Chương trình của chuyến đi lẽ ra phải 4 ngày mới đủ, nhưng nén lại còn 3 ngày nên cả đoàn rất vất vả; thời gian ngồi trên ô tô quá nhiều, thường phải đến 12h và 19h đoàn mới về đến khách sạn. Và quan trọng nhất là một số điểm mình kỳ vọng được đến như sông Thạch Hãn, với bài thơ nổi tiếng của Lê Bá Dương (Dũng sỹ, Nhà thơ, Nhà báo...) Lời gọi bên sông được khắc ở bờ sông:
Mình tiếc quá, mấy khi có cơ hội đâu !!!
Cũng may đoàn đóng đô ở Đồng Hới, khách sạn bên dòng sông Nhật Lệ, cạnh lũy Đào Duy Từ nên đã có cơ hội ra thắp hương ở tượng đài Mẹ Suốt, cửa biển Nhật lệ.
Và đây là mấy tấm ảnh đã chụp trong chuyến đi này:
Ngã Ba Đồng Lộc:
Đây bây giờ là khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ của ngành Giao thông vận tải trong thới kỳ chống Mỹ. Cách đây hơn 40 năm, trưa ngày 24 - 7 - 1968, như mọi ngày 10 cô gái Thanh niên xung phong ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi các cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.
Chuyến này, Đoàn mình đi đúng những ngày mưa tầm tã, có lẽ mưa dữ nhất là ở đây, nơi có hơn một vạn mộ Anh hùng liệt sỹ của khắp các tỉnh thành cả nước đã hy sinh khi mở đường, xây dựng và bảo vệ Đường mòn Trường Sơn được quy tập.
Ai cũng đều mong được thắp cho mỗi phần mộ một nén hương tưởng nhớ, nhưng không xuể đâu các bạn ạ - Gửi gắm các đồng chí đang trông coi ở nghĩa trang vậy.
Khủng khiếp.
Trận này mình nghĩ nó phải được sánh với trận Tour ở châu Âu năm 732 - Trận đánh mà các Sử gia đánh giá là 1 trong 15 trận đánh có ý nghĩa nhất trong lịch sử nhân loại.
Và như vậy thì thịt xương nào còn nguyên vẹn cơ chứ. Hài cốt các anh đều bị vùi lấp... Tôi mới hiểu hơn ý nghĩa của bài hát Cỏ non Thành cổ do nhạc sỹ Tân Huyền sáng tác: Cái chết làm nên sự sống, máu xương đổ xuống và cỏ lên xanh, xanh đến không thể tin được nơi đây từng là chiến trường ác liệt nhất, đổ nhiều máu xương nhất...: