Cưới
hỏi theo văn hoá thời phong kiến có sáu bước (lục lễ), được phân ra như
sau:
Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn,
nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai
sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái
biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu
tuổi xung khắc thì thôi.
Lễ nạp trưng (hay nạp tệ): là lễ
nạp đồ sính lễ cho nhà gái, minh chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày
giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
Và
sau cùng là lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày
giờ đã định, họ nhà trai mang sính lễ đến để rước dâu về.
Thời
nay, chắc chỉ có người Hoa ở Sài Gòn và miền Tây còn duy trì.
Dân
ta nay hiện đại, trai gái tự tìm hiểu rồi báo cho bố mẹ. Gia đình 2 bên xem bát
tự 2 trẻ có hợp không, rồi thoả thuận đồ sính lễ cho nhà gái và chọn ngày lành
tháng tốt làm lễ ăn hỏi, rồi cưới là xong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét