28/11/2016

Bồi bổ ngày Đông


Bồi bổ sức khỏe vào mùa đông là khoảng thời gian số một để giữ gìn sức khỏe trong dưỡng sinh truyền thống, theo Kinh Dịch “đông trí là thời gian tốt nhất để sinh dương khí” vào lúc thời tiết giá lạnh khí âm sẽ vượng ở mức cực điểm sau đó suy yếu dần, dương khí trong cơ thể bắt đầu được bồi dưỡng, có thể hấp thu được nhiều nhất chất dinh dưỡng từ bên ngoài vào cơ thể, từ đó có thể phát huy tối đa tác dụng bồi bổ sức khỏe cho cơ thể.
Tạng phủ thích hợp với mùa đông là thận, vì vậy thận là cơ quan dễ dàng được bồi bổ nhất.
Thời tiết thay đổi, vạn sự vạn vật đều ở trạng thái ngủ đông, lượng hoạt động của cơ thể cũng giảm đi, quá trình trao đổi chất trở nên chậm hơn, ăn uống cũng ngon miệng hơn, đây chính là thời cơ tốt để bồi bổ dưỡng sinh. Tục ngữ nói: “Bồi bổ vào mùa đông, để sang năm đánh được hổ.“, đây là giai đoạn nghỉ ngơi lấy sức, để chuẩn bị sinh sôi vào mùa xuân, phát triển vào mùa hạ.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Hoa, cơ quan tạng phủ tương ứng với mùa đông là thận, nên thích hợp để bổ dưỡng cho thận, đặc tính của cơ thể là cất giữ dương khí vào mùa đông, vì vậy cần bổ sung để tinh khí được tích tụ đầy đủ, để sang năm mới không dễ dàng bị bệnh, đây cũng chính là đạo lý “Đông bất tàng tinh, xuân tất bệnh ôn” (tạm dịch: nếu mùa đông không tích trữ đủ tinh khí, mùa xuân tất yếu dễ sinh bệnh.)
Khoảng thời gian từ khi lập đông tới giữa lập xuân sang năm, những người có thể chất lạnh, yếu ớt, thích hợp ăn một số loại thực phẩm có tính ấm, nóng, có thể bổ sung dương khí trong cơ thể, ngăn chặn khí lạnh từ bên ngoài xâm nhập vào, bởi vậy khi vào mùa động nên ăn các món như thịt vịt nấu gừng, gà nấu dầu mè, gà nấu rượu…
Ngoài các loại nguyên liệu là các vị thuốc bổ đã được chế biến sẵn để nấu cùng các món ăn bán ngoài thị trường, cũng có rất nhiều người vợ người mẹ vì muốn chăm sóc sức khỏe của người thân trong gia đình được nhiều hơn, liền tự đi ra hiệu thuốc bắc mua các loại nguyên liệu về nhà tự ý gia giảm vào món ăn, nhưng thực ra tỉ lệ và thành phần của các nguyên liệu thuốc, sẽ phát huy tác dụng khác nhau trên cơ địa khác nhau của từng người, thể chất của người già, người trẻ, nam nữ trong nhà có sự khác nhau, nếu như bổ sung vào cơ thể một cách quá độ sẽ sinh ra các vấn đề như xuất huyết mũi, táo bón, khát nước hoặc nhiệt miệng, nhưng có một điều cần đặc biệt chú ý là liệu có phải mình đang quá bồi bổ dẫn tới tổn thương tới cơ thể hay không.
“Ôn bổ” thích hợp với thể chất yếu, hàn lạnh, “ bình bổ” thì thích hợp với thể chất thiên về nóng, nhiệt.
Thông thường, “ ôn bổ” thích hợp với thể chất yếu ớt, hàn lạnh, “ bình bổ” thì thích hợp với thể chất nóng, nhiệt, nhưng cũng có những triệu chứng sức khỏe cần bồi bổ, ví dụ như ở những người thể lực kém, ớn lạnh…
Khi dùng các vị thuốc làm nguyên liệu trong nấu ăn, có thể cho thêm các loại thịt có chứa dầu mỡ động vật để hầm, hoặc nấu cùng, ví dụ như xương sườn, thịt gà.., như vậy sẽ làm cho các thành phần có trong các vị thuốc có thể hòa tan và phát huy tác dụng trong các loại dầu mỡ động vật, sau khi đun sôi, chuyển sang lửa nhỏ đun hoặc hầm trong 15 phút; đối với những người ăn chay, có thể thay bằng một lượng thích hợp các loại nguyên liệu như mộc nhĩ đen, nấm hương, tảo tía, các loại nấm, củ từ, rong biển, hạt sen…, đều có thể đạt được hiệu quả bồi bổ sức khỏe.
Ngoài các loại trái cây và rau, nấm, các loại hạt, cũng có thể sử dụng một vài loại vị thuốc cho vào kết hợp chế biến với các món ăn, những nguyên liệu mà mọi người đều quen thuộc như đương quy, hoàng kỳ, cẩu kỷ tử, bách hợp, táo đỏ, không những có thể làm phong phú thêm sự thay đổi trong nguyên liệu chế biến món ăn, giúp màu sắc món ăn hấp dẫn thu hút, mà càng có thể giảm bớt sử dụng lượng gia vị trong món ăn.
Đa dạng các loại nguyên liệu thực phẩm, rau củ quả tương ứng, các loại ngũ cốc và quả hạch cũng là thành phần không thể thiếu.
Đừng ngại ngần khi mang khái niệm “phương pháp ăn uống như hình kim tự tháp” vào trong cuộc sống hằng ngày, đa dạng hóa các loại nguyên liệu thực phẩm, đan xen lẫn nhau các chủng loại rau củ quả và ngũ cốc tương ứng là điều không thể thiếu. Khi chế biến ngoài thêm lượng vừa đủ các loại gia vị như dầu ăn, muối, đường, cũng có thể sử dụng các loại dược liệu để tăng thêm hương vị tươi ngon cho món ăn, và tận dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng phong phú chứa trong các loại nấm như polysaccharides, vitamin, khoáng chất, để tăng thêm sự thay đổi khi ăn các loại rau, tránh rơi vào tình trạng “đủ dinh dưỡng và bổ cho cơ thể nhưng không ngon miệng”. Ngoài ra việc giảm lượng dầu mỡ, giảm nhiệt lượng, tăng cường nhiều chất sơ, cũng là điều cân bằng đồng thời cần thiết trong quá trình bồi bổ sức khỏe, để mọi người có thể bồi bổ sức khỏe của mình vào mùa đông.
Chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng bằng các vị thuốc bổ đương nhiên là rất tốt rồi, nhưng vẫn còn một điều cần phải chú ý đó là cơ địa thể chất của mỗi người là khác nhau, nên các vị thuốc bổ thích hợp cũng khác nhau, mà câu nói “dược tức là độc” chính là vì có sự sai lầm trong cách sử dụng lượng dược liệu không thích hợp, dẫn đến tình trạng bồi bổ cơ thể lại hóa thành làm hại cơ thể. Do đó chúng tôi khuyên bạn trước khi sử dụng các vị thuốc bồi bổ sức khỏe, nên đến phòng khám y học cổ truyền để được bắt mạch biết chính xác cơ địa của mình ra sao, sau đó căn cứ vào nguyên tắc “hư tắc bổ chi, hàn tắc nhiệt chi” ( Thiếu thì bổ sung cho đủ, lạnh thì bổ sung cho nóng), sau khi xác định rõ cơ địa của bản thân rồi mới bắt đầu áp dụng các bài thuốc bồi bổ sức khỏe, làm được như vậy là việc đã thành công tới một nửa rồi.
Công thức món ăn bổ sức khỏe vào mùa đông (cho 4 người ăn)
1. Canh xương hầm củ từ, bách hợp


Nguyên liệu: Xương sườn heo 300g, củ từ 2 lạng, bách hợp 2 lạng, táo đỏ vừa đủ, nấm tùng nhung 100g, gừng 2 lát.
Cách làm:
1. Xương sườn trần qua nước nóng, rửa sạch để ráo.
2. Lấy nước lạnh thêm gừng tươi đun sôi, sau đó cho sườn, củ từ, bách hợp vào đun, đun sôi giảm nhỏ lửa hầm trong 2h, cuối cùng cho thêm nấm và cẩu kỷ tới khi chín là được.
Hàm lượng dinh dưỡng :
Củ từ có tác dụng bổ thận kiệm tỳ ích phế, bách hợp có tác dụng bổ tỳ nhuận phế, khử đờm giảm ho, thanh tâm an thần, tiết trời mùa thu thay đổi cơ thể dễ dàng bị ho, uống loại canh này có thể nhuận phể giảm ho, đảm bảo giá trị dinh dưỡng hiệu quả. Trong các loại nấm có chứa hàm lượng vitamin nhóm B và polysaccharides phong phú, khi ăn uống hấp thu nhiều vào cơ thể sẽ hỗ trợ mang lại nhiều lơi ích cho các cơ quan trong cơ thể.
2. Qủa óc chó, nấm tươi hầm thịt gà


Nguyên liệu: Thịt ức gà 300g, nấm bào ngư 50g, nấm sò 100g, rượu dùng nấu ăn lượng vừa đủ, cần tây 200g, vài tép tỏi, một lượng thích hợp quả óc chó, một ít cẩu kỷ.
Cách làm :
1. Thịt gà thái lát thêm chút ít nước tương và một ít rượu nấu, luộc sơ qua.
2. Đun sôi nước thêm ít dầu ăn và muối, cho cần tây cắt khúc, các loại nấm vào đun sôi.
3. Cho thêm các nguyên liệu còn lại gồm tỏi, quả óc chó, cẩu kỷ vào trộn đều đun sôi.
Hàm lượng dinh dưỡng :
Qủa óc chó có tác dụng kiệm vị, bổ huyết, nhuận phế, dưỡng thận.., ngoài ra quả óc chó còn chứa hàm lượng vitamin E và axit béo không bão hòa phong phú, trong khi nấu ăn cho thêm lượng thích hợp các loại quả hạch giống như quả óc chó, cũng là phương pháp ăn uống giúp bồi bổ sức khỏe tốt.
3. Dầu vừng, các vị thuốc bắc, rau mùng tơi


Nguyên liệu : Rau mùng tơi (hoặc loại rau theo mùa khác) 500g, một ít bạch quả, một ít cẩu kỷ, gừng già 2-3 lát, dầu vừng lượng vừa đủ.
Cách làm:
1. Rau mùng tơi trần qua nước sôi, ngâm vào nước lạnh để ráo.
2. Cho dầu vào nồi cho gừng vào tới khi vàng cho rau mùng tơi, bạch quả và cẩu kỷ xào và nêm gia vị vừa miệng.
Hàm lượng dinh dưỡng :
Khi kết hợp món ăn với các loại thuốc bổ không nên quên kết hợp cân bằng bổ sung hàm lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể, lại có lợi cho sức khỏe và sinh lý của đường ruột. Bạch quả có tác dụng nhuận phế hiệu quả, còn cẩu kỷ giúp sáng mắt, an thần, bổ dưỡng gan thận, có tác dụng bổ dưỡng hiệu quả vào tiết trời thu đông.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét