28/02/2020

Cách làm bánh mì khô, cứng bỗng mềm ngon trở lại.

ST.


Chỉ với cách này, bánh mì khô cứng mấy cũng trở nên mềm ngon như mới ra lò - Ảnh 1.
Bánh mì để ngoài sẽ bị khô, cứng ăn mất ngon.

Lúc này bạn đừng vứt bỏ bánh mì đi kẻo phí phạm mà hãy áp dụng cách sau để cứu nguy cho ổ bánh mì, giúp chúng mềm ngon trở lại nhé! 
Chỉ với cách này, bánh mì khô cứng mấy cũng trở nên mềm ngon như mới ra lò - Ảnh 2.

Đầu tiên, bạn hãy đổ một ít nước lọc lên bánh mì. Bạn chú ý đổ nước lên đều các mặt bánh để hiệu quả làm mềm bánh cao hơn.
Chỉ với cách này, bánh mì khô cứng mấy cũng trở nên mềm ngon như mới ra lò - Ảnh 3.
Sau đó, bạn cho bánh vào lò nướng/lò vi sóng và làm nóng như bình thường.
Chỉ với cách này, bánh mì khô cứng mấy cũng trở nên mềm ngon như mới ra lò - Ảnh 4.
Lượng nước thấm vào phần vỏ bánh sẽ giúp bánh được cung cấp độ ẩm tốt hơn. Bánh sau khi làm nóng, phần ruột bánh sẽ mềm ngon như mới mua về chứ không còn khô cứng nữa.


Câu "Học ăn - học nói - học gói - học mở" qua cách lý giải của GS Trương Nguyện Thành

Câu "Học ăn - học nói - học gói - học mở" quá quen thuộc, nhưng cách lý giải của GS Trương Nguyện Thành khiến ai cũng nể phục quá triết lý và sâu xa - Ảnh 7.

(Đây là quan điểm của GS. Thành và Tôi thấy hay nhưng không dám coi đây là chân lý…)
Giáo sư Trương Nguyện Thành, hiện là Phó hiệu trưởng trường Đại học Văn Lang, TP.HCM. Giáo sư Thành nổi tiếng trên MXH với hình ảnh mặc quần soóc ca-rô, áo thun đứng giảng bài và qua các bài chia sẻ về tư tưởng giáo dục mới, lời khuyên bổ ích cho sinh viên trước ngưỡng cửa tương lai.
Mới đây, GS Trương Nguyện Thành đã chia sẻ về 8 chữ Học ăn - Học nói - Học gói - Học mở vô cùng sâu sắc và dễ hiểu. 
Theo GS Thành: "Nền văn hóa châu Á ảnh hưởng bởi Khổng giáo, Lão giáo, và Phật giáo khá nhiều. Tuy nhiên văn hóa Việt Nam nói riêng thì tôi tìm thấy 8 chữ Học ăn - Học nói - Học gói - Học mở hàm chứa nhiều triết lý sống cùng cách đối nhân xử thế sâu xa:
Tôi may mắn được ông bà nội nuôi dưỡng từ lúc 3 đến 11 tuổi ở Bồng Sơn, Bình Định. Mỗi tối sau khi ăn, tôi ngồi bóp tay cho ông nội, trò chuyện với Nội và cũng để nghe Nội kể đủ chuyện trên đời. Và ngày nào cũng như thế.
Một hôm trong một đám giỗ lúc tôi còn nhỏ, tôi thích ăn cái món chả giò thế là trên bàn ăn tôi ngồi kế bên đĩa ấy và cứ gắp ăn thoải mái. Nội thấy thế gắp vào chén tôi món khác và bảo ăn nhưng đừng có thấy ngon mà ăn quá no. Tối ấy Nội hỏi: ‘Con có nghe ai nói Học ăn – Học nói – Học gói – Học mở chưa?’, ‘Dạ chưa ạ’ tôi trả lời. Thế là Nội bắt đầu giải thích 4 chữ đầu ấy ở trình độ mà tôi hiểu được.
Học ăn
Chắc bạn đã từng nghe câu tục ngữ "Ăn coi nồi – Ngồi coi hướng".
Khi bước vào bàn ăn cần phải coi mình nên ngồi đâu. Là trẻ nên ngồi gần nồi cơm để bới cơm cho người lớn. Không nên cầm đũa trước và mời người lớn ăn... Văn hóa này tôi vẫn còn thấy ở nhiều gia đình ở Việt Nam, đặc biệt người gốc Bắc. Thời xưa đa số nghèo, nên nồi cơm có thể hết sớm. Do đó khi bới cơm cho mình thì cũng để ý coi nồi còn cơm không và không nên vét bát cơm cuối cùng mà nên nhường cho em hay người đau yếu.
Khi ăn phải biết chia phần thức ăn trên đĩa cho mọi người. Thí dụ đĩa có 8 cái chả giò mà trên bàn có 8 người thì con chỉ nên ăn một cái thôi. Con ăn cái thứ 2 thì sẽ có 1 người không có ăn đấy. Như hôm nay con ăn chả giò mà không biết mình đã ăn bao nhiêu cái... Con có biết không, ‘Miếng ăn là miếng tồi tàn. Mất ăn một miếng là lộn gan lên đầu’. Người mà bị con ăn mất phần sẽ không vui với con đấy. Lời nói của Nội vẫn còn văng vẳng bên tai tôi.
Sau này lớn lên tôi hiểu hơn là cần phải chọn thức ăn có chất lượng dinh dưỡng. Văn hóa phương Tây có câu ‘You are what you eat’ (Bạn là những gì bạn ăn) và có thể hiểu thể chất của bạn tốt hay xấu là do những thức ăn mà bạn dùng. Ngày nay kinh tế gia đình ở Việt Nam tốt hơn xưa và với sự hiện diện của thức ăn nhanh như gà rán, khoai chiên, pizza, trẻ em ngày càng có nhiều nguy cơ bị béo phì cùng những hệ lụy về sức khỏe do nó mang lại.
Chẳng những thế mỗi xã hội có một văn hóa ăn uống khác nhau và trong những món ăn truyền thống thường có những câu chuyện văn hóa thú vị của xã hội đó. Khi viếng thăm các đại học ở nước ngoài tôi thường có thú vui đi ăn những món ăn truyền thống bản xứ ở những quán ăn bình dân với sinh viên và học hỏi phong tục cũng như văn hóa từ đó.
Đối với Nội ‘Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn’. Bữa ăn trưa và tối của Nội ngày nào cũng thế gồm: 1 chén lưng cơm, một đĩa rau (luộc hay tươi), một bát canh, và một món mặn như cá chiên nước mắm, thịt kho... Kể cả khi Nội đã ngoài 100 tuổi, bữa ăn của Nội vẫn thế. Cá nhân tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của Nội. Có lẽ vì Nội lớn lên trong hoàn cảnh túng thiếu nên hình thành tư duy như thế vì còn nhiều thử thách trong cuộc sống để vượt qua.
Bạn có thể nói tôi là một người có tâm hồn ăn uống vì tôi cho rằng ăn là một niềm hạnh phúc cơ bản nhất của con người. Cảm nhận vị giác của con người lệ thuộc vào khá nhiều yếu tố như từ các giác quan khác. Thị giác từ môi trường xung quanh, cảnh trí cũng như cách trưng bày món ăn ảnh hưởng đến cảm nhận vị giác của bạn. 
Thính giác, khi ăn mà bạn nghe dòng nhạc nhẹ nhàng du dương thì bạn có cảm nhận món ăn ngon hơn. Cũng món ăn đó nhưng hôm nào trời mát mẻ thì cảm giác nó ngon hơn lúc trời oi bức và đó là ảnh hưởng của xúc giác. 
Và đương nhiên khứu giác gắn liền với vị giác. Khi món ăn bốc mùi thơm sẽ làm cho bạn chảy nước miếng thèm ăn và món ăn có cảm giác ngon miệng hơn nếu không có mùi thơm. Ngoài ra tâm trạng của bạn cũng ảnh hưởng đến cảm nhận vị giác của bạn không ít. Khi vui món ăn có cảm giác ngon miệng hơn khi buồn. Khi bạn ăn và trò chuyện vui vẻ với người đối diện thì món ăn có cảm giác ngon hơn là vừa ăn và vừa cãi lộn với người yêu!
Khi biết được những điều này, để tạo ra những yếu tố cộng hưởng giúp bạn thưởng thức được một bữa ăn ngon miệng trọn vẹn thực sự không tốn nhiều tiền và bạn cũng không cần phải là đại gia hay vào nhà hàng năm sao để có nó.
Đấy tuy ăn là một bản năng tự nhiên của con người. Khi mới sinh ra con người đã biết ăn (bú sữa mẹ). Thế mà đến chừng tuổi này, tóc đã bạc trắng mà tôi vẫn còn phải học ăn!
Học Nói
Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng và lúng túng khi phỏng vấn cho một công việc mới hay lần đầu tiên đến thăm cha mẹ người yêu không? Lúc ấy chắc bạn ước gì rằng mình có học nói.
Nhưng rồi bạn nghĩ lại - ủa mình đã học nói từ khi lên 2 tuổi rồi cơ mà. Giờ đây thì mình có thể nói và diễn tả được tất cả suy nghĩ và cảm xúc của mình thì tại sao phải học nói nữa nhỉ?
Vấn đề không ở chỗ khả năng diễn đạt bằng lời của bạn mà nằm ở chỗ ‘Nói sao cho vừa lòng người – Đừng để - Không nói người cười nhưng khi nói người chê’.
Khi còn nhỏ, Nội dạy tôi cách nói lễ phép khi tiếp chuyện với người lớn và từ quan sát cách tương tác giữa cô chú với ông bà Nội cũng không mấy khó để tôi học được điều này. Tuy nhiên mãi đến khi lớn lên nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ không lời. Ngôn ngữ không lời biểu hiện qua ánh mắt, nét mặt, điệu bộ và cử chỉ cơ thể, kể cả khoảng cách giữa hai người.
Các chuyên gia truyền thông cho rằng khi tương tác, phần ngôn ngữ không lời quan trọng hơn là phần nội dung của lời nói. Thí dụ khi một người phụ nữ nói với người đàn ông ‘Em ghét anh’ nó có thể là ‘Em thương anh muốn chết đi được’ hay ‘Em thật sự ghét anh và không muốn gặp mặt anh nữa’. Phần ngôn ngữ không lời sẽ giúp bạn phân biệt hai ý nghĩa đối nghịch của một lời nói. Khó nhỉ!
Nhưng để diễn đạt được ngôn ngữ không lời thì bạn phải hiểu được ngôn ngữ ấy từ người khác. Phần này không có trường lớp nào dạy và cha mẹ đa phần cũng chẳng ai dạy cho con. Thế mới chết chứ!
Tới đây bạn có thể nghĩ rằng phần lời chắc dễ hơn vì mình chỉ diễn đạt những gì mình suy nghĩ trong đầu thôi mà. Đâu có gì khó đâu. Cái khó ở chỗ liệu suy nghĩ của bạn có phản ảnh đúng sự thật hay não bộ của bạn đã làm sai lệch thông tin?
Ở mỗi thời điểm tất cả các giác quan của bạn thu thập thông tin trong khi đó não bộ chỉ có thể xử lý một phần nhỏ thông tin ấy. Do đó một số lượng lớn thông tin sẽ được đưa vào bộ phận tự động hóa của vô thức để xử lý và phần còn lại được sàng lọc qua nhiều lớp để đưa vào ý thức và hình thành suy nghĩ của bạn. 
Thông tin đưa vào ý thức được lọc bởi độ quan tâm của bạn ở thời điểm đó, sau đó được xử lý trước bởi tư duy, những tin tưởng đúng sai, những thói quen, những nhận định rồi sau đó được lý giải theo cách hiểu của não bộ và từ đó hình thành suy nghĩ. Cảm xúc của bạn cũng đóng góp phần nào trong việc hình thành suy nghĩ này. Do đó bạn có thể nghĩ một sự việc mà hoàn toàn trái ngược với sự thật! Đó là lý do có câu thành ngữ ‘Bạn chỉ nghe những gì muốn nghe, chỉ thấy những gì muốn thấy’. Và cũng nên thêm ‘và chỉ hiểu theo cách bạn muốn hiểu’.
Để có phần lời chính xác chúng ta phải học nghe và kiểm chứng liệu suy nghĩ của mình về sự việc có đúng với sự thật không. Với đa số ‘Học Nghe’ nghe sao mà lạ lẫm vì xưa nay thầy cô ở trường lớp và cha mẹ có bao giờ dạy bạn đâu. Vậy nghe sao cho đúng đây?
Giả sử phần lời đã chính xác, âm điệu cao hay thấp, lớn hay nhỏ, cũng như lên xuống ảnh hưởng đến cảm xúc và cảm nhận về nội dung của người nghe. Các bạn sinh viên chắc biết rõ nhiều GV giảng bài với giọng đều đều nghe toàn lọt ra ngoài lỗ tai và rất buồn ngủ!
Có lẽ bạn đã nhận ra việc nói những gì mình suy nghĩ cũng khá phức tạp.
Sau mỗi lần gây gổ với vợ, ông già này vẫn băn khoăn và tự nhủ rằng mình còn phải học thêm về nói.
Học Gói và Học Mở
Bốn chữ này rất thâm thúy. Tôi không có cơ hội để được Nội dạy phần này và bản thân tôi cũng chưa hiểu hết nên chỉ chia sẻ giới hạn hiểu biết của mình mà thôi. Nếu bạn thấy còn thiếu sót gì thì xin chỉ bảo thêm.
Học gói - Học mở không đơn giản là động tác gói và mở như gói và tháo bánh tét.
Học gói - Học mở đi chung với nhau hình thành một triết lý sống, một phương pháp giúp con người tìm đến hạnh phúc trong cuộc sống cho bản thân, cho gia đình và cả cho xã hội.
Tình cờ tôi đọc được câu chuyện ở dưới trên mạng, nó có thể dùng để diễn tả triết lý của học gói - học mở. Tôi có thêm tí mắm tí muối cho nó có thêm hương vị!
----------------- ------------
Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:
Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?
Sư phụ: Không đúng!
Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” như không màng danh lợi, không tham sân si đấy thôi?
Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?
Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ như danh lợi thì lấy đâu ra tiền để chi trả cho cuộc sống? Nhà cửa, thức ăn, quần áo, tiền học cho con cái... Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại? Mọi người chấp nhận cái mình đang có thì làm sao thế giới có tiến bộ?”
Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng ôm giữ không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.
Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?
Sư phụ: Thay thế và hoán chuyển
Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!
Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?
Đệ tử: Không thể được.
Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?
Đệ tử: Con nghĩ không được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.
Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?
Đệ tử: Vậy thì được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.
Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán chuyển. Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn.
------------------
Học gói - Học mở chính là sự hoán chuyển trong câu chuyện trên.
Một ngày chỉ có 24 giờ và lúc nào cũng lấp đầy với những hoạt động trong đó có những hoạt động cá nhân cần thiết như ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân... Nếu bạn muốn bỏ thời gian quan tâm đến một vấn đề hay cho một người nhiều hơn, hay bỏ thời gian làm một hoạt động mới thì bạn phải lấy phần thời gian ấy từ những hoạt động khác mà bạn đang làm.
Thu nhập của bạn chỉ giới hạn ở mức nhất định và bạn có kế hoạch chi tiêu hàng tháng. Khi muốn mua một món hàng mới không trong kế hoạch thì bạn phải lấy số tiền ấy từ kế hoạch chi cho các phần khác.
Khi bạn muốn mở lòng để đón nhận một tình yêu mới và muốn có cuộc sống hạnh phúc thì phải biết gói lại cuộc tình dang dở không thành đã qua.
Cái khó trong quy trình hoán chuyển này ở chỗ không phải mọi thứ đều có thể cân đo đong đếm.
Làm sao so sánh giữa những giá trị vô hình với hữu hình? Làm sao so sánh giữa giá trị tinh thần với vật chất?
Làm sao so sánh tình yêu chân thật với ba tấm và bốn bánh?
Làm sao so sánh sự tự chủ trong khởi nghiệp với lương cao khi làm thuê?
Làm sao so sánh an toàn hiện tại và cơ hội tương lai?
Quyết định hoán chuyển hay gói lại và mở ra tùy thuộc vào tư duy của mỗi người.
Đó chính là những vấn đề mà mỗi chúng ta đều phải trăn trở vì kết quả của sự hoán chuyển có thể tốt hơn mà cũng có thể tệ hơn. Thành ngữ ‘Cái gì nâng lên được thì bỏ xuống được’ chính là lời nhắc nhở và động viên giúp ta có nghị lực để buông hay gói lại.
Phương pháp trị liệu tâm lý học về nhận thức hành vi và trong đó bao gồm phương pháp thay đổi góc nhìn giúp người ta có thể nhìn thấy được những giá trị chưa từng thấy trước đó và từ đó có những quyết định hoán chuyển để có cuộc sống tốt hơn.
Nói cho cùng, Học ăn - Học nói - Học gói - Học mở, đơn giản học bốn hành động ấy mà đến chừng tuổi này đầu thì đã bạc, chân sắp sửa long và răng sắp sửa rụng, tôi vẫn mãi là đứa học trò!


24/02/2020

Gửi Bạn



Sắp đến rồi, cách đây 30 năm, ngày mồng 8 tháng 3, Hai bạn tôi Thành hôn. Nhớ đến mà Mừng, thật Vui vì Họ đã:
Vượt qua vách ngăn, Đạp lên chông – gai và San bằng hầm hố để Đạt được Thành Đạt và Hạnh Phúc Hôm nay.
Giữ gìn, Trân trọng và Bảo vệ nhé Hai Bạn tôi
Mạnh – Yến.


17/02/2020

Mẹo trong bếp cho đàn ông vụng

Nhặt trên Net

1. Nêm muối đúng cách
Không phải món ăn nào chúng ta cũng cho trực tiếp muối vào ngay từ khi nấu. Đối với các món ăn có các loại củ nên cho muối vào sớm hơn để muối ngấm đều vào củ còn đối với món rau luộc thì chỉ nên nêm muối trước khi bắc nồi xuống tránh cho việc các chất dinh dưỡng trong rau mất đi.
2. Dùng thêm nước khi làm món chiên xào
Khi xào rau hay món ăn thường bị khô đồng thời hàm lượng nước dinh dưỡng có trong rau hay bị bay hơi mất vì thế để giữ lại độ dinh dưỡng cho rau, khi chảo nóng bạn nên cho thêm 2-3 thìa canh nước để hơi nước nóng có thể làm rau chín tới mà không tiêu hao quá nhiều lượng nước ngọt có trong thành phần của rau, củ.
3. Cách chiên rán không bị bắn mỡ
Muốn món chiên rán không bị bắn mỡ trước khi cho thịt cá vào chiên thì bạn nên rắc thêm một chút bột mì vào chảo trước. Nếu muốn những món chiên rán có màu vàng đẹp mắt, đặc biệt là món nem, khi đun nóng dầu bạn vắt vào chảo dầu một vài giọt nước chanh.
4. Cách khử mùi tanh của cá
Cá mua về muốn khử sạch mùi tanh có thể dùng mẹo vặt là ngâm cá trong dung dịch 1 lít nước có pha thêm 3 thìa canh rượu trắng và gừng đập dập.
5. Để có món bít tết hoàn hảo
Đừng chế biến thịt bò ngay khi vừa bỏ ra khỏi tủ lạnh. Tốt nhất, bạn hãy chờ 1-2 tiếng rồi mới nấu để miếng thịt "thích nghi" với nhiệt độ phòng. Một mẹo nữa là nếu muốn bít tết có màu đẹp, hãy để thịt bò thật khô nước khi bắt đầu chế biến.
6. Bí kíp làm món thịt chiên
Mẹo để làm món thịt gà hoặc thịt lợn chiên ngon hảo hạng không hề khó. Các đầu bếp thường ngâm thịt vào dung dịch gồm: 3 chén nước, ¼ chén muối và ¼ chén đường. Ngâm thịt vào dung dịch này và cho vào tủ lạnh. Nếu miếng thịt có trọng lượng 1kg thì bạn cần để chúng trong tủ lạnh 1 giờ. Nhưng hãy chú ý không để chúng quá 8 giờ hoặc ít hơn nửa giờ trong tủ lạnh.
7. Để tăng hương vị cho món ăn
Để món ăn có hương vị hấp dẫn hơn, bạn nên rang các loại hạt gia vị như hạt tiêu đen, hạt thì là… rồi dùng cối giã nhuyễn và cho vào món ăn.
8. Mẹo nướng cá vỏ giòn thơm ngon
Để món cá nướng có lớp vỏ ngon ngất ngây, bạn chỉ cần quét chút mayonnaise lên. Công thức là nhúng cá vào nước sốt, sau đó quét mayonnaise và rắc chút muối lên miếng cá và bắt đầu nướng. Khi nướng xong, nhỏ vài giọt nước chanh lên miếng cá là bạn đã hoàn thành món cá nướng ngon không khác gì trong nhà hàng.
9. Cách chế biến bít tết không cần dầu mỡ
Alain Ducasse, một trong những đầu bếp nổi tiếng nhất trên thế giới, tiết lộ bí mật để làm món bít tết hảo hạng. Khi nấu nướng, bạn hãy đặt miếng thịt bò nằm theo chiều dọc, lúc này mỡ từ phần viền miếng thịt sẽ chảy ra và bạn chẳng cần dùng đến dầu, mỡ mà vẫn có món bít tết ngon đúng điệu và nguyên vị.
10. Cách làm khoai tây nghiền
Khi làm món khoai tây nghiền bạn chỉ cần luộc khoai lên, sau đó cho chúng lên chảo, đun lửa nhỏ cho tới khi các củ khoai tây khô lớp vỏ bên ngoài. Lúc này bạn mới bắt đầu nghiền nát khoai tây. Sau đó, bạn đổ chút sữa vào chảo rồi bật bếp lửa nhỏ, đảo đều và đổ nốt phần sữa còn lại vào để hoàn thành món khoai tây nghiền.
11. Súp kem nấu thế nào cho ngon
Khi làm món súp kem, bạn nên xào các loại rau riêng biệt bằng dầu olive, sau đó thêm một chút nước. Việc này sẽ giúp giữ nguyên hương vị của món ăn. Bạn có thể áp dụng mẹo này khi làm món rau củ hầm.
12.Dùng đường đúng cách
Đường cũng là một loại gia vị như muối. Với những món quá chua, bạn nên bỏ thêm chút đường để giảm vị chua, giúp món ăn ngon hơn.
13. Để nước dùng không có váng
Muốn có nồi nước dùng trong vắt, không có váng, bạn cần hầm thịt trên lử nhỏ trong 1-3 giờ và liên tục vớt bọt trong khi nấu. Nếu dùng thịt bò hoặc thịt cừu để làm nước dùng, bạn nên rang qua các loại rau trước khi cho vào nồi nước dùng để tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn.
14. Chế biến hành đúng cách
Để có món hành ngon đúng vị, bạn nên xào hoặc chiên chúng với muối, thêm chút dầu ăn và bơ kết hợp để lửa nhỏ. Muối sẽ loại bỏ mùi hôi của hành và giúp giữ lại vị ngọt.
15 Cách giảm mùi tỏi
Nếu là người không thích ăn tỏi thì bạn có thể ép tỏi lấy nước và cho vào món ăn thay vì cho nguyên củ tỏi vào Cách này sẽ giảm mùi khó chịu của tỏi và giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn đó.
16. Tăng độ thơm của tiêu
Rang tiêu trên lửa cho đến khi có mùi thơm rồi cho vào cối giã. Cách này sẽ giúp hương vị của tiêu được phát huy tốt hơn trong món ăn của bạn.
17. Nướng bánh mì vỏ giòn
Mẹo để vỏ bánh mì giòn là đặt một bát nước vào trong lò. Trong khi nướng bánh, hơi nước bốc lên sẽ làm vỏ bánh trở nên giòn và ngon hơn.
18. Để món xào đều, không bị sật
Đầu bếp không trút nguyên liệu vào chảo xào một lượt. Bởi đổ đầy thức ăn vào chảo khiến món ăn chín không đều, chưa kể các nguyên liệu cần thời gian trên lửa khác nhau. Họ xào nhiều lần, ví dụ xào thịt trước, sau đó xào rau củ riêng. Khi tất cả nguyên liệu chín tới, mới đem trộn vào với nhau, xào sơ lượt cuối.
19. Để rau xào không bị khô
Các món rau xào trong quá trình nấu nướng thường bị khô, hàm lượng nước dinh dưỡng có trong rau thường bị bay hơi. Để giữ lại dinh dưỡng, khi chảo nóng, thêm 2-3 thìa canh nước để hơi nước nóng có thể làm rau chín tới mà không tiêu hao quá nhiều lượng nước ngọt có sẵn trong rau, củ.
20. Để cơm ngon, dẻo
Muốn cơm ngon, dẻo, cần lưu ý về cách vo gạo, ngâm gạo cũng như đảo cơm. Sau khi vo gạo, nên ngâm gạo khoảng 15-30 phút rồi mới nấu. Khi cơm chín tỏa khói, nồi đã sang chế độ giữ ấm, có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không dính vào thân nồi.
21. Kỹ thuật nêm nếm gia vị theo đúng thứ tự
Nêm gia vị nên theo nguyên tắc: loại nào lâu thấm thì nêm trước. Trong món cần nêm muối và đường, thì nêm đường trước tiên, rồi tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm nên có thời gian nấu càng ngắn càng tốt. Xì dầu có chứa đường, nếu cho xì dầu sớm vào món ăn, đường sẽ bị phân hủy và tạo ra mùi chua, đắng.
Với món hầm, có các loại củ, nên cho muối vào sớm hơn để muối ngấm đều vào củ.
Với món rau luộc, nên nêm muối trước khi nước sôi, vì nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn nhiệt độ sôi của nước thường, giúp rau xanh hơn.
Với các món nướng, nếu ướp muối trước khi nướng, muối sẽ hút hết nước trong miếng thịt, khiến thịt bị khô sau khi nướng, đồng thời làm giảm lượng vitamin và khoáng chất. Để thịt mềm, nên ướp với hỗn hợp sốt được pha chế từ dầu mè, rượu vang, tỏi, hành, tiêu...