16/03/2016

Chiến thuyền thời xưa của một số nước châu Á



Các hình ảnh lấy trong ấn phẩm mang tên "Hải quân Trung Quốc thời cổ".
Hỏa thuyền của quân nổi dậy được thả trôi về phía hạm đội Tây Hán trên một con sông, năm 200 TCN.
Lâu thuyền (thuyền nhiều tầng) của Nam Đường đụng độ với một chiến thuyền nhà Tống, trong cuộc chiến tranh Tống - Nam Đường năm 975. Quân Nam Đường dùng súng phóng lửa để tấn công đối phương.
Thuyền chèo bằng guồng xoay (đạp xa hải thu thuyền) của nhà Tống trong trận hải chiến Thái Thạch chống quân Kim năm 1161. Các máy ném đá trên bờ của quân Tống tấn công kẻ thù bằng đạn nhựa cháy.
Thuyền chèo bằng guồng xoay Nam Tống (trên) phóng đạn gang nổ mảnh vào thuyền của quân Mông Cổ trong trận Tương Dương 1272.
Thuyền đỉnh - loại thuyền thon nhỏ, nhiều tay chèo của nhà Trần bao vây và phóng đạn dầu cháy vào chiến hạm quân Nguyên khi bị sa vào bãi cọc trong trận Bạch Đằng 1288.

Quân Minh dùng thuyền tải lương cỡ nhỏ chở chất nổ cài vào một cây cầu chiến lược đối phương đang chiếm giữ trong cuộc chiến chống thủy quân Đại Hán ở trận hồ Bà Dương, 1363.
Trận hải chiến Mizushima ở Nhật Bản giữa lực lượng của lãnh chúa Taira và Minamoto năm 1183. Trận này còn được gọi là "đánh bộ trên biển" do quân Taira cột chặt thuyền với nhau và đặt ván bắc qua các thuyền thành một bề mặt phẳng để chiến đấu giáp lá cà.
Một con thuyền của cướp biển Nhật Bản đổ bộ vào bờ biển Triều Tiên, chuẩn bị cho một cuộc cướp phá trong đất liền, năm 1380.
Chiến thuyền kiểu Atakebune và Sekibune thiết kế như những pháo đài di động được sử dụng trong trận chiến Kizugawaguchi giữa các lãnh chúa Oda Nobunaga và Mori Terumoto, 1576.
Thuyền rùa - niềm tự hào của hải quân Triều Tiên, 1592.

Chiến thuyền Panokseon (tàu mái bằng hay tàu thượng tầng) của Triều Tiên phóng những mũi tên gỗ bọc sắt khổng lồ vào hạm đội Nhật Bản trong trận Okpo, 1592.
Kỳ hạm Nihon Maru của hải quân Nhật Bản bị thuyền rùa của Triều Tiêu bắn thủng trong trận Angolpo, 1592.
Thuyền chiến kiểu Mekurabune của Nhật Bản được bảo vệ bằng những ống tre lớn, thực hiện cuộc nã pháo bất ngờ vào một pháo đài ngoại vi của lâu đài Osaka, trận Mạc phủ Tokugawa vây hãm thành Osaka của gia tộc Toyotomi năm 1614.

 

15/03/2016

Nguyên lý Hiến pháp

TỔNG THỐNG MỸ RONALD REAGAN

“Chúng ta, những người dân” cho chính phủ biết họ nên làm gì, họ không có quyền làm ngược lại. 

Chúng ta là người lái, chính phủ là chiếc xe. Và chúng ta sẽ quyết định chiếc xe đó sẽ đi về đâu, bằng đường nào, với tốc độ bao nhiêu. 

Hầu hết tất cả các hiến pháp trên thế giới đều viết với khái niệm chính phủ sẽ cho nhân dân biết quyền lợi của họ là gì. 

Hiến pháp của chúng ta được viết với khái niệm “Chúng Ta” sẽ cho chính phủ biết quyền lợi của họ là gì. “Chúng ta, những người dân” đang tự do.”



Đạo Tâm


Có những sự việc tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng đạo lý hàm chứa trong nó lại rất sâu xa. Ai đó từng nói rằng đạo rất đơn giản, vì đơn giản quá nên khiến con người với tư tưởng phức tạp như ngày nay không thể tiếp thụ được.
…“Người đáng thương, ngươi đi khắp nơi hỏi đạo lý nhân sinh, biểu hiện ra rất khiêm tốn. Nhưng trong lòng ngươi lại đánh giá lời nói của người khác bằng cách là xem có hợp với tâm ý của mình hay không. Ngươi không thể tiếp nhận những lời nói mà không hợp với tâm ý của mình. Một chút thành kiến này đã tạo thành một lỗ thủng lớn ở trong tâm của ngươi, càng khiến ngươi vĩnh viễn không cách nào tìm được câu trả lời đâu! Cũng giống như chiếc chén thủng kia không giữ lại được chút nước nào.” Người ăn mày nói.
Tâm của mỗi người đều là có lỗ thủng. Thành kiến chính là lỗ thủng trong tâm của con người. Ghen ghét, nghi ngờ vô căn cứ, hèn nhát, nóng nảy, thù hận…cũng đều là các lỗ thủng. Chỉ có điều, lỗ thủng này của mỗi người là khác nhau mà thôi. Loại bỏ những “lỗ thủng” kia đi thì tâm con người mới được bồi đắp hoàn thiện, nhân sinh mới trở nên xinh đẹp.


14/03/2016

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Nguyễn Việt Chiến


Các anh đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa.

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Các anh lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu các anh thấm vào lòng biển thẳm.

Cờ Tổ quốc phất lên trong mưa đạn
Phút cuối cùng đảo đá hóa biên cương
Anh đã lấy thân mình làm cột mốc
Chặn quân thù trên biển đảo quê hương.

Các anh hóa cánh chim muôn dặm sóng
Hướng về nơi đất mẹ vẫn mong chờ
Nếu mẹ gặp cánh chim về từ biển
Con đấy mà, mẹ đã nhận ra chưa!

Có nơi nào như Đất nước chúng ta
Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ
Khi giặc đến vạn người con quyết tử
Cho một lần Tổ quốc được sinh ra.

Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt.

Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
Máu của họ ngân bài ca giữ nước
Để một lần Tổ quốc được sinh ra.

Việt Nam ơi! dưới bão táp mưa sa
Người thắp sáng một niềm tin bền bỉ
Những giếng dầu trụ vững giữa khơi xa
Dầu là máu thắp trên thềm lục địa.

Sớm mai này nắng ấm ở Trường Sa
Tiếng gà gáy bình yên trên ngực đảo
Tiếng em thơ đến trường nơi sóng bão
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra.


(Bài thơ đã được nhạc sĩ Văn Phượng phổ nhạc và được trao 2 giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam)


Hà Nội lúc sang Đông

Đỗ Thị Hoa Lý
 
Hà Nội trong mắt em lúc đông sang
Bảng lảng sương giăng phủ Tây Hồ huyền bí
Thì thầm mái rêu phong phố cổ
Hân hoan ngày mới bừng lên
.
Hà Nội những con đường xe cộ như nêm
Cứ muốn đông thêm một người chen ra phố
Xôn xao vỉa hè, nao nức hương rất lạ
Rất riêng mình nét đặc biệt Tràng An
.
Em có về phố cũ cùng anh
Đan những ngón tay mềm trên cỏ
Sóng sông Hồng, lau trổ cờ trong gió
Mơn man triền hoa ngát hương…


Tổ quốc là Mẹ


Nguyễn Việt Chiến

Tổ quốc là tiếng mẹ
Ru ta từ trong nôi
Qua nhọc nhằn năm tháng
Nuôi lớn ta thành người.

Tổ quốc là mây trắng
Trên ngút ngàn Trường Sơn
Bao người con ngã xuống
Cho quê hương mãi còn.

Tổ quốc là cây lúa
Chín vàng mùa ca dao
Lưng ong dáng thôn nữ
Nghiêng vào mùa chiêm bao.

Tổ quốc là ngọn gió
Trên đỉnh rừng Vị Xuyên
Phất lên trong máu đỏ
Bao anh hùng không tên.

Tổ quốc là sóng mặn
Trên cồn cào biển Đông
Cát Hoàng Sa ghi hận
Đá Trường Sa tạc lòng.

Tổ quốc là tiếng trẻ
Đánh vần trên non cao
Qua mưa ngàn, lũ quét
Mắt đỏ hoe đồng dao.

Tổ quốc là câu hát
Chảy bao miền sông quê
Quan họ rồi ví dặm
Nước non xưa vọng về.

Tổ quốc là tiếng mẹ
Trải bao mùa bão giông
Thắp muôn ngọn lửa ấm
Trên điệp trùng núi sông.

 


13/03/2016

Lạy trước Tam Bảo

(Bài viết có sử dụng tài liệu Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa)

 

Bất cứ ai khi đến chùa hay đứng trước bàn thờ Tam Bảo đều phải lạy ba cái. Đây là nghi thức không thể thiếu đối với mỗi người con của Đức Phật.

Bất cứ ai khi đến chùa hay đứng trước bàn thờ Tam Bảo đều phải lạy ba cái. Đây là nghi thức không thể thiếu đối với mỗi người con của Đức Phật.
Lạy để luôn xem Đức Phật còn tại thế
Lạy là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, với Phật giáo thì ý nghĩa và cách thức lễ lạy khác với các đạo giáo khác. Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ và ngày xưa dân chúng thường bày tỏ lòng tôn kính chân thành đến một người nào đó họ ngưỡng mộ kính mến bằng cách quỳ xuống sát đất, đặt trán mình lên chân của vị ấy.
Đức Phật là bậc giác ngộ được tôn kính đặc biệt tại xã hội Ấn Độ. Riêng lúc Đức Phật còn tại thế, mỗi lần nghe pháp hay thưa thỉnh việc gì, chư Tăng thường chắp tay lạy ba lạy rồi thưa hỏi hay ngồi nghe pháp.
Đức Phật mặc nhiên chấp nhận cung cách này như là một tục lệ có từ lâu đời của xã hội Ấn Độ. Tuy vậy Ngài cũng không đặt thành nghi thức lễ lạy mà để tùy tâm các đệ tử.
Sau khi Phật Niết Bàn, hình thức lễ nghi và sự tôn kính ấy vẫn được duy trì trong các hàng đệ tử của Ngài. Sự duy trì hình thức ấy với mục đích là luôn luôn xem đức Phật như còn tại thế.
Mặt khác theo cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu thì lạy Phật vì kính trọng đức hạnh cao cả, vì phục sát đất tâm lượng đại từ đại bi của đức Phật, trí huệ rộng lớn bao la của Đức Phật.
Do đó, chư Tăng mỗi khi tụng kinh ôn lại lời Ngài dạy, phải mặc áo cà sa tức áo mầu hoại sắc trang nghiêm, lạy Phật ba lạy. Hàng đệ tử tại gia cũng theo quý chư Tăng lạy Phật như thế.
Tuy nhiên, về cung cách lạy ở nhiều nước có sự khác nhau do phong tục và nền văn hóa như người Tây Tạng họ lạy nằm dài hết cả người xuống đất... Riêng Phật giáo Việt Nam thường lạy theo phương cách ngũ thể đầu địa (hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất). Đây là một phương cách lạy tôn kính nhất trong tất cả các cung cách lễ lạy.
Thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính với Tam Bảo
Theo giáo lý của đạo Phật thì ba cái lạy chính là lễ lạy ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng, có năng lực dẫn dắt con người thoát khỏi mọi phiền não và ra khỏi sinh tử luân hồi.
Đức Phật là người đã giác ngộ và giải thoát hoàn toàn. Ngài là một bậc đạo sư, một người chỉ lối dẫn đường cho mọi chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Vì thế người Phật tử lạy cái lạy đầu tiên là để tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ và nhớ ơn Phật đồng thời là thề nguyện sẽ theo gương Ngài mà tu hành để về bến giác.
Pháp là những lời Phật dạy các đệ tử, sau đó được ghi bằng chữ, gọi là Kinh và Luật. Vì thế người Phật tử lạy cái lạy thứ hai là lạy Pháp Bảo nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến những lời dạy của Phật. Nếu những người con Phật thực hành theo lời dạy của Phật thì sẽ có công năng qua khỏi bể khổ, đến bến bờ giải thoát.
Tăng là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà xuất gia đi tu, giữ đầy đủ giới luật của Phật đặt ra, với mục đích tu hành giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh. Vì thế cái lạy thứ ba là lạy Tăng Bảo, từ các vị Thánh Tăng xuất thế đến các vị Tỳ Kheo trụ thế tu hành chân chính, đạo đức trong sạch và giới luật trang nghiêm.
Ngoài ý nghĩa lễ lạy Phật, Pháp và Tăng nêu trên, ba cái lạy cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong chúng ta và trong mỗi chúng sinh.
Phật là tính giác, là bản thể của vũ trụ, có khắp ở mười phương hư không và trong muôn loài; từ chim muông, cây cỏ, con trùng, cái kiến cho đến loại người và tất cả muôn vật. Vậy lễ Phật là kính Phật tức là bảo ta, phải cung kính muôn loài:
-Với con người thì dù là sang hay hèn, địa vị cao hay thấp, già hay trẻ, giầu hay nghèo, từ vua quan cho đến người cùng đinh, nghiện ngập, trộm cướp, ăn xin, ăn mày… ta đều phải cung kính, không được coi thường ai vì tuy hình tướng của họ có khác nhau nhưng bản thể của họ đều là Phật cả. Mà đã là người con Phật thì chắc đều biết: “tất cả những gì có hình tướng đều là hư vọng” do nhân duyên và nghiệp sinh không thể tin vào đó được.
- Với loại vật cũng vậy cũng phải có tâm từ bi, yêu thương nó, chăm sóc nó, bảo tồn nó, không được làm tổn thương hoặc sát hại chúng một cách vô cớ hay vì tham ăn tục uống, vì phô trương thanh thế, vì cầu lợi …
- Với các loài vô tình như cây cối và các đồ vật cũng vậy không được cẩu thả vô trách nhiệm gây tổn hại đến chúng mà phải chân quý, bảo vệ. Giữ gìn chăm sóc chúng.
Thân và đầu cúi rạp xuống là bảo ta phải khiêm tốn lễ độ không được kiêu căng, ngã mạn và hạ thấp cái tôi xuống vì nó chính là nguyên nhân gây khổ đau cho ta và cũng chính là chúa tể của vô minh dẫn ta chìm đắm trong lục đạo luân hồi.
Ngửa hai lòng bàn tay lên và cúi đầu sát hai tay là để đón nhận những tinh hoa của vũ trụ chuyển nó vào tâm thức của mình đẩy lùi các xấu ác, mang lại các phúc lành cho ta mà ta thường gọi là sự gia hộ của Phật và Bồ Tát.

 Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).
Khi lạy phải tuân theo lời Phật dạy không được suy nghĩ gì cả. Chỉ theo dõi hành động và hơi thở của mình. Tâm phải ở trạng thái thanh tịnh, không tạp nhiễm.
Đồng thời phải quán chiếu được việc mình đang làm, lễ xuống thì chỉ biết là lễ xuống, đứng lên thì chỉ biết là đứng lên, chắp tay thì chỉ biết là chắp tay. Tuyệt đối không nghĩ đến bất cứ ai hay tưởng nhớ đến bất cứ cái gì. Như thế mới thể hiện lòng tôn kính với ba ngôi báu Tam Bảo.



Lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm


Đầu xuân đến chùa thắp hương lễ Phật cầu phúc là một tập quán của người dân Á Đông. Tuy nhiên có một số điều lưu ý mà không phải ai cũng biết.

Trong tiết xuân, mọi người đều đi đến đền chùa miếu mạo để thắp hương cầu cúng.

Tuy có người nói rằng trong tâm có phật không cần hương khói câu nệ hình thức nhưng đối với nhiều người, việc thắp hương ở đền chùa trong ngày xuân còn rất nhiều điều phải bàn. Có một số sai lầm chẳng những khiến người khác coi thường mà còn ảnh hưởng đến vận khí của mình trong cả năm.

Bất cứ đền chùa nào cũng đều có cổng tam quan để cho mọi người ra vào. Những khách hành hương thông thường nên đi ở hai cửa nhỏ hai bên, cửa lớn ở giữa là “không môn” chỉ những người xuất gia mới có thể ra vào.

Khi đi vào trong đền chùa, nên tuân theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu” tức là nam đi cổng bên trái, nữ cổng bên phải. Khi đi vào bên trong không được đạp lên ngưỡng cửa, bước chân qua ngưỡng càng dài càng tốt.

 Trong việc thắp hương cũng có những ý nghĩa cần chú ý. Nếu thắp 3 nén là cầu phúc cho bản thân. Nếu thắp 6 nén là cầu phúc cho 2 đời, thắp 9 nén là cầu phúc cho 3 đời, thắp 13 nén (thường là hương to) tức là ý nghĩa công đức viên mãn.

Khi thắp hương, trước tiên châm lửa đốt hương sau đó giữ hương thì tay trái ở trên, tay phải ở dưới. Lúc bái Phật, trước hết thắp hương rồi khấu đầu, đưa hương cao qua đỉnh đầu mà vái.

Về động tác bái Phật. Trong chùa miếu, thần Phật rất nhiều, lúc bái phật cần xoay người thuận theo chiều kim đồng hồ mà vái. Khi ở trong chùa miếu tuyệt đối không được nói chuyện to tiếng hoặc lấy tay chỉ vào tượng Phật. Các bồ đoàn ở trước mặt tượng Phật không được phép trực tiếp nhảy qua, bước qua.

 Động tác của lễ Phật rất đơn giản.

*Bước 1:

- Đứng hoặc quỳ ngay ngắn trước bàn thờ hoặc tượng Phật:

- Đưa hai bàn tay từ hai bên chập lại làm một ở trước ngực.

*Bước 2:

- Từ tư thế một nhẹ nhàng đưa hai tay lên trán.

*Bước 3:

- Từ từ cúi rạp thân xuống.

- Ngửa hai bàn tay đặt sát đất rồi cúi đầu đặt trán lên hai lòng bàn tay.

Lễ tức là kính, bái tức là phục. Nếu ai nhận được cái lý chân thật của việc lễ Phật đưa nó vào tâm thức, suốt ngày khiêm tốn lễ độ, không kiêu căng ngã mạn, hạ thấp cái tôi thấp xuống kính trọng muôn người, muôn loài, muôn vât đó mới là thực lễ Phật dù thân ta không sì sụp lễ tý nào nhưng ta vẫn thực lễ suốt ngày, mà có lễ như thế thì mới mong nhập TRÍ TUỆ PHẬT và mới mong thành Phật.

Còn nếu như hàng ngày ta lên chùa lễ Phật và lạy Phật một trăm linh tám lạy về thời gian cũng chỉ đạt được một trên hai mươi bốn giờ, còn hai mươi ba giờ thì ta làm gì. Đấy là chưa nói càng lễ nhiều càng thấy ta tài giỏi, tinh tấn hơn người, dương cao cái ngã cái tôi lên thì chính đã đi ngược với lời dạy của Phật.

  Đi đến chùa lễ Phật, tuyệt đối đừng dùng lễ để hoàn nguyện. Chẳng hạn như khi đi đến đạo quán đền miếu để cầu xin mà sau đó nguyện vọng thành công thì bạn phải đến đó hoàn nguyện (như là lễ tạ) nhưng ở chùa thì chớ nên. Thay vào đó, bạn nên thành tâm hứa nguyện làm những việc tốt, dùng phương thức phát nguyện đó để xúc tiến nguyện vọng ban đầu của mình.

Ở chùa mua hương hỏa hoặc vật phẩm cát tường, đừng nên trực tiếp nói mua, nên nói là “thỉnh”. Lúc đốt hương, tốt nhất là dùng bật lửa của mình mà đốt. Nếu lửa từ nắm hương cháy quá to thì nên cầm nắm hương phẩy cho tắt lửa chứ không nên dùng miệng thổi.

Thắp hương ở chùa, thường thường 3 nén là đủ rồi, có thể nói là vạn Phật một lư hương, tâm thành tất có linh. Ở trước các Phật đường khác, chỉ cần hai tay chắp lại vái 3 vái là được. Phụ nữ đến tháng không nên đến chùa thắp hương.

 

12/03/2016

Tác dụng của việc ngậm 1 tép tỏi mỗi sáng mai thức dạy

Lượm trên Net.

Tỏi đã được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch, huyết áp cao, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Nhìn chung, ngoài là một gia vị không thể thiếu trong bếp, đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm của tỏi khiến nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều biện pháp để chống lại bệnh tật và phục hồi.
Trong bài viết kì này, MOGO Khuyên chia sẻ cho bạn một phương pháp trị bệnh bằng tỏi rất đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là sau khi thức giấc, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị 1 tép tỏi đã lột vỏ và cho vào miệng, ngậm từ 5 đến 30 phút.
Sau đó, bạn nhổ bỏ tỏi đi và súc miệng thật sạch. Vì tỏi có mùi hôi đặc trưng nên bạn có thể nhai vài hạt cà phê hoặc vài cọng rau mùi tây sau khi đánh răng để giảm bớt hương vị khó chịu đó.
Dưới đây là những gì xảy ra khi bạn ngậm 1 tép tỏi sống 5 phút mỗi sáng:
Tỏi sống có chứa một số lượng lớn dưỡng chất tốt cho sức khỏe, bao gồm 3 hoạt chất chính allicin, liallyl sulfide và ajoene. Khi đặt trong miệng, những chất tuyệt vời này sẽ hấp thụ vào cơ thể của bạn thông qua nước bọt và đem lại các lợi ích thần kì bên dưới.
+ Kiểm soát sự thèm ăn từ đó giúp giảm cân.
+ Tăng cường hệ thống miễn dịch.
+ Ngăn ngừa viêm phế quản và chống lại bệnh ho mãn tính.
+ Bảo vệ thận và phòng bệnh sỏi thận hiệu quả.
+ Ngăn ngừa bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.
+ Làm chậm sự phát triển của tình trạng xơ vữa động mạch
+ Điều trị huyết áp cao.
+ Giảm cholesterol trong máu.
+ Làm đẹp da.
+ Phòng chống nhiều bệnh ung thư như ung thư ruột kết, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.
Từ hôm nay, hãy ngậm tỏi sống như một viên kẹo ít nhất 5 phút mỗi sáng để vui khỏe mỗi ngày các bạn nhé.


11/03/2016

Chọn mua và làm sạch ngao sò ốc

Ngao, sò, ốc luôn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên việc chọn mua và làm sạch hết bùn cát bám ở các loài vỏ cứng này khiến nhiều chị em e ngại.
Chọn mua:
Ngao:
Mua ngao nên chọn những con vỏ còn cứng, miệng đóng chặt. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết. Cũng có con ngao còn sống mà miệng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc khép miệng lại tức là ngao còn tươi.
Ốc:
Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Ốc chết có mùi rất khó chịu.
Trai, hến:
Không nên chọn các con có vỏ bị sứt sát, vỡ, dập, nát, bởi vì những con như vậy dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn thủy hải sản không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, không nên mua trai đã đông lạnh hoặc đóng trong túi nilon vì chúng thường có thể không còn được tươi ngon, hoặc đã được xử lí qua hóa chất. Cách tốt nhất để kiểm trai hến còn tươi hay không là chạm ngón tay vào vỏ chúng, nếu trai còn sống, chắc chắn vỏ sẽ từ từ khép lại. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý đến mùi của trai. Trai tươi ngon thì thường không có mùi quá nồng nặc, hoặc quá tanh, nếu là trai biển thường có mùi nước biển nhiều hơn.
Sò huyết:
Sò huyết ngon là con phải lớn vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ. Con nhỏ quá khi chế biến sẽ bị teo lại (nhất là nướng sò, con nhỏ quá thịt teo lại chẳng còn được là bao), còn con lớn dễ bị dai. Muốn lựa sò còn tươi, các bạn chú ý những rổ sò có nhiều con sò thò lưỡi ra ngoài là mẻ sò đó còn tươi sống. Nếu có thời gian bạn nên lựa từng con. Nếu sò ngậm miệng, các bạn vẫn có thể biết được sò sống hay chết bằng cách ngửi sò, nếu có mùi hôi thì tuyệt đối không mua.
Cách làm sạch:
Đối với ngao, hến:
Một trong những cách đơn giản để rửa ngao thật sạch là rửa ngao với muối và ớt. Sau khi mua ngao về chúng ta rửa sạch ngao bằng nước lạnh, sau đó lấy một chậu nước có pha thêm muối trắng, bỏ thêm 2 quả ớt đã được thái nhỏ hoặc ớt bột vào. Tiếp đến bỏ ngao vào dung dịch trên ngâm trong khoảng 1 - 2 tiếng, ngao sẽ nhả hết cát và sạn ra. Sau đó rửa lại thật sạch và chế biến. Cách này được dùng tương tự với hến.
Trai:
Khi mua trai về, bạn nên ngâm trai hến vào nước vo gạo hoặc nước lạnh bỏ vài quả ớt cắt nhỏ, hoặc vài giọt giấm gạo trong vài tiếng để chúng nhả hết bùn đất trước khi chế biến (tốt nhất là nên ngâm từ tối hôm trước). Bạn cần phải loại bỏ “túi phân” trai - nơi có chứa chất cặn bã chưa kịp thải của trai - sẽ giảm thiểu được rủi ro trúng độc cho người ăn.
Đối với ốc:
Bạn có thể làm sạch bùn bằng cách ngâm ốc trong một thau bằng kim loại có chứa ít nước, đồng thời thả một số đồ dùng bằng kim loại vào như: dao thái rau, môi, đũa, thìa… vào khoảng chừng 2-3 tiếng, khi ốc ngửi phải các đồ dùng bằng kim loại này chúng sẽ nhả bùn ra rất nhanh và sạch.
Hoặc theo cách của người dân vùng đồng bằng sông nước hay dùng là sử dụng nước vo gạo ngâm lấy phần ốc mua từ chợ về hoặc được bắt từ dưới sông lên khoảng 1 - 2 tiếng, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy, sau đó bạn chỉ cần rửa lại với nước sạch và chế biến bình thường.
Sò huyết:
Sò muốn sạch chỉ cần cắt gân ở chỗ cuối con sò thì sẽ dễ dàng tách miệng ra mà trong quá trình luộc nướng chúng vẫn đóng kín miệng. Thực ra sò huyết cần ngâm qua đêm để đảm bảo bùn đất ở vỏ tan ra, sau đó dùng miếng sắt cọ xoong cọ sạch.


10/03/2016

Người Việt - Người Mỹ: Lòng Tự trọng



Thực tế là tôi chửa được sang các nước tư bản bao giờ, nhưng qua phim, ảnh, báo chí, internet.. về họ, nhất là nước Mỹ (trước đây tôi cũng chả ưa lắm đâu) thì cũng hàm hồ có vài nhời “bi bô” cùng mọi người nhé:
Đọc được bài viết (có hình ảnh mình họa – các bạn nhớ bác google sẽ thấy) vui: so sánh người Việt và người Mỹ của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Gọi là bài viết vui, nhưng khi đọc, tôi không cười nổi mà cứ thấy xót xa trong lòng.
Nhiều người Việt nam chúng ta có khả năng và đủ bản lĩnh tự cười chế diễu những cái xấu chung chung của dân tộc, nhưng liệu có nhiều người thực sự thấy xấu hổ, để rồi ngẫm nghĩ và tự thay đổi bản thân mình?
Đằng sau những câu so sánh bông đùa của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, có lẽ là những sự khác biệt trần trụi giữa Việt Nam và những xã hội hiện đại, sống và làm việc theo pháp luật (mà tiêu biểu là Mỹ).
Văn hóa phương Tây, trong con mắt người Việt Nam trước những năm trước đây, được hiểu là đầy rẫy “thói hư tật xấu”. Nào là cha mẹ không quan tâm chăm sóc, mà bỏ mặc con cái. Vì vậy khi con cái lớn lên cũng bỏ mặc bố mẹ trong trại dưỡng lão. Nào là cuộc sống xô bồ, đầy trộm cắp, đĩ điếm, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi tối ngày.
Thực sự khi tìm hiểu về thế giới tư bản, tôi chợt giật mình khi hiểu ra nhiều điều. Không phải vậy mà đó chỉ là cái nhìn rất phiến diện, quá tự tôn của một dân tộc nghèo truyền đời, luôn tự cố gắng khẳng định bản thân, khẳng định lòng tự hào dân tộc bằng cách chê bai, lên án tất cả những ai “khác mình” mà cái khác đó có thể là thói quen, là sự giàu nghèo, là văn hóa…
Đọc kỹ những câu vui vui của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, tôi phân loại được mấy cái khác nhau cơ bản người Việt nam và người Mỹ:
Đầu tiên và quan trọng nhất: lòng tự trọng. Hình ảnh vui vui theo kiểu “lên sếp béo hay gầy”, “xin việc đến đến văn phòng hay đến nhà sếp, đưa hồ sơ hay đưa phong bì”…, đều nói lên một hiện tượng: nhiều người dân mất lòng tin vào cơ quan công quyền.
Nhưng đằng sau nó là gì: đó là lòng tự trọng. Khi thiếu lòng tự trọng thì người ta mới dám “ngửa tay” nhận phong bì để giải quyết công việc mà anh đã được trả lương để làm.
Nếu chê lương ít, anh hãy xin thôi việc và ngẩng cao đầu mà ra đi. Nếu anh có thực tài, tìm đâu chẳng được các công việc có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Người nhận phong bì ít tự trọng, thì người đưa phong bì liệu có hơn gì?
Nếu con cái anh được dạy từ bé về lòng tự trọng, về giá trị bản thân: liệu chúng có chấp nhận để bố mẹ cầm phong bì xin việc? Có người nhận, thì phải có kẻ đưa. Không ai đưa cả – thì có muốn nhận cũng chẳng có.
Và vì vậy mà ở Mỹ – họ bỏ tù rất nặng cả kẻ hối hộ và nhận hối lộ – cả hai cùng phải xấu hổ. Còn quà cáp bình thường, ở đâu cũng có miễn là không phải những món quà giá trị lớn với mục đích đánh đổi.
Vì vậy việc đầu tiên chúng ta cần làm là hãy dạy cho thế hệ sau lòng tự trọng đúng nghĩa, chứ không phải sự tự ái vụn vặt (mà rất nhiều người lầm tưởng là tự trọng).
Hãy đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng cho việc tuyển chọn, và đứa ra các biện pháp giám sát nghiêm túc, thậm chí ngặt nghèo ngăn chặn tiêu cực. Tôi nghĩ, nếu ai thực sự có lòng tự trọng để mà muốn làm thì làm được.
Điều thứ hai, những khác biệt về thói quen và văn hóa: “ăn thịt chó hay không”, “bẫy chim để ăn hay để nuôi”, “ăn ức gà hay ăn đùi gà”…– tôi nghĩ không phải cứ ăn thịt chó là xấu.
Tất nhiên, đi ăn thịt chính con chó mình nuôi, mình yêu quý, thì cứ như đánh lừa nó để “vỗ cho béo rồi thịt”, nó mới có vấn đề. Nhưng tôi không lên án người ăn thịt chó, mà chỉ lên án cái cách đi ăn trộm chó rất dã man thôi.
Tôi có đọc vài bài báo, thấy nếu vấn đề về việc ở các nước tư bản đang có “vấn nạn” về việc các vật nuôi phát triển nhiều quá (đặc biêt là chó, mèo) gây nhiều phiền phức mà chính quyền chưa biết giải quyết ra sao. Chó mèo đẻ nhiều, luật lại không cho phép giết, chắc sắp tới Mỹ phải ra luật “sinh đẻ có kế hoạch”, bắt các chủ nuôi chó, mèo thực hiện, nếu chúng đẻ quá thì có biện pháp. Điều này chỉ nêu lên hiện tượng: người Mỹ họ yêu động vật hơn người Việt Nam (thật ra, nhiều gia đình VN ta cũng có thái độ với chó mèo như vậy).
Khi đất nước còn nghèo, cái gì cũng thiếu, thì cái trước tiên nghĩ đến là miếng ăn (đói thì đầu gối phải bò). Xã hội phát triển dần, người ta kiêng ăn thịt vì sợ béo, sợ bệnh…, thì chắc hiện tượng này bớt dần.
Còn về ăn thịt gà: người Mỹ họ ăn cả ức và đùi, không tin bạn cứ vào siêu thị đồ ăn mà xem. Đùi gà được bán trong các hộp xốp bọc nilon, quãng 2-3 kg/hộp. Nói chung họ tách các bộ phận ra, đóng hộp riêng từng loại cho mọi người tha hồ lựa chọn, kể cả tim, mề. Có lẽ người Mỹ họ thích ăn ức hơn vì lý do sức khỏe, vì ức gà nạc, không có mỡ. Riêng tôi, thì khi ăn thịt gà, tôi chỉ thích ăn thịt trắng, rồi ăn da.
Thư ba, Việc người Mỹ uống cafe thì đọc sách, người Việt nhắn tin, chắc tác giả muốn nói về cái sự ham đọc của người Mỹ: cái đó hoàn toàn đúng. Nhưng ngồi trong cafe bao nhiêu lần, tôi thấy người Mỹ hay người Việt Nam, ai cũng chúi đầu vào điện thoại hết. Họ đọc hay chat thì tôi cũng không biết nữa.
Nhưng có một sự thật rất rõ ràng: người Việt ít chịu đọc một cách nghiêm túc, nên hay bị tình trạng “đói thông tin hữu ích, thừa thông tin giật gân độc hại”. Cứ đọc thông tin gây hại nhiều, rồi tưởng tượng ra đủ thứ rủi ro, rồi luôn sống hốt hoảng, ăn không dám ăn vì sợ hóa chất độc hại, ngủ không yên vì sợ trộm cướp…
Vậy thì sao nhỉ: không chỉ cười, không chỉ tự chế diễu, hài hước: mỗi người chúng ta hãy “cắn răng” nhìn lại mình, để mà sửa, để mà sống cho đàng hoàng hơn, tự trọng hơn. Và điều cực kỳ quan trọng: hãy nuôi dạy con cái chúng ta lớn lên một cách lành mạnh, để sau này ta có thể tự hào vì “con hơn cha, nhà có phúc” một cách thực sự.
Đất nước mình cần lắm những con người biết có tự trọng, biết đặt “quyền lợi chung ngang hàng với quyền lợi riêng”.
Nước Mỹ họ cũng vậy: họ đâu bắt ai phải hy sinh gia đình và bản thân cho đất nước (chỉ trừ khi có chiến tranh). Đến tổng thống mà gia đình không “cơm lành canh ngọt”, thì cũng rất dễ bị mất chức cơ mà.


08/03/2016

Thơ vui tặng vợ nhân ngày mồng 8 tháng 3



Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
Vợ là một đóa hoa hồng
Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng.
Nhiều người nhờ Vợ lên Ông
Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ.
Vợ là cả nhữngvần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng.
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say.
Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta.
Vợ là nụ - Vợ là hoa
Vợ là chồi biếc Vợ là mùa xuân.
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà.
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.
Vợ là chỗ dựa cho chồng
Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.
Việc nhà vợ có công đầu
Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà.
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là Cát-sét Vợ là Tivi.
Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta.
Vợ là làn điệu dân ca.
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "Nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường.
Khi nào giận, lúc nào thương.
Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu.
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền.
Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi.
Vợ là con Phật, cháu Trời,
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian

Đem thân gá nghĩa cho ta làm chồng.
Cuộc đời có đỏ, có đen
Nên duyên hay dở là do chính mình
Cho nên vợ cũng là mình
Giữ tròn đạo hạnh đến nơi cuối trời... (Tớ thêm cho trọn nghĩa ý).

8 - 3 không hoa

Mùng 8 tháng Ba
Ngày đàn ông tặng hoa
Cho nửa kia nhân loại
Những phụ nữ – trẻ già, đủ loại.
Mùng 8 tháng Ba
Có biết bao phụ nữ
không hoa.

Chị tôi ở nhà quê
Quanh năm quần quật
Bán mặt cho đất Bán lưng cho trời
Không biết mỗi năm có một ngày
dành riêng cho phụ nữ.

Ở ngoài phố
Là em tôi
Thầm lặng trong góc khuất
buôn bán gánh gồng miệt mài
Vỉa hè, góc chợ
Bòn vét từng đồng
tiền lẻ.
Là em tôi
Họ xa bên ngoại
Hành nghề như đàn ông:
Cửu vạn bến đò
Kéo xe ngoài chợ
Niềm vui giản dị:
Có công việc
Bất kể thứ gì
Cho em bốc vác

Là nội tướng trong nhà
Tằn tiện chi tiêu
Chưa từng dám tơ hào
Đồng quà tấm bánh
Bóp miệng để dành
Thứ gì ngon kiếm được
cho con
cho chồng
Đêm nào về cũng kêu:
Nhức xương nhức cốt.

Mùng 8 tháng Ba
Những phụ nữ
không hoa
Dửng dưng nhìn thiên hạ
Khoe giàu khoe sang
Trao nhau hoa
Tặng nhau quà
(túi nhỏ, túi to)
Và kèm theo
những lời có cánh
Dù tái tê trong dạ
Không nỡ trách chồng con
Miếng cơm còn chưa đủ
Thì nói gì đến hoa
Chỉ để bày cho đẹp
Dịu làm sao được cơn đói bụng
Xa xẩm mặt mày.

Bữa tối nay
Cả nhà vui vẻ
Quây quần bên nhau
đầm ấm
Chồng nhường vợ
bát cơm gạo mới
Con nhổm người
sẻ vào bát mẹ
Thìa tép kho với khế
(Là thứ
mẹ
từ xưa vẫn thích)
Ấy là Hoa
Quà tặng cuộc đời!
Em khẽ bật cười
Thoáng qua đầu ý nghĩ:
Mấy ai được như mình
Nhà mình hoa bốn mùa
Nhà mình vui quanh năm!

Hồ Chí Minh, 08/3/2015
Lạc Việt


07/03/2016

Hôm Nay - Ngày Mai

Mọi thứ đều là thiên ý, trên đời có rất nhiều việc là không thể làm trước được.
Làm đến nơi đến chốn việc của ngày hôm nay mới là thái độ sống đúng đắn nhất, làm tốt ngày hôm nay sẽ nhận được quả ngọt vào ngày mai.
Đời người kỳ thực đừng quá chờ mong vào ngày mai, bởi vì ngày mai còn quá nhiều thứ chưa thể nói rõ được.
Ngày mai, không biết hoàn cảnh xung quanh sẽ phát sinh cái gì, biến hóa như thế nào.

Quá trông chờ vào ngày mai sẽ vô tình để lãng phí ngày hôm nay, bỏ qua ngày hôm nay có thể sẽ bỏ sót cơ duyên trân quý đang ở bên cạnh mình.