Căn cứ vào một tấm bản đồ do một người Việt Nam có tên là Phạm Đình Bạch vẽ năm 1873 kết quả cho thấy kinh thành Thăng Long xưa có khoảng 15 cổng, trong đó có cổng phố Jean Dupuis (Ô Quan Chưởng); cổng phố Graines (phố Hàng Đậu) ở chỗ giao nhau với phố Duranton (phố Nguyễn Thiệp); cổng phố Vases (phố Hàng Chĩnh), giữa phố Pavillons Noires (phố Mã Mây) và kè sông Hồng (nay thuộc phố Trần Quang Khải); cổng phố Saumure (phố Hàng Mắm) chỗ giao nhau với phố Maréchal Pétain (phố Nguyễn Hữu Huân); cổng phố Fellonneau (phố Lò Sũ) nơi giao nhau với đại lộ Amiral Courbet (phố Lý Thái Tổ), cổng phố Incrusteurs (đoạn đầu phố, nay là phố Tràng Tiền)… Trong số các các cổng này, chỉ có cổng phố Jean Dupuis tức Ô Quan Chưởng là còn tồn tại đến ngày nay.
Theo mô
tả của phần lớn các tư liệu, đường phố ở Hà Nội (thế kỷ XVII – XIX) có sự khác
biệt giữa các khu phố người Hoa và các khu phố người Việt. Ở các khu phố của
người Hoa, lòng đường đều được lát đá hoa lớn. Còn các con phố trong khu người
Việt thì không được lát đá, không có vỉa hè và đầy bùn mỗi khi có mưa xuống,
rất khó khăn trong việc đi lại.
Trong
ảnh là các cổng ngăn trên các phố Hàng Chiếu, Hàng Ngang, Hàng Buồm chụp năm
1885....
Dòng chữ Hán phía trên có nhắc đến
phố Thanh Hà giao cắt với Hàng Chiếu bây giờ. Phía xa là ô Quan Chưởng (ô Thanh
Hà).
Đây cũng là con phố đầu tiên mà
quân Pháp dẫn quân tiến đánh thành Hà Nội lần 1 năm 1873, dưới sự chỉ huy của
Francis Garnier.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét