28/11/2016

Bài học về sự bán hàng

Sưu tầm trên Net.


Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào.
Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. “Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”.
Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là…
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.

15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

Bài tập chữa mỏi lưng, đau cột sống

Bác sĩ hướng dẫn tập chữa mỏi lưng, đau cột sống: Người đau lâu ngày cũng khỏi nhanh chóng
Bác sĩ xương khớp, chuyên gia y học chỉnh hình Lâm Thừa Cơ (TQ) cho biết, mỗi ngày cơ thể hoạt động và làm việc nhiều khiến hệ xương mệt mỏi, đặc biệt là cột sống luôn phải làm việc quá tải.
Muốn 24 giờ khỏe mạnh, ít nhất bạn cần phải làm động tác này mỗi sáng sau khi thức dậy. Đây là động tác dành cho những người muốn duy trì sức khỏe của cột sống một cách bền bỉ.
Yêu cầu: Phải kiên trì tập vào các buổi sáng, ngay khi bạn thức dậy và vẫn nằm trên giường.
Bác sĩ Cơ cho rằng, bệnh đau mỏi lưng thường xuyên rất khó được chữa khỏi bằng cách uống thuốc, nếu hiểu được quy luật vận động và phục hồi của xương để phối hợp tập thể dục, bạn sẽ tận hưởng được sức khỏe thật sự của chính mình.
Phòng chống đau cột sống, thoát vị đĩa đệm gây ra theo cách này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bài tập này thích hợp cho người làm việc văn phòng, những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thương nhân hay phải đi lại, những người làm nghề lái xe hoặc công nhân.
Làm động tác này giúp bạn tránh được hiện tượng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, khôi phục lại hệ xương khớp vào trạng thái khỏe mạnh ban đầu. 
Hãy dành hơn 2 phút để xem video và làm theo hướng dẫn.

Động tác 1: Tư thế di chuyển con sâu
Tác dụng: Khôi phục lại hệ xương cột sống và cơ lưng, kéo dài và làm giãn sống lưng, tăng cường chức năng của tim và phổi.
Thực hiện từ 2-3 phút, nằm ngửa trên giường, 2 tay để thẳng lên đầu, cả người duỗi thẳng từ bàn tay đến ngón chân. Chú ý mũi chân phải thẳng.
Khi đẩy hông sang trái thì tay và chân hướng sang phải, di chuyển tại chỗ như dáng con sâu đang bò.
Động tác 2: Co gối quạt chân
Tác dụng: Khôi phục lại hệ xương cột sống và cơ lưng, giảm nhẹ áp lực, căng thẳng của não, tăng cường chức năng của tim và phổi.
Thực hiện khoảng 50 lần (trái/phải), nằm ngửa trên giường, duỗi tay lên trên đầu, đan ngón tay vào nhau, thả lỏng.
Co đầu gối, thả lỏng cơ thể, đánh chân sang trái/phải hết khả năng trong khi phần thân trên giữ nguyên, thả lỏng cơ thể khi thực hiện, thả đầu xuống dưới để lưng cong nhẹ khi vận động, nếu khó chịu thì nằm hẳn trên giường.
Lưu ý: Những người dễ bị đau đầu chóng mặt khi thực hiện động tác thì nên nằm thẳng đầu trên giường là được. Không cần thả đầu xuống dưới. Người mới tập thử nên làm từng bước một.
Những người chưa bị bệnh thì nên tập để phòng bệnh. Những người đã mắc bệnh thì cần tập đều đặn vào mỗi buổi sáng. Người bệnh nặng kiên trì tập cũng sẽ khỏi bệnh.
Nếu bạn tập mang lại tác dụng tốt, hãy chia sẻ ngay cho người thân, bạn bè để mọi người cùng khỏe mạnh.


22/11/2016

Ba điều


Ta chỉ làm được 3 điều này thì sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc:
Thứ nhất:   Nghỉ ngơi
Thứ hai:     Cho đi
Thứ ba:       Buông xuống
Tham lam là một liều thuốc độc, và dục vọng là con dao hai lưỡi; có một cuộc sống ổn định rồi vẫn muốn theo đuổi sự thoải mái; có cuộc sống thoải mái rồi lại muốn hưởng thụ những vật chất xa hoa…
Nếu dục vọng không có điểm dừng thì Ta vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy đủ, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, và cũng không bao giờ tìm kiếm được niềm vui.
Hãy trân trọng những gì Ta đang có và sẽ thấy rằng bản thân mình là người giàu có nhất trên cõi đời này.


16/11/2016

Tác dụng của vỏ cam


Vỏ cam để ráo nước, sau đó cho vào hũ thủy tinh. Tiếp theo, đổ giấm trắng ngập vỏ cam, đến khi đầy hũ.
Để hũ vỏ cam và giấm đó ở nơi thoáng mát trong khoảng 2 tuần.
Sau 2 tuần, bạn lọc lại hỗn hợp, bỏ đi phần vỏ cam, chỉ giữ lại nước, cho nước vào bình xịt sẽ thấy công dụng của loại nước này.
Đừng vứt vỏ cam nữa, cứ ngâm với giấm trắng đi rồi bạn sẽ giật mình vì công dụng của nó đấy - Ảnh 1.
Xếp vỏ cam vào hũ (Ảnh: Internet)
Đừng vứt vỏ cam nữa, cứ ngâm với giấm trắng đi rồi bạn sẽ giật mình vì công dụng của nó đấy - Ảnh 2.
Đổ giấm vào, đậy nắp lại để 2 tuần (Ảnh: Internet)
Đừng vứt vỏ cam nữa, cứ ngâm với giấm trắng đi rồi bạn sẽ giật mình vì công dụng của nó đấy - Ảnh 3.
Lọc lấy nước, bỏ vỏ (Ảnh: thekitchnn)
Đừng vứt vỏ cam nữa, cứ ngâm với giấm trắng đi rồi bạn sẽ giật mình vì công dụng của nó đấy - Ảnh 4.
Đựng nước vào bình xịt và xịt vào những nơi có vết bẩn (Ảnh: thekitchnn)
Ở những nơi dầu mỡ bám bẩn như kệ bếp, lò vi sóng, lò nướng... bạn chỉ cần xịt chai nước này lên bề mặt bẩn và sau đó dùng khăn lau sạch là xong rồi đó.
Ngoài ra vỏ cam còn có tác dụng:
- Đánh bóng thép không gỉ: Lấy vỏ cam chà lên vật dụng bằng thép không gỉ. Sau đó lấy miếng vải sạch lau lại là xong.
- Khử mùi hôi của giày: Đặt vào mỗi chiếc giày vỏ nửa quả cam, để qua đêm và sáng hôm sau, đôi giày chẳng còn mùi khó chịu nữa.
- Thuốc trị ho: Đun sôi khoảng 250ml nước, cho vỏ nửa quả cam, vỏ nửa quả chanh đã được cắt nhỏ vào nồi nấu cùng nhau. Để sôi khoảng 20 phút, sau đó lọc bỏ vỏ. Lưu ý: dùng khi nóng bạn sẽ thấy tốt hơn hẳn nhé.

14/11/2016

Mẹo hay trong cuộc sống


Có rất nhiều mẹo vặt hay trong cuộc sống, vừa dễ dàng lại không đắt đỏ, để tìm câu trả lời mỗi khi gặp vấn đề nào đó trong cuộc sống, ta dùng trực giác và trí thông minh của mình để giải quyết chúng. Điều thú vị là rất nhiều mẹo vặt rất hữu dụng

1. Tưới cây bằng các sợi len

Khi có việc phải đi xa, bạn hãy đặt một xô nước đầy cạnh các chậu cây cảnh và nối các sợi len từ xô nước tới các cây cảnh. Bằng cách này, những chậu cây cảnh sẽ được cung cấp đủ nước trong khoảng vài ngày mà không phải tưới đầy nước cho chúng trước khi bạn đi. Đây là cách mà ông bà ta đã làm trước khi những hệ thống tưới nước đẹp mắt và đắt tiền xuất hiện. Có thể thấy đây là cách rất hiệu quả mà lại ít tốn kém.

2. Bảo quản trứng trong vòng 6 tháng

Phủ một lớp muối vào trong thùng đựng đá, sau đó bôi trứng với mỡ rồi trộn trong muối. Sau đó xếp lớp trong thùng đựng đá, đặt ở nơi khô ráo như tầng hầm. Đây là cách mà ông bà ta đã dùng để bảo quản lượng lớn trứng một cách hoàn hảo khi tủ lạnh chưa ra đời.

3. Dùng thịt xông khói để nhổ dằm

Nếu bị dằm đâm vào thịt và không lấy ra được, hãy áp dụng cách sau: Trước khi đi ngủ, đặt một mẩu nhỏ thịt xông khói lên cái dằm sâu và giữ nó ở đó với băng y tế. Đến sáng, nó sẽ trồi lên hoặc gắn vào miếng thịt xông khói. Không cần dung môi hay thuốc mỡ khi bà ngoại bạn ở đó và đưa cho bạn một mẩu thịt xông khói.

4. Xắt lát bánh mì với một con dao nóng.

Trước khi bánh mì lát được phát minh, cách để cắt ổ bánh mì thành những lát mỏng mà không khiến chúng bị bở vụn là nhúng con dao răng cưa của bạn vào nồi nước sôi, lau khô đi rồi cắt.

5. Cắt đôi miếng bọt biển rửa bát

Không chỉ giúp bạn giữ miếng rửa bát lâu phải thay hơn, mà nó còn khô nhanh hơn, giảm nấm mốc, và chiếm ít diện tích hơn trên bàn bếp.

6. Làm sạch đồ bạc bằng kem đánh răng

Khi thấy sợi dây chuyền bạc yêu thích của mình bị xỉn, hãy chà xát nó với kem đánh răng, sau đó rửa sạch, lau khô. Nó sẽ mới trở lại.

Hãy biến  những đôi tất bị mất một chiếc thành giẻ lau thay vì mua một cái khăn mới. Vì thông thường vải tất rất thấm hút và dày dặn.

8. Làm đông vỏ cam để thùng rác đỡ bốc mùi

Đông lạnh vỏ cam, hoặc vỏ của bất kì trái cây nào họ cam quýt, cho nó vào thùng rác khi thùng rác bắt đầu bốc mùi. Nó sẽ làm giảm mùi hôi và thậm chí là có mùi thơm.

9. Làm lạnh rượu vang với khăn lau

Nếu hết đá lạnh trong bữa tiệc và bạn cần phục vụ một chai rượu vang lạnh, hãy lấy một chiếc khăn lau bọc lấy chai rượu và xả nước lạnh vào nó trong vài phút.

10. Làm tươi hoa héo với nước sôi

Khi những bông hoa của bạn bắt đầu héo, hãy đun ấm một nồi nước. Cắt phần gốc của thân hoa một góc 45 độ và đặt hoa đứng trong nước ấm. Nhúng hoa qua nước lạnh khoảng 30 giây và sau đó cho hoa vào một bình nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng. Trong vòng vài giờ hoa sẽ tươi trở lại.

11. Loại bỏ vết ố do muối bằng chanh

Muối được dùng để làm tan băng tuyết trên đường trong mùa đông có thể gây ra vết ố lên giày của bạn. Cắt đôi quả chanh, ấn và bóp chút nước chanh lên vết ố. Lau bằng vải ẩm và lặp lại nhiều lần cho đến khi vết ố bị mất.

Vũ trụ quan dân tộc Mường



Người Mường , là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2009 là 1.268.963 người.
Người Mường có quan hệ rất gần với người Kinh. Các nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ.
Thời kỳ ngàn năm bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi ít bị Hán hóa, bảo tồn lối sống đến nay là người Mường, còn bộ phận ở trung du và đồng bằng có sự hòa trộn với người phương bắc về văn hóa và nhân chủng thì thành người Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn ngữ học thì diễn ra từ Tk 7-8 và kết thúc vào Tk 12, thời Nhà Lý.
Một người phụ nữ Mường xưa
 Nếu không kể mường Pưa Tín và mường Bua Khú, là hai thế giới đã thôi ám ảnh người Việt từ lâu lắm rồi, thì vũ trụ quan Mường nguyên thủy chính là vũ trụ quan Việt truyền thống!
Cái “đặc điểm của tư duy tôn giáo Mường: óc thực tiễn, khuynh hướng phàm hóa siêu nhiên (...) nặng nhân tình”, cũng chính là đặc điểm của tư duy tôn giáo Việt!
Dân tộc Việt Nam vốn chỉ chú trọng hai thế giới: nơi ta đang sống và nơi khi chết ta “về”. “Thế giới bên kia” ta hình dung không khác thế giới bên này. Còn thần linh thì tuy dĩ nhiên rất kính sợ nhưng ta lại không hề chịu bỏ công “vẽ” ra một thiên đình tôn ti, hoành tráng như người Tàu đã làm.
Nên nhớ, rút cuộc, chưa có mảy may bằng chứng rằng Ngọc hoàng Thượng đế (hay đấng thiêng liêng nhất của bất kỳ tôn giáo nào) là “thực” hơn bà Mây bà Mưa bà Sấm bà Sét, hay ông Đá, trong tín ngưỡng dân gian của tổ tiên ta xưa kia!
Người Ấn xây xong Cực Lạc, người Tàu dựng xong thiên đình, rồi để đấy cho ai muốn tin thì tin. Có giống người kia cũng xây xây dựng dựng trong óc mình một chốn thật rực rỡ, xong dùng đủ cách bắt tất cả mọi người phải tin!(Thu Tứ)
Thực ra, trong văn học truyền miệng của người Mường, kể cả văn học tôn giáo, không có tác phẩm nào miêu tả vũ trụ (hoang đường) ấy. Ngay cả áng mo lớn “TÉ ĐẤT TÉ ĐÁC” (Đẻ Đất Đẻ Nước) mà chúng ta có thể xem phần đầu là thần thoại Mường cận đại đã cố định lại dưới hình thức lời thơ (1), cũng chỉ đề cập sơ lược đến việc tạo thiên lập địa, mà không hề cho ta biết vũ trụ được cấu trúc như thế nào.
Theo dõi diễn biến của tang lễ, thông qua đường đi nước bước của hồn người chết, cũng có thể biết một số vùng thuộc vũ trụ ấy. Nhưng một số vùng chưa phải là toàn bộ. May thay, tất cả các bố Mo, cũng như những cụ, kể cả những mế (bà), thạo cổ tích mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc đều thống nhất với nhau về những nét cơ bản, khi họ kể cho chúng tôi những gì họ biết được về vũ trụ huyền hoặc mà ta muốn tìm hiểu. Rõ ràng vũ trụ quan tôn giáo của người Mường còn cố định trong quan niệm dân gian (...) tập hợp và sàng lọc lại, có thể rút ra một cái “vốn” chung (...) Chúng ta sẽ thấy rằng đó là một quan niệm phức hợp, như nhiều mặt khác trong nền văn hóa phức hợp của người Mường.

Theo quan niệm cổ truyền của người Mường, vũ trụ chia làm ba tầng, ba khu vực khác nhau phân bố trên một trục dọc. 
Ở giữa là MƯƠNG PƯA (mường Pưa, nghĩa là mường bãi bằng, hay là mường bằng phẳng), thế giới của người sống.(2) Ở đây, người sống tập hợp lại thành NOÓC (mường, địa vực, gồm nhiều xóm) dưới sự cai quản của Lang, đẳng cấp thống trị, và Âu (Ậu), tay chân của Lang. Mường Pưa là khung cảnh địa lý quen thuộc của người Mường, là thung lũng và núi đồi, là ruộng nước và nương rẫy, là xóm, là mường, nhưng cũng là KE CHO (Kẻ Chợ) nữa. Và, trong quan niệm vũ trụ của họ, người Mường không hoàn toàn loại trừ địa bàn của những dân tộc khác, đặc biệt những dân tộc đã sống bên cạnh họ từ lâu đời, như CON TÁO (Con Đáo, tức người Thái).
Do đó, từ Pưa không hạn chế mường Pưa trong phạm vi thung lũng, nơi có nhiều bãi bằng. Có hạn chế chăng, là hạn chế trong phạm vi mặt đất, mặt phẳng, đối lập với trời ở bên trên và với lòng đất ở bên dưới (...)
MƯƠNG K”LƠI (mường Trời), ở bên trên mường Pưa, là nơi ngự trị của BUA K”LƠI (vua Trời), có các KEM (Kem) phò tá. Xã hội Mường cổ truyền không có vua, nhưng vì nhiều lý do lịch sử khái niệm “vua” rất quen thuộc với người Mường.(3) Trong mo Đẻ Đất Đẻ Nước mà chúng tôi vừa nhắc đến, nhân vật BUA GIT GIANG (vua Gịt Giàng), người đầu tiên xưng vua ở Kẻ Chợ, được xem là dòng dõi trực tiếp của TÁ CÂN (đá Cần, ông Cần), anh hùng văn hóa của thần thoại Mường cận đại. Chức Kem nêu rõ tính cách xã hội của vua Trời: tại đôi nơi trên địa bàn Mường (Hòa Bình), một số chức Ậu – tay chân của nhà Lang – được gọi là Kem (...) Vua Trời mang diện mạo một ông Lang: xã hội mường Trời là hồi quang của xã hội có thực, xã hội của những con người thực sống ở mường Pưa (...) Vua Trời và các Kem (...) không thể chết (...) thời gian ở mường Trời là vô tận. Nhưng không gian ở đây lại hữu hạn (...) “Mường Trời cũng có chỗ cùng” (...) trên đường xuống mường Pưa, có một con sông (...) khi lên trời, người chết phải vượt qua KHUÔÔNG KHANG PỆN KHẠN (sông Khàng bến Khạn).
Như vậy, giữa mường Trời, thế giới siêu nhiên, và mường Pưa, thế giới tự nhiên, có sẵn lối thông thương. Nhưng người sống không thể men theo lối đó mà lên mường Trời được. Đây là lối đi dành cho hồn người chết, vì lên mường Trời là một chặng đường trong hành trình của linh hồn đã thoát xác (...) (ngay) hồn người chết (...) cũng không thể bước vào địa hạt mường Trời, nếu không có (...) bố Mo (...) không có tác động của pháp thuật.
Thế giới bên dưới mặt đất, trong lòng đất, là MƯƠNG PƯA TÍN (mường Pưa Tín, nghĩa là mường bằng phẳng dưới). Tên gọi ấy cũng đủ để khiến ta ngờ rằng thế giới này không khác mấy so với thế giới trên mặt đất (mường Pưa: mường bằng phẳng). Mà quả vậy. 
Khu mộ đá Đống Thếch ở Kim Bôi, Hòa Bình, tương truyền là nơi chôn cất các quan lang người Mường)
Căn cứ vào lời miêu tả thống nhất của những người cung cấp tài liệu, chúng tôi hiểu mường Pưa Tín không phải là thế giới siêu nhiên. Ở đây có người và thú vật; người cũng săn bắn, đánh cá, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, sống, chết. Ở đây có nhà cửa, xóm, mường, Lang, Ậu. Mường Pưa Tín chẳng khác gì mường Pưa, ngoại trừ ở đây “con trâu chỉ bằng con chó, con bò bằng con mèo, người lớn bằng trẻ con mười ba mười bốn tuổi”.(1) Xưa kia, mường Pưa và mường Pưa Tín có lối thông thương với nhau: đấy là một cái RÔÔNG (cái rông, tức lối thông miệng tròn nối liền hai tầng cao thấp) nối liền mặt đất với thế giới bên dưới. Bấy giờ, người hai mường đi lại với nhau, có những trường hợp trai gái hai bên lấy nhau. Về sau, không rõ vì lý do gì – có người cho rằng vì tục lệ cưới xin khác nhau – người hai mường lấp lối thông thương, không đi lại với nhau nữa. 
Một thế giới bên dưới mặt đất, có cư dân, có cuộc sống, là hình ảnh quen thuộc, vốn có trong cổ tích, truyền thuyết, quan niệm dân gian của nhiều dân tộc ở nước ta: người Thái, người Tày, người Dao, người Giáy, người Pu Péo, nhiều dân tộc ở Tây Nguyên, người Kinh và người Khơ-me ở Nam bộ...(2) Từ dân tộc này qua dân tộc khác, những chi tiết kể ra có thể khác nhau, nhưng xung quanh bản chất của thế giới ấy và những con người ở đấy, các dị bản đều thống nhất với nhau trên mấy nét chính:
1. Thế giới bên dưới mặt đất ấy không phải là âm ty, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh. Thế giới bên dưới và thế giới trên mặt đất vốn là một, xưa kia có lối thông thương với nhau. Đáng lưu ý là, theo truyền thuyết của người Ê Đê và người Mạ, thì loài người vốn xuất phát từ thế giới bên dưới ấy, trước khi nhô lên từ lòng đất mà chiếm lĩnh mặt đất;
2. Cư dân của thế giới bên dưới có thể là những người tí hon (theo truyền thuyết Mường, Thái, Tày, Giáy, Dao, Pu Péo, Kinh và Khơ-me ở Nam bộ, Ba Na), hoặc bằng tầm vóc chúng ta (theo truyền thuyết Ê Đê và Mạ). Nhưng họ là những con người thực, bằng xương và bằng thịt; 
3. Dù giống thế giới trên mặt đất về bản chất, thế giới bên dưới vẫn thua kém thế giới của chúng ta (người bé tí, ăn đất, dùng đũa ta đánh rơi để làm cột nhà, viện đến sức mạnh của người trên mặt đất...).
Là thế giới vật chất vốn thông thương với mặt đất, và là môi trường thực, mường Pưa Tín ắt hẳn cùng một không gian (và thời gian?) với mường Pưa. Có lẽ chính vì tính chất thực này, mà có người muốn xem những “người lùn” dưới mặt đất là hình ảnh truyền thuyết hóa của những người Nê-gri-tô từng cư trú ở Đông Dương và Đông Nam Á. Sau đây, khi bàn đến đường đi của linh hồn người chết, chúng ta sẽ thấy rằng, dưới vỏ duy lý của nó, kiến giải này thực ra không có cơ sở chắc chắn.
MƯƠNG BUA KHÚ (mường Vua Khú) cũng là thế giới bên dưới, nhưng không phải dưới mặt đất, mà ở đáy nước. Đây là vương quốc của bọn KHÚ, dưới quyền cai quản của vua BUA KHÚ. Khú là nhân vật huyền hoặc thường xuất hiện trong cổ tích và chuyện truyền kỳ Mường dưới dạng rắn lớn ở nước. Nếu có thể nói rằng người tí hon ở mường Pưa Tín là người thực, có thể nói là người "bằng xương, bằng thịt", thì trái lại, bản chất của Khú khó xác định hơn nhiều.
Điều khiến chúng tôi lưu ý khi thăm hỏi là, mặc dầu Khú có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, trong ý thức của họ, người Mường không bao giờ tách khái niệm "Khú" khỏi hình tượngrắn gắn liền với nước. Mô tả cảnh khô cằn trong buổi khởi nguyên của trời đất, moĐẻ đất đẻ nước có câu:
"Chẳng có sông Li chảy lọt lá bài
Không có sông Cái chảy lọt lá de
Nước sông Đằm sông Đè chưa có
Bông cơm trái lúa chưa nên
Tiếng ếch nhái còn lặng im
Hang chưa có nơi nuôi khú
Núi đá chưa có chỗ nuôi rùa
Bên bãi bên gò
Chưa có chốn nuôi giải..."


Ở đây, Khú được xếp cạnh "sông", "cơm lúa", "ếch nhái", "rùa", "giải", những khái niệm có liên quan đến nước.Ngôn ngữ văn học Mường thường ghép hình tượng Khú với hình tượng Rồng (cũng là một thứ rắn) trong một thành ngữ có tính chất lấp láy: "CON KHÚ CON RÔÔNG" (con khú con rồng). Trong những chuyện Khú mà chúng tôi được nghe kể, dù mang hình dạng gì, nhưng khi đã bị người dùng mưu giết chết, hay khi đang ngủ, bao giờ Khú cũng trở lại nguyên hình con rắn. Như vậy, trên cơ bản, Khú là rắn to ở nước.
Rắn gắn với nước là một khái niệm có sẵn trong thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới, và có liên quan mật thiết với ý niệm phồn thực trong tín ngưỡng dân gian và các nghi lễ nông nghiệp: vấn đề này đã được nhiều lần sơ kết. Nguyên hình rắn của Khú có một đặc điểm: bao giờ cũng có một mào đỏ trên đầu như mào gà sống.
Qua công trình so sánh của C. Hentze, chúng ta đã biết rằng, cũng như rắn hai đầu và rắn hai thân, rắn có mào là một hình tượng thần thoại và một đồ án trang trí phổ biến khắp miền bao quanh Thái Bình Dương. Nhưng, trong cổ tích Mường, Khú không còn là khái niệm thần thoại, biểu trưng của thế giới bên dưới, thế giới sinh vật và bản năng nữa. Vuợt khỏi khuôn khổ lô-gích chặt chẽ của tư duy thần thoại, tràn vào địa hạt rộng rãi của tình đời trong cổ tích và chuyện truyền kỳ, Khú được nhân cách hóa ít nhiều, trở thành nhân vật có cá tính và lắm khi tai quái, đã thế lại có phép thần thông biến hóa, khi mang hình rắn, khi hiện hình người, khi vật vờ trên mặt sông thành những khúc LOÓNG (thân cây chuối) để đánh lừa người qua bến.
Những dạng biến hóa kể trên được phối hợp tài tình trong chuyện "Mế Cụt", một viên ngọc trong kho tàng truyện cổ Mường. Có những người, kể cả bố Mo, quả quyết với chúng tôi rằng Khú cũng là người như ta thôi, nhưng là người ờ dưới nước, đi đâu cũng phải mang lốt rắn. Một số chuyện về Vua Khú có thể khiến chúng ta suy nghĩ theo chiều hướng đó, ví như chuyện người đi cày được mời xuống nước LA WẠI (làm vía, tức cúng) cho con Vua Khú. Dưới đáy nước, Vua Khú sống một cuộc đời vương giả, dưới hình dạng con người, trong những cung điện đầy báu vật.
Rõ ràng, trong cổ tích Mường, Vua Khú đã mang diện mạo của một "Long Vương" hay "Vua Thủy Tề" trong truyền thuyết của người Hán và những dân tộc chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán. Như vậy, khái niệm Khú - con Khú thường - và khái niệm Vua Khú, tuy có chỗ giống nhau, nhưng đã khác nhau về mức độ siêu nhiên. Dù sao, cũng không thể xem muờng Vua Khú là một thế giới thực như mường Pưa Tín được. Tuy đã siêu nhiên hóa, thế giới dưới nước vẫn ở trong một không gian hữu hạn, một không gian rõ ràng bị hạn chế giữa mặt nước và đáy nước. Nhưng, sẵn uy lực phi thường, Khú có hai cách vượt khỏi hạn chế nói trên: một là mở rộng không gian của mình bằng cách dâng nước lên, nước dâng đến đâu Khú vẫy vùng đến đấy; hai là hóa thân thành người để đi vào thế giới của con người.
Ngược lại, người sống cũng có thể xuống thế giới dưới nước, nếu có Khú dẫn đường, trong trường hợp ấy, người sống cứ việc theo kẻ dẫn đường bước xuống nước, và khi đã ngập hoàn toàn anh ta sẽ thấy đường sá thênh thanh dẫn đến cung Vua Khú. Cũng có người kể rằng Khú cho người sống ngồi vào một cái thúng, xong một xoáy nước hút thúng xuống đáy, tận cung Vua Khú. Qua đó, ta thấy rằng, mặc dầu giữa mường Pưa và mường Vua Khú có những trường hợp đi lại với nhau, nhưng đây vẫn là hai thế giới cách biệt nhau bằng một hàng rào chỉ có thể vượt qua bằng pháp thuật.
Vậy thực ra vũ trụ quan Mường là ba tầng và năm thế giới, chứ không phải bốn thế giới.
Nguyễn Từ Chi nhận xét mường Trời "tính chất hầu như vô nghĩa (...) bắt nguồn từ Đạo giáo (và có lẽ cả Phật giáo nữa)", chứ không thuộc vào vũ trụ quan nguyên thủy của người Mường.

(Trích Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, VN, 2003)

Bị bệnh gan giai đoạn cuối, chỉ còn nằm chờ chết, những lại TÁI SINH nhờ loại cây lá này

Sưu tầm trên Net.

   Thoát khỏi bàn tay tử thần, tôi biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những người cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được “thần dược” như tôi. Từ khi biết cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người mắc bệnh gan như : ung thư gan, viêm gan siêu vi B, C, men gang cao, thậm chí cả những người hay đau lưng, nhức mỏi, mất ngủ, da xanh đều khỏi hẳn, những người tim hay mệt cũng giảm bớt.

   Tôi bị bệnh gan giai đoạn cuối, chỉ nằm chờ chết. May được người bạn mách cho lấy lá cây này đem về sắc uống. Sau 3 tháng, bệnh của tôi không chỉ thuyên giảm, mà khối u cũng tiêu biến. Đến các bác sỹ cũng phải ngạc nhiên.
   Tôi tên là Hòa, 52 tuổi, sống ở thị trấn Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Khoảng 3 năm trước đây, sức khỏe của tôi bỗng suy giảm, da trở nên vàng, chướng bụng, ăn uống không ngon, thể trạng yếu dần. Tôi lên bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn khám, sau mấy cái xét nghiệm thì bác sỹ chuẩn đoán tôi có một khối u trong gan, rồi chuyển thẳng tôi vào Bệnh Viện Ung Bướu ở Bình Thạnh.Tại đây, tôi lại được chuẩn đoán có khối u gan khoảng bằng 1 trái chanh, và đang ở thời kỳ cuối. Cách duy nhất là phải mổ lấy khối u với tỉ lệ thành công là 50%, mà cho dù ca phẫu thuật có thành công thì tôi cũng chỉ sống được thêm vài năm.
   Khi biết tin thì tôi và gia đình vô cùng tuyệt vọng, nhưng quyết định về nhà và không phẫu thuật, vì đằng nào tôi cũng đã yếu. Tôi biết một số người mắc bệnh gan như tôi, nhưng bệnh gan thường không có một biểu hiện bệnh lý nào ra bên ngoài nên người bệnh rất khó biết, phải nhờ công nghệ y học tiên tiến như CT, MRI…
   Đến khi người bệnh thấy biểu hiện bệnh lý phát ra thì đã quá muộn, cũng như tôi khi đã phát hiện ra là đã đang trong thời kỳ cuối. Lúc đầu tôi nặng 59kg, nhưng từ khi biết bệnh, ăn uống kém, ngày nào cũng chỉ cốc sữa, chẳng thèm khát thứ gì. Rần rà chỉ còn 39kg, gần như da bọc xương, và nói thẳng ra là chờ chết.
   Nhiều người chỉ tôi dùng sừng tê giác để chữa bệnh. Cho dù gia đình cũng khó khăn nhưng tôi cũng ráng chạy mua một miếng nhỏ chừng một đốt ngón tay út. Sừng tê giác mài ra chỉ uống được 7 lần nhưng bệnh thì hầu như không giảm. 
   Một lần tình cờ, tôi được một người bạn (vốn là gốc người Campuchia nhưng lớn và sinh sống tạị gần khu vực biên giới của Bình Phước) chỉ cho loại cây chữa được bệnh gan. Người bạn này chỉ tôi cây “ an xoa” , bảo đây là phương thuốc bí truyền của nhà họ, nhưng vì thương người nên mách tôi coi như làm phước tích đức.
   Người nhà tôi tức tốc đi tìm cây an xoa về sắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem nấu nước uống. Lúc đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc cho tôi uống, sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng thêm 2 chén nữa. Như vậy là mỗi ngày tôi uống được 3 chén thuốc. Cây an xoa này có vị rất dễ uống, giống như trà chứ không đắng giống các loại thuốc nam khác. Mới uống vào bụng tôi thấy cồn cào, sôi sùng sục, như cảm giác lúc bụng đói, hơi khó chịu. Trong 3 ngày đầu uống thuốc, tôi bắt đầu đi ngoài, ban đầu phân cực kì cùng tanh hôi, sền sệt như người hay đi kiết.
   Sau 3 ngày như vậy, sang ngày thứ 4 là bắt đầu đi ra phân bình thường, bắt đầu có cảm giác thèm ăn hơn, ngủ cũng ngon hơn trước. Lúc đầu tôi cũng chỉ ăn được vài muỗng cháo, sau đó tăng lên 1 chén, 2 chén, rồi chuyển qua thèm cơm, từ từ rồi tôi đã ăn uống trở lại bình thường, da dẻ hồng hào, không còn vàng bủng beo như trước. Đặc biệt, bụng tôi bắt đầu xẹp dần. Toàn bộ quá trình chuyển biến từ sắp chết sang bình thường mà tôi vừa kể chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 tháng. Sau đó, người nhà tôi đưa tôi xuống Bệnh Viện Ung Bướu tái khám, thật không ngờ bác sỹ kết luận khối u trong gan đã biến mất, chỉ còn lại lớp bọc bên ngoài nhỏ cỡ đầu ngón út. Cả bác sỹ lẫn nhà tôi đều ngỡ ngàng, thậm chí tôi còn không dám tin là mình đã thoát cửa tử.
   Thoát nạn, tôi biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những người cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được “thần dược” như tôi. Từ khi biết cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người mắc bệnh gan như : ung thư gan, viêm gan siêu vi B, C, men gang cao, thậm chí cả những người hay đau lưng, nhức mỏi, mất ngủ, da xanh đều khỏi hẳn, những người tim hay mệt cũng giảm bớt.
Thêm một trường hợp khác cũng là người bạn tôi, bị chứng viêm gang C, da dẻ vàng bủng, bụng chướng, kèm theo chứng viêm đại tràng cấp mãn tính nhưng chưa đến mức nặng như tôi. Theo các bác sỹ, người viêm đại tràng không nên dùng thuốc nam vì nó có tính hàn. Nhưng bạn tôi vẫn muốn dùng thử để chữa bệnh, mặc dù không tin nhưng chảng còn cách nào khác. Thật không ngờ sau vài ngày uống, bạn tôi cũng đi ra phân lỏng, sau đó phân bình thường, rồi dần dần da dẻ cũng hồng hảo, tươi tắn trở lại. Người bạn này của tôi chỉ mới sử dụng 1 tháng, nhưng bệnh viêm đại tràng đã có chuyển biến tốt hơn, không còn bị phân lỏng , và khỏe mạnh như người bình thường.
Theo như tôi tìm hiểu, cây an xoa không chỉ chữa bênh gan, mà còn chữa bệnh đại tràng, trĩ cực kỳ hay. Thật ra tác dụng chính của cây an xoa là giải độc gan, viêm , sưng tấy ở hệ ruột. Ngoài cái này thì tôi chưa tìm hiểu thêm công dụng nào khác. Nhưng với tất cả các bệnh về gan thì tôi chắc chắn với mọi người rằng nó đều chữa được. Ngoài chữa bệnh, nó còn là một phương pháp để làm đẹp da, giúp nhiều da dẻ của chị em trở nên hồng hào, căng mịn, trông trẻ hơn rất nhiều.
Quả của cây an xoa
   Tôi từng uống nhiều loại thuốc nam, nhưng hiếm có loại nào dễ uống, loại giảm mỡ gan, mỡ bụng, khỏe mạnh, đẹp da nhanh chóng và hiệu quả bằng cây an xoa này. Ở Bình Phước, cây an xoa đang được nhiều người sử dụng, dù bệnh hay không đều lấy về nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày.
   Tôi mong các anh chị, nếu ai đang trong tình cảnh như tôi cách đây 3 năm có thể tìm được loại cây này để chữa cho khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Hiện tại, tôi chỉ biết loại cây an xoa hay mọc hoang gần các đường mương ở khu vực tỉnh Bình Phước, nơi gần biên giới. Nếu có cơ hội, bà con cô bác gặp được cây này và mang về sắc thuốc uống để chữa bệnh.

11/11/2016

Chữa đau đốt sống cổ

Sưu tầm trên Net.

Nguyên nhân đau đốt sống cổ thường là hay cúi đầu làm việc trong thời gian dài, hoặc nhìn máy tính, chơi điện tử, xem điện thoại.., cơ thể ngả về phía trước quá lâu, làm cho đốt sống cổ và dây thần kinh xung quanh, cùng mạch máu đều bị áp lực.
Bệnh để lâu dần sẽ gây ra chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, khô mắt, buồn nôn khó chịu, đau lưng, đau cổ không rõ nguyên nhân, ù tai, tê tay, có người còn xuất hiện các cơn đau ngực và một loạt các triệu chứng khác.
Bấm huyệt trị bệnh như thế nào?
Đại chuy là một huyệt vị trọng yếu giao Hội Dương, cũng là mạch đốc tổng hợp tất cả kinh lạc dương khí của toàn cơ thể, khi cúi đầu trong thời gian dài, sẽ làm cho đốt sống cổ bị áp lực lớn đè lên, ép vào mạch đốc cũng là ép vào dương khí của toàn thân, khi dương khí không đủ, con người sẽ chưa già đã yếu, tinh thần cũng kém đi.


Lâu dần, còn có thể gây ra vẹo cột sống, ép vào dây thần kinh, còn xuất hiện đau vai đau lưng, tê tay và các vấn đề khác về cột sống.
Đau đốt sống cổ ở mức độ nặng là do sai tư thế gây ra, đồng thời do thói quen cúi đầu lâu ngày không tốt gây nên, cũng sẽ dẫn tới hao tổn khí huyết, tinh thần và trí não của cơ thể, càng ảnh hưởng tới diện mạo của con người.


Tư thế ngồi, ngẩng cao đầu dựa lưng vào ghế.
Biện pháp giải quyết là thay đổi tư thế cúi đầu làm việc, để lưng dựa vào ghế ngồi, ghế để dựa lưng không cần quá cao, để phần cổ cao hơn phần lưng dựa vào ghế là được. Khi ngẩng cao đầu, cố gắng để vai, cổ ngả ra phía sau, để lưng thả lỏng, liên tục giữ tư thế đó từ 3 -10 phút, trong thời gian làm việc lặp lại tư thế ngồi, và thả lỏng như vậy nhiều lần, hiệu quả sẽ càng cao hơn.
Có một huyệt vị, có thể giải quyết vấn đề đau đốt sống cổ này. Đó là huyệt hậu khê ở kinh tiểu trường. Huyệt hậu khê nằm ở chỗ lõm phía sau khớp xương ngón và bàn của ngón thứ 5, ngang với đầu trong đường vân tim ở bàn tay, nơi tiếp giáp da gan tay – mu tay. Cách xác định vị trí huyệt: Khi gấp ngón tay vào bàn tay, sẽ lộ rõ đường chỉ tâm đạo (giống như khe suối = khê), huyệt ở cuối (sau = hậu) của đường vân này, vì vậy gọi là Hậu Khê.


Huyệt Hậu Khê là huyệt bổ của kinh Tiểu Trường, là huyệt giao hội với đốc mạch, còn gọi là nơi giao hội của bát mạch, theo “Hoàng Đế nội kinh”: Huyệt này, có tác dụng giúp giãn gân cốt, tốt cho mắt, thư giãn thần kinh.
Massage vào huyệt Hậu Khê có thể làm giảm bớt và điều trị đau đốt sống cổ, đau đầu, có lợi cho mắt, làm giảm sưng mắt đổ mắt, giảm bớt sự đau đớn ở xương  cổ, eo, chân, cứng cổ, sai chân…, ấn vào huyệt hậu khê còn có các công hiệu điều trị như kích thích dương khí của cơ thể, bảo vệ thị lực, giảm mệt mỏi, bổ tinh ích khí… Mỗi ngày chỉ cần kiên trì massage vào huyệt vị này, eo sẽ không mỏi, cổ sẽ không đau, trăm lần ứng dụng công hiệu cả trăm lần.


10/11/2016

Mấy mẹo trong bếp

Sưu tầm trên Net.

Việc bếp núc không phải chuyện đơn giản, và những mẹo làm bếp dân gian vô cùng bổ ích sau sẽ giúp đỡ ít nhiều cho các bà nội trợ đấy.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 1.
Trứng là một thực phẩm thường được các bà nội trợ mua trữ để dành dùng dần, nhưng chị emnhớ kiểm tra độ mới cũ của trứng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả nhà nhé.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 2.
Cà muối là món ăn kèm chống ngán đưa cơm, thêm nước cốt riềng và tỏi không chỉ giúp trắnggiòn mà còn góp phần dậy mùi thơm nữa đấy.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 3.
Cần làm chín nhanh rau củ? Hãy bỏ chúng vào nơi tối nhé.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 4.
Một số loại rau quá đắng khiến món ăn mất ngon, chị em hãy thử làm cách này đểgiảm vị đắng xem sao.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 5.
Thử ngay nào, thảo mộc sẽ tươi lâu hơn đấy.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 6.
Trào cháo sẽ khiến bếp dơ khó chùi rửa, nhớ cho thêm 1 muỗng dầu để chống trào nhé.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 7.
Để việc rán đồ ăn không còn là nỗi ám ảnh, đừng quên bí quyết này.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 8.
Không ngờ là đĩa rau luộc xanh như nhà hàng lại dễ chế biến đến vậy.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 9.
Thêm 1 típ cho những tín đồ yêu thích các món chiên giòn đây.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 10.
Bạn luôn thắc mắc vì sao miếng thịt ngoài quán ăn lại luôn thẳng mướt, bí quyết đây này.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 11.
Miếng táo thâm không ngon mắt sẽ chẳng còn nếu bạn giắt túi bí kíp trên.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 12.
Ai là fan của rau xào thì nhớ ngay mẹo này nhé.