14/08/2021

Cổng ngăn giữa các khu phố cổ ở Hà Nội xưa

 

Căn cứ vào một tấm bản đồ do một người Việt Nam có tên là Phạm Đình Bạch vẽ năm 1873 kết quả cho thấy kinh thành Thăng Long xưa có khoảng 15 cổng, trong đó có cổng phố Jean Dupuis (Ô Quan Chưởng); cổng phố Graines (phố Hàng Đậu) ở chỗ giao nhau với phố Duranton (phố Nguyễn Thiệp); cổng phố Vases (phố Hàng Chĩnh), giữa phố Pavillons Noires (phố Mã Mây) và kè sông Hồng (nay thuộc phố Trần Quang Khải); cổng phố Saumure (phố Hàng Mắm) chỗ giao nhau với phố Maréchal Pétain (phố Nguyễn Hữu Huân); cổng phố Fellonneau (phố Lò Sũ) nơi giao nhau với đại lộ Amiral Courbet (phố Lý Thái Tổ), cổng phố Incrusteurs (đoạn đầu phố, nay là phố Tràng Tiền)… Trong số các các cổng này, chỉ có cổng phố Jean Dupuis tức Ô Quan Chưởng là còn tồn tại đến ngày nay.

Theo mô tả của phần lớn các tư liệu, đường phố ở Hà Nội (thế kỷ XVII – XIX) có sự khác biệt giữa các khu phố người Hoa và các khu phố người Việt. Ở các khu phố của người Hoa, lòng đường đều được lát đá hoa lớn. Còn các con phố trong khu người Việt thì không được lát đá, không có vỉa hè và đầy bùn mỗi khi có mưa xuống, rất khó khăn trong việc đi lại.

Trong ảnh là các cổng ngăn trên các phố Hàng Chiếu, Hàng Ngang, Hàng Buồm chụp năm 1885....

Dòng chữ Hán phía trên có nhắc đến phố Thanh Hà giao cắt với Hàng Chiếu bây giờ. Phía xa là ô Quan Chưởng (ô Thanh Hà).

Đây cũng là con phố đầu tiên mà quân Pháp dẫn quân tiến đánh thành Hà Nội lần 1 năm 1873, dưới sự chỉ huy của Francis Garnier.

Cổng phố Cantonais (Hàng Ngang)
Cổng ngăn trên phố Mã Mây
Hàng Chiếu thời kỳ trước đó là cổng ngăn khá sơ sài dựng chủ yếu bằng những cây gỗ.








 

Mẹo sống lâu nhờ ngón tay của người Nhật


 

Người Nhật sống lâu nhất thế giới chỉ nhờ… ngón tay! Không phải bỗng nhiên người Nhật sống thọ đến vậy… Bí kíp giúp người Nhật sống khỏe, sống thọ nhất thế giới! Tất cả bạn cần chỉ là 1 bàn tay !!!

Tại Nhật Bản tồn tại một nghệ thuật chữa bệnh đã 5.000 năm tuổi. Đó là cách chữa lành cơ thể bên trong hoàn toàn bằng cách nắm giữ các ngón tay trên bàn tay.

Khi nắm chặt ngón tay cái, cơ thể giải phóng những căng thẳng trong não bộ, giúp bạn thoát khỏi căng thẳng về thần kinh. Tương tự như vậy,các ngón tay còn lại cũng có khả năng chữa bệnh khác nhau.

Dưới đây là cách giữ ngón tay để thoát khỏi bệnh tật của người Nhật, theo *Boldsky.

1. Ngón tay cái

– Nếu bị căng thẳng, bạn chỉ cần giữ ngón tay cái thật chặt và đếm đến 20 giây. Việc đơn giản này lại có tác dụng giúp giảm căng thẳng cũng như làm dịu hệ thống thần kinh của bạn.

– Bạn đang bị rối loạn tiêu hóa cũng nên thực hiện theo bài tập này bởi ngón tay cái được kết nối với lá lách và dạ dày.

2. Ngón tay trỏ

Ngón tay trỏ được kết nối đến thận. Có thể ngăn chặn sỏi thận và suy thận bằng cách giữ ngón tay trỏ trong một thời gian ngắn để cân bằng nước trong cơ thể, ngăn ngừa sỏi hình thành.

3. Ngón tay giữa

– Tức giận, thất vọng và mệt mỏi đều được kết nối với ngón tay giữa. Nếu bạn đang trải qua một cơn đau đầu nhẹ, hãy nắm chặt ngón tay giữa, nỗi đau của bạn sẽ biến mất.

– Mặt khác, các ngón tay giữa được kết nối với gan, túi mật và bàng quang, vì vậy bạn có thể điều trị bệnh liên quan đến các bộ phận kia một cách tự nhiên bằng cách giữ ngón tay ba lần trong ngày.

4. Ngón tay đeo nhẫn

Ngón tay này được kết nối với trung tâm, đến phổi. Khi nắm chặt, massage ngón tay đeo nhẫn giúp bạn thở tốt hơn. Bài tập này có lợi cho những người đang bị khó thở hay các vấn đề về hô hấp.

5. Ngón tay út

Nắm chặt và ấn nhẹ ngón tay út giúp làm dịu dây thần kinh trong cơ thể. Đồng thời, những ngón tay nhỏ được kết nối với trung tâm còn giúp ngăn ngừa cơn đau tim và bệnh về tim mạch.

 


13/08/2021

Trải nghiệm YIN Yoga với các Asanas Yin Yoga

Mạc được sử dụng như một thuật ngữ nói về mạng lưới bao bọc các mô mềm của cơ thể. Nếu bạn là huấn luyện viên, bạn đã luyện cho mạc ngay từ lúc đầu bạn luyện tập. Nếu bạn là kĩ thuật viên chăm sóc sức khỏe, bạn đã làm việc với mạc ngay khi bạn chạm tay lên cơ thể ai đó. Bạn hoàn toàn không thể tránh mạc đượ. Nó nằm ngay dưới lớp da .

Thomas Myers, người sáng tạo ra "bản đồ mạc" của cơ thể con người. Mạc theo cách mô tả rất sinh động của ông là một tấm vải lớn tạo sự kết nối, có tính bao trùm và len lỏi vào những đơn vị nhỏ nhất của cơ thể. Cơ thể con người là một sự trọn vẹn chỉnh thể, không chia cắt, tách rời cũng là nhờ sự liên kết từ mạc mà ra.

Tất cả hình thức tập luyện đều tác động đến mạc, theo Thomas. Tuy nhiên Yin yoga là bộ môn làm việc trực tiếp và sâu sắc với mạc.


26/07/2021

Miệt vườn, miệt thứ, miệt dưới



Đận vừa rồi mình có dịp đi thăm thú miền Tây Nam b mới biết và vỡ vạc được nhiều điều. Ví dụ như miệt Vườn, miệt Thứ, miệt Dưới…

Cũng may trong chuyến đi này mình được gặp gỡ nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ, mấy ông nhà văn bản địa và các cụ cao tuổi nên thu hoạch rất phong phú.

Ở miền Nam ta hay nghe nói tới Miệt Vườn, và thường hiểu Miệt Vườn nôm na là vùng đồng ruộng, vườn tược đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Còn từ Miệt Thứ coi vậy mà ít người nghe nói, ngay cả khi tôi hỏi những người bạn quê quán, gốc gác Nam bộ.

Sách Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Hùynh Tịnh Của giải thích chữ Miệt:

- Miệt. Nhỏ mọn, xứ miền, một dãy đất.

Đại Nam Quốc Âm Tự Vị còn phân biệt Miệt vườn và Miệt ruộng:

- Miệt vườn: Miền vườn, đất vườn.

- Miệt ruộng: Miền ruộng, xứ ruộng, phường ruộng.

Nhà văn, học giả Sơn Nam (1926-2008), một người được mệnh danh là “Ông già Nam bộ”, “Nhà Nam bộ học”, đã viết về vùng đồng bằng sông Cửu Long như sau:

Người ở đồng bằng sông Cửu Long đã phân tích khá tỉ mỉ những nét đặc biệt của từng vùng nhỏ trong đồng bằng. Họ gọi riêng rẽ:

- Miệt trên: vùng Biên Hòa, Gia Định, Bà Rịa có thể tính luôn vùng Tân An.

- Miệt Cao Lãnh: vùng chợ Cao Lãnh ngày nay, trước kia là quận lỵ của Sa Đéc.

- Miệt Đồng Tháp Mười.

- Miệt Dưới: vùng Rạch Giá, Cà Mau.

- Miệt chợ Thủ, Miệt Ông Chưởng, theo lòng Ông Chưởng, nối sông Hậu qua sông Tiền, tỉnh Long Xuyên.

- Miệt Xà Tón, Bảy Núi, tức là vùng Thất Sơn và quận lỵ Tri Tôn (Châu Đốc).

- Miệt Hai Huyện (cũng là miệt Chợ Thủ, Ông Chưởng).

Miệt Vườn, gọi tổng quát những vùng cao ráo, có vườn cam vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ.

Miệt Vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

Chúng ta đã nghe những danh từ:

- Về vườn, gái vườn, công tử vườn, điếm vườn, bắp vườn, nhà vườn…

Hồi trước năm 1975 bạn nào ở Saigon chắc có nghe từ “Dân chơi miệt vườn”, có lẽ ý nghĩa tương đương với từ “Công tử vườn” trong sách của nhà văn Sơn Nam. Một “Công tử vườn” vang danh thiên hạ xưa nay mà người dân Nam bộ ai cũng biết tiếng, đó là “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy (1900-1974), còn gọi là Ba Huy và có biệt danh là Hắc Công Tử, người nức tiếng ăn chơi một thời, đã dám sắm và lái máy bay đi thăm ruộng vườn của gia đình (đất của nhà ông ấy rộng đến nỗi, có lần ông Huy cùng cô bồ đi máy bay thăm ruộng, lạc sang đất Thái, bị không quân Thái bắt, phải do cha đem 5 ngàn đồng bạc Đông dương sang chuộc về).

Như vậy theo nhà văn Sơn Nam, thì Miệt Vườn là những vùng đất cao ráo, có vườn cam vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ.

Nhà văn Sơn Nam cũng cho biết Miệt Vườn là nơi có mật độ dân số cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, được tạo lập trên những đất gò, đất giồng, đất vườn phù sa rất tốt, thích hợp trồng cây ăn trái, người dân quê làm vườn đỡ vất vả mà dễ kiếm ăn hơn làm ruộng, cuộc sống khá sung túc. Cho nên nhìn trên bản đồ thấy ở Miệt Vườn có rất nhiều địa danh, nhiều chợ quận, chợ làng.

Thế còn Miệt Thứ?

Như đã nói bên trên, hơi lạ là khi hỏi về Miệt Thứ, vài người bạn hoặc người quen biết gốc gác miền Tây Nam bộ của tôi lại không biết, có người còn nói chưa nghe nói đến tên Miệt Thứ bao giờ. Trong sách của nhà văn Sơn Nam có nói đến Miệt Thứ. Ông viết:

Đại Nam Nhất Thống Chí chép đó là vùng “Lâm Sác”, vùng Thập Câu, giới bình dân gọi nôm na đó là Miệt Thứ, là ven U Minh. Thập Câu là mười con rạch mang tên là rạch thứ Nhứt, rạch Thứ Hai… rạch thứ Mười chảy song song từ vùng đất thấp U Minh Thượng ra biển, gọi là “thập” nhưng trong thực tế hơn mười con rạch.

Người địa phương lần hồi khai thác và khám phá thêm, thí dụ như rạch thứ chín rưỡi (giữa rạch thứ Chín và thứ Mười) hoặc rạch Xẻo Vẹt, Xẻo Ngát, Chà Và giả, Chà Và thiệt, rạch Ổ Heo, rạch Nằm Bếp, rạch Kim Quy…

Đây là vùng đất vào thời trước rất xa xôi, hiểm trở với nhiều thú dữ và bệnh tật, là nơi dừng chân cuối cùng của người dân Việt trên con đường Nam tiến, người dân chỉ đến khai thác vùng này từ sau năm 1870.

Ở vùng Miệt Thứ ruộng xấu năng xuất kém, đất thấp nhiều muỗi mòng, nhưng được một cái ở Miệt Thứ những thức ăn như kỳ đà, rắn, lươn, cua, cá lóc, tôm, đuông chà là nhiều đến mức ê hề, người sành điệu tha hồ mà chế biến, có lẽ dân miền Tây nhậu giỏi cũng nhờ “mồi nhậu” chế biến từ những “hế biến từ những “đặc sản” này.

Miệt Thứ thời ấy xa xôi cách trở quá, cho nên cô gái Miệt Vườn theo chồng về Miệt Thứ có tâm sự:

Đêm đêm ra đứng hàng ba,
Trông về quê mẹ lệ sa buồn buồn.
Sương khuya ướt đẫm giàn bầu,
Em về Miệt Thứ bỏ sầu cho ai?

Còn cô gái ở miền Miệt Thứ Cà Mau lại bày tỏ:

Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh
.

Trong sách của Bùi Đức Tịnh (1923-2008), một học giả, nhà giáo, nhà báo quê ở Ba tri – Bến Tre, sách của ông viết nhiều về đủ mọi thể loại (Văn học sử, Văn học, Ngôn ngữ học, Địa danh Nam bộ…) cũng có viết về Thứ và Miệt Thứ:

- Thứ: Danh từ dùng riêng trong vùng Rạch Giá, Cà Mau để gọi 9 con rạch đổ ra vịnh Thái Lan bắt đầu từ chỗ gần sông Cái Lớn (Rạch Giá) xuống đến Khánh Lâm (Cà Mau). Ngọn rạch gần sông Cái Lớn nhất gọi là Thứ Nhứt, rồi đến Thứ Nhì, Thứ Ba… cho đến Thứ Chín.

Cũng cần phân biệt vùng có những con rạch đến thứ chín này là khu vực Thới Bình, Huyện Sử (tên một ngôi chợ) với khu vực gọi là “Miệt Thứ” thuộc quận Năm Căn ngày trước. Đây là vùng U Minh Hạ có 12 con kinh đưa vào rừng lấy củi, ăn ong (lấy mật ong), được gọi theo thứ tự từ kinh 1 đến kinh 12…

Nói chung qua hai học giả người Nam bộ chuyên viết vùng đồng bằng sông Cửu Long, ta thấy:

Miệt Vườn: để chỉ vùng đất cao giồng, gò có vườn cam vườn quýt (vườn trái cây) ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ, đây là vùng đất màu mỡ, trù phú, người dân Việt Nam đến định cư tại vùng này khá sớm, cuộc sống sung túc.

Miệt Thứ: là vùng đất thuộc vùng U Minh, Cà Mau, nơi có hơn mười con rạch mang tên rạch thứ Nhứt, rạch thứ Hai… (theo nhà văn Sơn Nam), hoặc mười hai con kinh gọi theo thứ tự từ kính đến kinh 12 (theo học giả Bùi Đức Tịnh). Chữ Thứ ở đây là theo thứ tự của các con rạch, con kinh. Vùng này thời trước xa xôi, hiểm trở, dân cư thưa thớt, nghèo nàn bệnh tật… với nhiều hiểm nguy, còn truyền lại trong những câu ca dao:

Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma.

Hoặc:

Tới đây xứ, sở lạ lùng,
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.

Cà Mau khỉ khọt trên bưng,
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.

Bây giờ những từ ngữ, địa danh như Miệt Vườn, Miệt Thứ đã dần trở thành quá khứ ít được nhắc tới, bởi đâu đâu cũng đã là thành phố.

Cách nay vài chục năm (trước năm 1975) ở miền Nam, thì từ “thành phố” được mặc nhiên để chỉ Saigon.

Thời đó những tỉnh duyên hải, cao nguyên miền Trung, hay về miền Tây Nam bộ, người ta gọi Saigon là “thành phố”, người Saigon là “người thành phố, dân thành phố”, và khi người ở những địa phương ấy nói “đi chơi thành phố” ai cũng hiểu là “đi chơi Saigon”.

Một từ khác chỉ địa danh ở miền Tây Nam bộ hồi đó cũng hay được người dân Saigon nói, với ngụ ý để chỉ một nơi xa xôi hẻo lánh, khỉ ho cò gáy, bây giờ gọi là “vùng sâu vùng xa”, hoặc dùng để chê bai ai đó “cù lần lửa, quê cời quê kệch”.

Những ai là công chức hay trực thuộc quân đội VNCH bị chuyển đi đến những nơi như thế, thường được ví von là “đi Chắc Cà Đao”, còn anh chàng nào dưới quê mới lên Saigon còn ngờ nghệch, được ví là “gia đó ở Chắc Cà Đao mới lên”.

Nhưng cũng ít người rõ nơi này ở đâu. Trang văn Học và Ngôn Ngữ của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – TP. HCM cho biết:”Đó là tên một con rạch, cũng là tên một ngôi chợ nhỏ (nay là thị trấn An Châu) gần Long Xuyên (An Giang). Học giả Vương Hồng Sển có ghi lại hai giải thích về tên gọi Chắc Cà Đao:

Theo ông Nguyễn Văn Đính, thì địa danh Chắc Cà Đao có thể do chữ Khmer chắp kdam (bắt cua) mà ra vì vùng này xưa kia có nhiều cua. Theo nhà văn Sơn Nam, Chắc Cà Đao do chữ Prek Pedao; Prek: rạch; Pedao: loại dây mây; rạch có nhiều dây mây.

Và ông nghĩ rằng giả thuyết của Nguyễn Văn Đính hợp lý hơn.

Đấy chỉ là mấy thu hoạch nhỏ trong chuyến đi này của mình; có dịp lại xin chia sẻ thêm.

Tham khảo:

– Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa & Văn minh Miệt Vườn, Sơn Nam, NXB Trẻ-2014.

– Lược khảo nguồn gốc Địa danh Nam Bộ, Bùi Đức Tịnh, NXB Văn Nghệ TP. HCM-1999.

 


Ngẫm n+2

 

Chính trị luôn đứng trên quân sự, bất kể là trước đây hay sau này, chính trị gia mới là người phát động chiến tranh, là người đặt ra chiến lược, bọn họ căn cứ vào lợi ích của quốc gia, chĩa mũi nhọn vào một chỗ nào đó, phát động từng cuộc chiến tranh một.

Không phải nhà Quân sự muốn đánh thế nào thì đánh, mà tướng lĩnh chẳng qua là căn cứ vào nhu cầu của Chính trị gia, đi đến tiền tuyến điều binh khiển tướng, bài binh bố trận, bố trí chiến thuật, đánh thắng trận chiến này.

Có chút thời điểm, một vị tướng quân nào đó đánh thắng được một trận chiến, nhưng lại không đạt được lợi ích mà Quốc gia cần, đấy cũng là làm điều vô ích, nếu không có chút giá trị nào thì đây cũng là một lần hành động thất bại.

Cho nên, nhiều nhà Quân sự, chả biết có tài ba hay không đều muốn làm Chính trị gia là vì thế.

20/07/2021

Xoa bóp chữa đau lưng

 Sau một thời gian bấm phản xạ đốt sống thắt lưng ,bệnh nhân thấy chỉ đỡ nhưng không khỏi .

Tôi hướng dẫn bấm phản xạ Thận ,niệu quản ,bàng quang - mấy hôm sau thì ok .

Sau đây là các vùng phản xạ cần làm :
1- Vùng px cột sống thắt lưng mỗi chân 3 phút ,ngày 2 lần .
2- Vùng phản xạ Thận ,niệu quản ,bàng quang vừa bấn vừa vuốt mỗi chân 3-5 phút ,ngày 2 lần .



HƯỚNG DẪN LÀM DAO THÁI TỪ THÉP CƯA GỖ SIÊU SẮC


 

19/07/2021

Chuyện nhàm

 

Lúc đó nước Tề muốn làm suy yếu nước Lỗ và nước Lương, cố ý thu mua hàng dệt thô của hai nước với giá cao;

Để làm suy yếu nước Lai và nước Cự, cố ý thu mua củi của hai nước với giá cao;

Để làm suy yếu hai nước Đại và Sở, cố ý thu mua da hồ ly trắng của nước Đại và nai sống của nước Sở với giá cao.

Như vậy, vua dân các nước Lỗ, Lương, Lai, Cự, Đại, Sở quả nhiên đều mắc mưu, rối rít bỏ bê nông canh mà đi dệt vải, đốn củi, săn hồ ly, bắt nai. Mà nước Tề lại nhân cơ hội này toàn lực sản xuất lương thực, tăng sản lượng dữ trữ lương thực của quốc gia và dân chúng.

Một thời gian sau, nước Tề ngừng thu mua những sản vật trên, đồng thời thực hiện đóng cửa, không bán lương thực cho đối phương.

Như vậy, giá lương thực của các nước tăng vọt, giá lương thực của nước Tề lại vô cùng thấp. Thế là, phần lớn dân chúng bỏ chạy sang nước Tề, quốc lực các nước suy yếu, cuối cùng không thể không cúi đầu xưng thần với nước Tề, Tề Hoàn Công cũng vì thế mà trở thành bá chủ một thời.

17/07/2021

Luận người Tốt - Xấu

 

Trên thế giới này vốn không có sự phân biệt người tốt và người xấu. Bởi vì người xấu và người tốt đều là một sự phán đoán chủ quan của mọi người, là theo quan niệm đạo đức của bản thân họ mà chế định ra.

Nếu là người chế định ra, vậy thì không thể là sự thực khách quan.

Có thể nói như thế này: người xấu chính là loại người gặp bất kỳ chuyện gì cũng đều xuất phát từ lợi ích của bản thân mình. Còn người tốt thì khi gặp bất kỳ chuyện gì, họ đều suy nghĩ tới lợi ích của người khác trước, sau đó mới dùng giá trị quan của mình.

Người sau sẽ dùng giá trị quan của mình để nhìn người trước, ngược lại cũng thế.

 

13/07/2021

Ngẫm n+1

   Mượn việc đọc Sử mới thấy sơ một điều: Sự khác biệt giữa minh quân và hôn quân rất đơn giản. Một kẻ thì luôn nghĩ sẽ vì nhân dân mà phục vụ; kẻ còn lại thì chỉ nghĩ làm sao khiến nhân dân phục vụ cho mình.

    Phục vụ và bị phục vụ, căn bản là vô cùng khác biệt.