08/02/2020

Giải nghĩa và cách tính Sao-Hạn hàng năm

Tham khảo qua nhiều trang web.

Tôi cũng như nhiều người, đầu năm đều quan tâm là năm mới mình gặp Sao gì ? (trong Âm lịch – tính theo năm tuổi) để biết rồi cúng Giải hạn, rồi Phòng (các Cụ nhà mình vẫn nói – Có Kiêng có Lành mà). Vậy thì tìm hiểu về Tinh đẩu trong Tử vi vận hạn của mỗi cá nhân đâu có thiệt, có khi còn nói phét được ấy chứ !!!

Sau đây tôi xin trình bày về khái niệm tốt xấu (cát – hung) của từng tinh đẩu (trong văn hóa thần bí, tham khảo qua internet) tính chất của từng tinh đẩu đó, hầu giúp bạn đọc dễ dàng trong tham khảo khi tính sự cát hung của chúng liên quan đến đời sống hàng ngày của chúng ta.

Trong quan điểm cho rằng tinh đẩu trong âm lịch phương Đông là tinh tú có thật trong vũ trụ quan, mỗi tinh đẩu đều có ảnh hưởng đến cho cộng đồng xã hội, như sao chổi xuất hiện ở phương nào, người ta cho rằng nơi đó sẽ xảy đến đói kém hay binh biến; hay với cá nhân mỗi khi có sao kiết, sao hung ứng chiếu với mệnh vận con người.

Như năm tuổi có sao Thái Tuế chiếu mệnh, thường hay gặp tai ương bệnh tật hay cả chết chóc, do thông thường vào những năm tuổi nhất là vào tuổi 37, con người hay mang vận rủi thật nặng nề, có lúc nhà tan cửa nát, vì ngoài sao Thái Tuế (Mộc Tinh) chiếu mệnh, còn là năm nam gặp sao La Hầu, nữ gặp sao Kế Đô là hai ác tinh trong 9 sao hạn (Cửu diệu) hàng năm

Hay như sao “Thái Bạch (Kim Tinh) làm sạch cửa nhà”, rồi sao Hỏa Tinh tiếp bước theo sau để thành câu than thân trách phận “31 chưa qua, 33 đã tới” đó là nhữ̃ng năm mang đến đại hung cho mọi người, nhưng nhất là nam giới.

Xét qua tính chât của câu nói trên, năm 31 tuổi gặp sao Kim Tinh (Thái Bạch), năm 33 tuổi gặp sao Hỏa Tinh (Vân Hớn), hai sao này chủ về tai tinh (tai nạn, bệnh tật hiểm nghèo, kiện thưa tranh cãi, tù tội, phá sản) v.v…

Chả biết ai thế nào chứ đúng là tôi đã gặp hạn trong những năm 31 – 33: Mẹ ốm, vợ ốm – đều đi viện làm mình sơ xuất trong công việc, phải chuyển việc…

Cả 3 sao Mộc Tinh (lưu ý sao Thái Tuế khác tính chất với sao Mộc Đức trong Cửu Diệu, thuộc Triều ngươn tinh chủ về hôn sự), Kim Tinh (Thái Bạch), Hỏa Tinh (Vân Hớn) là những tinh đẩu có thật trong vũ trụ, nằm trong bộ sao Cửu Diệu hàng năm, cách tọa chiếu của chúng tính theo tuổi âm lịch như bảng Sao Hạn sau đây :

 

Bảng Sao Hạn trên là những năm trong mỗi người chúng ta gặp sao Cửu Diệu chiếu, tức tiểu hạn hàng năm, tuổi nam nữ xem riêng (trên bảng hình : nam xem sao bên trái, nữ xem sao bên phải, tuy cùng tuổi nhưng khác sao).

Tính chất sao Cửu Diệu

1- La Hầu : khẩu thiệt tinh, chủ về ăn nói thị phi, hay liên quan đến công quyền, nhiều chuyện phiền muộn, bệnh tật về tai mắt, máu huyết. Nam rất kỵ, nữ cũng bi ai chẳng kém. Kỵ tháng giêng, tháng bảy.

2- Kế Đô : hung tinh, kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới. Chủ về ám muội, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có việc mờ ám, đi làm ăn xa lại có tài lộc mang về.

3- Thái Dương : Thái dương tinh (măt trời) tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp nữ giới. Chủ về an khang thịnh vượng, nam giới gặp nhiều tin vui, tài lộc còn nữ giới lại thường gặp tai ách.

4- Thái Âm : Chủ dương tinh (mặt trăng), tốt cho cả nam lẫn nữ vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười. Nữ có bệnh tật, không nên sinh đẻ̉ e có nguy hiểm. Chủ về danh lợi, hỉ sự.

5- Mộc Đức (Mộc tinh) : Triều ngươn tinh, chủ về hôn sự, nữ giới đề phòng tật bệnh phát sinh nhất là máu huyết, nam giới coi chừng bệnh về mắt. Tốt vào tháng mười và tháng chạp.

6- Vân Hớn (Hỏa tinh) : Tai tinh, chủ về tật ách, xấu vào tháng hai và tháng tám. Nam gặp tai hình, phòng thương tật, bị kiện thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản.

7- Thổ Tú (Thổ tinh) : Ách Tinh, chủ về tiểu nhân, xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiện, gia đạo không yên, chăn nuôi thua lỗ. Xấu tháng tư, tháng tám.

8- Thái Bạch (Kim tinh) : Triều dương tinh, sao này xấu cần giữ gìn trong công việc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự. Xấu vào tháng năm và kỵ màu trắng quanh năm.

9- Thủy Diệu (Thủy tinh) : Phước lôc tinh, tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám. Chủ về tài lộc hỉ. Không nên đi sông biển, giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.

Tính chất các Hạn

1- Huỳnh Tiền (Đại hạn) bệnh nặng, hao tài

2- Tam Kheo (Tiểu hạn) tay chân nhức mỏi

3- Ngũ Mộ (Tiểu hạn) hao tiền tốn của

4- Thiên Tinh (Xấu) bị thưa kiện, thị phi

5- Tán Tận (Đại hạn) tật bệnh, hao tài

6- Thiên La (Xấu) bị phá phách không yên

7- Địa Võng (Xấu) tai tiếng, coi chừng tù tội

8- Diêm Vương (Xấu) người xa mang tin buồn

Với Sao Hạn mỗi năm, thí dụ như người tuổi Giáp Ngọ (1954) vào năm Mậu Tý (2008 tức được 55 tuổi âm lịch) sẽ gặp sao La Hầu, hạn Tam Kheo, mang ý nghĩa :

– Đề phòng khi ăn nói kẻo gặp chuyện thị phi, năm nay có thể liên quan đến công quyền gây nhiều chuyện phiền muộn. Coi chừng bệnh về tai mắt, máu huyết. Nam đại kỵ gặp La Hầu và nữ cũng buồn đau chẳng kém. Sao này kỵ vào tháng giêng, tháng bảy. Hạn Tam Kheo thuộc tiểu hạn không đáng lo, chỉ chủ về tay chân nhức mỏi.

Ngày xưa có Khổng Minh Gia Cát Lượng thường lập đàn cúng sao để tự giải hạn, từ đó mọi người theo cách của Khổng Minh, hàng năm xem Sao Hạn mà cúng lễ cầu an (hội sao hàng năm vào mùng 8 tháng giêng âm lịch).

Nhìn bảng sao Cửu Diệu chúng ta thấy nam giới có hai năm tuổi găp sao Thái Tuế củng chiếu, là năm 37 và 49 trùng với sao La Hầu và Thái Bạch là nặng, còn nữ vào tuổi 37 với sao Kế Đô. Những năm khác nam có La Hầu, nữ gặp Kế Đô cũng không đáng lo vì không có sao Thái Tuế củng chiếu.

Đầu Xuân, năm mới Canh Tý có chút gọi là mừng tuổi để các bạn tham khảo.

Chúc mọi người An – Khang – Thịnh – Vượng.

Tuấn Long

05/02/2020

Đại thừa và Tiểu thừa?

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Về mặt phân bố địa lý mà nói, thông thường gọi Phật giáo Bắc truyền theo văn hệ Sanskrit, lấy Trung Hoa làm trung tâm, bao gồm các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam thì gọi là Phật giáo Đại thừa.

Trong thời Phật tại thế, vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật pháp là một vị thuần nhất. Chỉ do đối tượng thuyết pháp không giống nhau cho nên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau mà thôi.
Đối với những người có trình độ thấp, Phật chỉ giảng đạo lý làm người, giảng năm giới, mười điều thiện gọi là nhân thiên thừa. Đối với nhưng người nhàm chán thế gian, Phật giảng phương pháp thoát ly sinh tử, gọi là Thanh văn tiểu thừa. Đối với những người có trình độ cao, có tâm nguyện nhân độ thế, thì Phật giảng giáo lý Đại thừa bồ tát.
Trên sự thực, Phật pháp chia làm năm thừa: Nhân thừa (tức là Phật giáo của nhân gian), Thiên thừa (Phật giáo cho loài Trời), Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Bồ tát thừa.
Tu theo 5 giới và 10 điều thiện ở bậc cao (thượng phẩm) thì sẽ được sinh lên các cõi Trời. Tu theo 5 giới 10 điều thiện ở bậc trung bình (trung phẩm) thì sẽ được sinh làm người.
Tổng hợp cả hai loại gọi chung là con đường loài Người và loài Trời. Hàng Thanh văn nhờ nghe pháp tu hành mà được giải thoát khỏi sinh tử. Hàng Độc giác không nghe pháp, không có thầy mà tự mình giác ngộ, được giải thoát khỏi sinh tử. Tổng hợp cả hai lại gọi chung là con đường giải thoát của Nhị thừa.
Con đường Bồ tát là pháp môn vừa cầu giải thoát, vừa không tách rời con đường loài Người và loài Trời, do đó con đường Bồ tát đại thừa là con đường tổng hợp cả hai con đường giải thoát và con đường loài Người và loài Trời.
Tu theo 5 giới và 10 điều thiện trong con đường loài Người và loài Trời thì vẫn còn là phàm phu. Người tu hành, chứng đạo giải thoát không còn luân hồi sinh tử nữa, mới gọi là bậc Thánh. Vì chỉ lo lắng cho bản thân mà cầu Phật pháp để được giải thoát, không có tâm nguyện quay trở lại cứu độ chúng sinh, cho nên gọi là Tiểu thừa. Con đường Bồ tát gọi là Đại thừa, vì rằng vị Bồ tát, trên thì cầu đạo Phật vô thượng để giải thoát khỏi sinh tử, dưới thì phát nguyện độ thoát vô lượng chúng sinh để cùng thoát khỏi biển khổ sinh tử.
Về mặt phân bố địa lý mà nói, thông thường gọi Phật giáo Bắc truyền theo văn hệ Sanskrit, lấy Trung Hoa làm trung tâm, bao gồm các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam thì gọi là Phật giáo Đại thừa. Còn Phật giáo Nam truyền dùng kinh điển thuộc văn hệ Pali, lấy nước Tích Lan làm trung tâm và bao gồm các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, thường được gọi là Phật giáo Tiểu thừa.
Thực ra, đó chỉ là sự phân biệt của riêng Phật giáo Bắc truyền, còn Phật giáo Nam truyền thì không công nhận sự phân biệt đó. Đấy là do, trong Luật tạng của Hữu Bộ, quyển 45 và Tạp A Hàm quyển 28 trang 69 đều có ghi danh từ Đại thừa để chỉ những người tu theo Bát chính đạo và Tạp A Hàm quyển 26 trang 204 dùng danh từ đại sĩ chỉ cho những người tu hạnh Bốn nghiếp pháp. Tăng nhất A Hàm cuốn 19 cũng nói rõ sáu độ thuộc về Đại thừa. 
Phật giáo Bắc truyền, trong lĩnh vực lý luận, có phần phát huy hơn Phật giáo Nam truyền, thế nhưng về mặt thực tiễn sinh hoạt thì Phật giáo Bắc truyền không phải tất cả theo Đại thừa, và Phật giáo Nam truyền cũng không phải tất cả đều theo Tiểu thừa. Phật giáo Trung Quốc, ngoài việc ăn trường trai ra, cũng không có gì xuất sắc hơn Phật giáo Nam truyền. Phật giáo Trung Quốc do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang và lối học nói suông chuyện thanh cao (huyền học tham đàm) cho nên cũng bị lớp sĩ phu đời Ngụy Tấn đối đãi như là một thứ huyền học để tiêu khiển. 
Lý luận của các tông phái ở Trung Quốc như Thiên Thai Tông và Hoa Nghiêm Tông đều có chịu một phần ảnh hưởng của học phong này. Chính vì vậy, có một học giả Nhật Bản cận đại, ông Mộc Thôn Thái Hiền phê bình Phật giáo Trung Quốc là loại Phật giáo học vấn, không phải là Phật giáo thực tiễn. Phê bình như vậy, không phải là không có lý do. Trên sự thực, cấu trúc tư tưởng của Hoa Nghiêm Tông và Thiên Thai Tông đều xuất phát từ cảnh giới chứng ngộ của các cao tăng Trung Hoa, chứ không có y cứ đầy đủ trong tư tưởng lý luận của Phật giáo Ấn Độ. Do đó, có thể nói tinh thần Đại thừa chân chính của Phật giáo Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa phổ cập đến dân gian Trung Quốc, chứ còn nói gì làm nơi quy tụ của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc! Vì vậy mà có người nói, Phật giáo Trung Quốc về tư tưởng là Đại thừa, về hành vi là Tiểu thừa.

17/01/2020

Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam

Nhặt trên internet

   Nghi thức hầu đồng của người Việt những năm 1940, 1950 được nhà nghiên cứu Maurice Durand ghi lại bằng chữ và cả hình ảnh trong cuốn "Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam". Một số hình ảnh và thông tin trên đó mình giới thiệu dưới đây:

Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 1 1.jpg
   Một số bức ảnh trong sách chụp lại việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Ghềnh, làng Phú Viên, Hà Nội nhiều năm về trước. Trong ảnh là thuyền hành hương về đền Ghềnh vào tháng 8 âm lịch.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 2 2R.jpg
   Đền Ghềnh ở làng Phú Viên thuộc huyện Gia Lâm. Đền thờ Mẫu Thoải. Cửa chính vào đền quay ra mặt sông Hồng, nằm bên phải cầu Long Biên trên đường đi về hướng Gia Lâm.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 3 10.jpg
   Ngựa giấy, tiền âm phủ, vàng mã trưng bày ở Đền Hạ.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 4 13.jpg
   Đốt đồ vàng mã ở đền Hạ thuộc khu đền Ghềnh.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 5 9.jpg
   Sách cũng có những bức tranh vẽ, ảnh chụp mô tả một buổi hầu đồng.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 6 3.jpg
   Cô Bé Thượng Ngàn múa nhang.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 7 4.jpg
   Mẫu Thoải múa khăn. Bà Đồng làm động tác như đang chèo thuyền. Trên đầu cài những tờ tiền Đông Dương dùng để ban lộc sau khi hầu đồng.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 8 5.jpg
   Nghi lễ "Đội bát nhang". Thầy cúng đại diện cho vị đồng tân đọc sớ tế thần linh. Pháp sư chủ trì nghi lễ cầm tiền trinh và một cái đĩa nhỏ chuẩn bị bói âm dương.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 9 6.jpg
   Nghi lễ đội bát nhang. Bà đồng nhập môn, nhạc công và cung văn khấn vái thần linh.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 10 7.jpg
   Vị đồng tân bắt đầu nhập đồng. Tay phải giữ cho mâm bát hương không đổ khi xoay đảo.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 11 8.jpg
   Cuối buổi lễ "Đội bát nhang", bà đồng, các thầy cúng và hầu dâng tạ ơn thần linh.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 12 102.jpg
    Bát nhang để trên mâm đội đầu vị đồng trong nghi lễ "Đội bát nhang". Bên trái, bát nhang dành cho các Ông Hoàng tối linh, ở giữa là bát nhang dân Chùa bà anh linh và bát nhang bên phải dâng Nhị vị Tiên cô.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 13 11.jpg
   Ngũ hổ.
Can canh buoi hau dong 70 nam truoc hinh anh 14 69.jpg
   Ngựa, vàng mã của ông Hoàng Ba

15/01/2020

Phượt là gì ? ? ?

   Du lịch khám phá hay còn gọi là điền dã hay du lịch mạo hiểm là đi trên những con đường khó khăn nhất, cũng tịch mịch nhất, cô độc nhất. 
   Đến một thời điểm nào đó sẽ phát hiện lại không thể quay đầu, chỉ có thể tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng ngay cả phía trước có gì cũng không biết....
   Có lẽ sẽ có gì đó, nhưng... tất cả phía trước, sớm muộn gì cũng sẽ biến thành phía sau, biến thành phong cảnh sau lưng....
   Con đường tràn đầy vất vả, rất cô độc, rất tịch mịch. Nhưng... luôn có người đi. Phía trước tất nhiên sẽ biến thành phía sau, nhưng phong cảnh thủy chung vẫn là phong cảnh, phong cảnh chưa biết, mới là thứ hấp dẫn người ta nhất. Bởi vì người ta vĩnh viễn không bao giờ biết, sau này mình sẽ gặp được thứ gì.
   Đây mới chính là đi Phượt, vào Giang hồ.
   Nhưng để chấp nhận nó là rất khó, rất khó vì không thể hối hận.

05/01/2020

Ngẫm


Đời này sao biết chuyện kiếp sau?

Hồng nhan hương hoa có bao lâu?
Hoa nở hoa tàn trong góc núi
Dám hỏi đời này nuối tiếc không?


04/01/2020

Luyện tập mỗi ngày, lưng và tư thế của bạn ắt sẽ cải thiện

Tham khảo Brightside

Chỉ cần bỏ ra 2 phút luyện tập mỗi ngày, lưng và tư thế của bạn ắt sẽ cải thiện

Tư thế xấu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn, là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu, đau cổ, đến các vấn đề về hô hấp hay những thay đổi tâm trạng thất thường. Để phòng tránh tất cả những vấn đề này và “chỉnh đốn” lại tư thế, bạn có thể thử thực hiện tư thế đại bàng – Garudasana vài phút mỗi ngày.

Thường xuyên thực hiện tư thế đại bàng – Garudasana, bạn sẽ từ từ cảm nhận được vô vàn lợi ích tuyệt vời của nó.

Bước 1

Chỉ cần bỏ ra 2 phút luyện tập mỗi ngày, lưng và tư thế của bạn ắt sẽ cải thiện - Ảnh 1.
Bắt đầu với hai chân đứng thẳng song song, mắt nhìn tập trung tại một điểm trước mặt.
Sau đó duỗi hai tay về phía trước, cao ngang vai, mở rộng hai xương bả vai ở sau lưng.
Cong khuỷu tay và bắt chéo cánh tay trái của bạn qua tay phải để hai khuỷu tay chồng lên nhau song song với sàn nhà.

Bước 2

Chỉ cần bỏ ra 2 phút luyện tập mỗi ngày, lưng và tư thế của bạn ắt sẽ cải thiện - Ảnh 2.
Từ từ đưa hai bàn tay về phía trước mặt, sau đó đan xen, áp hai lòng bàn tay vào nhau.
Nâng khuỷu tay và duỗi các ngón tay về phía trần nhà.
Hãy nhớ rằng luôn giữ lưng thẳng và đỉnh đầu của bạn hướng lên trên.

Bước 3

Chỉ cần bỏ ra 2 phút luyện tập mỗi ngày, lưng và tư thế của bạn ắt sẽ cải thiện - Ảnh 3.
Giữ hai tay đan xen trước mặt như ở bước 2, tiếp đến là hơi cong đầu gối. 
Sau đó, nhấc chân trái của bạn lên. Đảm bảo rằng bàn chân phải của bạn được đặt chắc chắn trên sàn nhà.
Bước 4
Chỉ cần bỏ ra 2 phút luyện tập mỗi ngày, lưng và tư thế của bạn ắt sẽ cải thiện - Ảnh 4.
Nhấc bàn chân trái lên và thăng bằng trên chân phải, gác đùi trái lên trên đùi phải. Các ngón chân trên bàn chân trái của bạn phải hướng xuống dưới.
Sau đó, móc mặt trước chân trái vào sau cẳng chân phải. Giữ thăng bằng trên bàn chân phải.
Hít thở nhẹ nhàng, cố gắng giãn cột sống của bạn nhiều nhất có thể.
Giữ thăng bằng trong tư thế này trong 30-60 giây, sau đó từ từ thả chân và tay ra và lặp lại bài tập ở chiều ngược lại.

Lưu ý

Nếu bạn thấy giữ thăng bằng trong tư thế này có chút khó khăn, hãy thử tập luyện cạnh một bức tường để hỗ trợ phần lưng của bạn.
Nếu bạn chưa thể vòng đan tay vào nhau, chỉ cần duỗi thẳng cánh tay song song với sàn nhà và từ từ thực hiện thao tác.
Nếu bạn không thể móc bàn chân nhấc lên bắp chân, chỉ cần đặt hông thấp hơn một chút và đặt ngón chân cái của bàn chân lên trên sàn.

Lợi ích mà tư thế con đại bàng mang lại

Bên cạnh việc "chỉnh đốn" tư thế, tư thế đại bàng cũng có thể mang lại cho bạn những lợi ích sau:
- Làm căng vùng đùi, hông, lưng trên và vai
- Giúp bạn tập trung và giữ thăng bằng tốt hơn
- Các bắp chân sẽ được kéo căng
- Giúp giảm đau khớp, đau thần kinh tọa
- Giải tỏa căng thẳng, giảm lo âu
- Làm cho toàn bộ cơ thể của bạn linh hoạt hơn
- Kích thích hệ thống miễn dịch của bạn
Chống chỉ định
Tránh thực hiện tư thế này nếu bạn đang găp phải các vấn đề: chấn thương đầu gối, mắt cá chân, vai hoặc khuỷu tay.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào ảnh hưởng đến sự cân bằng như huyết áp thấp hoặc các vấn đề về tai trong, hãy thực hiện tư thế dựa vào tường.
Bạn cũng không nên thực hiện bài tập này trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Uống 2 loại nước giúp mạch máu trơn tru, không mảng bám

Để mạch máu trong cơ thể trơn tru không có mảng bám, không có xơ cứng động mạch, tương đương với mạch máu của người 50 tuổi, chức năng co bóp và đàn hồi đều tốt có thể sử dụng 2 loại thức uống dưới đây – Điều này đã được kiểm nghiệm với nhiều người, với tôi mà chắc cũng vô hại nếu bạn muốn thử:

Nước Tam thất
Uống nước tam thất ngâm không chỉ giúp lưu thông máu, giảm tắc nghẽn mạch máu, mà còn có tác dụng phụ trợ tốt trong việc bảo vệ các mạch. Tam thất được gọi là "aspirin tự nhiên”, tam thất có nhiều tác dụng khác nhau như cầm máu, thúc đẩy lưu thông máu, làm mềm mạch máu, giảm sưng và giảm đau. Mặc dù tam thất tốt, nhưng ăn ít không có tác dụng, ăn nhiều lại có hại.
Muốn đạt hiệu quả giảm ứ máu và làm mềm mạch máu, nên dùng 5-6g mỗi ngày. Nếu số lượng vượt quá mức, nó sẽ phá vỡ máu. Thông thường, ăn 6g tam thất mỗi ngày, 3g vào buổi sáng và 3g vào buổi chiều.
Ngâm tam thất với nước sôi, sử dụng sau bữa ăn. Sử dụng để bảo vệ sức khỏe, thông thường không có chống chỉ định.

Giảo Cổ lam
Giảo cổ lam có tác dụng như chống lão hóa, điều chỉnh “ba cao” – mỡ máu cao, đường huyết cao, huyết áp cao, điều hòa nội tiết và giảm nguy cơ mắc ung thư.
Mỗi ngày đều sử dụng nó để pha trà uống. Khi sử dụng giảo cổ lam làm trà, mỗi ngày 10g, có thể kết hợp với lượng nhỏ đường đá.
Thức uống này rất phù hợp với những bệnh nhân huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao hoặc là những người có các khối u, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Nếu dạ dày không tốt, cũng có thể thêm một chút trần bì, nếu thể chất yếu có thể thêm một lượng nhỏ sâm tây vào pha cùng giảo cổ lam.
Các bạn thử nhé.