Bài này mình copy trên mạng - không rõ tác giả.
Người
ta thường có thú chơi riêng khác nhau. Người này sưu tập tem thư, kẻ khác sưu
tập chó hoặc mèo. Người nhiều tiền đi sưu tầm đồ cổ. Ở Hoa kỳ người ta có quyền
sưu tầm vũ khí, có người có cả một kho súng gồm cả thần công, đại liên… có thể
trang bị cho một đại đội lính thủy đánh bộ. Ở nước ta tôi đã gặp những người
sưu tầm cây cảnh, đồng hồ, huy hiệu… và những thứ ít tốn kém khác.
Riêng
tôi là người làm việc lâu năm với sắt thép, tôi thích sưu tập dao hơn cả, một
phần cũng vì con dao là công cụ kỹ thuật đầu tiên của con người và sẽ đi theo
loài người cho đến lúc diệt vong bất chấp sự đơn giản của nó.
Với
người VN, con dao từng là vật bất ly thân của người miền núi và đặc biệt của
phụ nữ đồng bằng: Ai có thể quên danh từ "dao cau". Tuy vậy, lịch sử
và truyền thuyết VN không nói đến nghệ thuật rèn dao kiếm cũng như những dao
kiếm nổi tiếng, trừ những thanh kiếm Tàu (Long tuyền, Mạc Tà...).
Người
chơi dao không thể sưu tập tất cả các loại dao mà chỉ chọn một loại dao nhất
định, như dao gập, dao ngắn, dao chiến đấu… Chỉ chọn một loại thôi cũng đủ mệt
rồi.
Người
yêu dao chỉ cần cầm con dao lên tay nhìn ánh thép, vuốt lưỡi dao đã biết phẩm
chất con dao, biết rằng phải tốn công bao nhiêu để chế tạo được nó.
Hiện
nay trên thế giới chỉ có một số loại thép nhất định được dùng làm dao tự vệ.
Người ta cho loại dao này cái tên hiền lành hơn là dao dã ngoại (outdoor
knives). Loại dao này cũng thường được xếp lẫn vào hàng ngũ dao thợ săn
(hunting knives).
Thép
dùng làm các loại dao này chủ yếu là thép các bon có lượng các bon cao đến trên
dưới 1% và giảm các tạp chất như Si càng nhiều càng tốt.
Bằng
phương pháp luyên kim bột người ta tạo ra thép có hàm lượng các bon tới trên 2%
đạt độ cứng trên 65 HRC. Tuy vậy thường dùng nhất là các loại thép cac bon từ
0,6 đến 1% các bon. Ở Mỹ, dao thép các bon thường dùng thép 1095 có thể đạt độ
cứng HC đến 60 sau khi nhiệt luyện.
Với
các dao phát hoặc rìu là những dụng cụ chịu va đập người ta giảm độ cứng về
khoảng 56 HRC là độ cứng thường có của những dao nội trợ loại tốt. Hãng chế tạo
dao TOP chuyên dùng loại thép này. Để chế tạo những dao đắt tiền hơn người ta
dùng thép cac bon dụng cụ như A2, chuyên dùng làm dụng cụ cắt gọt đồ gỗ, hoặc
D2 một loại thép austenit rất rắn trên 60 HRC nhưng mài sắc rất vất vả. Đó là
những loại thép các bon có thêm một số thành phần hợp kim khác như Mn, V .. để
chống mài mòn chẳng hạn. Dao thép các bon nếu được thép phẩm chất cao, nhiệt
luyện thích hợp, có phân bố các tinh thể martensit tinh tế nên có thể mài cho
dao có góc cắt dưới 20°, độ sắc rất cao, tuy không sắc bền nhưng dễ mài lại. Mặt
khác dao thép các bon dẻo có thể bị cong khi chịu tác dụng ngang nhưng uốn lại
được, khó bị bẻ gẫy. Nếu không ngại dao rỉ, nên dùng dao thép các bon rẻ tiền
hơn và sắc hơn dao thép không rỉ.
Nói
là rẻ nhưng trên thị trường các hãng danh tiếng như SOG, TOP, Cold Steel vẫn
chào bán những con dao có giá vài trăm USD. Nói đến loại thép các bon cao cấp
phải kể đến thép Ao Gami và Shiro Gami của Nhật. Với các loại thép này dao có
thể đạt độ cứng đến 62 HRC. Người Finnland, Sweden, Norway có kỹ thuật ghép một
lớp thép có hàm lượng các bon cao giữa hai lớp thép không rỉ để có lưỡi cắt sắc
mà lưỡi dao vẫn dẻo, như hãng Faellkniven. Nếu muốn có con dao sắc đến mức chẻ
được sợi tóc, bạn nhất thiết phải dùng dao cacbon và có kỹ thuật mài thích hợp.
Trong
những thập niên gần đây dao thép không rỉ đã thống lĩnh thị trường. Dao thép
không rỉ gọi là dao inox quen thuộc với người VN từ rất lâu (có lẽ từ những năm
1950) là dao của hãng Victorinox Thụy sĩ. Đến nay hình như Victorinox không có
cải thiện gì về loại thép, nhưng phẩm chất thép của hãng này thuộc loại tầm
thường, không sắc bền.
Những
loại thép được gọi là không rỉ khi có trên 14% Cr. Tuy khiến thép khó rỉ Cr tạo
nên những tinh thể các bit khổng lồ so với martensit. Ta có thể xem lưỡi dao
thép các bon như một thanh sô cô la trộn hạn dẻ đã xay mịn, còn dao thép không
rỉ như một thanh sô cô la với nhửng hạt dẻ to tướng còn nguyên vẹn. Vì thế
không thể mài lưỡi dao thép không rỉ có góc cắt thật nhỏ để cắt cho ngọt. Để ít
phải mài lại người ta dùng góc cắt lớn tới 45°.
Quan
sát kỹ các dao thép không rỉ bạn sẽ thấy cách mài lưỡi cắt như vậy. Nếu muốn
dao thép không rỉ có góc cắt nhỏ hơn để cắt cho "ngọt" ta phải chấp
nhận mài lại dao thường xuyên vì khi sử dụng các tinh thể cacbit lớn vỡ rơi ra
để lại một lưỡi dao như răng khủa. Tuy vậy người vẫn ưa chuộng dao thép không
rỉ vì có một vài loại thép có cấu trúc tinh thể tinh tế hơn và vì không cần bảo
quản chống rỉ trong sử dụng, bảo quản. Khi cắt thực phẩm, dao thép không rỉ
không để lại mùi tanh sắt mà người làm bếp tinh tế không muốn có.
Các
loại thép không rỉ làm dao thường dùng nhất hiện nay là S30V, PM154 là thép
luyện kim bột của Mỹ, ATS 34 của Nhật. Độ cứng thường dùng đạt 60 HRC. Sau đó
là các loại thép 440A, B, C của Mỹ, AUS 6, 8, 10 của Nhật, các loại thép của
Sandvik Thụy điển. Các nước Bắc Âu thường dùng loại thép 12C27 của Sandvik làm
lưỡi dao, vì thép này tuy không đạt được độ cứng cao và chịu mài mòn kém nhưng
có thể mài rất sắc và người sử dụng dễ mài lại không cần phương tiện đặc biệt
như khi mài S30V hay D2.
Hãng
Buck cũng như hãng Leathermann ở Mỹ lại chuyên dùng thép 420 có hàm lượng
cacbon cao để chế tạo dao và dụng cụ. Những hãng này có công nghệ nhiệt luyện
hoàn hảo bảo đảm phẩm chất thành phẩm của họ.
Với những loại thép đòi hỏi kinh nghiệm nhiệt
luyện đặc biệt như PM154, ATS34… trên các thành phẩm ngoài ký hiệu hãng sản
xuất còn có ký hiệu của cơ sở nhiệt luyện, như Paul Bos với biểu tượng ngọn lửa
trên các con dao ATS34 của Buck. Gần đây các hãng sản xuất dao quen thuộc
chuyển hẳn cho TQ chế tạo dao cho họ. Những ai muốn mua dao thực sự chính phẩm
sẽ gặp nhiều khó khăn. Thí dụ những con dao chiến đấu của Ethan Becker như BK7,
BK9 trước vẫn do Camillus chế tạo. Vì Camillus ngừng sản xuất nên dao BK trở
thành của hiếm với người sưu tầm. Hãng Ka-Bar đã khôn ngoan sản xuất lại các
loại dao này nhưng để TQ chế tạo cho rẻ. Tất nhiên TQ có thể chế tạo bất cứ
phẩm chất nào nếu nhận đủ tiền, nhưng nhiều cơ sở chế tạo của TQ chưa đủ khả
năng bảo đảm phẩm chất hàng loạt. Ngày nay một cơ sở tại Quảng Đông chế tạo đủ loại
dao cao cấp cho phương Tây cho đến những con dao gập strider folding knive dùng
S30V hoặc D2 được bán với giá vài trăm USD. Người sưu tầm mua những con dao
strider ATS34 sản xuất trước đây chục năm với giá tới dăm trăm USD.
Mốt
mới hiện nay trong nghề làm dao chơi là dùng thép damast. Người dùng các loại
thép khác nhau, ghép chúng lại theo các cách thức định trước rồi đem rèn để tạo
hoa văn. Kỹ thuật rèn thép damast nay tạo được những hoa văn tuyệt đẹp trên dao
khiến có những con dao nhỏ có giá hàng ngàn USD. Những dao này chỉ để bày trong
tủ nhà sưu tầm. Cái tên damast có xuất sứ từ thời thập tự quân viễn chinh tới
Jerusalem. Những thanh đao cổ lỗ nặng nế của thập tự quân đã bị những thanh
gươm sắc và dẻo dai tuyệt vời của đối phương đánh bại thảm hại. Đó là những
thanh gươm được rèn ghép nhiều loại thép tại thành phố Damascus. Người châu Âu
sau này đã tìm cách chế tạo lại loại thép như vậy. Nhu cầu chế tạo dao làm cảnh
khiến cho nghệ thuật chế tạo thép damast tiến lên một bước xa. Gần như hãng làm
dao lớn nhỏ nào từ Dagestan, Nga đến Hungary, Đức , Pháp đều chào hàng dao thép
damast. Một con dao thái thịt bằng thép damast hiện nay giá chỉ còn khoảng vài
chục Euro, trước vài năm là hàng trăm.
Nếu
bạn muốn có một con dao mang theo hàng ngày để sử dụng nên dùng cỡ dao nào?
Trước hết phải xem cảnh sát có làm phiền bạn khi mang dao trên người hay không.
Ở một số nước Bắc Âu, bạn ở thành phố sẽ gặp khó khăn khi bắt gặp có dao trong
người. Ở nhiều nước châu Âu khác dao mang theo không được vượt quá một chiều dài
nhất định. Nói chung, không nên mang theo người một con dao có lưỡi dài hơn
chiều rộng bàn tay (không kể ngón cái), tức là trong khoảng từ 8 đến 10 cm. Đó
là chiều dài thích hợp để tận dụng lực cắt của tay và điều khiễn lưỡi dao cắt
theo ý muốn. Dao dài hơn nữa chỉ có tác dụng đâm (chiến đấu) hoặc thái (làm
bếp). Dùng dao lưỡi dài dưới 10 cm nên dùng dao thép không rỉ vì không phải bảo
quản dầu mỡ, hơn nữa lưỡi dao ngắn nên tuy thép ròn cũng khó gãy. Độ cứng nên
trên 58 HRC. Dao dã ngoại dài lưỡi hơn nên dùng thép cacbon, độ cứng không nên
cao quá 56 - 58 HRC.
Người
thường dùng xe hơi, xe khách nên chú ý đến loại dao an toàn, có lưỡi dao dày
đến trên 5 mm mũi nhọn để nậy cửa khi xe bị lật, hóc khóa. Chuôi dao thường có
chi tiết thép cứng nhọn để phá kính cửa sổ xe khi cần thoát hiểm. Đôi khi lưỡi
dao được trang bị một móc sắc để dật đứt các dây an toàn khi cần kéo người ra
khỏi xe bị tai nạn.
Dao
gập tiện lợi khi vận chuyển nhưng không đảm bảo khi cần làm việc nặng. Nếu
không có những mục đích khác nên dùng dao lưỡi cố định, ngắn, khỏe (dày trên 3
mm) bản rộng (trên 3 cm) để làm được cả việc nội trợ khi cần và mũi không quá
nhọn tròn để giảm khả năng gãy mũi dao khi phải bẩy nạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét