Vốn ban đầu, nhà Phật kị
ăn Tanh. Cái “tanh” này ấy, không phải cái tanh của thịt cá thế
tục đâu, mà cái gọi là “tanh” này chính là để chỉ những gia vị
làm dậy mùi như hành, tỏi, rau thơm vân vân…nhằm tránh cho tăng sỹ ham luyến
tục vật do ham ăn các thức ăn chế biến cầu kỳ. Còn thịt, cá, động vật... chỉ
cần là “ba sạch”:
- Một là
ta không nhìn thấy người giết,
- Hai là
không phải ta giết,
- Ba là
không phải vì ta mà giết
thì có thể ăn, nhằm tránh
phạm giới "sát sinh".
Người xuất gia, đều dựa
vào bố thí của các tín đồ. Tín đồ bố thí cái gì thì họ liền ăn cái đó, nào dám
bắt bẻ điều gì. Cho đến thời Lương Vũ Đế (Hoàng đế triều Lương 464 –
549CN bên TQ), mới
đề xuất bắt tu sỹ Phật giáo không được ăn thịt. Hoàng đế đã mở kim khẩu, đương nhiên ai
dám chống lại, vậy là từ đó, các tăng nhân Phật giáo Bắc tông mới bắt đầu phải
ăn chay.
Còn Phật
giáo Nam Tông hay còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ, cho đến nay vừa ăn chay, vừa ăn mặn nhưng chỉ ăn 1
bữa trước giờ Ngọ (12h trưa - hình như bên Thiền tông và một số tông phái
khác cũng áp dụng điều này) . Tuy nhiên, việc ăn mặn của Phật giáo Nam Tông
phải tuân theo giới luật rất khắt khe và ở mỗi quốc gia theo hệ phái này cũng
có nhiều điểm không đồng nhất.
Ảnh trên là bữa ăn trong
ngày của các tăng sỹ Nam tông ở 1 ngôi chùa vùng Tây Nam bộ - Vừa có chay, vừa
có mặn, nhưng yêu cầu phải ăn hết, không có thừa. Nên ta thấy, các tăng sỹ
rất béo tốt, hồng hào.
Đồ ăn này hoàn toàn do các
tăng sỹ đi khuyến (khất) thực hoặc Phật tử đem đến chùa từng bữa, chứ
nhà chùa hệ Nam tông, phần lớn không có bếp.
Và ta còn thấy không có ni
sư ̣(nữ giới) vì Nam tông tuân thủ theo nguyên tắc từ thời Đức Phật
Thích ca còn tại thế, không chấp nhận Ni đoàn.
Phật tử có thể ngồi xung
quanh để chứng kiến và tiếp thêm đồ ăn nếu thiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét