Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn. Truyền thuyết kể rằng
âm phủ sẽ mở cửa vào ngày mồng 1 và đóng cửa vào ngày 30 tháng này, trong tháng
không nên tiến hành những việc đại hỷ sẽ dễ dẫn “vong” vào nhà.
Tập tục này từ đâu mà
có?
Các chuyên gia dân gian học đã kiểm chứng
rất nhiều kinh thiên cổ cho thấy, trước thời Chu Nguyên Chương nhà Minh không
có ghi chép nào nói tháng 7 là tháng không may mắn. Tập tục này có thể là “kế
sách mị dân” của Chu Nguyên Chương.
Theo sách “Thiên nguyên ngũ ca” của Đại Hồng,
Vương đế cổ đại khi qua đời thường lui lại đến tháng 7 mới cho an táng, vì
tháng 7 là tháng thân – tháng “thượng đắc thiên thời, hạ đắc địa lợi”.
Điều này cho thấy tháng 7 là tháng may mắn, không hề có ý nghĩa đen đủi.
Trong sách “Hoàng Thiệu Niên Dân” có ghi chép,
vào cuối đời nhà Nguyên đầu đời nhà Minh, quân sư Lưu Bá Ôn đã hiến kế cho đức
vua, cho người loan tin trong dân rằng “tháng
7 là tháng ma quỷ trời sẽ gieo thảm họa xuống trần gian”. Chu Nguyên Chương
vốn mê tín nên đã dùng cách này để mị dân để dân chúng không được hưởng những
ngày tháng may mắn cùng hoàng tộc.
Trịnh Thành Công sau khi đến Đài Loan đã mang tập tục tháng 7
ma quỷ theo cùng, dân chúng vì thế đã bị lừa gạt hơn 400 năm qua. Mặc dù quan
niệm tháng 7 là tháng cô hồn chưa hoàn toàn đúng nhưng Trung nguyên phổ độ
(ngày 15 tháng 7) – Lễ Vu Lan thì hoàn toàn là thật. Ngày lễ Vu Lan do Lương Vũ
Đế lập ra, gắn với câu chuyện Mục Liên cứu mẹ trong kinh điển Phật giáo, là điển
cố báo hiếu cha mẹ của lễ Trung nguyên.
Tháng 7 âm lịch đã đến, đừng sợ ma sợ quỷ, hãy tỏ lòng tôn
kính tổ tiên. Quan niệm “Tháng cô hồn” đã lưu truyền vài trăm năm, cho đến nay
vẫn có rất nhiều người tin vào điều đó trong khi thực chất đây chỉ là kế sách
ích kỉ muốn độc chiếm những ngày tháng may mắn của Chu Nguyên Chương.
Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng được biết và không còn
phải lo lắng về “tháng cô hồn” nữa nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét