Trong một bài viết gần đây tôi có dùng từ "người
bản địa", từ này cũng có nghĩa là từ "thổ dân". Hai từ này
đều là từ Hán - Việt.
Nhiều người sẽ hiểu sai từ "thổ dân" là người thiểu
số, sống ở vùng hoang sơ, lạc hậu...
Có nhẽ từ này do xuất phát từ hồi thực dân đi khai thác
thuộc địa mà ra. Rồi do sách báo, phim ảnh và dịch nghĩa... trở thành nghĩa từ.
Thật ra, 2 từ này là để chỉ quần thể người dân sinh sống đầu tiên hoặc nhiều đời tại 1 vùng đất cụ thể, có tiếng nói, chữ viết và nền văn hoá riêng và khẳng định chủ quyền vùng đó nên có tên gọi chung gắn liền tên đất.
Ví dụ như người da đỏ châu Mỹ, người thiểu số châu Úc và đại dương, người Eskimo ở mạn Bắc cực hay người An Nam trên đất Việt Nam ta khi thực dân bắt đầu vào khai thác thuộc địa từ thế kỷ 18 – 19...
Vậy nên "người bản địa" cũng có nghĩa là "thổ dân".
Chắc cũng tạm đủ để giải thích – còn đi sâu hơn thì cần có các chuyên gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét