28/06/2023

Xà mâu và Bát xà mâu

Đang đọc truyện, tự thấy thắc mắc nên có bài này.

Đây là những loại binh khí có cán dài và mũi kim loại nhọn gần giống như ThươngPhàm loại nào biến thể từ thương mà ra, có hình thù quái lạ, mũi nhọn thì gọi là Mâu; nếu phần lưỡi dài được uốn cong như hình con rắn (xà) thì gọi là Xà mâu.

Xà mâu và Bát xà mâu

Trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am, tác gia mô tả  Báo Tử Đầu – Lâm Xung là hảo hán sử dụng thương và các biến thể của thương rất điêu luyện, là món nghề gia truyền.

Tại hồi “Lều tranh mưa tuyết – Lâm Xung giết bạn dứt nghĩa tình” mô tả rất chân thực cảnh Lâm Xung giết Lục Khiêm bằng ngọn Thương. Còn trên đường bị đày ải ra biên thùy, Lâm Xung bị Hồng Giáo Đầu xem thường hạ nhục; dù thân mang gông cùm Lâm Xung vẫn một gậy đánh ngã Hồng Giáo đầu…

Lâm Xung

Lâm Xung cùng ngọn Xà Mâu trong Tân Thủy Hử

     Nói chung, tất cả các món binh khí cán dài như côn (gậy), thương (giáo), xà mâu mà vào tay Lâm Xung đều đủ khiến nhân vật này trở nên “bá đạo”.

Xà mâu và Bát xà mâuChữ Bát trong tiếng Hán

    Trong tiếng Hán, chữ Bát ngoài ý nghĩa phổ biến nhất là Tám được viết bởi hai nét gần giống chữ Nhân (người) thì chữ Bát còn có nhiều cách viết khác mang nhiều ý nghĩa khác nhau… Trong trường hợp này, ta có chữ Bát mang nghĩa Gạt, đạp (ra) và một chữ Bát mang nghĩa Ngang tàng, hung tợn…

Hai cách viết chữ Bát khác.

Vậy thì chữ Bát trong Bát Xà Mâu có nghĩa là gì?

 – Là ngọn Xà mâu có phần đầu mũi tõe ra hai bên giống như chữ Bát (Tám)? Hay là:

 – Ngọn Xà mâu uy lực của vị dũng tướng có tính khí ngang tàng với khả năng áp đảo, đánh bạt (Bát) vũ khí của đối phương?

Trương Phi

Tượng Trương Phi cùng trượng Bát Xà Mâu huyền thoại tại Đền thờ Trương Phi, Trùng Khánh – Trung Quốc.

Bát Xà mâu Trương Phi     Tạo hình Bát Xà Mâu của Trương Phi – Một trong những binh khí lợi hại và nổi tiếng nhất xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

    

 Với chiến mã “Ô Vân Đạp Tuyết” cùng Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành khắp các chiến trường nổi tiếng nhất thời Tam Quốc như cùng Lưu Bị đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở đại chiến Xích Bích. Trương Phi rất hãnh diện với món binh khí của mình. Địch thủ biết rằng Trương Phi là mãnh tướng nổi tiếng ngang tàng và hung bạo; nếu chẳng may lĩnh một cú đâm của món binh khí này thì cái chết rất là đau đớn nên kẻ địch thường bị Trương Phi dọa cho khiếp vía.

     Xà Mâu và Bát Xà Mâu đều có phần lưỡi kim loại uốn lượn như hình con rắn nên khi bị đâm bởi thể loại này vết thương thường mở rộng dẫn đến mất máu nhiều, tăng độ sát thương so với giáo (thương).

     Bát Xà Mâu vì có chi tiết như chữ Bát giống hình lưỡi rắn ở phía mũi nên trông dữ tợn và tính năng đa dạng hơn Xà Mâu. Bát Xà Mâu có thể móc – cắt chậm chí chặn được vũ khí đối thủ nhờ đầu mũi hình chữ Bát. Đòn đánh Bát Xà Mâu cũng linh hoạt uyển chuyển không kém gì Xà Mâu hay thương (giáo); có điều người sử dụng Bát Xà Mâu thường có sức khỏe hơn người mới đủ sức đâm xuyên được đối thủ.

     Theo ý kiến chủ quan của mình thì Bát Xà Mâu là binh khí độc quyền của Trương Phi. Chữ Bát ở đây vừa thể hiện tính tượng hình của chữ Bát (tám), vừa mang ý nghĩa là loại vũ khí uy lực có khả năng đánh bạt đối thủ của vị dũng tướng nổi tiếng ngang tàng, dữ tợn ấy chính là Trương Phi. 

 

23/06/2023

Chín chắn và Hời hợt

 

Thưa các bạn, trải qua nửa đời người mình mới thấy một điều đơn giản mà ta cứ tưởng là cao siêu lắm: Người Thành công là người biết CHỜ ĐỢI, kiên nhẫn lựa chọn – Còn thì ngược lại.

Các bạn hẳn sẽ ngạc nhiên, tại sao vậy ?

Vâng, các bạn hãy quan sát con trẻ xung quanh hoặc cố nhớ lại những kỷ niệm về bạn bè mình, bạn sẽ thấy.

Những đứa trẻ cẩn thận lựa chọn món đồ yêu thích như cái kẹo, que kem hoặc quyển sách.v.v. và những đứa trẻ vội vàng lựa chọn ngay cùng món đồ đó.

Qua thời gian, đến khi trưởng thành, các bạn nhận ra là những đứa trẻ, những người chậm rãi chọn lựa sẽ thành công vượt trội.

Điều này có nhiều lý giải, nhưng mình nghĩ: Đứa trẻ đó đã sớm có tư duy một cách chín chắn – còn những trẻ khác vội vàng sẽ sớm tạo thành thói quen suy nghĩ và hành động hời hợt.

Vậy Thành công sẽ dành cho ai hẳn các bạn bằng thực tế đã đưa ra kết luận rồi.

19/06/2023

Tạm biết về Tứ tượng trong Phong thuỷ

 st trên net




Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
  • Thanh Long của phương Đông

  • Bạch Hổ của phương Tây

  • Chu Tước của phương Nam

  • Huyền Vũ của phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật

Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh Long có tên là Mạnh Chương (孟章), Chu Tước là Lăng Quang (陵光), Bạch Hổ là Giám Binh (監兵), và Huyền Vũ là Chấp Minh (執明).

Tương ứng với Ngũ hành

Các thánh thú hợp thành Hệ thống Ngũ hành:
  • Thanh Long của phương Đông: Mộc

  • Chu Tước của phương Nam: Hỏa

  • Bạch Hổ của phương Tây: Kim

  • Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy
Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay “Hoàng Lân của Trung tâm”. Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của “trung tâm” là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ.


Trong thiên văn

Trong thiên văn học Trung Quốc, Tứ tượng là bốn cung Đông – Tây – Nam – Bắc của Nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.

Đông: Thanh Long

Chòm Thanh Long (rồng xanh) gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành gồm: Giác (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo)

Tây: Bạch Hổ

Chòm Bạch Hổ (cọp trắng) gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)

Nam: Chu Tước

Chòm Chu Tước (chim sẻ đỏ) gồm: Tỉnh (cầy), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)

Bắc: Huyền Vũ

Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)

Trong thuyết Âm-Dương

Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)


Tứ tượng gồm:
  • Thái dương: tượng hình bởi hai vạch liền

  • Thiếu dương: tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên

  • Thiếu âm: tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên

  • Thái âm: tượng hình bởi hai vạch đứt

Đồng thời Tứ tượng cũng tương ứng với bốn phần của vòng tròn Thái cực đồ

Trong phân chia thiên thể

Các thiên thể trên bầu trời cũng được phân chia thành tứ tượng:
  • Nhật (Mặt Trời) – tương ứng với Thái dương

  • Nguyệt (Mặt Trăng) – tương ứng với Thái âm

  • Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh) tương ứng với Thiếu âm

  • Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tương ứng với Thiếu dương
Trong phong thủy

Đối với phong thủy, hội tụ đủ Tứ tượng Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là điều cần thiết để có một địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi để đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó phải có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.


Các ý tưởng khác

Tứ tượng còn tương ứng với bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc; bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông . Không hiểu do trùng hợp mà tứ tượng lại tương ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của truyền thuyết châu Âu là nước (xanh biển – Thanh Long), lửa (đỏ – Chu tước), gió (trắng – Bạch Hổ) và đất (đen – Huyền Vũ)

Tình nghĩa Bạn Bè

 


Sống trên đời,việc kết giao giữa người với người, hãy nhớ rằng không nên quá gần, cũng không thể quá xa, hãy giữ cho mối quan hệ “nhạt như nước” giống như các bậc quân tử khi xưa vậy. Giữa người với người, thêm một sự thông cảm thì sẽ bớt một chút hiểu lầm. Giữa tâm với tâm, có thêm một phần bao dung, sẽ bớt đi một số tranh chấp.

1. Quá thân thiết chính là sự khởi đầu của tai họa

Trong cuộc sống, ngoại trừ người thân của chúng ta ra, còn lại nếu quá thân mật với bất cứ ai cũng có thể là sự khởi đầu của tai họa, ngay cả khi đối phương là bạn tốt của chúng ta.

Bởi vì người lạ không biết chút gì về chúng ta, còn bạn bè thân thiết lại tường tận mọi thứ, kể cả điểm yếu của chúng ta, do đó khả năng gây ra những tổn thương cũng là cực lớn.

Có lẽ trong chúng ta không ít người đã từng kể với người bạn thân về những bí mật riêng tư của mình, còn nhắc nhở đối phương rằng không được nói lại chuyện này với bất kỳ ai. Nhưng không lâu sau đó, rất nhiều người lại đều biết về bí mật của bạn.

Bí mật riêng tư, nó cũng giống như “lá bài tẩy” của bạn, cho nên đối với bất kỳ ai, cũng không thể dễ dàng đưa ra lá bài tẩy, bởi vì nó chính là ranh giới an toàn cuối cùng của bạn.

Cho nên nói, bất kể mối quan hệ bạn bè tốt đẹp tới đâu, cũng đều phải có giới hạn và khoảng cách, không thể xích lại quá gần với bất cứ ai, nếu không đó chính là sự khởi đầu cho một tai họa.

2. Dễ dàng làm tổn thương lẫn nhau

Trong chuyện tình cảm cũng tuân theo quy luật “vật cực tất phản”, ý nói một sự việc khi đi đến điểm cực độ thì sẽ có thay đổi, từ tốt chuyển thành xấu, từ xấu lại chuyển thành tốt. Tương tự như vậy, càng yêu sâu đậm, thì hận cũng càng sâu đậm; đấu gạo nuôi ơn, gánh gạo nuôi thù cũng là mang hàm nghĩa tương tự.

Quan hệ giữa người với người cũng giống như giữa hai con nhím vậy, nếu khoảng cách quá gần sẽ gây tổn thương cho đối phương, nếu khoảng cách quá xa sẽ trở thành lạnh lùng vô cảm. Cho nên phải chú ý, không nên quá gần, cũng không cần quá xa, duy trì một khoảng cách nhất định, tôn trọng lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau là tốt nhất.

Khi chúng ta quá thân thiết với ai đó, thì thường sẽ vì một chút chuyện nhỏ mà “từ yêu biến thành hận”, mối quan hệ thay đổi từ ấm áp sang giá lạnh, cuối cùng đường ai nấy đi. Đây cũng chính là ứng với câu nói: Tình cảm giữa người với người lúc bắt đầu ngọt ngào bao nhiêu, thì khi kết thúc lại có nhiều buồn phiền bấy nhiêu.

Tình bạn quá thân mật có thể dễ dàng đi đến cực đoan và cuối cùng rất khó để duy trì lâu dài. Còn tình bạn chân chính chưa bao giờ ồn ào náo nhiệt, mà lại giống như các bậc quân tử “chi giao nhạt như nước”.

 

3. Bên nhau dài lâu dễ sinh ra chán ghét

Người xưa có câu: “Vàng ngọc đầy nhà, lâu dần không còn thấy sự quý giá; Hoa lan hoa huệ mọc đầy sơn, ở lâu sẽ không còn ngửi thấy mùi thơm”.

Cũng giống như khi bạn quá gần gũi với bạn bè đồng nghiệp sẽ thiếu đi sự tôn trọng và lịch sự nhất định với nhau. Lâu dần những người khác đều cảm thấy rằng những phó xuất của bạn là đương nhiên, cuối cùng sẽ chỉ khiến cảm tình đôi bên rạn nứt.

Hoặc giống như người thân lâu ngày không gặp sẽ rất nhớ nhung, quyến luyến; nhưng nếu mỗi ngày đều ở bên nhau, lâu ngày sẽ sinh chán ghét, luôn vì những chuyện nhỏ nhặt mà cãi vã, không còn hiểu được cảm ơn và quý trọng.

Cho nên nói, những người thực sự thông minh, khi ở cạnh người khác luôn biết giữ một khoảng cách nhất định, giữ lại một chút cảm giác thần bí, để tránh bị đối phương nhìn thấu, cũng để tránh “ở lâu sinh ra chán ghét”.

Sống trên đời, có thể tìm được một người tri âm tri kỷ quả là không dễ dàng. Nhưng khi tìm được rồi, không cần vội vàng xích lại quá gần hay giao thiệp quá sâu, bởi vì “vật cực tất phản”, thịnh quá lại hóa suy.

Rất nhiều người không hiểu: “Tại sao coi trọng đối phương nhưng lại phải duy trì một khoảng cách nhất định?” Bởi vì chúng ta càng coi trọng đối phương, càng muốn mối nhân duyên này được lâu dài, thì càng không nên để phần tình cảm này phải chịu đựng những công kích của nhân tính và khảo nghiệm thế tục mà tan thành mây khói.

Nếu bạn thực sự muốn kết giao cả đời với ai đó, hãy cố gắng duy trì một mối quan hệ “nhàn nhạt như nước”, nhưng cũng không phải là một mối quan hệ bí mật, bởi vì mật thì nhất định không thể lâu dài. Hãy học theo “đạo kết giao” của cổ nhân: “Trước nhạt sau đậm, trước thưa sau dày, trước xa sau gần”.

08/06/2023

Mắm tôm, mắm tép

 Người xưa đúc kết, đến nay rõ ràng "Nam nhân xấu - Nữ nhân yêu". 

Mỉa mai, nhưng là sự thật. Thấy đàn bà lẳng lơ, dễ dãi đàn ông ai chả muốn ngắt tới tay một lần; đàn ông trai lơ, đĩ tính, đàn bà đều thầm mơ hiến dâng. Nhìn xung quanh xem, sẽ thấy dù vẫn hy vọng ít nhiều vẫn còn có người có liêm sỉ.

Trên đời này, mấy ai lộ ra bộ mặt thật của mình. Vì ai cũng nguỵ trang khéo (trừ kẻ yếu đuối và ngốc ngếch), người đời lại chỉ nhìn dưới một góc độ để đánh giá, đó là đương nhiên vì ai cũng muốn an toàn cả mà. Nhưng Dục vọng muốn ẩn cũng khó, trước sau cũng hiện ra, sớm hay muộn mà thôi do nếp nghĩ và thói quen của họ.

Vẫn biết và hiểu chữ Lợi - Dục - Tình là hại người nhất, nên sao còn có Nhân Nghĩa - Đạo đức và Liêm sỉ. 

Đừng hy vọng mà phải nghĩ: Ta đau buốt khi người lừa dối ta sau lưng. Ta buồn vì từ bây giờ ta không còn tin người được nữa.

Nghĩ cho cùng, đời là một cuộc dạo chơi ý mà. Không tận hưởng thật phí hoài.

 


05/06/2023

Xin lỗi

 Thời gian này mình hơi mệt và bận nên không có bài viết mới.

Mong các bạn quan tâm thông cảm.

Trân trọng.

23/05/2023

Truyện ngụ ngôn: Cái chết của cây cổ thụ

 

mượn ảnh minh hoạ của vietnamnet.vn

Xưa có một cây cổ thụ già mọc giữa một khu rừng trên ngọn núi cao. Mùa đông tuyết rơi và trời rất giá lạnh. Một ngày nọ, một con vịt trời bay ngang khu rừng, nó vừa mệt vừa đói nên đã đậu trên tán cây cổ thụ già này để nghỉ ngơi.

Cây cổ thụ khô héo cất tiếng chào hỏi: “Anh bạn ơi, có phải anh từ phương xa bay tới đây không?

Vịt trời trả lời: “Vâng, tôi từ một nơi rất xa, rất xa, bay đến đây. Khi ngang qua khu rừng này, tôi đã trông thấy anh và quyết định dừng lại nghỉ ngơi một chút”.

Nơi anh đến có đẹp không?” - Cây cổ thụ hỏi.

Vâng, đó là một nơi vô cùng tươi đẹp. Có hoa cỏ, sông suối và hồ. Tôi có nhiều bạn bè ở đó, như là sóc nhỏ, cá nhỏ và thỏ. Chúng tôi sống rất hạnh phúc và hoà đồng với nhau. Đó thực sự là một nơi vô cùng xinh đẹp và ấm áp. Không hề lạnh lẽo và đóng băng như ở đây” - Vịt trời đáp.

Cây cổ thụ thở dài: “Ồ, thật vậy không? Anh thật may mắn! Ở đây không ấm áp, thời tiết thường lạnh buốt. Tôi chưa bao giờ rời khỏi chỗ này, cũng không có bạn bè nào, cuộc sống của tôi rất đơn độc”.

Vịt trời cũng buồn bã thở dài: “Ôi, thật đáng tiếc! Cuộc sống của anh cô đơn biết bao, và chút ấm áp mà anh biết quá ít ỏi”.

Ngay lúc đó, một nhóm người đi ngang qua khu rừng. Họ mệt mỏi, kiệt sức và lạnh cóng. Một người trong số họ nói: "Chỉ cần có lửa, chúng ta sẽ được sưởi ấm và nghỉ ngơi”.

Bất ngờ, họ trông thấy cạnh đường có một cây cổ thụ khô héo và hào hứng bước tới. Khi vịt trời nhìn thấy những chiếc rìu trong tay họ, nó nhanh chóng bay lên và đáp xuống gần đó.

Một vài người đàn ông giơ rìu lên và chặt cây cổ thụ ngã xuống. Sau đó, họ chặt nó thành từng khúc củi.

Không lâu sau, một ngọn lửa đã được nhóm lên. Ngọn lửa bùng cháy bất chấp tuyết trời lạnh giá. Người dân ngồi quây quần bên đống lửa tận hưởng hơi ấm. Khi không còn bị đóng băng và cái lạnh được xua tan, họ mỉm cười mãn nguyện.

Lúc này, vịt trời thốt lên: "Thật là một cây cổ thụ đáng thương, anh đã quá cô đơn, sống một mình trong thế giới lạnh lẽo này, và bây giờ anh còn gặp phải kết cục khủng khiếp như vậy nữa”.

Cây cổ thụ mãn nguyện mỉm cười trong ánh lửa: “Anh bạn nhỏ của tôi, cho dù tôi có vẻ cô đơn như thế nào trong mắt anh, nhưng kết thúc cuộc đời tôi đã mang lại ánh sáng và sự ấm áp cho người khác. Nhưng anh biết đấy, cuộc đời tôi vẫn chưa thực sự kết thúc”.

Giữa những sóng gió lớn đi qua cuộc đời, chỉ khi chia sẻ và cho đi, chúng ta mới có thể thấy mình đến gần hơn với một nơi thực sự tốt đẹp.


21/05/2023

Trà kinh.

 st trên net



10 chương của Trà Kinh, Lục Vũ biên soạn đến nay là cuốn chuyên khảo đầu tiên về chè trên thế giới. Cuốn sách chia thành 10 mục:

1.    Nhất chi nguyên: nói về nguồn gốc cây chè, ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến chất lượng chè, công dụng của chè đối với sinh lý con người.

2.    Nhị chi cụ: nói về 15 công cụ trồng chè, hái chè, chế biến chè.

3.    Tam chi tạo: nói tiêu chuẩn phẩm cấp búp chè đối với các loại trà thành phẩm khác nhau, yêu cầu của chế biến trà.

4.    Tứ chi khí: giới thiệu 25 dụng cụ pha (nấu) chè, uống chè.

5.    Ngũ chi chủ: bàn về pha (nấu) trà, nêu lên các tiêu chuẩn phẩm chất trà.

6.    Lục chi ẩm: nói về uống trà, phương pháp pha trà, gồm 9 thao tác trong ẩm trà hay còn gọi là Cửu đạo trà.

7.    Thất chi sử: ghi chép các danh nhân yêu thích chè và các trà thoại về trà, lịch sử cây chè, đồng thời còn giới thiệu về công dụng chữa bệnh của chè.

8.    Bát chi xuất: nói về các vùng chè, phân bố các vùng chè Đời Nhà Đường, bình luận về chất lượng trà của các vùng.

9.    Cửu chi lược: nói về khả năng đơn giản hoá một số khâu trong chế biến trà, phân loại trà trong một số điều kiện đặc thù: tại các chùa ở những vùng sâu xa, trên núi cao.

1.  Thập chi đồ: nói về các tranh ảnh vẽ về trà treo lên tường hay bầy biện trong nhà, để khỏi bị lãng quên.

Cuốn Trà Kinh là cuốn sách Bách khoa toàn thư về chè lâu đời nhất từ đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này của Lục Vũ.

Cửu đạo trà

Ngoài 10 chương của Trà Kinh, Lục Vũ còn tổng kết lần đầu tiên trên thế giới cách uống trà trong cuốn Trà Kinh thành cửu đạo trà, làm cơ sở cho cách uống trà ngày nay, bao gồm 9 chữ: phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm.

1.    Phẩm: đánh giá phẩm chất trà bằng ngoại hình trà khô.

2.    Ôn: dùng nước sôi rửa sạch sẽ ấm chén pha trà, để tăng nhiệt độ nhằm chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu của trà.

3.    Đầu: bốc một lượng trà thích đáng vào trong ấm, không quá nhiều hay quá ít, căn cứ vào loại trà và sở thích của khách uống trà.

4.    Trúng: pha nước sôi ít một, không đổ đầy ngay cả ấm một lần.

5.    Mân: hãm nước sôi đậy nắp kín, 1 đến 2 phút để cho cánh trà nở ra.

6.    Phục: lại tiếp tục pha nước sôi đầy ấm, để chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu.

7.    Chân: rót nước trà trong ấm pha vào chén uống trà.

8.    Kính: dâng chén trà một cách kính cẩn mời khách uống.

9.    Ẩm: vừa uống vừa thưởng thức hương vị, vừa khen thơm ngon.


Sáu hướng không kê giường

 


Có lẽ, đa số các bạn không tin vào Phong Thuỷ. Trước đây tôi cũng vậy. Chỉ nghĩ đến câu nói các Cụ xưa: “Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam” hoặc “Làm nhà xoay cửa hướng Nam, xoay lưng hướng Bắc không làm cũng no” mà khi lập nghiệp, xây nhà tôi mua đất làm nhà hướng Nam. No ấm thì đương nhiên rồi, tất nhiên khó tránh được chuyện nọ kia nhưng rất dễ hoà giải. Hay hơn nữa là, cây cối vô cùng tốt tươi (từ hoa lan, cây cảnh đến rau ăn trồng trong thùng xốp...). Từ đó mình nghiệm ra đến chuyện Phong Thuỷ gường ngủ mà bàn để mọi người cùng tham khảo. (Đây là dựa trên thực tế cộng với đọc sách cổ để có chút ý kiến mà thôi).

Hàng ngày, chúng ta đều quan tâm đến bữa ăn và giấc ngủ và có thể nói là ưu tiên hàng đầu, ít nhất 1/3 thời gian trong ngày phải được dành cho việc ăn - ngủ để duy trì nguồn năng lượng dồi dào như câu “Ăn no, ngủ kỹ là tiên”.

Không biết mọi người đã từng nghe câu: “Sáu hướng không kê giường, thuận buồm không mắc nợ” hay không, mặc dù thoạt nhìn sẽ thấy nó có liên quan đến giấc ngủ, nhưng làm sao hiểu được ý nghĩa của nó? Còn cái gọi là 6 hướng không được kê đầu giường là 6 hướng nào?

Thực ra câu này về mặt ngôn từ khá đơn giản, cũng không khó hiểu, có nghĩa là khi kê giường trong nhà tuyệt đối không được đặt đầu giường đối diện với 6 hướng sau để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, công việc kinh doanh suôn sẻ, đó là điều đương nhiên được các đại gia đúc kết.

Chúng ta hãy cùng xem xét giường nhà mình có phạm phải 6 hướng dưới đây không nhé!

Thứ nhất: Đầu giường không đối diện với cửa sổ

Thông thường, khi chúng ta thiết kế một ngôi nhà, trong phòng ngủ nhất định phải lắp cửa sổ, lúc bình thường không những có thể thông gió mà còn khiến căn phòng có thêm nhiều ánh sáng, ánh sáng khiến chúng ta khá thoải mái.

Ta đặt giường đối diện với cửa sổ, chúng ta sẽ thấy ánh sáng sẽ chiếu trực tiếp vào mặt ta, vậy sao ngủ yên? Thứ nữa, mùa đông hoặc những ngày nhiều gió, gió lạnh buốt thật sự rất khó chịu, kê giường đối diện với cửa sổ chẳng khác nào thả mình vào gió, rất dễ bị cảm lạnh hay khi trời mưa, mưa có thể hắt vào đầu giường, đương nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác khi ngủ!

Thứ hai: Đầu giường không quay về hướng tây

Các Cụ hay nói ‘cưỡi hạc về hướng tây’, nếu thật sự đặt đầu giường quay về hướng tây, nghe có vẻ không tốt lắm, sẽ khiến người ta cảm thấy khó chịu, cho nên nó nên tránh.

Thứ ba: Đầu giường không đối diện với cửa ra vào

Thực tế điều này là đúng vì có vẻ không được riêng tư, nếu nhà có khách đến chơi, vừa mở cửa đã thấy đầu giường, có thể khiến cả hai bên có chút xấu hổ.

Thứ tư: Đầu giường không được đối diện với gương

Chúng ta đều hiểu rằng gương có tính phản chiếu, vì vậy khi gương đối diện với đầu giường, nếu ánh nắng chiếu vào gương một chút sẽ bị phản chiếu trực tiếp vào đầu giường, có thể khiến bạn bị chói mắt. Và đầu giường đối diện với gương, nếu bạn thức dậy vào ban đêm và đột nhiên nhìn thấy một người trên đầu giường, tất nhiên cũng đừng sợ hãi, như trong rất nhiều câu chuyện ma hiện trong gương trên đầu giường.

Thứ năm: Đầu giường không được kê dưới xà nhà

Vì những thanh xà này rất dễ làm giảm chiều cao sàn nhà, đặc biệt trông rất buồn tẻ, nếu thật sự kê đầu giường ngay dưới thanh xà, khi ngủ thường sẽ cảm thấy rất ngột ngạt, vì vậy tốt nhất không nên kê đầu giường.

Thứ sáu: Đầu giường không được đối diện với phòng vệ sinh

So với các phòng khác trong phòng, phòng vệ sinh chắc chắn không phải là một nơi tốt, không chỉ môi trường thường xuyên ẩm ướt mà lúc nào cũng có vẻ hơi bẩn khiến người ta cảm thấy không thoải mái.

Do đó, nếu đặt đầu giường đối diện với phòng tắm, bạn có thể hình dung mùi hôi như thế nào, dễ mang theo hơi ẩm hoặc vi khuẩn vào giường, về lâu dài sẽ rất có hại cho thể chất và tinh thần.


20/05/2023

Biết thêm để sống Thọ, sống Khoẻ

St và biên soạn


 

Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Để sống thọ, sống khỏe, chúng ta nên kiên trì áp dụng:

1. 10 bài học về sức khỏe đó là:

- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau

- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua

- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả

- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa

- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần

- Bớt đi xe, năng đi bộ

- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn

- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

- Bớt nói, làm nhiều hơn

- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan...

2. Khi đã về già,  cần chú ý một số đặc điểm sau của tuổi già:

- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.

- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chuẩn đoán, dễ sai lạc nếu bác sĩ ít kinh nghiệm.

- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.

3. Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:

Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:

a) Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.

b) Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV... đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v... phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

c) Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v... cũng rất quan trọng.

d) Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy.

Không được bỏ chất bột. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến...

Biết cách sống khoa học và chủ động, chúng ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.

------------

 Các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hóa vào tuổi nào ?

Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sẩy thai.

Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi

Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già...

Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55

Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm.

Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65

Người già thường mất kiểm soát bọng đái Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.

Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi

Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.

Phổi lão hóa từ tuổi 20

Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng .

Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65

Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ

Mắt lão hóa từ năm 40 và từ tuổi này phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.

Tim lão hóa từ tuổi 40

Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần...Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.

Gan lão hóa từ năm 70

Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.

Thận lão hóa năm 50

Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.

Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50

Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

Xương lão hóa hóa vào tuổi 35.



Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ, nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.

Răng suy từ tuổi 40.

Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần

Bắp thịt lão hóa từ năm 30

Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 %. Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.

Nghe giảm đi kể từ giữa năm 50

Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.

Da suy giảm kể từ năm 20.

Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.

Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60.

Thông thưuờng chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa

Sinh sản mất khả năng từ năm 35.

Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.

Tóc lão hóa từ tuổi 30.

Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngả màu đen xám và rụng dần đi