29/04/2024

Quy tắc mặc đồ Tây nơi công sở và khi dự tiệc

 st, tổng hợp và biên tập


Không mặc váy vừa quá ngắn vừa hở vòng một

Nhiều người thường chọn váy ngắn để khoe đôi chân dài cũng như tạo diện mạo trẻ trung, thu hút. Tuy nhiên, nếu váy ngắn kết hợp cùng áo hở khe ngực thì tổng thể trang phục lại không lịch sự. Nguyên tắc là không nên khoe cả hai cùng lúc.

Quy tắc để trở nên sang trọng là chỉ nên tập trung nhấn mạnh vào một đặc điểm của trang phục. Nếu muốn làm nổi bật đôi chân thon dài bằng chiếc váy ngắn thì ở phía trên nên mặc một chiếc áo an toàn với điểm nhấn là đường viền trên cổ áo. Còn nếu muốn khoe vòng một, cần diện một chiếc váy dáng dài.

 

Không quá nhiều họa tiết

Không nên mặc trang phục với quá nhiều họa tiết. Bạn chỉ nên mặc hai họa tiết khác nhau khi quần và áo đồng màu. Còn nếu khác màu cần hạn chế bởi họa tiết quá nhiều sẽ khiến tổng thể trang phục trông rất lộn xộn và rối rắm.

Không cởi hai cúc áo sơ mi trên cổ

Nhiều cô gái có thói quen mặc áo sơ mi thả cúc xuống tận ngực với mong muốn khiến mình trông quyến rũ và sành điệu hơn. Tuy nhiên, chiếc áo với cổ xẻ quá sâu có thể làm lộ vòng một, gây phản cảm.

Để trông lịch sự và gọn gàng, chỉ nên cởi hai cúc áo sơ mi là tối đa. Đặc biệt trong môi trường văn phòng hay nhà trường, cổ áo chỉ nên sâu 8-10 cm tính từ xương quai xanh.

Không nên đeo quá nhiều phụ kiện

Nếu là một người thích đeo phụ kiện, hãy nhớ quy tắc đeo một bộ đồng nhất với nhau từ khuyên tai, vòng tay, vòng cổ cho tới nhẫn. Tuy nhiên, chỉ nên đeo một cho đến hai phụ kiện trên người. Nếu đeo từ ba trở lên, trông bạn sẽ rườm rà và rối mắt.

Không mặc áo hai dây đến những nơi sang trọng

Áo hai dây mang lại cảm giác thoải mái, tiện lợi cho người mặc. Tuy nhiên, kiểu áo này không phù hợp với không gian chuyên nghiệp và lịch sự. Nếu mặc áo hai dây đến những nơi sang trọng, người mặc sẽ mất đi vẻ chỉn chu và nhã nhặn.

Áo hai dây chỉ phù hợp khi đi chơi cùng bạn bè, gia đình hoặc khi ở nhà.

Tránh để lộ eo vì quần quá trễ hay áo quá ngắn

Nếu vòng eo không được nhỏ gọn, không nên diện áo quá ngắn hoặc quần cạp thấp. Để che được khuyết điểm, nên mặc thêm một áo mỏng phía trong nhằm che phần eo bị hở.

Còn nếu thích diện áo croptop, nên chọn quần cạp cao qua rốn để không bị hở eo mà vẫn khoe được vẻ đẹp quyến rũ của đôi chân dài.

Lựa chọn cà vạt phù hợp

Với nam giới, khi đến những nơi sang trọng cần hiểu phụ kiện nào là cần thiết và khi nào có thể loại bỏ chúng để có vẻ ngoài thoải mái hơn. Nếu mặc áo sơ mi mà không mặc vest ngoài, không cần thiết phải đeo cà vạt. Việc mặc áo sơ mi nhưng lại đeo cà vạt tạo cảm giác quá trang trọng và khá nặng nề.

Mang thắt lưng khi "đóng thùng"

Thắt lưng nam được coi là một trong những phụ kiện không thể thiếu dành cho phái mạnh, nhất là khi diện quần âu. Phụ kiện này có tác dụng giữ cho quần không bị tuột và vạt áo không bị kéo xộc xệch.

Nếu chiếc quần vừa vặn thì thắt lưng trở thành phụ kiện đáng giá, giúp cho việc "đóng thùng" trở nên thanh lịch hơn.

Đừng thắt cà vạt dài tới thắt lưng

Khi bạn đeo cà vạt, cần đảm bảo độ dài phù hợp để có vẻ ngoài lịch sự. Điểm cuối của cà vạt chỉ nên dài đúng bằng thắt lưng, không dài hơn cũng không quá ngắn. Quy tắc này giúp cơ thể trông cân xứng và tăng thêm vẻ sang trọng cho trang phục.


Nguyên tắc cài cúc áo vest nam

Nguyên tắc cơ bản đối với việc cài khuy áo vest nam là: Nếu mặc áo có ba khuy nên cài khuy trên cùng, luôn luôn phải cài khuy ở giữa, và không bao giờ cài khuy cuối. Nếu bạn mặc chiếc áo có hai khuy, luôn luôn cài khuy ở trên và không cài khuy ở dưới.

Đây là một quy tắc rất phổ biến đối với vest nam. Dù vậy quy tắc này không áp dụng cho vest nữ.

Tất phải che được cổ chân

Khi ngồi, gấu quần sẽ bị co lên trên cổ chân. Việc để lộ làn da trần giữa quần và giày có thể làm rối toàn bộ diện mạo.

Lúc này, cần che chỗ da thịt bị hở bằng một đôi tất dài che kín toàn bộ đôi chân của bạn.

Giày và thắt lưng cùng màu

Không nên mang thắt lưng có màu khác so với giày. Bởi khi giày và thắt lưng xung đột màu sắc sẽ khiến cho tổng thể bộ trang phục thiếu đồng bộ, giảm tính thẩm mỹ.

Ngoài ra, cũng nên tránh lựa chọn thắt lưng có quá nhiều màu sắc hay họa tiết, bởi sẽ làm giảm độ nam tính và mất đi nét lịch lãm của phái mạnh.


24/04/2024

Tu hành để làm chi?

 


Mọi người thấy, hiện nay nhà sư hay chùa chiền làm đủ thứ chuyện, như nuôi trẻ con, nuôi người già, làm từ thiện, bốc thuốc, v.v… Những chuyện này đều tốt cả, nhưng hỏi đó có phải là mục đích rốt ráo của tu hành hay không?

Không. Vì, nuôi dưỡng người cô quả thì giống các cô nhi viện hay trại tế bần, làm từ thiện thì từ cá nhân đến các tập đoàn lớn đều có, chữa bệnh thì bệnh viện hay nơi này nơi khác cũng làm. Ăn chay thì chả cứ phải tu, nhiều người Âu, Mỹ bây giờ cũng ăn chay vì lý do sức khỏe; phóng sinh thì các tổ chức bảo vệ động vật trên khắp thế giới còn làm tốt hơn nhiều.

Vậy đi tu là để sống cho tốt và thanh thản tâm hồn? Cái này ở nhà cũng làm được. Vả lại ở đâu mà chả phải lo sống cho tử tế; còn thanh thản thì do cái suy nghĩ của mình thôi. Đấy là nói vậy, chứ người không làm việc xấu ác thì tâm hồn tự thanh thản, đâu cần phải cạo tóc đi tu. Còn suốt ngày “hiến kế” để lùa tiền cúng dường của bách tính thì có cạo đầu ở chùa tâm vẫn bất an.

Phật nói “Nước trong bốn biển chỉ có một vị, là vị mặn; pháp của ta cũng chỉ có một vị, là vị giải thoát”. Mục đích tối cao của Phật giáo là giải thoát. Giải thoát khỏi cái gì? Cái khổ.

Phật giáo nhìn thấy bản chất của đời sống chỉ có một màu: khổ đau. Nghèo hay giàu, khỏe hay bệnh, nam hay nữ, sang hay hèn, trẻ hay già….tất cả đều khổ. Và cái khổ cuối cùng là chết. Chết không phải là hết, chết là để bắt đầu một hành trình khổ mới. Đi tu là để thoát khỏi tất cả những nỗi khổ này, mà mấu chốt là ở chỗ đoạn dứt sinh tử luân hồi.

Tất cả những việc đã kể trên chỉ là trợ duyên, là phụ họa, muốn đạt được mục đích thì phải Giới – Định – Tuệ. Không Giới thì chẳng thể Định, không Định thì Tuệ mờ tối, Tuệ đã mờ tối thì không cách chi chứng được thật tướng của tồn tại. Vì thế, dù có từ thiện, phóng sinh, ăn chay… vạn kiếp cũng chỉ là kẻ sống trong ảo ảnh do cái thức điên đảo của mình dựng lên, và cứ thế trôi lăn mà không cách gì tự nhận biết được.

Đọc lịch sử từ thời Đức Phật còn tại thế, chúng ta thấy ông cùng học trò không hề làm tất cả những việc kể trên, cùng lắm là “tùy duyên”, tiện tay thì làm, xong là thôi và liền trở lại con đường của giới định tuệ. Các nước theo truyền thống nguyên thủy bây giờ cũng vậy, chùa chiền không phải là nơi để đến ngắm cảnh, du lịch hay trại tế bần. Người tu sĩ có một công việc lớn lao phải làm, đó là dồn toàn bộ cuộc đời và sinh mạng mình vào con đường khai mở trí tuệ để đạt đến giải thoát. Và vì thế, nhiều người đã trở thành mô phạm cho thế gian về đức hạnh và sức mạnh tinh thần.

Đi tu là để thoát khổ, vì thế, tất nhiên nếu anh không thấy khổ thì chẳng việc gì phải đi tu, cứ ở đời mà sống cho sướng. Oái oăm ở chỗ không phải ai cũng biết thế nào là sướng là khổ thật sự. Để thấy Khổ (và Không, Vô thường, Vô ngã) lại cần phải có trí tuệ.

Bài này không phải phản đối việc làm từ thiện, làm được thì tốt thôi, tôi chỉ nói cái cốt lõi của tu hành để không lẫn lộn nó với các tổ chức từ thiện. Đấy là chưa kể những thứ méo mó như mượn hình tướng Phật giáo và việc từ thiện để gom tiền thiên hạ.

18/04/2024

Lễ hội đền Hùng năm 1920

st trên net

 

Toàn cảnh núi Nghĩa Lĩnh, khung cảnh nhộn nhịp tại cổng đền, khách hành hương chơi đu quay… là những hình ảnh đặc sắc về một kỳ lễ hội đền Hùng thập niên 1920 do nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại.

Toàn cảnh núi Nghĩa Lĩnh, nơi Đền Hùng tọa lạc trong một kỳ lễ hội đền Hùng thập niên 1920.

Cảnh tượng dòng người hành hương nhìn từ lối lên đền ở chân núi.

Hình ảnh khó quên về lễ hội đền Hùng thập niên 1920

Khung cảnh nhộn nhịp tại cổng đền Hùng ngày lễ hội.

Đám rước các vật phẩm quý đến đền Hùng theo tục lệ truyền thống.

Chiếc ngai thờ trong đám rước.

Những người lính cầm bộ Bát bửu – 8 binh khí thiêng.

Vị quan cưới ngựa tham gia đám rước.

Hai bên đường, dân chúng tập trung rất đong để xem đám rước.

Các bà các cô tụ tập bên ngoài đền thờ Đức Âu Cơ và các công chúa.

Khung cảnh bên trong đền.

Thiếu nữ tham gia cuộc thi thổi cơm.

Một thanh niên đóng vai con tốt trên bàn cờ người ở lễ hội.

Khách hành hương chơi đu quay trong lễ hội đền Hùng thập niên 1920.


31/03/2024

Chút để nhớ thuở bao cấp: Tem phiếu

 Hiện vật được trưng bày tại một triển lãm ở Hà Nội.


“Phiếu thực phẩm”, “Tem vải”, “Phiếu bồi dưỡng người đẻ”… là kỷ niệm khó quên về thời bao cấp, thời mà nhiều mặt hàng thiết yếu của cuộc sống được phân phối chứ khó có thể mua được bằng tiền.

Tem phiếu thời bao cấp rất phong phú về chủng loại hàng hóa cung cấp, từ thực phẩm, vải vóc, chất đốt tới phụ tùng xe đạp…

Phiếu thực phẩm loại C, quý 4 năm 1973 do Bộ Nội thương phát hành, được Xí nghiệp sửa chữa đồng hồ cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy ở phố Hàng Khoai.

Trên phiếu thực phẩm ghi rõ khổi lượng của từng loại thực phẩm được nhận: 5 kg thịt lợn, 1 kg thịt bò, 1 con gia cầm, 2 kg đậu phụ, 20 quả trứng…

Phiếu cung cấp thịt cơ động 1972, có giá trị 2 kg thịt lọc.

Phiếu vải 4 mét dành cho một đối tượng “nội thành, nội thị”, năm 1973.

Một mẫu tem vải quân đội. Người trong quân đội thì có hệ thống tem phiếu riêng.

Phiếu bồi dưỡng người đẻ dành cho “nhân dân nông thôn” ở tỉnh Cao Bằng năm 1980.

Gia đình nào có trẻ em sẽ được phát thêm “Phiếu đường trẻ em”…

…Và “Phiếu sữa trẻ em”.

Phiếu vải 5 mét dành cho nam ở Vĩnh Phú năm 1973.

20 cm vải cũng phải có tem mới được.

Những hiện vật này đem lại cảm xúc đặc biệt cho những người từng trài qua thời bao cấp.

25/03/2024

BẢY CỬA ẢI SAU KHI CHẾT CON NGƯỜI PHẢI TRẢI ĐỂ ĐẦU THAI SANG KIẾP KHÁC

 Minh Minh


Tùy vào nghiệp của chúng sinh mà sau chúng ta vượt qua từng cửa ải sau khi chết theo những cách hoàn toàn không giống nhau và sau đây là bài viết cho mọi người cùng tham khảo.


Không ít người trong chúng ta không khỏi thắc mắc rằng có thực cuộc sống sau khi chết hay không? Các tôn giáo đưa ra câu trả lời khác nhau cho những thắc mắc trên.

Một số dạy rằng nếu là người tốt, bạn sẽ được lên thiên đàng, còn nếu là người xấu, bạn sẽ bị thiêu trong địa ngục. Số khác nói rằng khi chết thì linh hồn của bạn sẽ đoàn tụ với ông bà tổ tiên.

Cũng có tôn giáo cho rằng sau khi chết và bị xét xử, bạn sẽ đầu thai thành người khác hoặc thú vật.

Dường như các tôn giáo dạy rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều có chung khái niệm căn bản là một phần của con người vẫn còn sống sau khi thân thể chết. Bạn có thể tin hoặc không tin và bài viết sau chia sẻ một cách nhìn khá cụ thể để bạn có thể tham khảo và tự có câu trả lời cho chính mình.

Theo Đức Phật nói về cuộc sống sau khi chết thì con người có phần hồn và phần xác, khi một người qua đời, lúc này sẽ có Hắc Bạch Vô Thường - quỷ sai của âm gian đến dẫn hồn phách của họ xuống Quỷ Môn quan.

Sau đó lại được Tứ đại Sứ giả của âm gian, cũng chính là Đầu Trâu Mặt Ngựa, dẫn vong linh đến Âm Tào Địa Phủ, tiếp đó được thẩm phán của chư vị Đại Phán quan của Thập Điện Diêm La dưới âm gian tiếp nhận.


Cuối cùng mới quyết định vong linh là có thể đi vào cõi nào để tiếp tục luân hồi: hoặc là lên trời hưởng phúc lành, hoặc là tiếp tục đầu thai làm người nữa hoặc loại động vật nào đó, hoặc là phải tiếp tục trải qua khổ hình ở mười tám tầng địa ngục như trong truyền thuyết.

Những gì con người trải qua sau khi chết

Khi một người chết đi thì họ được dẫn qua cửa ải sau khi chết đầu tiên là Quỷ Môn quan sau đó qua một con đường gọi có loài hoa nở rộ mà những truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn này bao đời nay từng gây xúc động cho không ít người.

Mất khá nhiều thời gian để đi hết con đường này và đến tận cuối con đường sẽ có một con sông nhỏ gọi là Vong Xuyên Hà. Trên sông có một chiếc cầu đá có tên là Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn.

Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé.

Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người. Nhiều người còn nói là "uống nước sông Nại Hà" để quên đi kiếp trước trước khi đầu thai.


Đi qua hết cầu Nại Hà bèn có thể thông đến sáu nơi, tức là đi vào cõi lục đạo luân hồi: cõi người trời, cõi A-tu-la, cõi người, cõi súc sinh (cũng gọi là đường bên cạnh), cõi quỷ đói, cõi địa ngục.

Ải thứ nhất: Quỷ Môn quan

Truyền thuyết kể rằng, Diêm La Vương đã đặc cách chọn ra một nhóm 16 quỷ lớn để trấn giữ cửa ải Quỷ Môn quan. Một người sau khi chết, trước hết là do quỷ sai nơi âm gian Hắc Bạch Vô Thường dẫn ba hồn bảy phách đi, rồi giao cho quỷ Đầu Trâu Mặt Ngựa đẫn đến Quỷ Môn quan.

Tại đây, nhóm quỷ dữ tra xét vô cùng hà khắc bất kể người đó lúc sống có quyền cao chức trọng tới đâu không quan trọng, ai cũng như ai, đặc biệt họ nghiêm ngặt đối với những vong hồn dã quỷ tội ác đầy mình, bản tính hung ác không đổi; không để cho một ai có thể trà trộn đi qua quan này.

Ai đã đến nơi đây đều cần phải tiếp nhận tra xét, xem xem có mang theo lộ dẫn – giấy thông hành đến quỷ quốc hay không. Lộ dẫn dài 90 cm, rộng 60 cm, được làm bằng giấy mềm màu vàng, mặt trên viết “Lộ dẫn do Phong Đô Thiên Vũ Diêm La Đại Đế phát cho và con người khắp thiên hạ, cần phải đi qua đường này, mới có thể đến Địa phủ chuyển thế thăng thiên”. Lộ dẫ được xem là căn cứ của người sau khi chết đi đến quỷ quốc báo danh.


Đồng thời, trên mặt lộ dẫn có đóng dấu ấn của “thành hoàng Âm ty, phủ huyện Phong Đô”. Phàm là người sau khi chết đưa vào quan tài hoặc trong lúc hỏa táng đốt bỏ nó, thì sẽ theo linh hồn đến Địa phủ.

Ải thứ hai: Đường Hoàng Tuyền

Đi qua Quỷ Môn quan, hồn phách đến ải tiếp theo đó là phải đi qua một con đường rất dài có tên Hoàng Tuyền. Hồn phách của người ta đến âm gian báo danh sẽ phải đi một đoạn đường rất dài, qua rất nhiều quan, vì vậy đường Hoàng Tuyền (Suối Vàng) là tên gọi chung đối với những quan và lộ trình này.

Trên đường Hoàng Tuyền có hoa Bỉ Ngạn màu đỏ, từ xa mà nhìn thì giống như là tấm thảm máu trải dài, vì loài hoa này có màu đỏ như lửa nên được ví là “đường lửa chiếu rọi”. Lúc Bỉ Ngạn hoa nở thì không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa, hoa là không bao giờ gặp gỡ, đời đời dở lỡ.

Bởi vậy mấy có cách nói: "Bỉ Ngạn hoa nở nơi Bỉ Ngạn, chỉ thấy hoa, không thấy lá”. Nhớ nhau thương nhau nhưng vĩnh viễn mất nhau, cứ như thế luân hồi và hoa lá không bao giờ nhìn thấy nhau, cũng có ý nghĩa là mối tình đau thương vĩnh viễn không thể gặp gỡ.

Theo truyền thuyết hương hoa có ma lực, có thể gọi về kí ức lúc còn sống của người chết. Trên con đường Hoàng Tuyền nở rất nhiều loài hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên bị gọi là “hỏa chiếu chi lộ”.


Đây cũng là loài hoa duy nhất mọc trên con đường Hoàng Tuyền, và cũng là phong cảnh, là màu sắc duy nhất ở nơi đấy. Khi linh hồn đi qua vong xuyên, liền quên hết tất cả những gì khi còn sống, tất cả mọi thứ đều lưu lại nơi bỉ ngạn, bước theo sự chỉ dẫn của loài hoa này mà hướng đến địa ngục của u linh.

Ngoài ra, trên đường Hoàng Tuyền còn có rất nhiều cô hồn dã quỷ, họ là những người dương thọ chưa hết nhưng đã chết và lạc lõng nơi chốn này. Họ đã không thể lên trời, cũng không thể đầu thai, càng không thể đến âm gian, chỉ có thể lang thang trên đường Hoàng Tuyền, đợi đến dương thọ kết thúc rồi mới có thể đến âm gian báo danh, nghe Diêm La Vương phán xét.

Ải thứ ba: Tam Sinh thạch

Bên cạnh cầu Nại Hà có tảng đá xanh có khắc bốn chữ lớn “Tảo Đăng Bỉ Ngạn” (sớm đến bờ bên kia). Đá này có tên Tam Sinh thạch (đá ba đời). Theo như bên Phật gia thì là tam thế chuyển sinh, tức là kiếp trước, kiếp này, kiếp sau. Phật gia cho rằng, sinh mệnh là vĩnh hằng, cho nên sinh mệnh có luân hồi chuyển thế.


Kiếp trước là nhân, kiếp này là quả, kiếp sau là duyên. Nhân duyên tụ hợp, duyên diệt duyên khởi, nợ tình duyên còn phải hoàn trả, oan trái…hết thảy đều được ghi lại rõ ràng trên Tam Sinh Thạch - Đá Ba Đời. Khi linh hồn đứng trước tảng đá ba đời này là thấu tỏ hết mọi sự đời.

Ải thứ tư: Vọng Hương đài

Vọng Hương đài còn được gọi là “Tư Hương lĩnh” (đồi nhớ quê) là nơi các linh hồn có thể lên đây nhìn về Dương gian, là nơi liên lạc giữa người sống và người chết. Vọng Hương Đài cũng chính là Thổ Cao đài, nơi có đình Mạnh Bà, là ở phía trước cây cầu, chứ không phải ở phía sau cây cầu.

Theo truyền thuyết, Vọng Hương đài là nơi mà vong hồn nhìn về dương thế tạm biệt người thân một lần cuối cùng. Lại có truyền thuyết rằng, kiến tạo của Vọng Hương đài nơi âm gian rất kỳ lạ, trên rộng dưới hẹp, mặt như cánh cung, lưng như dây cung ngang nhau, ngoài một con đường đá rất nhỏ ra, còn lại đều là núi đao rừng kiếm, hiểm trở vô cùng. Đứng ở trên đó, năm châu bốn biển đều có thể nhìn thấy.


Truyền thuyết kể rằng, sau khi con người chết rồi, “ngày đầu tiền không ăn cơm nơi cõi người, ngày thứ hai liền qua Âm Dương giới, ngày thứ ba đến Vọng Hương đài, nhìn thấy người thân đang khóc lóc thảm thiết”.

Ải thứ năm: Vong Xuyên hà

Người sau khi con người chết phải uống canh Mạnh Bà để quên đi mọi sự, đầu thai sang kiếp khác. Tuy nhiên, có những người không uống để có thể gặp người mình yêu thương ở kiếp sau. Vì thế, họ phải nhảy vào Vong Xuyên hà - cửa ải sau khi chết số năm, đợi trên nghìn năm mới có thể đầu thai.

Ải thứ năm Vong Xuyên hà còn gọi “Tam Đồ hà”, chắn ngang giữa đường Hoàng Tuyền và Âm phủ. Nước sông có màu đỏ như máu vô cùng hôi tanh, bên trong hết thảy đều là cô hồn dã quỷ không được đầu thai, trùng rắn khắp nơi.

Những ai nguyện nhảy xuống Vòng Xuyên hà trong nghìn năm đó, hoặc có lẽ sẽ nhìn thấy người mà mình yêu thương nhất trong kiếp này đi trên đầu, nhưng không thể nói chuyện với nhau, bạn thấy họ, nhưng họ lại không thấy bạn.

Thậm chí, bạn nhìn thấy họ hết lần này lại đến lần khác đi qua cầu Nại Hà, uống canh Mạnh Bà hết chén này lại chén khác, tuy mong họ không uống canh Mạnh Bà nhưng lại sợ rằng họ chịu không nổi cái khổ dày vò nghìn năm trong Vong Xuyên Hà này.


Kết thúc thời hạn nghìn năm, nếu bạn vẫn nguyện tìm lại người mình vô cùng yêu thương trước kia thì bạn có thể trở lại nhân gian, tìm kiếm lại người đó.

Ải thứ sáu: Canh Mạnh Bà

Canh Mạnh Bà còn gọi là Vong Tình Thủy hoặc Vong Ưu Tán, theo Truyền thuyết Mạnh Bà, hễ uống vào liền quên hết mọi chuyện của đời này lẫn đời trước. Ở Ải thứ sáu này, Mạnh Bà đứng ở đầu cầu Nại Hà để phát canh.

Sau khi con người chết mỗi một người đều phải đi qua cầu Nại Hà, Mạnh Bà đều sẽ hỏi có uống canh Mạnh Bà không, nếu muốn qua cầu Nại Hà, thì cần phải uống canh Mạnh Bà. Còn không uống canh Mạnh Bà, thì không qua được cầu Nại Hà, không qua được cầu Nại Hà, thì không được đầu thai chuyển sinh.

Mỗi một người trong Dương gian đều có một cái chén của mình ở tại nơi này, canh Mạnh Bà trong chén, thật ra chính là nước mắt chảy suốt một đời khi vui, hoặc buồn, hoặc đau khổ, hoặc căm hận, hoặc sầu não, hoặc yêu thương… tất cả được nấu thành canh.

Mạnh Bà thu giữ từng giọt từng giọt nước mắt của họ lại, đun nấu thành canh, khi họ rời khỏi nhân gian, đi đến đầu cầu Nại Hà, sẽ cho họ uống vào, quên hết yêu hận tình thù khi còn sống, kiền tịnh sạch sẽ, bắt đầu tiến nhập vào Lục đạo, hoặc là Tiên, hoặc là người, hoặc là súc sinh,...


Uống canh rồi mọi sầu muộn, thù hận và yêu thương sẽ không còn nhớ nữa. Vì thế, không phải ai cũng cam tâm tình nguyện uống canh Mạnh Bà.

Mạnh Bà sẽ nói với họ: “Nước mắt cậu rơi vì người ấy đều đã nấu thành chén canh này, uống nó rồi, chính là uống vào tình yêu cậu dành cho người đó vậy”. Một ký ức được xóa đi sau cùng trong mắt người ta chính là người mà họ yêu nhất trong đời này, uống canh vào, hình bóng người trong mắt dần dần phai nhạt đi, con mắt trong sáng như đứa trẻ sơ sinh.

Ải thứ bảy: Cầu Nại Hà

Tương truyền, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, ván lót trơn trợt, rất khó lên cầu để đi qua sông. Đó là cửa ải sau khi chết số bảy có tên cầu Nại Hà. Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, cua kình hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt.

Các linh hồn nơi Âm phủ, khi đến cầu nầy, muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rít cua kình giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là ghê gớm.

Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà: cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây. Tương ứng với Lục đạo.

Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương xứng, theo các tình trạng: nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu…


Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. Việc thọ sanh (đi đầu thai) rất chi tiết, tỉ mỉ, phức tạp như là: đường nào trong bốn đường thai, noãn, thấp, hóa; như loài vật thì có loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết…Việc đúc kết rất cẩn thận vì tầm quan trọng lớn lao của nó. Kết quả sẽ ghi kỹ lưỡng cho mỗi quỷ hồn để đưa đến Phong Đô đầu thai.

Quá trình đi xuống âm gian của người ta sau khi chết vốn không thông dụng với hết thảy mọi người. Những người tu hành làm thiện nếu như công đức đạt đến viên mãn, sau khi hết mệnh sẽ không phải trải qua quá trình âm gian này mà trực tiếp được Phật tiếp dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Những kẻ đại ác làm nhiều việc gian ác cũng có thể sẽ không trải qua quá trình âm gian này, bởi nghiệp lực dẫn dắt mà sẽ bị đánh thẳng vào địa ngục.

Đây là truyền thuyết lưu truyền hàng ngàn năm nay. Khoa học ít nhiều đã chứng thực qua các công trình nghiên cứu rất nghiêm túc các hiện tượng như nhớ lại kiếp trước, nhớ lại những cảnh tượng mô tả dưới địa phủ sau khi chết đi sống lại, ở nhiều địa phương và quốc gia.

06/03/2024

Hôm nay

 

Kỷ niệm kia,

thời khắc này

Ngày hôm nay,

tháng năm xưa

Tương lai chợt mơ quá khứ

Bồi hồi nhớ,

nơi góc nhà

 

Hãy tận hưởng phút giây đang trôi

Ta trân trọng từng khoảnh khắc

Khi hiện tại tỏa sắc tươi

Vẹn nguyên nhiệm màu cuộc đời

 nhân chuyện mẹ nó và Mây tranh gối

04/03/2024

Được Mất

 


Người lạ ngày mai có thể là người bạn thân hôm nay.

Từ lúc đó, ta nghĩ rằng rất cần những người đó trong đời. Nhưng sau bao nhiêu chuyện đã xảy ra, ta nhận ra rằng họ chả quan trọng gì. Sự xa lánh một hoặc đám bạn bè cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình. Vậy sao ta phải buồn phiền duy trì những mối quan hệ ấy?.

Ta trân trọng những cuộc gặp gỡ và ta cũng sẵn sàng buông bỏ một cách nhẹ nhàng nếu thấy cuộc sống sẽ thanh thản hơn khi không có chúng.


28/02/2024

Ấn để làm chi?????????????

 




Nghe nói thiên hạ tụ đến đền Trần, Nam Định đông lắm, thức suốt đêm, tìm mọi cách để cướp, rước ấn về nhà mong sẽ vinh hoa, phú quý, tiến quan… nên tôi xin kể chuyện này.


Vì dốt Sử nên có trích dẫn có chút sai sót, mong mọi người bỏ qua.


Quê cụ Trạng Trình lừng danh nghe nói ở Vĩnh Lại (chữ Ta: Vưỡn như cũ). Dân Vĩnh Lại hiếu học, trọng khoa cử… nhưng hầu như không đỗ đạt. Họ mới kéo đến nhà Trạng chất vấn.

Cụ Trạng không nói gì, nhưng làm một con ngựa đá, khắc mấy chữ, dịch nghĩa là: “Bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng”, rồi đặt bên này bờ sông.

Đến cuối đời Hậu Lê, sông lở, cát bồi, một đêm dân Vĩnh Lại thức dậy, thấy con ngựa đá đã qua sông. Dân chúng vô cùng sung sướng, hồ hởi, đi đâu cũng nói về con ngựa đá. Con gái khắp nơi thi nhau lấy chồng về làng Vĩnh Lại, mong có ngày trở thành bà đô đốc hay bà quận công.

Rồi, Nguyễn Huệ sai tướng Vũ Văn Nhậm đem binh tiến ra Thăng Long. Nguyễn Hữu Chỉnh đem vua Lê Chiêu Thống chạy trốn. Nửa đường, Chỉnh bị quân Nhậm bắt sống, Lê Chiêu Thống phải giả dạng dân thường mang ấn trong người chạy trốn đến vùng Vĩnh Lại. Dân làng Vĩnh Lại cho rằng đó là điềm trời xui, mới rước vua về đình và thảo hịch chiêu mộ quân sĩ chống lại quân Tây Sơn. Sẵn ấn tín, dân làng bức vua phải ký giấy phong tước cho mình.

Chỉ trong phút chốc, dân làng đều được phong thành quận công, đô đốc đúng như lời sấm Trạng Trình.

Có một anh cu đen đang cấy lúa ngoài đồng sâu ở thì vợ ra kêu về nhận ấn của vua.

Ấn gì?”

Là nhà mình thành quận công, đô đốc, quý tôc!”

Anh cu đen không ngước đầu lên, cạu với vợ:

Có quận công cũng phải cắm mặt xuống đồng mới có miếng ăn. Danh hão, nhận làm gì!”

Rồi anh ta cứ thế chổng mông lên trời tiếp tục cấy lúa.

Tương truyền, Vũ Văn Nhậm đem quân tràn đến. Dân làng Vĩnh Lại chống cự không được, bao nhiêu đô đốc, quận công đều bị giết hoặc bị bắt, máu chảy, đầu rơi…

Chỉ có mấy mạng sống sót.

Trong đó có anh cu đen đang cấy lúa ngoài đồng!

Sau anh Cu này được tôn xưng Thần hoàng làng đó.


Ka ka ka.......

27/02/2024

Mở lòng

 st trên net



Có những lúc biến cố và mất mát ập đến khiến bạn đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Nhưng, cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu chúng ta biết cách suy nghĩ tích cực…

Nếu một ngày người bạn yêu thương hết mực bỗng dưng lạnh lùng nói câu từ biệt…

Nếu một ngày bạn lỡ cáu giận, làm cha mẹ phiền lòng…

Nếu một ngày đám bạn thân lâu năm quay lưng lại, nói những lời nặng nề khiến bạn tổn thương…

Nếu một ngày công việc của bạn không thuận lợi, gặp quá nhiều trắc trở mà không nhận được sự trợ giúp của bất cứ ai…

Nếu một ngày bạn bị cướp, không còn chút tiền nào trong túi mà phải chật vật tìm đường về nhà…

Thì bạn hãy nhớ rằng…

● Có thể bạn không nhận ra nhưng bạn luôn là cả thế giới đối với một ai đó.

● Nụ cười của bạn khiến người khác cảm thấy hạnh phúc, kể cả những người không thích bạn.

● Luôn có một ai đó nghĩ về bạn trước khi họ chìm vào giấc ngủ mỗi đêm.

● Có những người không mấy thiện cảm với bạn, rất có thể vì họ đang mong muốn được như bạn.

● Trung bình, bạn được ít nhất một tá người yêu thương theo cách của riêng họ.

● Ngay cả khi bạn mắc sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình, thì hãy tin rằng vẫn luôn có một điều tốt đẹp đi kèm theo đó.

● Khi bạn cảm tưởng cả thế giới đều bỏ rơi bạn, hãy cố gắng nhìn sự việc từ một góc độ khác. Bạn sẽ hiểu mọi chuyện không bi đát như bạn nghĩ vì một thứ kết thúc là để nhường chỗ cho một điều khác bắt đầu.

● Cuộc sống quá ngắn ngủi để thức dậy mỗi sáng với những hối tiếc. Hãy biết trân trọng hơn những người cư xử tốt với bạn, và quên đi những người làm bạn tổn thương. Bạn nên nhớ mọi chuyện xảy ra đều có lý do.

● Khi cuộc đời trao cho bạn một cơ hội khác sau những thất bại, thì lần này bạn chắc chắn sẽ thành công! Hãy biết nắm lấy những cơ hội mới. Và nếu toàn bộ cuộc đời của bạn có thể thay đổi, đừng ngại ngùng mà để nó xảy ra.

● Cuộc đời tuy không dễ dàng nhưng vẫn luôn đáng sống. Mỗi khó khăn xảy ra không phải để chúng ta buồn rầu và than thở. Chúng đến để chúng ta mạnh mẽ đối diện với những điều không như ý, để quý trọng những giây phút hạnh phúc, để biết rằng chỉ cần có ý chí, tất cả đều sẽ qua đi. Buồn thương, đau khổ, mất mát chỉ như một làn gió thoảng, đến rồi đi…

● Những ai từng đi qua cuộc đời bạn cho dù là bỏ rơi bạn, thù ghét bạn, yêu thương bạn hay giúp đỡ bạn đều là những người “thầy” đáng quý. Hãy mở rộng lòng mình để yêu và vị tha cuộc sống. Và mỗi sáng thức dậy, hãy chọn niềm vui thay vì nỗi buồn!

26/02/2024

 Chó cắn chó để lão bợm rượu nhìn thấy đùi chó hấp chấm mắm tôm.

Miền quên

 


Trời Đông, đồng rộng, gió hanh hao

Cỏ tàn, những nấm mộ ngơ ngác quạnh hiu

 

Những gương mặt đi qua tôi mịt mờ

Theo từng ngày gió cuốn trôi

 

Cơn men vỗ quanh hơi thở

 

Như ngày đã qua hay ngày chưa đến

Như ngày bỏ quên, như ngày tìm kiếm

 

Tiếng thở vô ưu trầm xuống cỏ sâu

 

Giấc mơ thoáng qua trời xanh mấy đợt

Khi thức giấc thấy quanh mình đầy gió

 

Tôi gọi đò sang bến nhớ bên kia

 

Sông xô thuyền trôi tới miền quên.

25/01/2024

Cái áo cà sa và tên cướp

 



Chuyện xưa kể ɾằng, có một Tráng sỹ bôn tẩu giang hồ. Người này rất giỏi võ công, lại có tâm tɾừ gian diệt bạo, bênh vực kẻ yếu thế. Ngày nọ, Tráng sỹ đi ngang qua ngôi làng, gặρ lúc bọn cướρ đang cướρ bóc của dân lành liền ra tay trừ bạo.

Với thanh kiếm quý tɾên tay, anh ta chiến ᵭấu và lần lượt hạ gục nhiều tên cướρ. Sau cùng tên đầu sỏ bỏ chạy vào một ngôi chùa ở cuối làng. Tráng sỹ đuổi theo. Đến chùa anh tra kiếm vào vỏ ɾồi thận tɾọng đi vào chùa. Tới chánh điện, anh đảnh lễ Phật và sau đó đi tìm tên cướρ.

Nhưng thật lạ hắn biến đâu mất. Tráng sỹ đi vào hậu liêu, đến tɾai đường thì thấy một người mặc áo nhà sư đang ngồi quay mặt vào tɾong. Anh bước vào, định hỏi thăm, thì bất ngờ người này rút thanh kiếm giấu dưới gầm bàn, quay ρhắt lại phạt ngang một đường, tiếng kiếm ɾít tɾong gió nghe ɾợn người. Nhưng thật may, với võ công tuyệt đỉnh, Tráng sỹ ngả người ɾa sau, tɾánh được nhát kiếm chí mạпg ấy.

Ngay tức thì, Tráng sỹ nhảy ra ngoài sân chùa rút kiếm giao ᵭấu với tên cướρ. Và lát sau dân làng cũng kéo đến rất đông để chứng kiến tɾận so tài. Họ thấy một điều ɾất lạ là người Tráng sỹ chỉ tɾánh những đường kiếm hiểm ác của tên cướρ. Còn khi tấп côпg, anh ta chỉ cố đưα mũi kiếm của mình vào những vị tɾí nút thắt của chiếc áo cà sa mà tên cướρ đang mặc… Với tuyệt kỹ của mình, người Tráng sỹ cũng lần lượt ρhạt đứt những chiếc khuy vải của áo cà sa. Và đường kiếm sau cùng thay vì kết liễu tên cướρ, Tráng sỹ dùng mũi kiếm hất tung chiếc áo cà sa ra khỏi người tên cướρ.

Chiếc áo bay lên, sáng ngời không gian và khi ɾơi xuống lại ρhủ đúng lên thân thanh kiếm và người ta chỉ còn thấy chiếc mũi kiếm đang gí ngay yết hầu của tên cướρ. Tên cướp buông kiếm đầu hàng và dân làng liền ùa vào tɾói gô hắn lại…

Một bô lão tɾong làng, chắρ tay cảm tạ người Tráng sỹ và hỏi: Tɾáng sĩ võ công cao cường như vậy sao không hạ hắn sớm mà cứ vờn hắn làm dân làng lo quá?

Người Tráng sỹ nói ɾằng: Dù hắn là tên cướρ, nhưng tôi cố tɾánh chiếc áo từ bi nhà Phật mà hắn đang khoác tɾên người, mặc dù tɾước đó hắn đã dùng chiếc áo để bẫy tôi…

Chuyện của ngày xưa nhưng vẫn còn nguyên giá tɾị với hôm nay. Hiện tại, ɾất có thể có ai đó lợi dụng chiếc áo để bẫy người khác, dù đó là cá biệt.

Chiếc áo nhà Phật và kẻ xấu là hai chuyện rất, rất khác nhau, không thể ᵭánh đồng với nhau được.

Phật pháρ muôn đời bất ly thế gian pháρ. Thế gian đầy sân si mộng ảo, không việc chi mà không có tộι. Vì vậy nên như Tráng sỹ kia cần hết sức cẩn thận với những hành động cũng như ρhát ngôn củα mình, nhất là với chiếc áo từ bi củα nhà Phật.

Nếu bên tɾong chiếc áo tu là một kẻ bất thiện, thì tɾước tiên hãy ᵭánh bật chiếc áo ra khỏi người kẻ xấu, tránh làm tổn hại đến biểu tượng tốt đẹρ của những bậc chân tu nói chung…