28/12/2024

Xuất xứ chuyện cổ tích Thạch Sanh

 Hồi nhỏ, những năm 70  thế kỷ trước, đọc quyển Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam hay lắm, trong đó có tích truyện Thạch Sanh. Đọc rồi để đấy thôi, cũng như các truyện khác mà, chả suy nghĩ nhiều - trẻ con vậy.

Hôm rồi, tính cớ gặp chuyện của vợ chồng An Chu kể về chuyến đi phượt về miền cực Nam tổ quốc, tỉnh Kiên giang. Qua câu chuyện mới biết, hoá ra câu chuyện xuất xứ từ đây.

Đầu TK 18, năm 1708, di thần nhà Minh là Mạc Cửu, không chịu phục nhà Thanh, dong thuyền về min Hà Tiên, được chúa Nguyễn Phúc Chu thu nhận và phong làm Tổng trấn Hà Tiên. Chuyện Thạch Sanh có nhẽ xuất hiện thời Mạc Thiên Tứ - hay còn là Mạc Thiên Tích (con trai Mạc Cửu) thừa kế chức vụ của cha.

Thạch Động, nơi khởi xướng tích tuồng chàng trai Thạch Sanh đốn củi khỏe mạnh, nghèo nàn cứu công chúa Huỳnh Nga. Đàn kêu tích tịch tình tang, ai đem công chúa lên hang mà về.  

Công chúa Huỳnh Nga có nhẽ liên quan đến Chúa Nguyễn Ánh, vì có thời kỳ dài ông trốn tránh quân Tây Sơn ở vùng này.

Hang “Cội Hàng Gia” ở sườn núi Đá Dựng được cho là nơi sinh sống của Thạch Sanh. Ở trước cửa động có nhiều phiến đá ghép mí, chồng khít lại với nhau tạo thành một mái vòm tự nhiên. Theo truyền thuyết, một buổi sáng xưa kia, từ nơi đây, Thạch Sanh đã giương cung bắn chim đại bàng yêu tinh đang cắp nàng công chúa bay ngang qua núi Đá Dựng.

Hồi xưa vùng này thú dữ nhiều và to lắm, những năm 60 TK trước, có chuyện, người dân đi rừng ở  Phú Quốc, ngồi nghỉ trên khúc cây chắn ngang giữa đường. Châm lửa nấu cơm, khúc cây chợt động, phóng vụt vào rừng. Húa vía, là con trăn gió đang nằm. (đọc những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, các bạn sẽ biết, ví như quyển Hương rừng Cà Mau chả hạn). Chắc trằn tinh mà Thạch Sanh giết là con trăn giống con này.

Chàng Thạch Sanh năm nào xuống hang cứu công chúa, chẳng biết có lưu lại bà con anh em gì không chớ người dân Khmer xung quanh đây cùng họ Thạch cũng khá nhiều.

Vài hình ảnh về núi Đá Dựng do vợ chống An Chu Cung cấp

 


 

 

     Một vài thông tin các bạn tham khảo.

23/12/2024

Một số loài chim rừng Việt Nam

St trên net

 

Nữ nhiếp ảnh gia Bồ Đào Nha Ana C. Silva là tác giả của nhiều cuốn sách ảnh về các loài chim, trong đó có cuốn “Aves do Vietname” (Chim Việt Nam). 

Cùng xem một số bức ảnh cô chụp ở Việt Nam.

Chim khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum), chụp ở vùng núi Ngọc Linh, Tây Nguyên. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim giẻ cùi bụng vàng (Cissa hypoleuca), chụp ở Di Linh, Lâm Đồng. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim đớp ruồi xanh gáy đen (Hypothymis azurea), chụp ở Di Linh, Lâm Đồng. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim sáo đất đầu cam (Geokichla citrina), chụp ở Di Linh, Lâm Đồng. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim mỏ rộng ngực bạc (Serilophus lunatus), chụp ở Di Linh, Lâm Đồng. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror), chụp ở Di Linh, Lâm Đồng. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim họa mi cổ trắng (Monticola gularis), cá thể mái, chụp ở Đà Lạt. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim đớp ruồi lớn (Niltava grandis), chụp ở Đà Lạt. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Ảnh đẹp mê hồn về chim Việt Nam của nữ nhiếp ảnh gia Bồ Đào Nha

Chim hút mật Langbiang (Aethopyga saturata johnsi), chụp ở thác Datanla, Đà Lạt. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim hút mật bụng vàng (Aethopyga gouldiae), chụp ở Đà Lạt. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim hoét đá họng trắng (Monticola gularis), chụp ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim đuôi cụt bụng vằn (Hydrornis elliotii), chụp ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim cu luồng (Chalcophaps indica), chụp ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Gà lôi hồng tía (Lophura diardi), cá thể trống, chụp ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

Chim oanh lưng xanh (Larvivora cyane), chụp ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Ana Silva / Flickr.

17/12/2024

Kỹ năng của kỹ nữ thời xưa phải có

 Nhặt trên net.


"Kỹ năng" trong nghề của một Kỹ Nữ ngày xưa trong Kim Vân Kiều Truyện và Đoạn Trường Tân Thanh

--------

Kỹ năng của một Kỹ Nữ ở đây có thể hiểu là cách lấy lòng, chèo kéo khách. Mà mấu chốt của việc này có thành công hay không chính là nằm ở chổ "kỹ năng giường chiếu" của Kỹ Nữ. Một người Kỹ Nữ muốn thành công thì không thể thiếu những kỹ năng này. Ai có thể khiến cho khách mê mệt, quyến luyến nhưng bản thân mình lại không tốn quá nhiều sức lực, ấy mới là người thành công.

Trong truyện Kiều, khi Thuý Kiều mới bắt đầu vào "ngành" thì về mặt kỹ năng này thì Kiều chỉ là một con số 0 tròn trĩnh. Để có thể biến Thúy Kiều thành một Kỹ Nữ toàn diện, có một không hai thì Tú Bà đã phải dốc hết tâm cơ của mình ra đào tạo nàng. Việc đầu tiên mà Tú Bà làm đó là đào tạo cho nàng “kỹ năng trong nghề”, thứ mà Thúy Kiều còn thiếu.

Này con thuộc lấy nằm lòng

Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề.

Chơi cho liễu chán, hoa chê,

Cho lăn lóc đá, cho mê mẫn người.”

Vậy “bảy chữ, tám nghề” mà Tú Bà dạy cho Thúy Kiều ở đây là nghĩa như thế nào?. Qua sách “Tố Nữ Kinh” chúng ta có thể cắt nghĩa như sau:

Bảy chữ thuộc “vành ngoài” gồm:

- Khốc: tức là khóc, dùng nước mắt để lay động khách làng chơi. Kể khổ thế này, kể khổ thế kia, phải khóc như thật để cho khách tin tưởng vào thành tâm thiện ý của mình. Tú Bà đã chỉ cho Kiều một tuyệt chiêu đó là “tẩm nước gừng vào khăn tay” khi đó nước mắt sẽ tuôn như suối.

- Tiễn: có nghĩa là cắt. Rủ khách cùng mình mỗi người cắt một đoạn tóc, rồi kết thành một sợi. Sau đó chia cho nhau buộc vào hai cánh tay (làm lễ “kết tóc se duyên” thể hiện sự chung tình)

- Thích: có nghĩa là đâm, chích. Lấy kim hoặc trâm thích vào cổ tay hoặc bắp đùi tên của khách, để cho khách thấy được sự chung tình của mình.

- Thiêu: có nghĩa là đốt, dùng hương đốt vào 6 huyệt của chàng và nàng. Sau khi thề thốt, cả hai người cùng áp người vào nhau vào đốt các huyệt đó, thực sự phải là cao thủ mới sử dụng được thủ pháp này:

+ Bụng kề bụng gọi là: “chính nguyện đồng tâm. Hai người cởi bỏ y phục hướng mặt vào nhau “bụng kề bụng, da áp da” rồi dùng hương chích

+ Đầu chụm đầu gọi là: “chính nguyệt kết tóc”. Chàng và nàng ngồi đối diện gục đầu vào nhau, cùng nhau thề thốt dùng hương mà chích

+ Tay trái mình khít với tay trái khách gọi là: “hứa nguyện liên tình bên tả.”

+ Tay phải mình liền với tay phải khách gọi là: “hứa nguyện liên tình bên hữu.”

+ Đùi trái mình chạm với đùi phải khách gọi là: “hứa nguyện giao đùi bên tả”

+ Đùi phải mình chạm với đùi trái khách gọi là: “hứa nguyện giao đùi bên hữu”

- Giá: có nghĩa là cưới hỏi làm vợ chồng. Tức là sau khi điều tra được gia cảnh giàu có của khách thì thề non, hẹn biển để khách bỏ ra một khoản tiền lớn cưới mình về.

- Tẩu: có nghĩa là chạy. Tức là khi dan díu đã lâu và thấy khách đã hết tiền, tiền chuộc chẳng có mà tiền chơi cũng không. Thì khi đó sẽ giả vờ thề thốt với khách là sẽ cùng nhau bỏ trốn. Hẹn khách gặp mặt ở chỗ nào đó, nhưng kỳ thực không đến mà sẽ báo cho quan binh hay chủ nợ đến để bắt. Đây là một cách tống khứ khách hết tiền đi.

- Tử: tức là сhếт. ở đây là сhếт giả, chứ không phải снếт thật. Tức là vờ đòi tự sát, tự tử vvv để cho khách thấy được sự chung tình mà hết lòng vì mình. Cái này thành hay bại còn tùy thuộc vào diễn xuất của từng người.

Tám nghề thuộc vành trong:

Thúy Kiều nói "Ngủ là ngủ, chẳng lẽ lại còn có mấy kiểu sao?". Tú Bà cười nói "Con ngốc, nếu kỹ nữ cũng như con nhà lành thì ai mà tới chơi, trong đó có nhiều cảnh giới kỳ diệu lắm". Thúy Kiều nói "Xin má giảng kỹ qua một lượt". Tú Bà nói "Phàm khách ăn xong, sắp lên giường, phải để khách nằm phía trong, còn ngươi nằm ở phía ngoài. Phải hướng khuôn mặt vào khách, đưa tay cho y gối đầu. Nhất định y sẽ mò mẫm toàn thân ngươi, ngươi cũng sờ mó hạ thể của y. Nếu ngắn và nhỏ thì dùng phép kích cổ thôi hoa (Đánh trống giục hoa), nếu dài và to thì dùng phép kim liên song tỏa (Sen vàng khóa xiết), nếu là người tính cấp thì dùng cách Đại triển kỳ cổ (Mở cờ gióng trống), nếu là người tính hoãn thì dùng phép mạn đả khinh xao (Đánh chậm gõ nhẹ), nếu không chịu nổi thì dùng phép Khẩn thuyên tam điệt (Ba bậc đổi thế), nếu chịu nổi thì dùng cách tả chi hữu trì (tay phải ôm, tay trái giữ), nếu là kẻ dịu dàng thì dùng phép Tả tâm truy hồn (khóa lấy tâm, theo dõi tinh thần), nếu là kẻ hiếu sắc thì dùng phép nhiếp thần siểm tọa (Thu hết tinh thần, ngồi cưỡi dún dẩy). Những lối khác cũng có nhiều, nhưng đại thể không ra khỏi tám lối nói trên". (trích truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân)

Tóm tắt lại thì tám nghề đó chính là tám phương thức giao hợp chủ yếu dành cho các loại khách khác nhau:

- Kích cổ thôi hoa (đánh trống dục hoa): dùng cho khách có kích thước ngắn và nhỏ

- Kim liên song tỏa (sen vàng khóa xiết): dùng cho khách có kích thước dài và to

- Đại triển kỳ cổ (mở cờ gióng trống): dùng cho khách cấp tính (nhanh và mạnh bạo)

- Mạn đả khinh xao (đánh chậm gõ nhẹ): dùng cho khách có xu hướng nhẹ nhàng từ tốn

- Khẩn thuyên tam điệt (ba bậc đổi thế): dùng cho khách “vỡ lòng” và yếu

- Tả chi hữu trì (tay phải ôm, tay trái giữ): dùng cho khách “dai sức”

- Tả tâm truy hồn (khóa lấy tâm, theo dõi tinh thần): dùng cho khách dịu dàng, thích lãng mạn

- Nhiếp thần siểm tọa (thu hết tinh thần, ngồi cưỡi dún dẩy): dùng cho khách hiếu sắc.

(cái ni các bạn tìm hiểu trên nét sẽ biết nha, hổng cần cụ tỉ)

Khách đã vào Kỹ Viện, thì các Kỹ Nữ phải có nhiệm vụ thỏa mãn được nhu cầu tình dục của khách, bất chấp vị khách đó có là một ông lão 80 tuổi cho đến một kẻ què chân cụt tay, thậm chí đó là một người liệt dương. Khi khách thỏa mãn thì đồng nghĩa với việc Kỹ Nữ đó càng nổi danh và tiền mà Kỹ Viện và Tú Bà thu vào sẽ như suối chảy. Tú Bà đã dạy cho nàng Kiều biết phải kết hợp những cử chỉ bên ngoài như biểu cảm khuôn mặt, dáng điệu đi đứng ... với kỹ năng "giường chiếu" để đạt được hiệu quả cao nhất. Tú bà đã dặn nàng Kiều rằng:

"Khi khóe hạnh, khi nét ngài,

Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa.

Đây là nghề nghiệp trong nhà,

Đủ ngần ấy nếp mới là người soi"

Ấy mới biết, để trở thành kỹ nữ không đơn giản chỉ dạng chân, vén váy là xong hỉ? Nên tốn tiền cũng bõ.  Một nụ cười duyên dáng, một cái liếc mắt đưa tình, một cử chỉ e thẹn của Thúy Kiều thôi cũng đủ khiến cho người ta mê mẩn đến thất thần rồi.

Qua đây có thể thấy được nếu như nghề làm Kỹ Nữ là một môn phái, thì Tú Bà chính là chưởng môn nhân môn phái đó.

 

16/12/2024

Dưỡng sinh mặt - đầu

 Theo Health/People


Bài bấm huyệt này là bí quyết cổ xưa của Đông y về cách sử dụng huyệt để làm thông "7 lỗ" trên mặt giúp bạn có được sức khỏe và năng lượng, làm cho nội tạng hoạt động hiệu quả.

Miêu tả thì dài nhưng cách thực hiện lại khá đơn giản, chỉ mất 5 phút đầu ngày vào buổi sáng, bạn có thể thực hiện ngay khi ở trên giường. Hãy đọc và lần lượt làm theo, làm một vài lần bạn sẽ quen và thành thạo, tự thực hiện dễ dàng hàng ngày.

1. Chăm sóc, làm thông 2 lỗ mũi

Cách thực hiện việc này không khó, bạn bắt đầu bằng việc dùng 2 ngón tay cái ấn vào huyệt nghinh hương, sau đó hít không khí vào, tiếp tục ấn nhẹ vào 2 bên khoang mũi, sau khi ấn xong thì thở ra. Tiếp tục làm tương tự như vậy với mũi bên kia.

Sau khi ấn bóp 2 bên khoang mũi, bạn có thể hít thở vào, không khí sẽ đi vào khoang mũi và đi lên mũi trên và hốc mắt, tiếp tục thở ra đẩy không khí đi qua mũi và khóe miệng bằng cách há miệng nhỏ vừa.

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 1.

2. Chăm sóc, làm thông khoang miệng

Khoang miệng của mỗi người là bộ phận rất quan trọng, bởi bạn có thể hình dung, nếu bị trúng gió có thể dẫn đến méo miệng, lệch mặt, thậm chí có thể dẫn đến mức độ nặng hơn là phát triển thành chứng liệt nửa người.

Mát xa và bấm huyệt Địa thương, huyệt Nhân trung và huyệt Thừa tương. Cách làm này có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến chứng co thắt thần kinh mặt và cản trở âm thanh, mất tiếng.

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 2.

Dùng 2 ngón tay cái bấm vào huyệt Địa thương, hít vào, một bên không di chuyển, bên còn lại bắt đầu di chuyển, sau khi day bấm huyệt thì thở ra bằng đường miệng, và sau đó thay đổi thực hiện với bên còn lại.

Sau khi cả hai bên đã được thực hiện, bắt đầu ấn đẩy tay bằng cách hít vào, đẩy vào khóe miệng, và khi thở ra, đẩy ra khỏi khóe miệng.

Sau đó, tiếp tục hít vào, xoa bóp huyệt Nhân trung bằng ngón trỏ, ngừng thở ra, hít vào, dùng ngón tay còn lại xoa bóp vào huyệt Thừa tương, nín thở, sau đó hít vào, đồng thời xoa bóp vào 2 huyệt này, tiếp tục nín thở khi xoa bóp, làm xong thì thở ra rồi hít vào.

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 3.
Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 4.

3. Chăm sóc, làm thông 2 lỗ tai

Thông thường, bạn có thể chăm sóc tai vào bất kỳ mùa nào trong năm, nhưng quan trọng nhất là vào mùa đông. Nếu bạn đã bỏ lỡ thời gian đã qua, bạn có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào để chăm sóc sức khỏe.

Nếu như một bên tai phải của bạn nghe không rõ ràng, bạn nên dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt ở tai trái và đồng thời miệng nói phát ra âm thanh "Aaaa" trong khi lắc tai phải. Sau đó thả tai phải để xem nó có hoạt động hiệu quả trở lại không.

4. Chăm sóc, làm thông 2 mắt

Đầu tiên, bạn xoa 2 bàn tay cho nóng lên, úp cả 2 bàn tay nóng này vào mắt và chớp mắt khi thở ra.

Thứ hai, dùng ngón cái và ngón trỏ ấn vào huyệt Tinh minh, nhắm mắt, giữ trong khi hít vào và day bấm trong khi thở ra.

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 5.

Thứ ba, sử dụng hai ngón tay cái để bấm huyệt Đồng tử liêu, không di chuyển khi hít vào và ấn khi thở ra.

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 6.

Thứ tư, ấn huyệt Toàn trúc, không di chuyển khi hít vào, đẩy lên xuống khi thở ra (cả hai bên đẩy đồng thời, một bên đẩy lên, một bên đẩy xuống).

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 7.

Thứ năm, nhấn huyệt Ngư yêu, đẩy lên và xuống khi hít vào và đẩy xung quanh khi thở ra.

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 8.

Thứ sáu, sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ của cả hai tay để ấn vào huyệt Ty trúc không và huyệt Đồng tử liêu. Khi hít vào, ấn giữ nguyên và day nhẹ khi bạn thở ra.

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 9.

Thứ bảy, không di chuyển khi hít vào, ấn vào huyệt Dương bạch và Tứ bạch khi thở ra, đầu tiên nhấn lên và xuống, sau đó nhấn trái và phải.

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 10.
Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 11.