15/01/2017

Vẻ đẹp đầy đặn của người mẫu không theo mẫu


   Ai bảo người béo không làm được người mẫu nào? Hãy xem người mẫu béo nước Anh, bạn sẽ thấy cô vô cùng quyến rũ. Nhiều người phải xuýt xao với vẻ đẹp nóng bỏng, như "viên kẹo" xứ sở sương mù. Cô được mệnh danh là "người mẫu béo quyến rũ nhất thế giới".

Iskra Lawrence là nàng mẫu béo nổi tiếng trong cộng đồng mạng.

Dù thân hình khá "phì nhiêu" song bông hồng nước Anh vẫn được nhiều người hâm mộ dành tặng danh xưng "người mẫu béo quyến rũ nhất thế giới".

Vẻ đẹp gợi cảm đầy sức sống của nàng mẫu béo 9X khi diện bikini.

Đi ngược với trào lưu "cò hương" trong làng mẫu, Lawrence 
nhận được nhiều lời khen ngợi với ngoại hình đẫy đà, khỏe khoắn.

Cô là minh chứng hoàn hảo cho thông điệp 
những cô gái béo vẫn có thể trở thành người mẫu.

Iskra Lawrence khởi nghiệp từ những bức ảnh nổi tiếng trên mạng xã hội.

Tươi mới, gợi cảm và tràn đầy sức sống là những mỹ từ dành cho Iskra Lawrence.

Cô trở thành gương mặt được nhiều tạp chí săn đón. Người đẹp cho biết, những bức ảnh cô đăng tải trên mạng xã hội đều là tự nhiên và chưa qua chỉnh sửa.

Người mẫu 26 tuổi là hiện tượng mới trong làng thời trang xứ sở sương mù.

Nhiều phụ huynh đều lấy Iskra Lawrence làm hình mẫu lý tưởng cho 

con gái và đề cao vẻ đẹp hiện đại mà khỏe mạnh, gợi cảm như cô nàng.

14/01/2017

Kiến trúc cổ Việt Nam





Chuyến hành hương tìm bát phở 'ngon nhất Việt Nam'

Iris Leung - BBC Travel


Dành cho các bạn không vào được trang http://www.bbc.com/vietnamese.

Thủ đô Hà Nội của Việt Nam được coi là nơi sinh ra món phởBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThủ đô Hà Nội của Việt Nam được coi là nơi sinh ra món phở

Khi chủ quán ăn David Huỳnh quyết định đi chuyến hành hương ẩm thực tới Việt Nam thì ông đi với đầu óc mở và lưỡi nếm sẵn sàng.
Chủ nhà hàng người Canada gốc Việt, mở quán Civil Liberties ở Toronto tìm cách phát triển thêm món ăn qua việc đi sâu tìm hiểu gốc gác của món này ở quê nhà. Cha mẹ ông từ Sài Gòn di cư tới Toronto trong chiến tranh Việt Nam, có nghĩa là ông đã quen với các các món ăn Nam Việt Nam. Nhưng ông muốn học thêm. Ông dự định mở cửa hàng phở ăn nhanh do cảm kích về cách chế biến và thưởng thức món ăn nổi tiếng này ở Việt Nam.
Phở, món quốc thực của Việt Nam, được ưa thích ở khắp Việt Nam và trên thế giới. Ở thể đơn giản nhất, phở là nước dùng thơm ngon đổ lên các sợi bánh tươi bằng gạo, trên cùng có chút hành lá, một số rau, và các lát thịt ngon ngọt. Trong khi phở bò được ưa chuộng nhất và được ăn ở mọi lúc trong ngày, thì phở gà cũng được yêu thích. Người ta bảo phở gà được tạo ra năm 1939 khi chính phủ muốn ngăn chặn việc giết bò bằng cách cấm bán thịt bò vào các ngày thứ Hai và thứ Sáu. Vì nó không đậm bằng phở bò nên nó thường để ăn sáng. Nhưng phở có vô vàn cách biến thể và mỗi người có nơi ăn ưa thích riêng của mình.
Chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam kéo dài một tháng của Huỳnh đã đưa anh từ Bắc xuống Nam và qua các tỉnh ở miền trung để tìm món phở nào mà anh cho là lý tưởng.
Trước tiên anh dừng chân ở Hà Nội, nơi khai sinh ra món này vào đầu thế kỷ 20. Khi Huỳnh tới vào lúc 6 giờ sáng, vừa ra khỏi xe buýt giường nằm, anh được tiếp đón nồng nhiệt ở quán 10 Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm, một quán bính dân chuyên bán phở bò mà các bạn ở Việt Nam khuyên nên đến.
“Bát phở làm chúng tôi tỉnh người. Chúng tôi đến lúc tinh mơ mờ đất và đây là điểm dừng đầu tiên ở Hà Nội. Ở đây chỉ có phở bò và tỷ lệ giữa thịt và bánh là mỹ mãn. Những thứ đi kèm là chanh, ớt, và trên bàn có hành muối mà trước đó tôi chưa từng thấy,” ông nói. Đi với phở đơn giản chỉ có hành lá, rau mùi, hành, chanh và ớt, tỷ lệ nước dùng và bánh là 2/1, nước dùng thì đơn giản nhưng đậm đà. Thế thôi,” ông nói.
Sự đơn giản của món này ở bắc Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chiến tranh sau 1954 và những năm sau thống nhất năm 1975. Trong thời gian đó, thực phẩm ở bắc Việt Nam phải định xuất và được Liên Xô trợ cấp, do vậy các cửa hàng phở là quốc doanh và bán phở với nước dùng nhạt nhẽo, bánh phở bằng gạo mốc và rất ít thịt.
Một số hàng rong có tiếng có nâng cấp món này tý chút, và Andrea Nguyen, tác giả cuốn “Vào Bếp Việt Nam” giải thích rằng có những quán phở “bí mật” bán bánh phở ngon cho “khách quen”. Những quán không có được bánh phở ngon thì chào mời món quẩy ăn phụ thêm để bù trừ. Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến văn hoá Việt Nam trong nhiều thế kỷ, như việc người Việt cũng ăn cháo (món ăn sáng phổ biến của Trung Quốc) và ăn quẩy trong thời kỳ đó, do vậy ăn quẩy với phở cũng là tự nhiên.

Phở là món ăn nhanhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPhở là món ăn nhanh

Khi phở trở lại với xuất xứ ban đầu của nó với những đổi mới trong cải cách kinh tế ở những năm đầu 1980 thì quẩy đã ở lại như bản di chúc của những thời kỳ khó khăn và ngày nay nó vẫn được ăn cùng với phở.
Vài hôm sau, Huỳnh được trải nghiệm một bát phở tuyệt vời nữa ở Blue Butterfly (69 Mã Mây) có đầu bếp là người Pháp. Mặc dù Huỳnh thích phở cổ điển Lý Quốc Sư hơn nhưng bánh phở ở Blue Butterfly có độ tinh tế hơn và nước dùng đậm hơn, gia vị tốt hơn; ta có thể thấy nó có “hơi hướng của đầu bếp được Pháp đào tạo”, ông nói.
Huỳnh thấy ngay là nước dùng là yếu tố then chốt của thành công của món tưởng chừng đơn giản này. Việc nấu nước dùng phải rất kiên nhẫn, cần đun từ 3 tiếng cho tới đun thâu đêm.
“Việc đun nước dùng lâu là bước quan trọng nhất trong việc làm phở. Trong khi phở gà chỉ cần đun xương gà lăm tăm từ 3 đến 4 tiếng, thì phở bò cần thời gian gấp đôi hoặc thậm chí suốt đêm.” Nguyễn Văn Khu, một đầu bếp ở Hà Nội, đã làm ở các nhà ăn hơn 10 năm, nói với tôi rằng thành phần truyền thống là sự kết hợp phức tạp các gia vị, gồm cả hoa hồi, quế, hạt tiêu rang, rễ rau mùi, sa trùng và hỗn hợp nướng của hẹ, hành và gừng.
Những xương trong đồ nấu có thể gồm cả vó bò, sườn bò và khớp xương mà nó, theo ông Khu, có nguồn gốc từ người Pháp ở đầu thế kỷ 20.
“Thực dân Pháp ở Bắc Việt Nam cho giết bò để làm thịt nướng và những món khác mà họ say mê. Xương xẩu và những thứ khó gậm được để lại cho đầu bếp Việt mà chẳng mấy họ tìm ra cách biến các thứ đầu thừa đuôi thẹo thành món phở ngon,” ông nói.
“Phở được bán như món ăn đường phố không đắt mà người bán thay đổi tùy theo bữa ăn, và những người thích phở đầu tiên chắc hẳn là những người làm việc trên thuyền buôn ngược suôi sông Hồng.”
Sự ưa thích phở nhanh chóng lan từ Hà Nội tới Sài Gòn (nay là TP HCM) mà ở đây người miền Nam tiếp thu nó với quan điểm hiện đại hơn.
“Người Hà Nội thích nước dùng trong không có mỡ, có rắc hành lá, húng Láng, một ít rau mùi, khi ăn có thêm ớt, dấm tỏi và nước chanh vắt. Nhưng ở Sài Gòn, nước dùng sánh hơn, mỡ hơn và ăn kèm với giá đỗ, húng ngọt, bạc hà, nước sốt chua ngọt, tương ớt, và họ cho thêm khá nhiều đường vào nước dùng,” ông Khu nói.
Trong chặng đi miền Nam, ông Huỳnh học thêm một lớp làm phở nữa ở Vietnam Cookery (26 Lý Tử Trọng, Bến Nghé, TP HCM) mà ông thấy có sự khác biệt rất lớn so với phở miền Bắc. Nó phong phú và ngọt vì cho thêm đường phèn vào nước dùng, và có thêm các miếng củ cải, giá đỗ, một số rau và sốt chua ngọt. Huỳnh thấy nó giống phở bán ở Bắc Mỹ.

“Việc chuẩn bị nước dùng lâu công là bước quan trọng nhất để làm phở.”Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption“Việc chuẩn bị nước dùng lâu công là bước quan trọng nhất để làm phở.”

“Gia vị ở miền Bắc thường nhẹ hơn và chú ý để nó tinh tế hơn. Với người không sành vị thì họ có thể nói nước dùng của miền Bắc là nhạt, nhưng hoàn toàn không phải thế. Phần cơ bản của nước dùng của miền Bắc và miền Nam là như nhau, nhưng họ dùng gia vị rất khác nhau,” Huỳnh nói.
Chuyến hành hương này cũng đưa ông tới Hội An, một thành phố cổ ở bờ biển miền Trung. Ở đây ông đã dùng thử một bát ở nhà hàng Morning Glory (106 Nguyễn Thái, Minh An) và thấy nó có vị ngọt như trước đó ông đã biết, nhưng cho biết là có thêm lạc rang, một thứ thường rắc lên các món bún/bánh canh ở Hội An.
Mặc dù là gốc miền Nam, đến cuối chuyến đi ông Huỳnh cảm thấy hiểu thấu hơn triết lý ẩm thực của miền Bắc. Ông ưa thích quan điểm cổ điển và đơn giản, và cảm kích việc chiến tranh và sự khan hiếm lương thực đã hình thành nên cách nấu nướng Bắc Việt Nam. Dựa trên kinh nghiệm, ông dự kiến sử dụng phương pháp Bắc Việt thuần túy nhất khi xây dựng thực đơn cho dự án mới của mình.
“Về phở, để chọn giữa Bắc và Nam, cái nào hơn, thì đúng là phở Bắc ngon hơn, mặc dù tôi là người Nam và quen với kiểu cách miền Nam,” ông nói.
Nhưng khi xét việc hình thành món ăn hình tượng này đã trải qua suốt thời chiến và thành phần nước dùng (mặc dù có sự khác biệt ở sản phẩm đầu ra) vẫn giữ được nguyên vẹn, ta mới rõ món phở này có nhiều cách thể hiện biết nhường nào.
Nó là món ăn của mọi người, thưởng thức vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Nó có thể được dùng cho cả người thanh cảnh ở miền Bắc cũng như người nhạy bén hiện đại ở miền Nam. Trên hết, nó là hiện thân của lịch sử hiện đại của đất nước này và của tinh thần kiên cường và bất khuất của Việt Nam.

Năm người thầy trong cuộc đời

Sưu tầm từ nhiều nguốn


Trên đường đời, mỗi bước đi đều không hề dễ dàng, sẽ luôn có những vấp váp, tổn thương… Ở mỗi giai đoạn, sẽ luôn có những vị “thầy” xuất hiện giúp bạn vượt qua. Họ không ở đâu xa, nhưng bạn nhất định cần nắm chắc.

1. Tri thức

Người thầy đầu tiên, là tri thức.

Tri thức chính là bảo bối của vận mệnh, nó sẽ dạy bạn làm thế nào để thay đổi cuộc sống của mình!

2. Cảm hứng

Người thầy thứ hai, chính là cảm hứng.

Cảm hứng là người thầy tốt nhất của bạn, nó sẽ dạy cho bạn cách để theo đuổi lý tưởng của riêng mình.

3. Nỗ lực

Người thầy thứ ba, chính là nỗ lực.

Nỗ lực giúp bạn tiến về phía trước. Nó sẽ dạy cho bạn biết rằng đằng sau thành quả đạt được là những giọt mồ hôi!

4. Lạc quan

Người thầy thứ tư là lạc quan.

Lạc quan là vị thuốc tốt cho cuộc đời của bạn, nó sẽ dạy bạn biết làm thế nào để đối mặt với cuộc sống!

5. Tự tin

Người thầy thứ năm là tự tin.

Tự tin là bạn đã thành công một nửa, nó sẽ dạy cho bạn biết rằng chỉ cần một chút tự tin + nỗ lực = thành công!

Hãy thử kiểm tra con đường nhân sinh của bạn, xem thử có phải đã từng nhận sự trợ giúp của 5 người thầy này hay không?

Năm vị “thầy” này lúc nào cũng xuất hiện trong tâm chúng ta, là một phần trong sinh mệnh của chúng ta, chính là để giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vững vàng hơn trên con đường phía trước.

12/01/2017

5 loại binh khí nguy hiểm của Ninja Nhật Bản

Tổng hợp từ nhiều nguồn

   Nhiều vũ khí huyền thoại của Ninja Nhật Bản khiến kẻ thù khiếp sợ bởi chúng có khả năng gây sát thương lớn.


Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban

Manriki Gusari là một trong những vũ khí huyền thoại của Ninja Nhật Bản thường sử dụng. Với chiều dài khoảng 70 - 90 cm, Manriki Gusari là một sợi xích với hai đầu được thiết kế 2 vật nặng.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-2

Với kích thước nhỏ nhưng vô cùng linh hoạt nên Manriki Gusari thường được các Ninja ở Nhật Bản mang theo bên mình.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-3

Kama hay còn gọi là Liềm. Vũ khí huyền thoại này thực chất là một công cụ lao động của những người nông dân. Tuy nhiên, khi đem vào chiến đấu, nó đã thể hiện được khả năng sát thương cao.


Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-4

Ninja đã chế tạo Kama với tay cầm dài, lưỡi sắc nhọn. Vũ khí này được sử dụng trong cả tấn công lẫn phòng thủ hay khi trèo tường, lẻn vào hang ổ, sào huyệt của kẻ thù.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-5
Neko - te là một vũ khí nguy hiểm của các Ninja. Trong tiếng Nhật, neko có nghĩa là "con mèo", còn "te" là "bàn tay". Thông thường, các Ninja nữ thường sử dụng vũ khí có hình dáng giống bao tay với những móng vuốt kim loại sắc nhọn để có thể đeo vào tay làm vũ khí khi tấn công kẻ thù.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-6
Một ưu điểm khác của Neko - te là nó khá gọn nhẹ nên rất tiện dụng để các Ninja mang theo bên mình.


Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-7

Nhẫn Kakute là vũ khí thường được các Ninja đeo một hoặc hai chiếc ở ngón cái và ngọn giữa hay ngón trỏ. Nó thường được chế tạo từ sắt, có từ 1 - 3 đinh nhọn.

 Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-8

Trong một số trường hợp, Ninja có thể tẩm thuốc độc lên đinh nhọn của chiếc nhẫn Kakute khiến kẻ thù mất mạng nhanh chóng.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-9

Kusari-gama có một số điểm khá giống vũ khí Kama mà các Ninja sử dụng. Nó có một đầu là lưỡi hái trong khi đầu còn lại là một quả chùy. Hai đầu này được nối với nhau bằng một sợi dây xích sắt.

Giai ma 5 vu khi huyen thoai cua Ninja Nhat Ban-Hinh-10

Để sử dụng Kusari-gama, các Ninja sẽ thực hiện cuộc tấn công chí mạng khi ném một đầu của vũ khí này về phía kẻ thù. Nếu đòn tấn công này không hiệu quả khi kẻ thù không bị vô hiệu hóa ngay lập tức thì Ninja sẽ gặp bất lợi do vũ khí này quá dài nên sẽ mất thời gian để thu chúng về.



07/01/2017

Chuyến đi miền Trung cuối năm 2017

   Vì nhiều lý do, trong đó có phần lỗi kỹ thuật nên hôm nay, sau nửa tháng mới viết được về chuyến đi này.
   Những địa điểm sẽ tới trong chuyến đi lần này là niềm mong mỏi bấy lâu nay của mình. Nên khi cơ quan tổ chức chuyến đi mình mừng quá. 
   Từ thời học sinh phổ thông, qua sách vở; lúc trưởng thành thì được biết qua sách, báo, đài, TV rồi Thơ - Ca - Nhạc - Họa... mình đã biết về sự ác liệt của các cuộc chiến tranh ở vùng này. Ngay cả trước chuyến đi mình cũng đã tìm hiểu thêm về các thông tin địa điểm sẽ tới. Nhưng có vào đến nơi mới thấy sự khốc liệt, tàn bạo mà cuộc chiến đã tạo ra ở nơi mảnh đất này. 
   Ý nghĩ của mình là Đau và Buồn. Vẫn đã biết chính trị đã coi thường mạng sống của con người như cỏ rác nhưng không nghĩ là đến mức độ như vậy.
   Nói là đi miền Trung, nhưng lần này bọn mình chỉ đi đến các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị mà thôi. Đó là những nơi như: Ngã Ba Đồng Lộc, Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, Hang Tám Cô.... Thật ra, đây chỉ là những địa điểm tiêu biểu của 3 tỉnh này mà thôi, chứ còn riêng tỉnh Quảng trị mình nghe nói có tới 72 nghĩa trang Quốc gia - Thật khủng khiếp. Người dân nơi này thường nói: Đi đâu cũng gặp các anh - Vì sức đâu mà quy tập hết, nên làm nhà, đào giếng... đều gặp rất nhiều hài cốt các anh (ở đây mình nói gồm cả binh sỹ  - liệt sỹ 2 bên).
   Chương trình của chuyến đi lẽ ra phải 4 ngày mới đủ, nhưng nén lại còn 3 ngày nên cả đoàn rất vất vả; thời gian ngồi trên ô tô quá nhiều, thường phải đến 12h và 19h đoàn mới về đến khách sạn. Và quan trọng nhất là một số điểm mình kỳ vọng được đến như sông Thạch Hãn, với bài thơ nổi tiếng của Lê Bá Dương (Dũng sỹ, Nhà thơ, Nhà báo...) Lời gọi bên sông được khắc ở bờ sông:


Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Tan chơ chiều xuôi đò có vội
Xin đừng khuấy đục dòng trong

thì không đến được; hay như di tích cây cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải dù có đi qua cũng không dừng lại... 
   Mình tiếc quá, mấy khi có cơ hội đâu !!!
   Cũng may đoàn đóng đô ở Đồng Hới, khách sạn bên dòng sông Nhật Lệ, cạnh lũy Đào Duy Từ nên đã có cơ hội ra thắp hương ở tượng đài Mẹ Suốt, cửa biển Nhật lệ.





   Nhưng dù sao, chuyến đi này cũng thỏa nguyện Tâm mình - Vui lắm.
    Và đây là mấy tấm ảnh đã chụp trong chuyến đi này:
   Ngã Ba Đồng Lộc:
   Đây bây giờ là khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ của ngành Giao thông vận tải trong thới kỳ chống Mỹ. Cách đây hơn 40 năm, trưa ngày 24 - 7 - 1968, như mọi ngày 10 cô gái Thanh niên xung phong ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi các cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.


Mười bát nhang hương cắm thế đủ rồi


Còn hương nữa hãy dành phần cho đất

Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi

Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc

Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp

Như cỏ trong thung như nắng trên đồi.




...Cần gì ư lời ai hỏi trong chiều


Tất cả chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu

Ngày bom vùi tóc tai bết đất

Nằm xuống mộ rồi mái đầu chưa gội được

Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang

Cho mọc dậy vài cây bồ kết

Hương chia đều trong hư ảo khói nhang.

Vương Trọng - 5/7/1995






   Nghĩa trang Trường Sơn:
   Chuyến này, Đoàn mình đi đúng những ngày mưa tầm tã, có lẽ mưa dữ nhất là ở đây, nơi có hơn một vạn mộ Anh hùng liệt sỹ  của khắp các tỉnh thành cả nước đã hy sinh khi mở đường, xây dựng và bảo vệ Đường mòn Trường Sơn được quy tập. 
   Ai cũng đều mong được thắp cho mỗi phần mộ một nén hương tưởng nhớ, nhưng không xuể đâu các bạn ạ - Gửi gắm các đồng chí đang trông coi ở nghĩa trang vậy.







Thành cổ Quảng trị:
   Đây là nơi diễn ra cuộc chiến khốc liệt 81 ngày đêm của 2 bên (tại sao là 2 mà không phải là 4 thì nhờ các bạn hỏi pác Gúc gồ nhé). Không thể tượng tượng nổi, chỉ riêng máy bay B52 thôi nhé mà tới 60 lần 1 ngày rải thảm; và lượng bom thả xuống là 120 nghìn tấn (tương đương 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima của Nhật Bản) chưa kể đạn pháo các cỡ của 2 bên...
   Khủng khiếp.
   Trận này mình nghĩ nó phải được sánh với trận Tour ở châu Âu năm 732 - Trận đánh mà các Sử gia đánh giá là 1 trong 15 trận đánh có ý nghĩa nhất trong lịch sử nhân loại.
   Và như vậy thì thịt xương nào còn nguyên vẹn cơ chứ. Hài cốt các anh đều bị vùi lấp... Tôi mới hiểu hơn ý nghĩa của bài hát Cỏ non Thành cổ do nhạc sỹ Tân Huyền sáng tácCái chết làm nên sự sống, máu xương đổ xuống và cỏ lên xanh, xanh đến không thể tin được nơi đây từng là chiến trường ác liệt nhất, đổ nhiều máu xương nhất...:


...Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ 
Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ. 

Cỏ xanh non tơ. cỏ xanh non tơ. 

Xin chớ vô tình với người hy sinh 

Trên mảnh đất quê mình.










Hang Tám Cô:
   Ngày 14 - 11 - 1972, bom Mỹ đánh vào đường 20, nơi có một đội thanh niên xung phong và một tiểu đội pháo đang đóng. Đội thanh niên xung phong gồm 8 người, 4 nam 4 nữ. Anh lớn tuổi nhất khi đó 37 tuổi, còn 7 người còn lại tuổi từ 18 đến 20. Để tránh bom Mỹ, 8 người đã vào trong một hang núi ngay bên cạnh đường để trú. Lúc đó, bầu trời đường 20 như vỡ vụn bởi tiếng gầm rú của động cơ máy bay và những trận bom. Không chỉ mặt đường 20 bị cày nát mà ngay cả những khối núi chung quanh cũng rung chuyển bởi những đợt bom. 
   Khi khói bụi tan đi, những đơn vị khác chiến đấu gần đó bàng hoàng nhận ra cửa hang Tám Cô đã bị một khối đá khổng lồ nặng hàng trăm tấn bịt kín. Chạy đến nơi thì họ chỉ nghe thấy văng vẳng tiếng kêu cứu của đồng đội phía sau tảng đá. Tảng đá đã ngăn cách bên ngoài với bên trong. Những người bên ngoài sau trận bom đã tìm thấy hang, nhưng không sao có thể mở được đường vào. Khối đá quá lớn.
   Họ chỉ biết lấy cây tre dài thông qua một chỗ hở để đưa nước uống và lương khô cho những người bị giam trong hang. Mỗi lần có xe qua, người ta lại tìm cách, kể cả dùng mìn phá đá, nhưng vô vọng.
   Sau 9 ngày, những người bên ngoài không còn nghe thấy tiếng kêu khóc bên trong nữa…..Nơi đó từ đó gọi là hang Tám Cô. Dù chỉ thực sự chỉ có 4 cô.
   Đến tận năm 1996, khi làm đường qua đây, hài cốt của 8 liệt sĩ mới được đưa ra khỏi cái hang oan nghiệt.
  Vũng Chùa - Đảo Yến:
   Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên ngọn núi Thọ, mũi Rồng ở vùng biển Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển.






   Đây là nơi linh thiêng nên việc bảo vệ rất cẩn trọng; mọi người đến viếng chỉ được đem 1 bó hoa nhỏ, còn hương sẽ do các chiến sỹ trực tại Mộ đưa cho - mỗi người 1 nén. Không được hút thuốc lá và nhất là chị em phụ nữ không được vào nếu mặc hở hang, váy ngắn. Xin mọi người lưu ý cho.
   Khu vực này hiện vẫn chưa hoàn thiện nên không có khu vệ sinh dành cho những người đến viếng.

   Mình chụp nhiều ảnh, vì điều kiện  thời tiết cũng không đẹp lắm, song vì tôn trọng quyền nhân thân nên mình không đăng ở đây.

Nước cơm - vị thuốc quy mà đơn giản


Bây gì không kể các bạn trẻ, nhiều người lớn chúng ta cũng quên danh từ Nước cơm ấy chứ, vì toàn dùng nồi cơm điện mà. Thật tiếc.
Nước cơm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lành tính với tất cả mọi người kể cả trẻ sơ sinh và còn là vị thuốc chữa ngộ độc thực phẩm nhẹ nữa các bạn ạ.
Ngày trước điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều sản phụ sinh con không có sữa phải lấy gạo nấu lên rồi múc nước cơm ra cho con ăn thay sữa. Khi con lớn hơn, nhiều mẹ vẫn chắt nước cơm cho con uống để con lớn nhanh, khỏe mạnh.
Trong nước cơm có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Trong hạt gạo, lượng tinh bột chiếm 70%, trong đó khoảng 8% lượng protein và nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng như Natri, photpho…
Mặc dù lượng vitamin và khoáng chất có hàm lượng rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng về dinh dưỡng và chuyển hóa quan trọng trong cơ thể con người nên nước cơm được coi như bài thuốc quý.
Nấu nhanh nồi cơm trên bếp (không phải nồi cơm điện các bạn nhé), khoảng mươi phút cơm sôi, chắt gạn được 1 bát con nước cơm để dùng rồi. Nếu dùng để chống độc nhẹ thì ta thả vài hạt muối trắng, vài lát gừng cho người bệnh uống sẽ hiệu nghiệm ngay.
Ngày nay, đa số các gia đình đều nấu bằng nồi cơm điện nên đã bỏ phí một loại dược phẩm quý giá rồi. Nhưng khi cần và đã biết tác dụng của nước cơm hẳn ta sẽ làm được ngay thôi, phải không các bạn.