02/06/2022

Cách chữa 46 loại bệnh tật không cần thuốc

 st trên net

Dưới đây là chia sẻ của GS Nguyễn Lân Dũng.

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:

Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

02. Mắt nhắm không khít:

Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

03. Mũi nghẹt cứng:

Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:

Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.



05. Bong gân, trật khớp cổ tay:

Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).



06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:

Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):

Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

08. Gai gót chân:

Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

09. Đầu gối đau nhức:

Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày:

Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.

Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

11. Nhức đầu

a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.

b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.

c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.

d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.

e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.

f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.

g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.

h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.

i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.

k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.

l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.

k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ

Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.



13. Sình bụng (do ăn không tiêu)

Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

14. Bí tiểu

Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!



15. Nấc cụt

Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:

a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và 312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).

b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!

c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng

Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:

a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.

b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.

c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung:

a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.

b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

18. Đau đầu dương vật:

Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

19. Đau khớp háng:

Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân:

Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh:

Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ:

a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.

b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áo cao:

Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.



24. Huyết áp thấp:

Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng:

Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.

26. Bế kinh:

Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

27. Lẹo mắt (lên chắp)

Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)

Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.

a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.

b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

29. Mắt không di động được

Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

30. Đắng miệng

Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)

Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

32. Hắt hơi liên tục

Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

33. Ho khan lâu ngày

Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

34. Hóc (hạt trái cây, xương)

Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

35. Các khớp ngón tay khó co duỗi

Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

36. Mắt quầng thâm

Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

37. Buồn ngủ nhíu mắt lại

Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

38. Nhảy mũi

Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

40. Quai bị

Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

41. Nhức răng

Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

42. Mắt đỏ

Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

43. Mắt nhức

Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.

44. Mắt nháy (giật)

Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.

45. Tê lưỡi, cứng lưỡi

a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.

b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

46. Khản tiếng

a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.

b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày

Lời của Lính

 


Vâng, những năm 20 của tk 21 này, chiến tranh đã lùi xa, thành ký ức của chúng ta, những người con đất Việt - Hạnh phúc lắm.

Nhưng đa phần trong dân chúng, nhất là lớp trẻ có một niềm tin tín ngưỡng rằng: Mỗi người dân Việt là một chiến sỹ theo bản năng... Xin thưa thật là: đấy là lòng tin không có căn cứ trong thực tế và rất ấu trí, khi đối diện thật sự với chiến tranh, với sống - chết, bản năng hèn nhát, ham sống sợ chết sẽ hiện ra ngay thôi ạ. 

Ngay cả những chiến đấu viên, được huấn luyện khắc nghiệt trong trường đặc nhiệm, khi tham gia trận đầu và giết người đầu tiên cũng bị lúng túng và ám ảnh rất lâu đấy ạ.

Vừa rồi, tôi thấy nhiều bạn có vẻ không tin rằng lính Mỹ chuyên bắn vãi đạn còn bộ đội ta mà bắn vãi đạn là ăn tát của chỉ huy nên tôi xin trích 1 đoạn của bài hồi kí "Tâm sự của một người lính hèn nhát", qua đó cũng để các bạn hiểu rằng chiến tranh không giống như trong game hay những bộ phim oai hùng của Hollywood, nó khốc liệt và tàn bạo hơn nhiều lắm"....

Đêm đầu tiên trên chốt lại thức trắng vì sợ. Ko thể lý giải được nỗi sợ hãi lạ kỳ đó. Đội hình phòng ngự rất thưa mỏng. 10 - 15m mới có 1 ụ chiến đấu. Vương trong mùi thuốc súng đắng nghét là mùi máu tanh & xác chết phân hủy. Rừng già thâm nghiêm & âm u. Tiếng sột soạt nào cũng khiến nổi da gà, lạnh toát cả sống lưng, đầu óc hoang mang lo lắng cùng cực. Mờ sáng hôm sau được nếm trận đầu. Bọn Tàu bò vào sát chiến hào, vượt qua bãi mìn dày đặc phía trước. Tôi vẫn đứng trân trân trong chiến hào suốt từ chập tối qua, súng cầm rất chắc (vì sợ quá) vậy mà khi địch ào tới tôi cứ như hóa đá.

Mất hết mọi phản xạ, hoàn toàn vô hồn, điếng lặng. Mất dăm phút mới giương súng lên, bóp cò.. nhưng quên mở khóa an toàn. Thấy súng mình im re, cò súng cứng ngắc tôi lại càng thêm rối trí, suýt bật khóc. Nhìn quanh, đồng đội nhảy cả lên trên chiến hào dũng mãnh chiến đấu, họ bắn chi viện cho tôi, cho những người đã hy sinh.. mà xấu hổ tột cùng.

Suốt ngày hôm đó tôi rúc sâu xuống hầm ko dám nhìn ai vì nhục nhã. Chính trị viên quấn cho điếu thuốc rê, ân cần trò chuyện: "Lần đầu tiên tớ cũng vậy, đái cả ra quần cơ đấy. Cậu khá lắm, ko nằm bẹp xuống hào (Thực ra tôi vì sợ quá nên quên cả việc nằm bẹp xuống) đã là điều rất đáng nể. Từ trận sau, tin rằng cậu sẽ cứng cỏi hơn".

Trận sau còn tệ hại hơn. Nổ súng khí thế lắm, nhưng ko hề thấy địch, đạn bay hết lên trời. Họp trung đội anh em kiểm điểm tối tăm mặt mày. "Mỗi viên đạn AK có giá bằng 5 cân thóc. Dù bạn viện trợ nhưng đâu phải cho không? Con cháu ta phải trả nợ sau này. Bắn kiểu ấy là vô trách nhiệm với đất nước.. Hoặc: Nổ súng bừa bãi chỉ là cách tự trấn an bản thân của những kẻ bạc nhược. Quân đội đã dạy cách bắn điểm xạ ngắn, tuyệt nhiên ko được bắn khi chưa ngắm chính xác. Nổ súng như đ/c .. chỉ khiến địch coi thường quân đội chúng ta.. Hoặc: Mỗi thùng đạn đưa lên tới chốt phải đổi bằng máu của thanh niên xung phong & du kích. Người chiến sỹ phải có trách nhiệm với viên đạn trong tay mình..."

Đêm đó tôi phảng phất ý nghĩ tự sát. Đang lùng nhùng bởi những ám ảnh tiêu cực thì địch lại vào. Vỡ chốt! Tiểu đội 3 hy sinh sạch sẽ. Trung đội trưởng của tôi cụt cả 2 chân vẫn bò lên nóc hầm bắn điềm tĩnh chững chạc, miệng động viên chúng tôi: "Đừng bận tâm tới anh. Cứ bình tĩnh mà chiến đấu. Bằng mọi giá phải giữ lấy chốt. Còn 1 người thì chốt phải còn!" Hôm trước, anh là người phê bình tôi rát nhất. Hôm nay, tôi vừa bắn vừa lau nước mắt. Tôi nhận ra con người hèn hạ, ích kỷ & phù phiếm của mình, cái TÔI đáng khinh bỉ & giả dối mà tôi đeo gán lên mình bấy lâu.. Ý nghĩ đó vụt qua trong đầu nhanh như tia chớp nhưng mạnh mẽ vô ngần. Trong vô thức tôi nhảy lên khỏi hầm đứng bắn như 1 chiến binh dạn dày từng trải...."

Mỗi 1 nước có điều kiện kinh tế, chính trị khác nhau, vì thế mà họ có những học thuyết quân sự khác nhau dẫn tới người lính của từng nước lại có cách chiến đấu khác nhau.

Bắn không tiếc đạn đối với VN là hành động hèn nhát nhưng đối với lính Mỹ là hành động khôn ngoan vì họ không dùng xung lực vũ khí bộ binh để tiêu diệt địch mà dùng phi pháo, bom, cối, tên lửa để làm việc đó, còn xung lực súng bộ binh đơn thuần là để bắn chế áp quân địch, làm chúng không thể bắn trả chính xác được nữa, nếu làm được điều trên thì người lính bộ binh Mỹ đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình.

Trong khi đó, Việt Nam chúng ta không giàu như Mỹ nên hiển nhiên cách đánh của ta phải tiết kiệm đạn hơn, ta chủ yếu dùng lối đánh gần để súng bộ binh tác xạ chuẩn xác, tiêu diệt địch. Ta không có nhiều máy bay, đạn pháo mà cứ động cái là lại gọi ra để đè nát đối phương như kiểu Mỹ.

Nói vậy để các bạn hiểu rằng không có ý đánh giá thấp quân đội Mỹ hay người lính Mỹ. Tính ra họ còn được huấn luyện tốt hơn lính của ta, chuyên nghiệp hơn và hiện nay tham chiến nhiều hơn tức là nhiều kinh nghiệm hơn. Chỉ là mong các mem đừng đem phim ảnh với game vào chê bai cuộc chiến đã qua và có thể sẽ xảy ra trong tương lai mà mỗi công dân VN ta nếu có điều kiện sẽ phải tham gia theo cách nào đó...

Trân trọng.

NGHE NHẠC BUỒN GIÚP TA CẢI THIỆN TÂM TRẠNG

 


theo Bright Side

Năm 2014, một nhóm các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến và thu được kết quả khá ngạc nhiên: Nghe nhạc buồn thực sự có lợi ích cho sức khỏe cảm xúc của bạn.

Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2019 với chủ đề tương tự cũng cho thấy những người trầm cảm thích nhạc buồn hơn những bài hát vui vẻ. Thật kỳ lạ là những bản nhạc buồn lại giúp cải thiện cảm giác hạnh phúc của họ.

Dưới đây là 7 lý do giải thích tại sao nhạc buồn giúp bạn cảm thấy tâm trạng trở nên tốt hơn.

1. Nhạc buồn khiến bạn rơi vào tâm trạng hoài niệm

Chúng ta thường liên tưởng âm nhạc với một số khoảnh khắc thú vị trong cuộc sống như buổi hẹn hò đầu tiên với người yêu cũ hoặc một buổi họp mặt gia đình từ thời thơ ấu. Không chỉ nhạc vui mà nhạc buồn cũng khiến bạn nghĩ về quá khứ như vậy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thay vì mang đến cảm giác tiêu cực, các bài hát buồn lại đưa chúng ta vào tâm trạng hoài cổ. Hoài niệm là một cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Chúng khơi gợi trí tưởng tượng của bạn, khiến bạn nhớ đến những kỷ niệm ấm áp trong quá khứ và giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn.

2. Nhạc buồn mang lại cho bạn niềm vui

Không phải ai cũng biết rằng nỗi buồn do âm nhạc gợi lên thực sự có thể mang lại niềm vui. Theo các nhà khoa học, nhạc buồn cần đáp ứng 3 tiêu chí: không mang tính chất đe dọa, có tính thẩm mỹ và gợi nhớ cho người nghe về những chuyện đã qua.

3. Nhạc buồn nhắc nhở bạn rằng mọi thứ có thể còn tồi tệ hơn

Theo tâm lý học xã hội, bạn sẽ thấy bản thân tốt hơn khi nhìn vào một người còn tệ hơn mình. Quá trình này được gọi là “so sánh xã hội đi xuống”. Vì thế khi nghe một bài hát nói về hoàn cảnh còn tồi tệ hơn của bạn, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn trong tiềm thức.

4. Nhạc buồn phản ánh cảm xúc của chính bạn

Cũng theo tâm lý học xã hội, con người thích nghe nhạc có giai điệu phản ánh hoàn cảnh họ đang gặp phải. Vì thế, những bài hát buồn giống như một loại âm thoa đối với tâm trạng của chính bạn. Chúng cộng hưởng với bạn, giúp bạn cảm thấy bạn không phải trải qua nỗi đau và nỗi buồn trên thế giới này một mình.

5. Nhạc buồn làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố của bạn

Các nhà khoa học tin rằng nhạc buồn có thể làm tăng mức độ prolactin – hormone giúp chống lại sự đau buồn. Nguyên nhân là khi nghe nhạc buồn, cơ thể bạn tự động bật chế độ đối phó với một sự kiện tồi tệ, nhưng khi bài hát/bản nhạc kết thúc, sự việc lại không thực sự xảy ra. Trải nghiệm này để lại cho cơ thể của bạn cảm giác nhẹ nhõm dễ chịu.

Nghe nhạc cũng giúp bạn giải phóng dopamine – chất truyền tin hóa học quan trọng giúp điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể (như cảm giác sảng khoái và tăng động lực).

6. Nhạc buồn giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn

Nghe nhạc buồn có thể là cách hiệu quả giúp bạn đối mặt với cảm xúc của chính mình. Ví dụ: Nếu vừa chia tay, bạn có thể nghe một ca khúc buồn, bài hát có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn đến mức bật khóc. Tuy nhiên, sau khi khóc xong, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và sẵn sàng vượt qua nỗi đau. Hiện tượng này được gọi là catharsis. Nó thực sự giúp bạn vơi đi cảm giác buồn bã và tập trung vào cách vượt qua tình huống khó khăn.

7. Nhạc buồn giúp bạn bình tĩnh lại

Theo một nghiên cứu, những người trầm cảm thích nghe nhạc buồn vì chúng tạo ra hiệu ứng thư giãn. Thay vì làm tăng hoặc duy trì cảm xúc buồn bã, mức năng lượng thấp của loại nhạc này thực sự giúp bạn hít thở sâu và bình tĩnh lại.

 

Tính Kiềm và tính Axit trong thực phẩm tác động đến sức khỏe

 








01/06/2022

Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân (mình dịch nôm:Tiễn bạn)

 


 Lý Bạch


Khí ngã khứ giả

Tạc nhật chi nhật bất khả lưu

Loạn ngã tâm giả

Kim nhật chi nhật đa phiền ưu

Trường phong vạn lý tống thu nhạn

Đối thử khả dĩ hàm cao lâu

Bồng lai văn chương Kiến An cốt

Trung gian Tiểu Tạ hựu thanh phát

Cụ hoài hứng dật tráng tứ phi

Dục thướng thanh thiên lãm minh nguyệt

Trừu đao đoạn thuỷ thuỷ cánh lưu

Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu

Nhân sinh tại thế bất xứng ý

Minh triêu tán phát lộng biên chu.


Dịch nghĩa:

 Bỏ ta mà đi

Ngày qua ngày không giữ lại được

Bối rối lòng ta

Ngày của ngày nay biết bao chuyện buồn phiền

Gió dài vạn dặm tiễn đưa cánh nhạn thu bay đi

Trước cảnh ấy chỉ có thể say trên lầu cao

Văn chương Bồng Lai mang cốt cách Kiến An

Trung gian lại có ông Tiểu Tạ phong cách tuyệt vời

Mang đầy hứng khởi, ý tứ hùng tráng bay bổng lên cao

Muốn lên đến trời xanh để nắm bắt vầng trăng sáng

Rút đao chém nước, nước càng chảy mạnh

Nâng chén tiêu sầu lại càng sầu thêm

Người ta ở nơi trần thế nếu chưa thoả ý nguyện

Sớm mai buông xoã tóc luớt thuyền nhỏ rong chơi.

 Dịch thơ:

Người bỏ ta đi mất,
Ngày hôm qua không thể giữ lại.
Người làm loạn tâm ta,
Ngày hôm nay thật lắm ưu phiền.
Gió thổi dài muôn dặm tiễn nhạn thu,
Trước cảnh có thể chuốc rượu say trên lầu cao.
Văn chương Bồng Lai, cốt cách Kiến An,
Trong đó có Tiểu Tạ là người cao nhã.
Lòng đầy dật hứng, tứ thơ hùng tráng bay lên,
Muốn lên đến trời xanh để hái trăng sáng.
Rút dao chém nước, nước càng chảy,
Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu.
Người sống ở đời không được như ý,
Sớm mai rũ tóc xuôi thuyền bên sông.

 


5 thức và thở bụng trong bài tập "Suối nguồn tươi trẻ"

 st trên net



“Suối nguồn tươi trẻ” là một bài tập yoga đơn giản nhưng có hiệu quả rất tích cực với sức khỏe nên hiện nay đang được rất nhiều người tìm kiếm và tập theo.

“Suối nguồn tươi trẻ” là một hình thức yoga có nguồn gốc từ Tây Tạng, được cho là đã xuất hiện từ hơn 2.500 năm trước. Các bài tập này được phổ biến bởi Peter Kelder thông qua cuốn sách “Con Mắt Khải Huyền”, được viết vào năm 1939. Trong cuốn sách, “Suối nguồn tươi trẻ” được coi như một bí quyết màu nhiệm đơn giản, giúp cải thiện sức khỏe và sắc đẹp chỉ với 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Theo Kelder, loạt bài tập này được sử dụng bởi các tu sĩ Tây Tạng để duy trì năng lượng tích cực và có một cơ thể khỏe mạnh. Ông đã mô tả rằng nó sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm cân, tăng cường trí nhớ, cải thiện thể lực, tăng cường cảm giác khỏe mạnh, thậm chí giảm tốc độ của quá trình lão hóa. Chính vì lý do đó, bài tập này mới được đặt tên là “Suối nguồn tươi trẻ”.

Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết bài tập “Suối nguồn tươi trẻ” gồm 5 thức cực kỳ đơn giản cho bạn có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi.

1) Hướng dẫn tập 5 thức “Suối nguồn tươi trẻ”

“Suối nguồn tươi trẻ” là một bài tập giúp duy trì sức khỏe và sắc đẹp có nguồn gốc từ các Lạt ma Tây Tạng. Chỉ với 30 - 40 phút mỗi ngày cho những động tác dưới đây, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn sẽ được cải thiện rất tích cực, bạn sẽ sớm thấy ngoại hình trở nên rạng rỡ, tươi tắn hơn và luôn giữ được trạng thái thoải mái, phấn chấn mỗi ngày. Toàn bộ bài tập bao gồm 6 thức, tuy nhiên, do đặc thù thức thứ 6 “Suối nguồn tươi trẻ” yêu cầu người tập phải ăn chay và kiêng sinh hoạt tình dục, không phù hợp với đại đa số nên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu 5 thức “Suối nguồn tươi trẻ” phổ biến nhất tới bạn đọc.

Thức thứ nhất: Xoay vòng



Sải thẳng hai cánh tay ra theo chiều vuông góc với thân mình và xoay tròn từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Bạn lặp lại động tác này 21 lần trước khi chuyển sang động tác mới. Vào những ngày trời lạnh thì động tác này sẽ giúp làm ấm cơ thể rất nhanh.

Khi mới luyện tập, bạn nên tập khoảng 6 vòng quay, nếu cảm thấy chóng mặt thì nên ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi khoảng 30 giây. Sau khi đã tập luyện cả 5 bài thì bạn sẽ có thể xoay nhiều vòng hơn mà không chóng mặt.

Lưu ý: Khi tập động tác này, bạn nên tìm một điểm để mắt nhìn cố định vào. Điều này sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác chóng mặt, cũng tránh được tình trạng xoay cả đầu theo cơ thể sẽ khiến bài tập mất tác dụng.

Thức thứ hai: Nâng chân lên cao



Nằm ngửa trên thảm tập yoga, mắt nhìn lên trần nhà, lưng duỗi, thẳng người, hai cánh tay để xuôi theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau.

Nhấc đầu lên cho cằm thu vào ngực, đồng thời từ từ đưa hai cẳng chân lên trong thế thẳng đứng. Nếu có thể, đưa hai chân vươn ngược lên về phía đầu, nhưng phải giữ cho hai gối thật thẳng.

Tiếp theo, bạn từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng, sau đó, thư giãn toàn bộ các cơ bắp và thực hành lại.

Lưu ý: Trong khi thực hành tuân theo nhịp thở như sau: Hít vào thật sâu khi nhấc đầu và hai chân lên; thở ra toàn bộ khi hạ đầu và hai chân xuống. Bạn càng hít thở sâu thì càng có lợi cho quá trình tập luyện của mình và hiệu quả bài tập càng cao. Nếu lúc mới tập không thể giữ cho hai đầu gối được thật thẳng thì có thể cong theo mức độ ít nhất có thể rồi cải thiện dần dần.

Thức thứ ba: Gập cổ - giãn lưng



Bạn quỳ gối trên sàn và giữ thẳng lưng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó, nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp theo, bạn thực hiện động tác ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt; đồng thời ngả người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi thực hiện bước này, bạn hãy bám cánh tay và bàn tay vào đùi để làm điểm tựa. Cong người xong bạn lại từ từ trở về tư thế cũ, lặp lại bài tập thứ ba này 21 lần

Lưu ý: Cũng như thức thứ hai, khi tập thức thứ ba, bạn phải điều hòa nhịp thở, hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về tư thế thẳng đứng. Hít thở càng sâu càng tốt. Muốn tập trung tư tưởng, bạn nên nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoài và có thể tập trung vào chính mình.

Thức thứ tư: Tư thế cái bàn



Ngồi và duỗi thẳng 2 chân về trước, 2 bàn chân mở rộng bằng hông, tay thẳng từ trên vai xuống, 2 bàn tay hướng về trước lưng thẳng. Bắt đầu hạ cằm chạm ngực, tiếp theo, ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt đồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng. Với tư thế này thân mình trở thành song song với sàn nhà và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Hãy gồng căng mọi cơ bắp của thân thể, giữ và đếm 5 nhịp, vừa làm vừa hít thở sâu. Cuối cùng, bạn thở ra, nhấn gót chân và đẩy về tư thế ngồi ban đầu, thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lặp lại các động tác của bài tập này.

Thức thứ năm: Động tác con mèo



Ép sát nửa dưới thân mình xuống sàn, nửa trên được chống đỡ bởi hai tay theo tư thế rắn hổ mang, gan bàn tay áp xuống sàn, các ngón chân ở trong tư thế cong lại. Hai bàn tay và hai chân cách nhau khoảng 60cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng.

Tiếp đó, ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành hình chữ V ngược. Ðồng thời đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Trở lại tư thế ban đầu và lặp lại toàn bộ thức này.

Lưu ý: Khi đã tập luyện thuần thục, hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình tập luyện thì bên cạnh việc tập đúng, bạn phải học cả cách hít thở đúng. Cách hít thở này được áp dụng rất nhiều trong yoga bởi nó không chỉ có lợi cho quá trình tập luyện mà còn tác động rất tích cực tới sức khỏe lâu dài của bạn. Nếu bạn chưa biết cách thở khi tập “Suối nguồn tươi trẻ” thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

2) Cách thở khi tập “Suối nguồn tươi trẻ”

Có một cách giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà không phải đầu tư nhiều như kiêng ăn hay tập thể dục nhưng hầu hết chúng ta lại bỏ qua, đó là thở bụng. Vốn dĩ khi sinh ra, con người thường thở bằng bụng, tuy nhiên, khi lớn lên chúng ta lại thở bằng ngực.

Theo các chuyên gia sức khỏe thì việc thở bằng ngực làm các khí đọng sẽ nằm ở dưới đáy phổi, có nghĩa không khí trong lành ít đến vùng đáy phổi, trong khi đó là nơi trao đổi khí và vận chuyển oxy vào máu nhiều nhất. Khi hít thở bằng ngực, chúng ta chỉ tống khí ra khỏi phần trên và phần giữa của phổi, còn phần dưới là đáy phổi thì không hoạt động và đầy khí cặn.

Hít thở bằng bụng như một giải pháp thanh lọc không gian buồng phổi, giúp đưa nhiều oxy vào trong cơ thể hơn cũng như đẩy hết những cặn khí thở ra ngoài. Điều này sẽ giúp đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như: Cung cấp thêm nhiều oxy cho các tế bào, tăng cường tuần hoàn não, tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch cơ thể, ngăn chặn những bệnh liên quan đến stress, gia tăng sự minh mẫn, phục hồi sức khỏe, tăng sinh lực, xoa bóp nội tạng và điều hòa các rối loạn của tạng phủ, chống lão hóa.

Vậy cách thở khi tập “Suối nguồn tươi trẻ” như thế nào?

Tư thế chuẩn bị

Bạn có thể tập thở bụng trong tư thế nằm, ngồi, đi, đứng đều được cả nhưng bao giờ cũng phải giữ cho xương sống thật thẳng, thân, vai, bụng đều buông lỏng, thoải mái. Trước khi thở phải gạt bỏ hết mọi ý nghĩ, tập trung tinh thần vào hơi thở.

Tư thế nằm: Trên một mặt bằng cứng (không nệm, không gối đầu) hai tay để úp xuôi theo thân mình. Hai chân duỗi thẳng, gót chân chạm nhau, mũi bàn chân ngả ra hai bên. Tư thế nằm áp dụng cho những người sức khỏe quá yếu, hoặc những người thiếu máu, không thể ngồi lâu được.

Tư thế ngồi: Ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý. Cũng có thể ngồi trên ghế, không tựa lưng, hai chân để xuôi xuống sàn một cách ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế (đùi) hoặc để trên hai đầu gối. Giữ lưng thẳng góc với mặt ghế. Ðiều quan trọng là phải giữ cho đầu, cổ xương sống xuống đến hậu môn ở trên một đường thẳng. Ngồi là tư thế đúng nhất và tốt nhất cho việc thở bụng.

Tư thế đứng: Hai chân đứng song song, dang rộng khoảng 25cm, cho vững, hai tay buông xuôi theo thân người, hai đầu gối hơi chùng xuống một chút, nặng ở hai gót chân, buông lỏng hai vai.

Tư thế đi: Hai chân di động nhưng giữ thân người thật thẳng. Dù ở tư thế nào hai tay và hai vai đều buông lỏng thoải mái.

Cách hít thở

Đối với bài tập “Suối nguồn tươi trẻ”, chúng ta có 3 cách thở là:

Thở 2 thì: Nạp khí và xả khí.

Thở 3 thì: Nạp khí, vận khí và xả khí.

Thở 4 thì: Nạp khí, vận khí, xả khí và bế khí.

Trong đó:

Nạp Khí: Là hít khí trời thẳng vào bụng dưới, lúc này, bụng dưới của bạn sẽ căng lên.

Vận Khí: Nín thở, dồn hơi vào Ðan Ðiền làm cho Ðan Ðiền căng lên, đồng thời ta nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại.

Xả Khí: Thở ra hết, hóp bụng lại, buông lỏng các cơ, từ từ nhẹ nhàng cho hơi ra hết.

Bế Khí: Ngưng thở trong lúc bụng trống rỗng.

Trong mỗi cách thở, bạn có thể chọn nhiều nhịp thở khác nhau như: Thở 2 thì 1-1, thở 3 thì 1-1-1, thở 3 thì 1-4-2, thở 3 thì 4-7-8, thở 4 thì 1-1-1-1, thở 4 thì 1-4-2-4, thở 4 thì 2-3-2-3… Thời gian đầu khi mới tập luyện, mỗi nhịp chỉ nên kéo dài khoảng 3 giây, sau đó chúng ta có thể tăng lên 5 giây khi đã quen.

Ví dụ: Thở 3 thì 1-1-1 5 giây có nghĩa là nếu hít vào trong 5 giây (1x5) thì giữ hơi trong 5 giây (1x5) và thở ra trong 5 giây (1x5).

Mỗi ngày, bạn nên tập luyện từ 20 phút đến 30 phút và chia thành nhiều lần tập khác nhau trong ngày. Nếu không theo được với thời lượng dài thì chỉ cần vài phút thở bụng mỗi ngày cũng sẽ có tác dụng rất lớn tới sức khỏe của bạn.

Bước đầu tập thở 3 thì hoặc 4 thì, mỗi người hãy tự tìm cho mình một nhịp thở thích hợp với sức khỏe của mình. Không đòi hỏi một sự cố gắng quá sức, đồng thời cũng không quá dễ dãi tùy tiện. Có thể bước đầu tập theo nhịp thở 2-2-2 hoặc 1-2-2-2 hoặc 1-1-2-1 rồi tăng dần cho tới nhịp thở lý tưởng.

Lưu ý khi tập thở

Thót bụng khi thở ra.

Phình bụng khi hít vào.

Thư giãn cơ thể trước khi hít vào.

Luôn giữ thẳng xương sống.

Hít thở phải êm, chậm, sâu và đều.

Hít thở bằng mũi là tốt nhất.

Không tập lúc ăn no, uống say, làm việc nặng.

Luôn tập trung tinh thần vào hơi thở.

Có thể tập mọi lúc mọi nơi nhưng bạn nên tập ở nơi thoáng khí.

Những người bị bệnh do cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn, xoang mũi... chỉ nên tập thở 2 thì.

Khi thở đã quen, bạn có thể luyện tập nó mọi lúc mọi nơi nhưng không nên gò ép quá khiến cho việc luyện tập không đem lại tác dụng.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong bài tập “Suối nguồn tươi trẻ” cũng như phương pháp luyện tập hít thở có lợi cho quá trình tập luyện. Hy vọng rằng, hướng dẫn tập “Suối nguồn tươi trẻ” này sẽ là động lực cho bạn luyện tập chăm chỉ, sớm có được vóc dáng mơ ước và một sức khỏe đảm bảo.