Để Ngộ ra Chân lý, Phật Thích Ca 49 ngày tĩnh trụ để tạo cho Chúng sinh Nhân gian Tứ Diệu đế, Bát chính đạo... Trước và Nay ai làm được?
Nếu
dùng kính làm gương, có thể nhìn thấy mình ăn mặc có đoan trang hay
không, mặt mũi có đoan chính hay không? (đây là nói về Tính Người,
chứ khi soi gương thường và luôn sẽ vì thấy Ta có Đẹp không để
ảo tưởng thôi).
Dùng
Lịch sử làm gương, có thể thấy được nguyên nhân nhà nước Hưng Vong -
Đây là việc của người nhớn, nhưng Ta xem và xét Lịch sử với Hiện tại cũng có
thể có cái nhìn hữu ích.
Dùng
Người làm gương, thì sẽ phát hiện mình làm đúng hay sai. Đây là một
tấm gương tốt.
Đừng
nhanh nghĩ, dùng người làm gương là chọn những người tử tế, đức cao vọng
trọng (đằng sau hình thức đó biết đâu là Đạo đức giả?)... Rất nhầm. Phải nhìn kẻ xấu, kẻ giả dối, kẻ lưu manh, kẻ bất nhân, phụ
nghĩa... mới soi được mình là ai.
Không
cho là đúng ư? Vậy bạn Vấn Tâm xem, so với những người
ấy, mình Tốt - Đẹp hơn gì?
Nhận
ra được, Ta mới có cơ hội (và cơ hội thôi nhé) Sửa. Thật Tâm
muốn Sửa không lại là do Mình.
Tại
sao dân gian có câu Công Đức. Rồi thể hiện nhiều
hành động chứng minh ta công đức.
Khà
khà, không đơn giản như vậy nhé các bạn. Công Đức đã xuất phát từ mấy ngàn năm
nay rồi, từ khi con ngươi biết Luân
Lý, Lẽ phải... cơ (Do Phật giáo hay Đạo giáo, tôn giáo mà có thì không
dám bàn ở đây). Nhưng vốn ban đầu và ngày càng hoàn thiện, đó là: Muốn có Đức phải xuất
Công làm Thiện, làm Phúc.
Nói vậy thôi chứ, loài vật, vâng chính thế, chả cần luân lý, nhưng vẫn làm Thiện đó thôi - Con người không phải ai cũng sẽ thế (Vạn vật hữu linh - Chúng sinh bình đẳng).
Muốn
xuất Công thì phải có Tâm Nghĩa Nhân. Mà
nhiều khi, chỉ là Ý niệm làm Phúc - Thiện, khởi
lòng Từ bi, Chân thành mà rồi xuất Công, chứ thường chả
nghĩ sẽ được Đức (Phúc).
Nghĩ
đến Lợi mà
phát Công ư? Chắc sẽ được Danh nhưng
sao có Đức (Phúc).
Nho giáo có câu "Làm ơn không đợi báo". Mình nghĩ, câu này là sai. Vì, như thế chỉ vẽ đường cho kẻ vô Ơn, vô Nghĩa phủi trách nhiệm mà thôi. Ơn đền - Oán trả mới là Đạo Lý.
Dĩ nhiên, người làm ơn không vì đợi đền đáp mà làm ơn - vì thường, họ chả cần.
Đứng
trước Lợi ích, Dục vọng làm gì còn có cái gọi là nhân
nghĩa, đạo đức, lễ phép, từ hiếu... Lòng Tham - Si che
mắt mà làm theo bản năng thôi.
Người đời có Thất Tình (Tham, sân si, hỷ, nộ, ái ố) - Lục Dục (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), rồi là công danh lợi lộc, là sống chết, là sự sợ hãi - những thứ này phủ che lên bản tính Thiện Lương nguyên thủy của ta, tạo thành một tầng bụi bặm ngày càng bám dày, phủ kín khiến ta hiểu được bản tính của mình nhưng cũng không thể thực hiện được, nếu không thì không còn mạng....vì thế ta chả dễ dám xuất Công làm Thiện là vậy.
Vốn con người đều là yêu hương thơm, ghét tanh hôi. Kể cả là một đứa trẻ khi mới sinh ra, vừa có chút ý thức, khi ngửi thấy mùi tanh hôi liền khóc ré lên, ngửi thấy hương thơm lại nhoẻn miệng cười. Nên mới có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện."
Đã ảo tưởng, nhưng đến tuổi trung niên rồi không được phép và không cho phép ảo tưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét