tốt bụng với anh chị em, với cha mẹ mình. Trước
tiên, nhờ bé lấy cho mẹ đồ vật gì đó “Yuri chan, lấy cho mẹ cái ... nào”. Bé
lấy cho thì phải cảm ơn đàng hoàng “Cho mẹ xin”. Biểu cảm cho bé biết là được
bé giúp đỡ thì mẹ vui mừng thế nào. Trẻ sẽ học được niềm vui từ việc giúp đỡ
người khác. Không được sai vặt bé. Hãy nhớ lấy việc đã nhờ bé, hãy vui vẻ và
cảm ơn việc làm đó của bé.
Trung thực
Không
nhất nhất phải xử phạt bé vì những lời nói dối khi bé đang tưởng tượng mình là
ai là ai đó mà nói ra. Song, phải xử phạt bé khi bé biết mình sai mà đổ lỗi cho
người khác. Không lấy đồ của người khác. Hàng hóa ở cửa hàng phải trả tiền mới
được. Nhặt được tiền rơi phải đem tới đồn công an nộp. Trước tiên dạy bé những
điều đó. Trẻ con, không học thì không biết. Có chuyện bé nhặt được tờ mười ngàn
Yên, thản nhiên đem đi mua đồ. Vì em bé đó không biết rằng tiền nhặt được phải
đem nộp cho đồn công an.
Tuân thủ
Trẻ
nhỏ chưa biết phân biệt, phán đoán thiện và ác. Thời kì này, phải dạy cho bé
biết bé phải nghe lời bố mẹ. Không được tha thứ cho những lời lăng nhục, nói
láo với bố mẹ. Trong độ 0-3 tuổi, nếu không dạy bé về sự tuân thủ này, đến
khoảng 4,5 tuổi thôi, để thực hiện ý của mình, trẻ có thể cãi lại hoặc lèo nhèo
với bố mẹ. Đối với sự phản kháng của trẻ 0-3 tuổi, bố mẹ không được nuông
chiều. Bố mẹ phải biết rằng làm như vậy sẽ hư tính cách của con. Bố mẹ cần
cương quyết “không được là không được”.
Biết ơn
Nên
dạy bé sớm biết cảm ơn. Mỗi khi nhận một đồ vật gì, phải bảo bé nói “cảm ơn”.
Dạy bé trước khi ăn phải biết mời “Xin được dùng cơm ạ” “Con mời bố mẹ, anh
chi... xơi cơm ạ”. Nên dạy bé biết rằng, sinh hoạt của con người được thực hiện
là nhờ có sự giúp đỡ lẫn nhau, phải biết biết ơn những người đã giúp mình. Và
bé biết nói cảm ơn thì bố mẹ phải khích lệ bé thật nhiều. Cứ vậy, khi lớn lên
bé sẽ là con người luôn có lòng biết ơn.
Phải
dạy bé biết cách thể hiện tấm lòng của mình ra ngoài giỏi như vậy mới được. Từ
nay bố mẹ sẽ phải dạy bé 5 lễ nghĩa tinh thần này một cách nghiêm khắc, song,
khi nào thì có thể mắng bé được đây? Đó là khi bé biểu hiện những hành vi thái
độ ghi trong ngoặc đơn cạnh 4 đức tính ghi trên đây, đó là ích kỉ, bắt nạt, dối
trá, phản kháng. Ngoài những việc đó ra, tấm lòng trẻ không xấu đến mức phải bị
mắng. Ví dụ như bé đánh vỡ đồ, bé chạy nhảy ầm ĩ trong nhà chẳng hạn, đó là
những việc không đáng bị mắng.
“Lễ nghĩa xã hội và đạo đức” hãy tận dụng tốt nhất tính tự giác
của bé
Cùng
với lễ nghĩa cơ bản, lễ nghĩa tinh thần, còn có lễ nghĩa xã hội và đạo đức nữa.
Cũng chia thành 5 mục như sau.
- Tinh thần trách nhiệm
- Tinh thần lao động
- Đối nhân
- Tri thức ngôn ngữ
- Tính đạo đức
Tinh thần trách nhiệm
Dạy
trẻ cảm nhận được tinh thần trách nhiệm đồng thời với huấn luyện tính tự giác
cho chúng. Nên nhớ rằng, khéo léo giữ và phát huy tính tự giác là một bước cực
kì quan trọng. Dạy cho con có thói quen cất dọn đồ đạc. Từ thói quen tự mình
làm các việc của mình, bé sẽ trưởng thành người có trách nhiệm về việc mình làm.
Tinh thần lao động
Trẻ
3 tuổi luôn có ý muốn làm bất cứ việc gì. Bé rất thích giúp mẹ làm các công
việc của mẹ. Khi đó, dù còn vụng về, vẫn nên để cho bé giúp đỡ. Và hãy cảm ơn
vì bé đã giúp. Điều đó nuôi dưỡng tinh thần lao động, nâng cao khả năng lao
động của bé.
Tuy
nhiên phần đông các bà mẹ lại quá chính xác việc đánh giá thành quả lao động
của các bé, chê ngay lập tức việc bé làm. Chỉ cần 1 câu nói “Xấu quá đấy, mẹ
lại phải làm lại lần nữa rồi” là ý chí, tinh thần lao động của các bé tiêu tan
thành mây khói.
Đối nhân
Để
dạy cho con về đối nhân, về tính xã hội, tốt nhất là dạy cho con biết cho bạn
cùng chơi. Trẻ con cãi nhau, người lớn không được tham gia vào. Cha mẹ tham gia
vào, tính xã hội của trẻ bị phá vỡ ngay. Trẻ không biết tự phán đoán, thành
thói quen ỷ lại xem cha mẹ xử lí thế nào.
Trẻ
3 tuổi nào cũng ích kỉ. Đó là chuyện bình thường. Bằng việc chơi với bạn trẻ
khác, một cách tự nhiên, bé sẽ hiểu rằng ích kỉ như vậy là không suôn sẻ, là
cãi nhau, nếu làm thế này... thế này cả 2 cùng vui. Với trẻ không biết chơi với
bạn sẽ hay bị rủ rê, xuất hiện dấu hiệu không giao tiếp.
Tri thức ngôn ngữ
Trẻ
trở thành người từ việc biết chữ. Trẻ biết chữ là sự tồn tại lí tính hơn hẳn so
với trẻ không biết chữ. Chữ cái càng lúc nhỏ tuổi (mới sinh) càng dễ nhớ. Đó là
sự thực. Vì vậy, càng dạy bé biết chữ sớm càng tốt. Tuy nhiên, ép uổng là cách
không nên. Hãy dậy bằng cách chơi mà học. Trẻ 3 tuổi biết đọc sách say sưa, sẽ
thành con người rất có tài.
Tính đạo đức
Hãy
dạy cho trẻ không vứt rác ra đường phố, không hái hoa bẻ cành ở công viên, và
các qui tắc khi đi tàu điện, phương tiện công cộng. Bố mẹ phải luôn luôn gương
mẫu trong những việc này. Dạy cho trẻ đạo đức mà bố mẹ lại ngang nhiên vi phạm
quả thì thật là bế tắc. Trẻ em hơn ai hết luôn nhìn vào hành vi của bố mẹ để
học tập. Bố mẹ phải tự chỉnh mình cho chính xác mới được.
Trên
đây tôi đã trình bày ngắn gọn vì khuôn khổ có hạn. Song, tôi hi vọng đó là
những dòng viết giúp ích cho các bạn trong việc dạy con.
Bí
quyết để con bạn trở thành một người con sáng lạn, giàu năng lực, đó là việc
nhìn nhận và khích lệ con trẻ. Bí quyết dạy con, bí quyết giáo dục con là ở đây.
Việc khen ngợi điểm tốt của con trẻ sẽ khích lệ phát triển những phẩm chất tốt
đẹp của con người.