05/08/2023

Ăn Chay trong Phật giáo là kị ăn Tanh

 


Vốn ban đầu, nhà Phật kị ăn Tanh. Cái “tanh” này ấy, không phải cái tanh của thịt cá thế tục đâu, mà cái gọi là “tanh” này chính là để chỉ những gia vị làm dậy mùi như hành, tỏi, rau thơm vân vân…nhằm tránh cho tăng sỹ ham luyến tục vật do ham ăn các thức ăn chế biến cầu kỳ. Còn thịt, cá, động vật... chỉ cần là “ba sạch”: 

- Một là ta không nhìn thấy người giết, 

- Hai là không phải ta giết, 

- Ba là không phải vì ta mà giết 

thì có thể ăn, nhằm tránh phạm giới "sát sinh".

Người xuất gia, đều dựa vào bố thí của các tín đồ. Tín đồ bố thí cái gì thì họ liền ăn cái đó, nào dám bắt bẻ điều gì. Cho đến thời Lương Vũ Đế (Hoàng đế triều Lương 464 – 549CN bên TQ), mới đề xuất bắt tu sỹ Phật giáo không được ăn thịt. Hoàng đế đã mở kim khẩu, đương nhiên ai dám chống lại, vậy là từ đó, các tăng nhân Phật giáo Bắc tông mới bắt đầu phải ăn chay.

Còn Phật giáo Nam Tông hay còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ, cho đến nay vừa ăn chay, vừa ăn mặn nhưng chỉ ăn 1 bữa trước giờ Ngọ (12h trưa - hình như bên Thiền tông và một số tông phái khác cũng áp dụng điều này) . Tuy nhiên, việc ăn mặn của Phật giáo Nam Tông phải tuân theo giới luật rất khắt khe và ở mỗi quốc gia theo hệ phái này cũng có nhiều điểm không đồng nhất.

Ảnh trên là bữa ăn trong ngày của các tăng sỹ Nam tông ở 1 ngôi chùa vùng Tây Nam bộ - Vừa có chay, vừa có mặn, nhưng yêu cầu phải ăn hết, không có thừa. Nên ta thấy, các tăng sỹ rất béo tốt, hồng hào.

Đồ ăn này hoàn toàn do các tăng sỹ đi khuyến (khất) thực hoặc Phật tử đem đến chùa từng bữa, chứ nhà chùa hệ Nam tông, phần lớn không có bếp.

Và ta còn thấy không có ni sư ̣(nữ giới) vì Nam tông tuân thủ theo nguyên tắc từ thời Đức Phật Thích ca còn tại thế, không chấp nhận Ni đoàn.

Phật tử có thể ngồi xung quanh để chứng kiến và tiếp thêm đồ ăn nếu thiếu.

 



* Mỗi lần vào Nam, tôi đều cố gắng tới nơi chiêm ngưỡng, tìm hiểu và rất ngưỡng mộ Tín Tâm của các tăng sỹ Nam tông. Rất mong sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin tới các bạn trong các bài tới.

03/08/2023

Ý NGHĨA NHỮNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC KHẮC TRÊN "CỬU ĐỈNH" Ở HUẾ

 st trên net

 

 Mới đây, sau hai năm nghiên cứu và xây dựng hồ sơ, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã hoàn thành hồ sơ di sản tư liệu cho Cửu đỉnh, trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là Di sản tư liệu thế giới.


Bộ 9 chiếc đỉnh đồng lớn được đúc tại kinh thành Huế dưới thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn được bắt đầu vào tháng 10 năm Ất Mùi 1835, kéo dài tới đầu năm 1837 mới hoàn thành. Ngày 4/3/1837, triều đình nhà Nguyễn tổ chức lễ khánh thành và an vị cho Cửu đỉnh dưới sự chủ lễ của vua Minh Mạng.

Cửu đỉnh được coi như biểu trưng và là pháp khí của triều đình nhà Nguyễn đương thời. Sau khi đúc xong, 9 chiếc đỉnh này được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, phía sau Hiển Lâm Các trong Hoàng Thành (Đại Nội) - kinh thành Huế. Các đỉnh được đặt tên lần lượt là: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh.

9 đỉnh được xếp một hàng ngang, đối diện 9 gian thờ trong Thế Tổ Miếu, tương ứng với 9 vua được thờ trong miếu. Riêng chiếc đỉnh lớn nhất (Cao đỉnh) là chiếc đỉnh ứng với vua Gia Long - vua sáng lập triều Nguyễn - được đặt chính giữa và nhích về phía trước so với 8 chiếc còn lại.


Cửu đỉnh được đúc theo phương thức thủ công truyền thống. Khuôn đúc bằng đất sét cũng được tạo tác thủ công vô cùng tỉ mỉ. Sau khi hoàn thành, tất cả khuôn đúc được phá bỏ để tránh sự sao chép. Tạo hình các đỉnh, cũng như các hình khắc, hoa văn, họa tiết trên Cửu đỉnh vô cùng tinh xảo, và là một sự đa dạng trong thống nhất, chưa từng có ở các công trình, tác phẩm mỹ thuật đã tồn tại trong lịch sử Việt Nam. Vì vậy Cửu đỉnh là độc bản, không lặp lại ở bất kỳ nơi đâu. 9 chiếc đỉnh được coi là bộ bách khoa thư của Việt Nam được các học sĩ thời phong kiến soạn ra một cách tổng quát, phong phú, tài tình.

Trên mỗi đỉnh có 18 (là bội của 9) hình khắc theo cách chạm nổi, ngoại trừ một hình khắc tên của đỉnh thì 17 hình còn lại là những hình ảnh mô tả cảnh vật, sản vật của đất nước. Tổng cộng có 153 hình ảnh đậm tính dân tộc, tính dân gian cùng tên gọi được khắc trên 9 đỉnh. Các hình này được phân thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 hình khắc trên 9 đỉnh như: tinh tú, núi sông, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền...


Cửu đỉnh cũng được coi là bộ sách địa chí của Việt Nam, với những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu được giới thiệu đủ trên khắp 3 miền, thể hiện một tư tưởng hoà bình, thống nhất đất nước. Đặc biệt, triều đình nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền lãnh hải quốc gia Việt Nam trên Cửu đỉnh ở 3 chiếc đỉnh lớn nhất. Đó là hình ảnh của Đông Hải (Biển Đông - khắc trên Cao đỉnh), và cả các vùng biển Nam Hải (biển phía nam đất nước, khu vực các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau - khắc trên Nhân đỉnh), Tây Hải (biển phía tây đất nước, khu vực các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, giáp vịnh Thái Lan - khắc trên Chương đỉnh).

Trên hình là Đông Hải (Cao đỉnh) là vùng biển phía đông đất nước.



Trên hình là Ngự Bình Sơn khắc trên Nhân đỉnh - núi Ngự Bình là ngọn núi phía trước Kinh thành Huế, được coi là "tiền án" của Kinh thành.


Hương Giang khắc trên Nhân đỉnh - sông Hương, dòng sông lớn ở Thừa Thiên Huế, chảy qua trước Kinh thành Huế và đổ ra biển ở cửa Thuận An.


Hồng Sơn khắc trên Anh đỉnh - núi Chim Hồng còn gọi là Hồng Lĩnh là dãy núi lớn ở Hà Tĩnh.


Bạch Đằng Giang khắc trên Nghị đỉnh - sông Bạch Đằng là con sông lớn ở đông bắc Tổ quốc, chảy qua các tỉnh thành Quảng Ninh, Hải Phòng. Sông Bạch Đằng ghi dấu lịch sử với những trận thuỷ chiến chống quân xâm lược.


Tản Viên Sơn khắc trên Thuần đỉnh - núi Tản Viên, ngọn núi thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Ba Vì - Hà Nội. Tản Viên là ngọn núi gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh trị thuỷ.


Hoành Sơn khắc trên Huyền đỉnh - núi Hoành Sơn hay Đèo Ngang, dãy núi ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình ở Bắc Trung Bộ; xưa kia là ranh giới Đại Việt - Chăm Pa. Trên núi có một trấn ải là Hoành Sơn Quan đến nay vẫn tồn tại.


Đà Nẵng Hải Khẩu khắc trên Dụ đỉnh - cửa biển Đà Nẵng (còn gọi là cửa Hàn, vịnh Hàn), nơi sông Cẩm Lệ chảy về vũng Hàn rồi đổ ra biển.


Đại Lĩnh khắc trên Tuyên đỉnh - núi Đại Lĩnh (Đại Lãnh), dãy núi lớn là ranh giới giữa tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà.


Hậu Giang - Tiền Giang khắc trên Huyền đỉnh - sông Tiền và sông Hậu, hai con sông chảy qua và có ảnh hưởng lớn với nhiều tỉnh thành Nam Bộ.

01/08/2023

Chợt nhớ, nơi đó nhiều kỷ niệm gắn bó

 Ngày lười, ở xó quê nhớ về Hà Nội với lòng da diết:

...Những con đường thân quen còn đó
Tiếng rao vang đâu đây nghe động trời đêm
...Cành me thì thầm gục đầu vào dĩ vãng
...Hà nội ơi! Hà nội ơi!

... Một nét riêng tư gợi nhắc cho ai
Là nhắc đến những kỷ niệm đã qua
... Hà Nội ơi trong trái tim ta
Chiều mùa thu gió về rộng trên phố phường
Nắng vàng hồng tươi những nụ cười
... Hà Nội ơi trong trái tim ta.

31/07/2023

Trí tụê người già?

 


Chúng ta phải đồng ý với các nhà chuyên gia rằng: “Trí tuệ” gồm 8 thành phần:

- Sự thông minh.

- Kiến thức.

- Khả năng kiềm chế cảm xúc.

- Sự khiêm tốn.

- Khả năng học hỏi từ kinh nghiệm.

- Sự cởi mở.

- Khả năng đưa ra đánh giá, nhận định chính xác.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Như vậy, để đánh giá về trí tuệ của một con người, ta phải đánh giá dựa trên toàn bộ các tiêu chí trên.

Và đương nhiên nhóm người này đồng ý rằng "trí tuệ" sẽ lớn dần theo tuổi tác. Nên mới có câu: Gừng càng già càng cay.

Nhưng kẻ thù của tuổi già ở đây không phải ai xa lạ chính là sự lão hóa về thể chất, và sự cận kề cái chết. Chỉ khi người lớn tuổi giữ được nội tâm an lạc, "trí tuệ" của họ mới được thể hiện.

Kết quả các nghiên cứu cho rằng người già tỏ ra khá "đuối" trong các bài kiểm tra về trí nhớ, cũng như khả năng nhận thức.

Các bài học tiếp thu ở mỗi giai đoạn sẽ là nền tảng cho những giai đoạn sau, đồng thời cũng là nền tảng cho sự thông thái của mỗi người khi về già. Dường như tất cả chúng ta đều thể hiện được trí thông minh của bản thân trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời, chỉ là dưới hình thức khác nhau.

Cho nên, không hoàn toàn giống với cơ thể, não người sẽ không bao giờ ngừng phát triển. Sẽ chẳng bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để rèn luyện trí tuệ của mình cả.


30/07/2023

Khúc thu vàng

 Phạm Bá Chiểu



Hỡi thiên nhiên nhà danh họa tài hoa
Vẽ Hà Nội mùa thu vàng óng ả
Vàng nắng, vàng mây, vàng cây, vàng lá
Triệu, triệu đóa cúc vàng, vàng ruộm bức thu sang

Giá lạnh trời thu nắng ấp nở ươm vàng
Em như tạc bằng vàng dù áo dài rất trắng
Lá vàng bay lay xiêu chiều phố lắng
Trăng thu vàng đêm vũ hội vàng sao

Cơn mưa vàng nhuộm sánh tiếng cười chao
Hồ Tây uống sữa vàng trăng chín óng
Sông Hồng chở áng thu vàng trĩu sóng
Lá vàng thoi dệt sợi nắng vàng tơ

Em bước ra từ muôn ánh vàng thu
Như tiên nữ giữa nắng vàng vũ nữ
Dáng tha thướt lướt thảm vàng phố cổ
Ngỡ cõi tiên anh lạc giấc mơ vàng./.


*********

Cm h mình, nh người xưa, nay xa quá:

Em bước ra từ muôn ánh vàng thu
Như tiên nữ giữa nắng vàng vũ nữ
Dáng tha thướt lướt thảm vàng phố cổ
Ngỡ cõi tiên anh lạc giấc mơ vàng.


28/07/2023

Phiêu lãng

 



Hôm nay rỗi rãi, ăn sáng xong ra công viên gần nhà, ngắm CLB dancing sprot. Thấy nhiều điều hay.

Đây là nơi giải toả stress, giải trí và cơ hội thoả mãn nhu cầu, gặp gỡ giao lưu của người trung niên vì toàn thấy những người từ U50 đến U70 có mặt, mà chắc không phải vợ chồng vì thấy thái độ họ thân thiết nhưng vẫn ngượng ngùng, nhớn nhác. Thứ nữa, mỗi người 1 kiểu phương tiện, đi hướng khác nhau tới ...(nhìn lúc họ lấy xe, dắt nhau đi thì biết)

Là nơi gặp gỡ, hò hẹn của những người nhớ Thời hoa đỏ hoặc hoài xuân mà kết bạn cặp kè ̣(vì thường sau đó thấy từng đôi ra xe lần lượt sang bên đường, nơi đó có quán ăn sáng, cà phê hoặc thân mật dắt nhau đi chỗ khác). Âu cũng hay, nên gọi là CLB mà.

Nhiều người trong số này mình quen, hoặc biết. Nhà họ cách đây khoảng 5 – 3 cây số hoặc hơn

Góc nhìn khác, đây tựa như trên facebook, zalo... vậy, vì nơi này khuất mắt chồng - vợ nên có thể thoải mái hò hẹn gặp nhau, giao lưu và trao đổi tình cảm,... một cách tự do.

Những người cô đơn, chắc đến trước, vẻ ngóng trông, lo lắng xen chút thẫn thờ.

Tư thế, bước nhảy không chuẩn, thậm chí sai nhạc - tất nhiên rồi, họ nghiệp dư mà. Nơi này chỉ là cớ mà thôi.

Nhưng họ hồn nhiên phiêu lãng, lả lướt theo làn điệu slow, tango, rumba... say đắm, tay trong tay thắm thiết, ánh mắt nụ cười trao nhau si mê. 

Họ như quên đi tất cả, quên đi xung quanh mà chỉ còn không gian, thế giới của 2 người mà thôi...

Say tình,...Luyến tiếc rồi tranh thủ hưởng thụ những phút giây hiện được, bên nhau.

Nhìn họ, mình cũng chìm vào sự đam mê vô thức, chỉ hoài niệm tới thời xa, chưa xa lắm, rồi mơ mộng.

Giá như, giá như...nhỉ????????????

Khà khà.


27/07/2023

Món nộm Hà Nội xưa.



St và tổng hợp


 

Đi ăn cỗ cưới hỏi hay ăn tiệc ở nhà hàng, thường thấy trên bàn nào cũng bày ra món sa lát gồm xà lách, cà chua, hành tây, dưa chuột, hay là một món nộm gồm củ đậu, dừa nạo, cà rốt, hoặc là đĩa nộm đu đủ khô như rơm, rắc thịt lợn sề giả thịt bò khô, nhuộm phẩm đỏ lòe loẹt, điểm qua loa mấy hạt lạc rang dở cháy dở non, có khi đã để lâu ngày hôi sì sịt. Tất cả đều được rưới lên trên bằng một thứ dung dịch hỗn hợp muối trắng pha dấm công nghiệp và đường hóa học, thêm có dễ hàng vốc mì chính ngọt lợ. ..

Những món nộm òng õng nước như thế, nó nhạt nhẽo lắm, hời hợt lắm, vô duyên lắm, sao có thể sánh bằng những món nộm cổ truyền Hà Nội trong những đám giỗ kỵ, cưới hỏi, tết nhất ngày xưa.

Ngày xưa, món nộm vẫn được coi là món đầu vị trong mâm cỗ Hà Nội. Trong mâm cỗ, thiếu món gì thì thiếu, chứ không thể thiếu được món nộm. Ở mỗi gia đình hay họ tộc, thường cũng không có nhiều người giỏi trộm nộm và giỏi trộn cả mười bữa như cả trăm bữa đâu. Thế nên, trong mỗi đám cỗ giỗ kỵ cưới hỏi, ai là người được phân công trộn nộm là người rất đáng được ngưỡng mộ, và đó thường là các phụ nữ lớn tuổi trong vai bà trưởng bếp giàu kinh nghiệm. Đám cháu gái lau nhau chỉ có thể nhặt rau, thái củ, băm tỏi, tỉa ớt, rang lạc, giã vừng, chạy quanh phụ việc mà thôi.

Nộm su hào cà rốt, vừng lạc là món nộm đám cỗ cơ bản của Hà Nội trong mùa đông, mùa xuân. Ngày xưa mùa nào thức nấy, không có lộn xộn như bây giờ

Đầu tiên phải gọt của su hào cho thật nhẵn nhụi, cho hết hẳn xơ vỏ bên ngoài. Sau đó rửa sạch, dùng dao sắc, thớt phẳng mà lạng mỏng rồi thái chỉ. Thái su hào làm nộm đừng có thái nhỏ quá, sau nó ra hết nước thì miếng nộm sẽ bết dính, mất giòn, mất ngọt. Mà cũng đừng thái to quá, sợi nộm không ngấm gia vị, sẽ trơ cứng, kém thơm ngon.

Gọi là thái chỉ, nhưng thái chỉ cũng có mấy cỡ. Thái trứng tráng bún thang cần thái nhỏ như sợi tơ, sợi tóc, tức là nhỏ hơn sợi chỉ. Thái su hào, cà rốt làm nộm đại khái là to hơn cái tăm mà nhỏ hơn cái que xiên thịt nướng là được. Làm cỗ thì những chỗ rìa cạnh của của su hào cà rốt, nhớ lọc ra để sợi nộm đều mà đẹp. Chỗ lọc ra ấy đem để thái xúc xắc cho món xào hạnh nhân, hay là tỉa hoa đem ngâm dưa góp. Chớ có tiện tay vứt đi mà phí của.

Thái su hào, cà cốt vòng tròn là khó. Thái vòng tròn như thế thì cái nộm mềm ngọt mà đỡ mất nước. Nhưng mà lúc nhà có cỗ đông người, không làm thế được, thái trên thớt cho nhanh.

Su hào, cà rốt thái xong, đem thả hết vào chiếc chậu nhôm to. Rắc vào đó một nắm nhỏ muối hạt và bát to dấm nhà tự gây, thơm nức và chua dịu. Để một lát cho su hào cà rốt ngấm dấm và muối, rồi lấy chiếc khăn bông sạch đem vắt khô, vắt khô chứ đừng có vắt kiệt mà làm mất hết nước ngọt của củ quả tươi. Như thế là để cho đĩa nộm sau khi hoàn thiện sẽ được khô ráo, không bị chảy nước như nộm ngoài hàng. Nộm mà ướt sũng là các cụ lại mắng cho.

Nộm khô nhưng mềm, đó là một tiêu chuẩn quan trọng của đĩa nộm cổ truyền Hà Nội.

Rang vừng mà nghe trên chảo kêu lép bép, khói bắt đầu bốc lên nhẹ là phải đổ ra ngay. Nếu non quá là vừng không thơm, mà già quá là vừng cháy, nộm đen màu, kém sắc, các cụ chê đấy!

Mỗi nhà mỗi khác. Nhưng vừng nó thơm là thơm ở cái vỏ. Đĩa nộm xấu một tý mà thơm là được.

Đừng có giã lạc nhỏ quá, tý nữa cho lạc vào nộm nó sẽ mau ngấm nước làm lạc kém giòn. Vừa giã vừa nghiêng cái chày, lắc cái cối, cho hạt lạc nó đừng bết dính vào nhau.

Cho đường trước vào su hào cà rốt mà ngâm cùng dấm muối thì nộm giòn hơn.

Bây giờ cho đường kính, cho tỏi giã, ớt băm vào trước, trộn đều lên, để một lát sau mới cho rau thơm thái nhỏ và đổ vừng vào trộn.

Lạc thì lúc nào bắt đầu sắp vào mâm mới rắc lên trên để nó khỏi ỉu.

Nhớ để lại mấy nhánh rau thơm mùi, kinh giới, đừng thái nhỏ hết, để rồi bày lên trên đĩa nộm cho đẹp.

 Dăm quả ớt tỉa hoa ngâm nước, cánh cong veo, lõi vàng rực để bày lên trên đĩa nộm.

Cho thêm tý nước mắm, nộm sẽ thơm đậm đà. Còn đĩa thịt lợn ba chỉ luộc thái sợi nhỏ, dài trộn cùng nộm.

Tất cả đơm chia ra các đĩa.

Đơm nộm ra đĩa phải để đôi đũa xông xổng trên tay, cho sợi nộm thật tơi, không dính vào nhau. Sau đó rắc lạc nhẹ tay để lạc đỡ rơi xuống đáy đĩa. Cuối cùng, đặt lên trên đĩa nhánh thơm, nhánh mùi, nhánh kinh giới, rồi gài hoa ớt lên, không có ớt thì tỉa cà chua thành bông hoa hồng thay vào cũng được. Nhưng cho ớt vẫn là hấp dẫn hơn, khêu gợi vị giác thực khách hơn.

Trộm nộm su hào cà rốt cứ đủ chua cay mặn ngọt là ngon, đừng có cho mỳ chính, tưởng ngon hóa ra lợ lắm. Hễ không có thịt ba chỉ thì cho tai lợn thái nhỏ hay là bì lợn thái nhỏ cũng được.

Nộm thịt gà ngó sen, hoa chuối, trộn vào mùa hè thu, khi su hào cà rốt chưa tới vụ. Mà trộn nộm thịt gà thì nhớ cho chút rau răm, chứ đừng cho rau kinh giới, các cụ bảo hai thứ ấy nó kỵ nhau, ăn vào sinh bệnh đấy.

Hoa chuối phải là hoa chuối hột. Các loại hoa chuối khác vừa chát, vừa thâm, vừa cứng, chớ đua mà làm nộm.

Hễ khách khứa bắt đầu vào mâm cỗ, bao giờ cũng gắp món nộm là món khai vị đầu tiên. Bố tôi bảo, như thế mới là đúng lối. Khen chê đầu bếp chính là ở món nộm này đây. Chứ mà vào mâm đã vội vàng gắp giò, gắp chả, chan canh, là kém lịch lãm. Mà hỏi rằng trong mâm cỗ, có gì hấp dẫn hơn món nộm? Vừa thanh vừa mát, lại đủ mùi vị cuộc đời, chua cay, mặn ngọt, bùi thơm.

Ngày trước, nộm thập cẩm chỉ hiện diện trong những đám cỗ giỗ chạp, cưới hỏi, tết nhất. Còn lại vào mùa đông xuân lạnh mát, các nhà thường ít dùng món nộm. Bởi vì nó vừa cầu kỳ rắc rối, vừa tốn tiền tốn của hơn là các món ăn thường ngày. Thời bao cấp đa phần chỉ có rau luộc, rau xào, lạc rang, cá kho, thịt thà, gà vịt hiếm hoi lắm

Thời tiết mùa hè nóng nực. Sau những cơn mưa rào ầm ầm sấm chớp, những gánh rau muống xơ mới non mướt mượt từ các làng ngoại ô kĩu kịt đổ về phố chợ. Ta cũng đổi vị, trộn nộm rau muống, tép rang.

Rau muống non luộc vừa chín tới, đem thả vào âu nước sôi nguội cho rau khỏi bị thâm đen, rồi vớt ra để ráo, trộn chanh, muối, đường, tỏi ớt, vừng lạc, thêm độ lạng tép gạo rang trắng hồng và không thể thiếu một thìa mắm tôm bé xíu. Thế mới nổi vị. Tép gạo nó khác tép riu đấy. Tép gạo mỏng vỏ, râu mềm, màu hồng nhạt, trộn nộm thích hợp hơn thứ tép riu dày vỏ, râu cứng, màu đỏ au, lỡ ăn lẫn vào rau lại kêu như hát: Ối giờ ôi, xương tép nó đâm vào môi.

Cũng có thể trộn nộm rau muống như thế, tất nhiên là cũng đủ vị rau thơm, kinh giới, vừng lạc rang. Nhưng cho thêm cả nắm rau rút hoặc nắm giá đậu xanh đã chần qua nước sôi và một bìa đậu phụ Mơ bóp vụn. Ăn cũng thơm bùi ý nhị lắm, hợp với người già hơn thì phải.

Mùa hè cũng là mùa măng tre, măng nứa mọc ầm ầm, bán đầy chợ Bắc Qua cạnh ga xe lửa Long Biên. Ta có thể làm đĩa nộm măng tươi bì lợn nổi vị vừng lạc, ớt tỏi, chanh chua, mắm tôm.

Măng củ, chỉ có mà đem nấu thịt vịt. Măng vầu, măng le thì luộc chấm muối vừng. Chứ măng làm nộm thì chỉ là măng áo tơi, măng nứa là ngon nhất. Nó mới ngấm nghía mắm muối, gia vị.

Trong các đám cưới nhà sang ngày trước ở Hà Nội thường có hai món nộm ngon là nộm rau câu (một loại rong biển nhỏ như của cải thái rối phơi khô) và nộm sứa tàu trộn cùng đu đủ, cà rốt và thịt ba chỉ. Rau câu và tẩy rau câu bằng rượu trắng và nước cốt gừng già. Bây giờ món nộm sứa và nộm rong biển đã được phục hồi lại trong các nhà hàng khách sạn và một số gia đình, chứ không bị mất tăm, mất dạng như trong thời bao cấp khó khăn nữa.

Nói tóm lại, nộm là một sự biến tấu rất linh hoạt tùy theo địa phương, mùa tiết, nguyên liệu, ý thích, thị hiếu. Nhưng phương pháp chế biến món nộm cũng có những nguyên tắc nhất định trong cách phối chế nguyên phụ liệu để thành một món ăn hài hòa, hấp dẫn, không thể thiếu trong các bữa cỗ tiệc ngày xưa và trong những bữa ăn hằng tuần ngày nay.

Hà Nội còn có món nộm quà chiều mà hầu như các gia đình khó có thể học theo mà làm nổi. Đó chính là món nộm thịt bò khô của người Tàu, có cái cách pha nước trộn nộm thật thần diệu, ăn một lần là nhớ mãi. Món nộm thịt bò khô có lẽ là do người Tàu sáng tạo ra khi sang Việt Nam cư ngụ đã nhiều thế hệ.

Món nộm bò khô phố Hồ Hoàn Kiếm, dãy phố ngắn nhất của Hà Nội cũng được xếp vào đặc sản Hà Nội

Đĩa nộm thịt bò khô ngày trước chỉ có thịt bò là thịt bò khô xé nhỏ. Nhưng lâu nay, họ độn thêm cả dạ dày, gan sách chi đó, thêm cả tỏi chiên nữa, ra vẻ phong phú, nhưng tôi cho rằng đó là cách ăn độn, tôi ăn không thể ngon được như xưa. Nhất là vị mỳ chính lẫn đường hóa học quá đậm, cứ lờ lợ, lờ lợ, khó chịu lắm.

Hà Nội ta đó, chỉ riêng món Nộm thôi đã phong phú và giàu bản sắc rồi.

26/07/2023

Lan man về Công Đức

 


Để Ngộ ra Chân lý, Phật Thích Ca 49 ngày tĩnh trụ để  tạo cho Chúng sinh Nhân gian Tứ Diệu đế, Bát chính đạo... Trước và Nay ai làm được?

Nếu dùng kính làm gương, có thể nhìn thấy mình ăn mặc có đoan trang hay không, mặt mũi có đoan chính hay không? (đây là nói về Tính Người, chứ khi soi gương thường và luôn sẽ  thấy Ta có Đẹp không để ảo tưởng thôi).

Dùng Lịch sử làm gương, có thể thấy được nguyên nhân nhà nước Hưng Vong - Đây là việc của người nhớn, nhưng Ta xem và xét Lịch sử với Hiện tại cũng có thể có cái nhìn hữu ích.

Dùng Người làm gương, thì sẽ phát hiện mình làm đúng hay sai. Đây là một tấm gương tốt.

Đừng nhanh nghĩ, dùng người làm gương là chọn những người tử tế, đức cao vọng trọng (đằng sau hình thức đó biết đâu là Đạo đức giả?)... Rất nhầm. Phải nhìn kẻ xấu, kẻ giả dối, kẻ lưu manh, kẻ bất nhân, phụ nghĩa... mới soi được mình là ai.

Không cho là đúng ư? Vậy bạn Vấn Tâm xem, so với những người ấy, mình Tốt - Đẹp hơn gì? 

Nhận ra được, Ta mới có cơ hội (và cơ hội thôi nhéSửa. Thật Tâm muốn Sửa không lại là do Mình.

Tại sao dân gian có câu Công Đức. Rồi thể hiện nhiều hành động chứng minh ta công đức.

Khà khà, không đơn giản như vậy nhé các bạn. Công Đức đã xuất phát từ mấy ngàn năm nay rồi, từ khi con ngươi biết Luân Lý, Lẽ phải...  (Do Phật giáo hay Đạo giáo, tôn giáo mà có thì không dám bàn ở đây). Nhưng vốn ban đầu và ngày càng hoàn thiện, đó là: Muốn có Đức phải xuất Công làm Thiện, làm Phúc.

Nói vậy thôi chứ, loài vật, vâng chính thế, chả cần luân lý, nhưng vẫn làm Thiện đó thôi - Con người không phải ai cũng sẽ thế (Vạn vật hữu linh - Chúng sinh bình đẳng).

Muốn xuất Công thì phải có Tâm Nghĩa Nhân. Mà nhiều khi, chỉ là Ý niệm làm Phúc - Thiện, khởi lòng Từ bi, Chân thành mà rồi xuất Công, chứ thường chả nghĩ sẽ được Đức (Phúc). 

Nghĩ đến Lợi mà phát Công ư? Chắc sẽ được Danh nhưng sao có Đức (Phúc).

Nho giáo có câu "Làm ơn không đợi báo". Mình nghĩ, câu này là sai. Vì, như thế chỉ vẽ đường cho kẻ vô Ơn, vô Nghĩa phủi trách nhiệm mà thôi. Ơn đền - Oán trả mới là Đạo Lý. 

Dĩ nhiên, người làm ơn không vì đợi đền đáp mà làm ơn - vì thường, họ chả cần.

Đứng trước Lợi ích, Dục vọng làm gì còn có cái gọi là nhân nghĩa, đạo đức, lễ phép, từ hiếu... Lòng Tham - Si che mắt mà làm theo bản năng thôi.

Người đời có Thất Tình (Tham, sân si, hỷ, nộ, ái ố) - Lục Dục (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), rồi là công danh lợi lộc, là sống chết, là sự sợ hãi - những thứ này phủ che lên bản tính Thiện Lương nguyên thủy của ta, tạo thành một tầng bụi bặm ngày càng bám dày, phủ kín khiến ta hiểu được bản tính của mình nhưng cũng không thể thực hiện được, nếu không thì không còn mạng....vì thế ta chả dễ dám xuất Công làm Thiện là vậy.

Vốn con người đều là yêu hương thơm, ghét tanh hôi. Kể cả là một đứa trẻ khi mới sinh ra, vừa có chút ý thức, khi ngửi thấy mùi tanh hôi liền khóc ré lên, ngửi thấy hương thơm lại nhoẻn miệng cười. Nên mới có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện."

Đã ảo tưởng, nhưng đến tuổi trung niên rồi không được phép và không cho phép ảo tưởng.

25/07/2023

 Hãy rửa tay, sẽ thấy, tay ta rất bẩn.

Vô thường

 


Thường có câu:

Có lòng trồng hoa, hoa chẳng nở.

Vô tình cắm liễu, liễu xanh um.

Mỗi người đều có cuộc gặp gỡ suốt đời không thể quên, đó là duyên phận.

 Người ta thường nói, Duyên do Trời định, Phận do Nhân định. Đúng như vậy, gặp nhau là ý Trời, bên nhau là ý Người.

 Dựa vào đôi bên gìn giữ, phát triển thì Duyên một lần gặp gỡ mới thành mối Phận trăm năm. Nhưng Duyên Phận dài ngắn thế nào lại chẳng ai hay, ai biết? Một năm, năm năm, hay cả đời? Hết thảy chúng ta đều không thế đoán được.

 Hôm nay có Duyên Phận không có nghĩa là vĩnh viễn sẽ có Duyên Phận.

 Phật bàn về nhân duyên rằng, cái gì cũng chỉ có thời điểm, Duyên Phận cũng vậy.

 Bởi thế mà phải nắm thật chắc, giữ thật chặt, hết lòng quý trọng. Đó là món quà trời ban, chỉ trong một giây, một khắc, một đoạn.

Người mất đi nhất định không phải người thích hợp nhất, vật mất đi nhất định không phải vật tốt đẹp nhất.Mất đi chỉ chứng minh rằng ta với người chẳng qua là cùng nhau đi một đoạn đường, gặp rồi chia, li rồi hợp.

 Nhân duyên của con người đáng quý là thế, ngắn ngủi là thế nhưng khi có được lại không trân quý, chỉ mất đi rồi mới hối hận nhưng đã quá muộn, một đi không trở lại, vĩnh viễn thành quá khứ

 Cho nên dù nhiệt tình như lửa, ngọt ngào như hoa, ôn hòa như nước thì cũng là đoạn tình cảm đã qua, duyên phận đã đi tới cuối đường.

Có khi lỡ hẹn một lần

Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm…

Duyên Tình tại Trời - Nghĩa Tình tại Tâm Ta. 

Hãy buông tay, cầu thanh thản.


Tà Dâm

 



Nói đến Tà dâm ta phải hiểu ý và nghĩa của nó một cách rõ ràng: Khi Tâm Dâm dục quá lớn, nó trở thành mất Đạo đức, không Tự nhiên.

Tà dâm có nhiều hình thức khác nhau, nhưng nói đến Tà dâm là nói đến sự Bất Chính.

Người có Đạo đức và Văn hoá không thể chấp nhận Hành vi và Tha thứ cho Tội lỗi này.

Tà dâm cũng như là hành vi giao hợp của thú vật – Nhưng con người không phải là động vật. Vì Con người có Danh dự. Cho nên những con người Tà dâm mang trong mình bản chất thú vật.

Cho nên, Con Người không phải là thú vật, có Lý Trí – biết phân biệt rõ ràng đâu là Đạo đức, đâu là Vô Đạo đức.

Làm Người ai cũng có Dâm Dục, nhưng giữ gìn không Tà Dâm là một Đức Hạnh tạo Nhân – Quả, tích Đức cho bản thân, cho Đời.

Vì Tà Dâm mà mất hết Phúc - Lộc - Thọ.......... 


24/07/2023

Được - Mất.

 Đời này, đừng hòng mong Được mà lại không Mất.

Ai cũng được cả thì Trời - Đất không tồn tại đến bây giờ, mà phá sản từ thuở Nguyên thuỷ rồi.

Đời công bằng lắm, anh mất cái này thì được cái kia. 

Anh chịu thiệt để tích Đức, anh sẽ được Phúc. 

Anh tham lam giành Lợi thì sẽ vô Phúc mà thôi.

Cả được Phúc và vô Phúc chưa chắc sẽ đến ngay nhưng chắc chắn sẽ đến.

Với lại, anh đi rồi cũng có đem theo được cái gì đâu. May ra, có 3 thước đất mà thôi.

 Đời này, đừng hòng mong Được mà lại không Mất.