28/03/2025

Bảo vật từ thời Tây Sơn

 

 
 
Con dao khi được trưng bày ở Chọn Auction (63 phồ Hàm Long, Hà Nội)
 

 

Con dao găm này có từ thế kỉ 18, được làm bằng vàng và nạm 36 viên hổ phách. Kích thước 40 x 10 cm, thuộc sở hữu tư nhân, từng xuất hiện tại một số triển lãm. Lần gần nhất con dao được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2019). Phần cán dao được chạm hình hai người là 1 người Chăm và 1 người Kinh đấu lưng vào nhau. Phía bên phải bao dao chạm hình chim, tương tự tạo hình chim Garuda - linh vật của người Chăm. Bên trái dao chạm hình rồng, dường như đại diện cho linh vật của người Việt.

Theo chia sẻ từ chủ sở hữu cũ của con dao găm, ông mua con dao này vào năm 2005 từ một già làng Bana - hậu duệ của người Chăm tại huyện Kbang. Vị già làng cũng kể con dao này là món quà anh em nhà Tây Sơn tặng bà chúa Hỏa (thủ lĩnh người Chăm xứ Hỏa Xá - khu vực miền núi phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, kéo dài tới Cheo Reo, Kon Tum ngày nay). Trong phiên đấu giá của Chọn Auction diễn ra tối 24/11/2019 tại Hà Nội, con dao này đã được bán với giá 249.000 USD (khoảng 5,791 tỷ đồng).

Con dao găm đấu giá được xác định là một loại Kris, dao găm/đoản kiếm hộ thân, phổ biến ở các nền văn hóa quần đảo Malay, nhưng cũng có thể thấy ở các khu vực lân cận nhờ giao thương. Ngoài công dụng là một khí giới, nó còn mang ý nghĩa tâm linh, được tin là sẽ đem lại sự may mắn, sức mạnh, và quyền lực cho những ai mang bên mình.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét