ST
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
=> ✔️
ST
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
Là gì? => ✔️
=> ✔️
Oscar Wilde (1854-1900) – nhà thơ, nhà viết kịch đồng tính (dù ông có vợ và 2 con) nguời Ireland, người cải đạo thành tín đồ
Thiên chúa vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Bản thân ông bị Nhà thờ
Thiên Chúa giáo coi là kẻ phóng đãng, đáng nguyền rủa nhưng những câu nói của
Ông lại được trích dẫn nhiều, trong đó có các Cha cố vì coi đó
là những cách ngôn sắc xảo, mang tính luân lý.
Một số
câu nói nổi tiếng của Oscar Wilde
– Tôi không thích thời kỳ hẹn hò kéo dài. Nó khiến cho người ta
biết hết mọi thứ về nhau trước khi kết hôn.
– Tôi có thể cưỡng lại mọi thứ, trừ sự cám dỗ.
– Chính là sự thú tội, chứ không phải các linh mục, khiến cho
chúng ta cảm thấy được tha thứ.
– Cách duy nhất để thoát khỏi sự cám dỗ là đầu hàng nó.
– Điều duy nhất tồi tệ hơn việc bị mọi người bàn tán là không còn
được ai bàn tán đến nữa.
- Cuộc sống bắt chước nghệ thuật chứ không
phải ngược lại.
– Trẻ con thường bắt đầu bằng tình yêu dành cho bố mẹ. Nhưng càng
lớn lên, chúng càng hay phán xét bố mẹ. Thỉnh thoảng, chúng mới tha thứ cho họ.
– Không có cách gì hiệu quả để làm mất giá trị một con người bằng
cách nói rằng, họ là kẻ phạm tội.
– Thế nào là một kẻ hoài nghi? Là người biết giá cả của mọi thứ
nhưng không biết giá trị của bất cứ thứ gì.
– Kinh nghiệm là cái mà người ta dùng để đặt tên cho sai lầm của
mình.
– Thật đáng buồn nếu trong cuộc đời, chúng ta chỉ nhận được những
bài học mà chúng không còn giá trị sử dụng nữa.
Dựa vào các tài liệu, báo thời Pháp
thuộc và hồi ức của các Việt kiều.
Hồi đầu thế kỷ 20, Hàm Long bắt đầu hình thành với tên gọi phố
Doudard de Lagrée (năm 1945 đổi tên thành phố Hàm Long và giữ
nguyên tên phố đến nay), được trải lèn đá răm và có đèn đường; song phía sau vẫn còn làng xóm thuộc các thôn Hàm Châu,
Phương Viên, Đức Viên.
Đi vào các xóm ấy là những
con đường đất nhỏ quanh co cạnh các nhà đều là nhà tranh lụp xụp với những hàng
rào cây xanh. Nhà ở xen lẫn với vườn rau và ao chuôm đầy bè muống, bèo lộc
bình. Bấy giờ, ta
muốn đi từ chợ Hôm sang Lò Đức phải đi vòng lên
phố Hàm Long cho dễ đi, khỏi phải len lỏi qua bờ ao cống rãnh.
Năm 1907, trên bản đồ Hà Nội,
phố Doudard de Lagrée chỉ là một đoạn đường từ ngã tư phố Gia Long (Bà Triệu)
đến phố Đồng Khánh (Hàng Bài); đoạn nối tiếp đến đầu phố Lò Đúc chưa rải đá và
ghi tạm là phố đi Lò Lợn (Rue de l''Abattoir).
Đại lộ Gambetta - phố Trần Hưng Đạo nay, coi như
giới hạn phía nam của thành phố thì Hàm Long là vùng ngoại ô, nhà cửa hãy còn
loáng thoáng. Nổi lên ở giữa phố Doudard de Lagrée có khu dinh cơ của Đô thống
Đỗ Đình Thuật. Một khu nhà đất rộng, choán một phần mặt đường Reirnach (Trần Quốc
Toản), cổng sau mở ra lối Hàm Long.
Nhà của Đỗ Đình Thuật là một
ngôi nhà kiểu Tây, xây bề thế, nhà hai tầng nhưng tầng dưới là tầng hầm, cầu
thang xây gạch bên ngoài lên xuống cả hai phía đằng trước và đằng sau.
Qua ngã tư Hàng Bài - Chợ Hôm, phố Hàm Long còn một đoạn dài mới được mở mang trong những năm mưòi và hai mươi. Ở đoạn này đáng kể có Trường Hậu bổ (sau là trường PT cấp 1, 2; nay là trường PTCS Ngô Sỹ Liên) và nhà thờ Hàm Long.
Trường Hậu bổ còn gọi
là Trường Sĩ hoạn, mục đích là bổ túc cho con các quan tỉnh Bắc kỳ và các ông
cử ông tú nho học biết thêm tiếng Tây để ra làm quan.
Giáo viên Truờng Hậu bổ
là những người có Tây học lớp đầu tiên như Trần Văn Thông, Đỗ Văn Tâm. Trần Văn
Thông có nhà ở ngay bên cạnh trường. Đỗ Văn Tâm nhà ở dốc Hàng Gà, chợ Hôm. Sau
khi bỏ khoa thi chữ nho được ít lâu, Trường Hậu bổ cũng giải tán, bọn giáo viên
Thông, Khánh, Tâm cũng ra làm quan, chức đến tuần phủ, tổng đốc. Trường Hàm
Long được dùng làm trường tiểu học Pháp-Việt, và còn có tên là trường Quy Thóc,
vì các lớp ở trường này đều là nơi thực tập của các giáo sinh học các lớp sư
phạm ngắn hạn để ra làm thày giáo, trước ngày mở trường sư phạm chính quy (trường
Sư phạm mở năm 1921 trong trường Bưởi, đến năm 1923 mới xây trường riêng ở phố
Cửa Bắc).
Đoạn phố Hàm Long giữa ngã tư
Hàng Bài và ngã tư Ngô Quyền, ngoài trường Quy Thức ra còn ba ngôi nhà xây vào
những năm sau (một nhà là của bác sĩ Nguyễn Vãn Luyện số 23), nhà to có
gác và cả ở hai bên mặt đường, nhiều nhà chỉ có một tầng, có cả mấy dãy nhà
nhiều gian cho từng gia đình công chức thuê để ở. Phố Hàm Long không phải là
một phố buôn bán, không có cửa hàng lớn.
Có một ngõ đi vào bên
trong khá rộng, có một dãy nhà một tầng, nhiều gian của một chủ cho thuê, gọi là ngõ Đức
Khánh (nay là ngõ Hàm Long 3) ở cạnh nhà số 23.
Đoạn phố Hàm Long thứ
ba từ ngã tư Ngô Quyền đến đầu phố Lò Đúc, ở ngay góc đường là nhà thờ Hàm Long, có
tên là nhà thờ thánh Antoine (Ăngtoan).
Nhà thờ Hàm Long, số nhà 21 xây sau Nhà thờ Lớn độ mươi năm (do do cha cố Despaulis Joseph - cố Hương xây và hoàn chỉnh 1934 - 1939). Cuối thế kỷ XIX khi người Pháp mới sang, khu nam Hà Nội chưa có nhà thờ, các giáo dân ở rải rác các phố Lò Lợn, Lò Đúc phải lên Nhà thờ Lớn chầu lễ khá xa. Các họ đạo có dựng một nhà nguyện ở chỗ này để làm lễ, đó là một ngôi nhà gỗ nhỏ ở phía nam đường Hàm Long đối diện với ngôi chùa cổ Hàm Châu. Ít lâu sau, chiếc nhà gỗ được thay thế bằng một ngôi nhà thờ xây gạch hẳn hoi (khoảng năm 1905); một gác chuông được xây riêng bên cạnh nhà thờ. Năm 1936, nhà thờ Hàm Long được sửa lại, mở rộng thêm, có nhiều nhà phụ.
Chung quanh nhà thờ Hàm Long
hình thành một xóm đạo. Nhà Chung đuợc chính quyền thành phố cắt cho đất công
hoặc được mua nhiều đất với một giá rẻ, nhà thờ bỏ vốn làm một dãy nhà nhiều
gian cho giáo dân thuê. Nhà của nhà thờ ở liền cạnh khu nhà thờ dãy 8 gian ở
ngoài mặt đường (từ số 15 đến số 19b); ở trong ngõ Thuận Đức (số 13
nay là ngõ Hàm Long 1) có dãy nhà 7 gian có gác ở đằng sau dãy nhà
quay ra mặt đường phố; ở bên phố Laveran (nay là Lê Văn Hưu) một bên mặt
phố có một dãy nhà một tầng 25 gian (từ số 14 đến số 64), một bên mặt
phố có một dãy nhà thứ hai giống y hệt 15 gian (từ số 19 đến số 45) trên
miếng đất giáp liền ngay đằng sau nhà thờ: tiền cho thuê nhà là nguồn lợi tức
khá lớn gây thêm quỹ cho nhà thờ.
Từ năm 1922, phố
Doudart de Lagrée là một đường phố có chiều dài 570 mét đi từ ngã ba phố Gia Long kéo dài (phố Bà Triệu)
đến ngã năm Lò Đúc. Hai hàng cây phượng che mát, mùa hè hoa nở đỏ rực. Hai bên
mặt đường nhà cửa đã xây kín và những khu đất lọt vào bên trong các dẫy nhà cũng đã được sử dụng để xây
dựng, như ngõ Tràng Khánh (tên hiệu trà đầu ngõ, nay là ngõ Hàm Long 2) ở cạnh nhà số 10 Hàm Long.
Ngõ 18 Hàm Long mới có từ năm
1954, trong khu vực chùa Hàm Long chỉ còn nền chùa; trong ngõ có một trường phổ
thông cơ sở Lý Tự Trọng và ngôi nhà của chùa mới làm với ba tấm bia đá chơ vơ ở cạnh đường đi.
Nói chung, phố Hàm Long
là phố nhà ở, chỉ có một ít cửa hàng nhỏ ở chỗ gần ngã năm Lò Đúc. Dân phố là
những công chức lương trung bình, một số đông là làm ở nhà Gôđa, hiệu thịt bò Tràng Tiền...,
hoặc làm bồi bếp cho Tây, phụ nữ nhiều người làm nghề “cô khâu”, “chị hai"
vì ngưòi có đạo đuợc cha cố giới thiệu đi làm cho Tây, hoặc người họ hàng với
nhau dắt díu bà con kiếm ăn làm cùng một nghề.
Dân phố Hàm Long còn có những
nghề có dính dáng đến tôn giáo, như nghề vẽ tranh nặn tượng thờ, tranh các
thánh vẽ vào kính tô màu; những nghề đó được nhà thờ đỡ đầu, giới thiệu chỗ mua
nguyên liệu và khách tiêu thụ.
Ngoài ra, phố Hàm Long
còn có nghề hàng nan, tức là đồ đan tre mây; lúc đầu là các hàng được tiêu thụ
ở các chợ Hà Nội, sau trở thành một số đồ hàng được những hãng Tây mua để xuất
khẩu.
Quãng đầu phố Hàm Long
giáp Lò Đúc, gốc phố là một ngôi nhà hai tầng là một hiệu Khách bán tạp hóa và
đồ hộp. Còn từ số 3 đến số 11 là ba nhà gồm từ 2,3 đến 7 gian những gian nhà
một tầng nhỏ hẹp kiểu sơ sài cũ kỹ, làm đã từ lâu cho những gia đình nghèo thuê
(thợ thủ công, nhân viên đi làm ít lương). Nhà số 5 là 4 căn nhà cấp bốn tương đối giống nhau đánh
số 5A, 5B, 5C, 5D. Trong đó, nhà 5D là di tích cách mạng - chi bộ cộng sản đầu
tiên ở Việt Nam.
Chỉ một bát, ba y
Đầu trần, chân không dép
Và cứ thế, Thầy đi
Phải Thầy là Bồ Tát
Thị hiện giữa đời này
ST
Sergey Aleksandrovich Yesenin (3/10/1895 – 28/12/1925) là nhà thơ trữ tình Nga nổi tiếng. Ông sáng tác thơ từ
năm lên 9. Ông để lại cho đời rất nhiều những vần thơ tuyệt đẹp, đầy ám ảnh với
nỗi day dứt khôn nguôi;
Trong số hơn 200 tác
phẩm của ông được nhiều nhạc sỹ nổi tiếng trên thế giới phổ nhạc. Tại Việt Nam, có ít nhất một soạn phẩm đã được dịch dưới nhan đề 200 bài thơ và trường ca.
Dưới đây, tôi xin gửi tới các bạn một số vần thơ
tiêu biểu của ông:
“Cỏ non như lụa đầu nghiêng
xuống
Trời đất thơm lừng hương nhựa thông
Ôi, đám cây rừng, ôi bãi ruộng
Ngây ngất lòng ta say bước xuân”
(Anh đào
dại hãy rắc đầy tuyết trắng)
Ngoài cửa sổ bầu trời đang sùi sụt
Tôi không tiếc thương mà cũng chẳng buồn
Tôi vẫn yêu cuộc đời này tha thiết
Tựa hồ như tình trong buổi đầu tiên
(Gió đã
nổi lên rồi làn gió bạc)
Ngọn gió sẽ làm não lòng tiếng
hí
Vũ điệu đưa tang được cử hành thôi
Sắp, sắp rồi, chiếc đồng hồ bằng gỗ
Khò khè điểm giờ mười hai của tôi
Đã qua rồi những hạnh phúc ấm êm
Đã qua rồi những buồn vui một thuở
Chỉ còn lại trong hồn bao lạnh giá
Những gì đã trôi qua – không trở lại bao giờ
(Những gì
đã trôi qua không bao giờ trở lại)
Anh là ai? Chỉ là người mơ mộng
Màu mắt xanh nhòa trong khói sương tan
Cuộc đời này anh như người ở tạm
Giữa mọi người đang sống ở trần gian
(Ta là ai?
Là gì? Ta là kẻ mộng mơ)
Cuối cùng, đi mãi, chàng cất lên lời tiễn biệt:
Thôi chào nhé, không một lời bịn rịn
Bạn thân yêu, xin bạn đừng buồn
Trên đời này chết có gì là mới
mẻ
Nhưng sống, dĩ nhiên rồi cũng thế, chẳng mới hơn
(Bạn ơi,
xin tạm biệt…)
Do sưu tầm từ nhiều nguồn nên tôi không biết tên dịch
giả - dù giọng thơ hao hao Thái Bá Tân. Thật sự xin lỗi.
WING – Tactic – Độc cô cầu bại của lực lượng đặc nhiệm Pháp
Mới đây, Công ty Wildsteer đã trình diện
loại dao chiến thuật đa năng với tên gọi WING-Tactic dành cho các lực
lượng đặc nhiệm. Thậm chí, loại dao này còn được quảng cáo là không có đối thủ
về hiệu suất và sự tiện dụng ở thời điểm này.
Với thiết kế đặc
biệt, con dao găm này sở hữu sức mạnh tuyệt vời, vô cùng tiện
dụng và lại có khả năng can thiệp đa năng, đảm bảo hiệu suất hoạt động rất cao
và các kích thước, trọng lượng dao lại rất hợp lý thuộc loại tốt nhất thế giới.
Sống dao được thiết kế theo kiểu răng cưa khiến con dao này có thể trở thành
một lưỡi cưa sắc lẻm bất cứ khi nào cần thiết. Trong khi đó, lưỡi dao và mũi
dao được tạo hình khá lạ mắt nhằm đảm bảo độ bền và sự sắc bén cần thiết, nhờ
vào đó, mũi dao có thể được sử dụng như một mũi khoan hoặc dùi đục, trong khi
lưỡi dao có thể cắt đứt dây thép dày lên tới 2.5 mm.
Bên cạnh đó thì cán dao cũng
được thiết kế khá vừa tay, với bọc lót tay giúp người dùng có thể nắm chắc cán
dao kể cả khi sử dụng găng tay. Tính đa dụng cùng những ưu điểm vượt trội khiến
cho WING-Tactic gần như vô đối trong phân khúc dao găm quân dụng thế hệ mới.
Ka-bar
– ‘Tên đồ tể’ của lực lượng hải quân Mỹ
Nổi tiếng bởi độ bền và tính
đa dụng cao, được ưa chuộng bởi nhiều thế hệ quân đội Mỹ, nhưng biệt danh ‘kẻ
đồ tể’ lại xuất phát từ chính cách hạ gục đối phương đáng sợ của con dao này:
Với thiết kế rãnh dọc lưỡi dao, nạn nhân khi gặp phải sát thương từ con dao này
sẽ mất máu liên tục do rãnh dọc này dẫn đường cho máu chảy ra ngoài.
Dao dài 30,16 cm, phần lưỡi
dài 18 cm, nặng 0,56 kg, được làm bằng thép cacbon 1095, Phần chuôi dài 12.7cm
được làm từ da ép, những miếng da được cắt hình tròn đồng xu sau đó được ép
lại. Cùng với đó là các biện pháp xử lý hóa chất để có thể chống lại ảnh hưởng
của nấm mốc.
Toàn bộ quá trình sản xuất
dao hầu như được chế tạo thủ công với quy trình kiểm tra nghiêm ngặt cũng như
những bí quyết công nghệ được giữ bí mật gắt gao. Chính vì lẽ đó mà những con
dao này đều có tuổi thọ và độ tin cậy rất cao.Bên cạnh sử dụng để chiến
đấu, dao KA-BAR đã chứng minh tính đa năng của nó khi được sử dụng cho việc mở
lon, đào rãnh, cắt gỗ, rễ cây, dây leo, dây cáp. Bên cạnh đó thì con dao này
cũng sở hữu giá trị thẩm mỹ khá cao và thường được tìm mua bởi những người đam
mê quân sự.
Kukri
– Lưỡi dao của Gurkha
Gurkha trong tiếng Nepal có
nghĩa là chiến binh, đây là từ ngữ dùng để chỉ những người đàn ông Nepal thiện
chiến và trung thành nhất. Kukri (hay còn được gọi là dao quắm) có nghĩa là con
dao của chiến binh. Với nguồn gốc cổ đại, Kukri không chỉ là con dao quốc
gia của Nepal, mà còn là biểu tượng của người lính Gurkha, sở hữu một con dao
Kukri là một niềm tự hào đặc biệt.
Người Anh lần đầu biết đến
Kukri tại Ấn Độ với đặc điểm cạnh sắc khỏe đến kinh ngạc. Người Anh phải chiến
đấu với những chiến binh quân đội Gorkha ở tây Nepal trong những năm 1814.
Trong hành trang của người lính Gurkha, mảnh thép với đường cong đã trở thành
một vũ khí khủng khiếp đối với kẻ thù, đồng thời, nó cũng thể hiện chiến
công và lòng dũng cảm hiếm có khi đối mặt kẻ thù. Với thiết kế lưỡi dao to bản
và cong về phía dưới, con dao thực sự sở hữu một khả năng sát thương đáng kinh
hoàng, không những vậy, tùy vào khả năng của người sử dụng mà Kukri còn có
những khả năng sử dụng đa dạng khó lường, ngoài là một vũ khí cận chiến, nó còn
có thể sử dụng như một thứ ám khí chết người trong một cự ly trung bình với độ
chính xác khá cao.
Không chỉ là quốc bảo của
quốc gia Nepal, Kukri với thiết kế đặc biệt đi kèm những giai thoại bất hủ về
nó đã trở thành một trong những biểu tượng quân sự phổ biến nhất trên thế giới.
Dao
găm GB – Sát nhân giấu mặt
Không to lớn và hầm hố như
những ‘đồng nghiệp’ của mình, GB là một con dao găm có kích thước khá khiêm
tốn, là loại dao gấp đầu tiên của Stride, với lưỡi dao dài 4 inch, độ dày
lưỡi dao 3/16 inch, mũi dao Tanto nổi tiếng, tuy nhiên, cán dao lại khá
dày, tổng thể dao nặng, chắc chắn và dễ sử dụng. GB chủ yếu được trang bị
cho các phi công sử dụng cứu sinh sau khi nhảy dù, tuy nhiên cũng có thể
được trang bị cho các nhân viên bảo an và đặc vụ bí mật của chính phủ.
Tuy không có uy lực ‘chém
đinh chặt sắt’ với khả năng chém rách tấm thép như các đàn anh
to lớn hơn nhưng bù lại. với thiết kế mũi dao tanto, GB có thể đâm xuyên giáp
chống đạn hoặc các miếng bảo vệ trên người đối phương nếu như có một lực tác
động đủ mạnh, cộng với thiết kế nhỏ gọn và dễ cất dấu, mang lại nhiều tính bất
ngờ trong các trận đối kháng tay đôi, con dao găm này xứng đáng có mặt trong
danh sách những vũ khí cận chiến nguy hiểm nhất mọi thời đại.
Strider
Mantrack 1 Big – Sát thủ đa năng
Cấu tạo khá lớn so với những
con dao quân dụng khác, nhưng không vì thế mà Strider Mantrack trở
nên kém linh hoạt hơn so với những cái tên khác. Với lưỡi dao dài 6.5
inch, độ dày 4/16 inch, đầu mũi dao nhọn đều kiểu mũi giáo, vừa có tính năng
đâm xuyên áo giáp, vừa có thể cắt, chém với độ sắc bén tuyệt vời. Chuôi
dao rất dài nhưng thực chất trọng tâm của dao nằm ở phần đỉnh của dao
khiến cho dao rất cân bằng tại điểm giữa và giúp cho dao không bị mất cân đối.
Ngoài
sự đa dạng trong cách sử dụng, điều làm nên sự khác biệt của Strider Mantrack
chính là phong cách chiến đấu linh hoạt dựa theo nhiều tình huống nhờ vào cán
dao dài có thể sử dụng dao ở bất kỳ tư thế và phong cách ra đòn nào, đồng thời
bộ phận này còn được cuốn một lớp dây dù cứu sinh rất chắc chắn, giúp cho người
sử dụng có thể dễ dàng điều khiển nó ngay cả khi đeo găng tay chiến thuật.
Dao thường được sơn rằn ri để ngụy trang và hạn chế sự phản chiếu ánh nắng. Dây
dù ở cán dao còn có tác dụng rất lớn khi sinh tồn trong rừng khi có thể
làm dây cung săn bắn thú, dây bẫy, dây câu cá, buộc vào chuôi dao để ném dao
săn…