19/07/2023

Cuói hỏi theo tục xưa



Cưới hỏi theo văn hoá thời phong kiến có sáu bước (lục lễ), được phân ra như sau:

Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.

Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.

Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.

Lễ nạp trưng (hay nạp tệ): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, minh chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.

Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.

Và sau cùng là lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang sính lễ đến để rước dâu về.

Thời nay, chắc chỉ có người Hoa ở Sài Gòn và miền Tây còn duy trì.

Dân ta nay hiện đại, trai gái tự tìm hiểu rồi báo cho bố mẹ. Gia đình 2 bên xem bát tự 2 trẻ có hợp không, rồi thoả thuận đồ sính lễ cho nhà gái và chọn ngày lành tháng tốt làm lễ ăn hỏi, rồi cưới là xong.


11/07/2023

Cưới giả - Phần 1



Chuyện của mình 

Tôi là dân tỉnh lẻ, sống ở thị xã tỉnh lị bao đời rồi. Nhà mình kinh doanh vàng và ngọc từ thuở chúa Trịnh - vua Lê cơ. Vì thế mình được ăn học đàng hoàng dù hồi đó còn bao cấp, tư thương bị o ép lắm. Hết cấp 3 (hệ 10 năm), bố mình tốn một khoản tiền to cho các ông cốp ở tỉnh để mình được lên Hà Nội học đại học.

Chí mình đã quyết sẽ phải ở lại thủ đô lập nghiệp, thành danh nên chịu khó chăm học. Tiền thì chả lo vì gia đình chu cấp với lại hồi ấy sinh viên được bao cấp nên sống cũng ổn.

Tuy có điều kiện nhưng được nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình nên mình vẫn an ổn giữ vẻ khiêm tốn, không chi tiêu bừa bãi, khoe khoang, nhưng với lũ con gái mình cũng chịu khó tìm hiểu và chịu chi đúng mức. Ở lớp, ở khoa gái Hà Nội hơi ít mà có thì cũng giữ vẻ cứng nhắc và kiêu kỳ nên cũng chưa nhắm được ai cả. Sốt ruột lắm vì muốn có hộ tịch ở Hà Nội thì phải cưới được một cô vợ người thủ đô mới xong.

Tốt nghiệp đại học loại giỏi nhưng vẫn bị phân công về tỉnh làm việc mà không như kỳ vọng được giữ lại Hà Nội công tác, nghiễm nhiên trở thành dân Thủ đô.

Nhận công tác và yên lành làm việc. Do chí đã có nên lương dù thấp nhưng có kinh nghiệm kinh doanh của gia đình nên mình cũng âm thầm tích luỹ được khoản tiền vàng kha khá.

Hồi đại học quen và chơi thân với mấy anh bạn người Hà Nội, trong đó có Hùng phố Lò Rèn. Nhanh nhẹn, tháo vát và tinh tường lắm. Nhờ Hùng, mình mua được căn nhà độc lập, rộng rãi ngay gần bến tàu điện (do chưa có hộ tịch nên mình cứ sang tên viết tay rồi để đấy tính sau - thật ra cũng hơi liều). Chậm rãi sắm sửa, nên mình ở Hà Nội cũng có chỗ trú chân tử tế.

Bước hai, tìm một cô gái chấp nhận cưới giả. Việc này mình lại nhờ Hùng. Thời gian sau, Hùng gửi điện về báo đã tìm được người đồng ý và hẹn ngày gặp mặt.

Mình xin phép nghỉ ở cơ quan 1 tuần để lên Hà Nội thu xếp.

Điểm hẹn là sảnh ngoài Bưu điện Bờ hồ, khoang thứ nhất bên phải, cô gái sẽ mặc áo cánh hồng.

Hôm đó là ngày giữa tuần, nắng đẹp. Dù có xe đạp phơ giô (khoe tý) nhưng tôi đi tàu điện tới, nhảy xuống đoạn cây gạo ven hồ. Đi bộ bên này đường ngó sang cửa chính Bưu điện.

Tôi rất lo sẽ gặp một cô gái xấu xí, ăn mặc nhếch nhác... Nhìn sang điểm hẹn, tôi thấy một cô gái dáng cao dong dỏng nhưng lồi lõm đủ cả. Cô gái mặc chiếc sơ mi màu hồng kết hợp cùng chiếc quần âu màu sáng phối màu duyên dáng. Tóc phi rê, chải bồng, gương mặt xinh xắn; cùng làn da trắng, sáng hồng, nghiêm trang và thản nhiên.

Tôi bước sang đường, đến gần cô ta và nói: Anh là Sinh, bạn anh Hùng.

Cô ấy ngẩng nhìn, thoáng đánh giá rồi gật đầu chào, giọng dịu nhẹ: Em là Trâm và đã được anh Hùng giới thiệu về anh.

Tôi nói: Ở đây nói chuyện không tiện, ta ra Thuỷ Tạ ngồi, Trâm thấy sao?

Trâm nói: Thế cũng đượcAnh đi gì đến? Em đi xe đạp.

Tôi nói: Anh đi tàu điện, vậy anh đèo em đi nhé?

- Vâng, xe em để dưới kia, đây là chìa khoá.

Xe Trâm là Phượng Hoàng nữ, khá mới nên đi nhẹ. Vừa đi mình vừa nghĩ: "Cô gái này xinh đẹp, trông là người đàng hoàng và khá giả sao lại chấp nhận làm đám cưới giả với mình. Con gái lấy chống là chuyện lớn, ảnh hưởng đến thanh danh cả đời. Ở đây có chuyện gì? Khó hiểu".

Tôi đèo Trâm ra Thuỷ tạ, chọn cái bàn nơi ban công ngắm ra hồ. Hỏi nàng, cô chọn cà phê đá. Chậm rãi, chưa nói chuyện vội, tôi lấy ra bao thuốc Dunhill (thường ở cơ quan tôi hút thuốc lá thường, chỉ khi không có đồng nghiệp tôi mới dùng thuốc này vì cũng dễ kiếm và quen dùng), cầm điếu thuốc châm lửa. Thấy nàng lấy trong giỏ mây ra bao thuốc Samit, rút 1 điếu cũng châm lửa, hít 1 hơi trông thành thục và điệu nghệ. Không bình luận, tôi hỏi:

Trâm đã biết nguyện vọng của anh rồi chứ.

- Vâng, anh Hùng đã cho em biết những nét chính và em đồng ý.

- Vậy, trước khi đi vào cụ thể, anh muốn biết phải trả bao nhiêu tiền?

Cô ta nói số tiền. Tôi vờ làm ra vẻ kinh ngạc: Ồ, số tiền đó quá lớn đấy Trâm ạ. Nhưng thật ra tôi có thể trả gấp đôi hoặc hơn số tiền đó.

Không, số tiền đó không lớn so với thanh danh của em anh nhé. Tuỳ thôi, em không ép. Nếu chấp nhận,  số tiền này chia làm ba phần. Anh đưa em trước một phần. Làm đăng ký kết hôn xong anh trả em phần thứ hai; sau khi có hộ tịch anh đưa phần còn lại. Còn khi nào ly dị do em quyết định và sẽ báo trước cho anh, tất nhiên sẽ không ly dị ngay để anh đỡ lo.

Rất rành mạch và lạnh lùng cùng làn khói thuốc lá quẩn quanh. Ngừng một lát tôi nói: 

- Anh chấp nhận.Vậy hôm nào ta gửi đơn đến tiểu khu làm Giấy đăng ký kết hôn? Anh chỉ ở Hà Nội có mấy ngày thôi.

Trâm nói: Ngày mai đi anh, hẹn chỗ Bưu điện và anh cầm luôn một phần tiền tới.

- Nhà em ở đâu? Có gần đây không?

- Nhà em ở khu tập thể X, cũng gần thôi. Vậy anh ở đâu khi trên Hà Nội.

- Anh ở nhờ nhà người bạn bên phố Y. Mấy ngày trên Hà Nội, chúng ta có gặp nhau nói chuyện không?

- Không, em không thích.

- Dù sao chúng ta cũng là vợ chồng sắp cưới, phải gần gũi làm quen tìm hiểu nhau chứ.

- Không được, em chưa sẵn sàng. Với lại chúng ta chỉ là giao dịch mà thôi, cần gì phải để ý chứ. Xong việc, chia tay nhẹ gánh cho cả hai.

Ngồi ngắm cảnh, đốt hết 2 điếu thuốc, nói vu vơ mấy câu rồi chúng tôi chia tay ở bến tàu điện.

Hôm sau, tôi đi xe đạp đến chỗ hẹn. Lúc sau nàng đến. Vẫn thướt tha, kiêu kỳ như hôm qua. Hai đứa đưa nhau ra Tiểu khu xin làm Giấy Đăng ký kết hôn. Cũng may ngày lành, mọi việc suôn sẻ, chỉ việc về nhà chờ giấy gọi của uỷ ban. Khi ra ngoài, tôi bảo: Trâm cho địa chỉ, về nhà trước. Lúc nữa tôi đến giao tiền được không?

Ngần ngại một lúc, Trâm cho địa chỉ và về trước. Tôi vòng ra Lương Ngọc Quyến, lúc đó vẫn còn người Tàu, mua vài món ăn, bảo họ bọc lại và chai rượu Cognac (chắc bên giao tế hoặc khách sạn tuồn ra).

Nhà Trâm ở tầng 2 khu tập thể, khá rộng rãi, có 2 phòng và khu bếp,  vệ sinh riêng. Đây chắc là căn hộ dành cho cán bộ cấp khá cao. Trong nhà trang trí cũng giản dị nhưng tinh tế, đồ dùng toàn loại tốt, nhiều thứ là của Liên xô, Tiệp, Đức.... 

Trâm đã thay bộ đồ khác, áo cánh tím nhẹ cùng quần lụa. Trông như thế làm mềm mại, nữ tính hơn nhưng không át điệu quyễn rũ nhẹ nhàng.

Để Trâm không phải nấu nướng, lại nữa cũng là ăn mừng bước đầu chúng ta đã hoàn thành một phần công việc nên anh chuẩn bị chút thức ăn để mời em. Mong em chấp nhận.

Quan sát thấy ánh mắt Trâm giãn ra, hơi có tia vui. Tôi đặt mấy giỏ thức ăn và chai rượu lên bàn nước (hồi ấy còn lạc hậu lắm, không có túi nilong, nói chi đến hộp xốp; nhưng người Tàu họ có hộp tre đựng thức ăn đem về trông khéo lắm. Không tràn mà vẫn giữ được ấm, thơm của đồ ăn - có nhẽ bây giờ chỉ còn có bên Đài Loan thôi).

Trâm nhẹ giọng: Vâng. Rồi vào trong lấy ra bát đĩa cùng 2 cái cốc uống rượu pha lê nhỏ (quá ngạc nhiên) bày trên bàn.

Thời ấy, hút thuốc lá trong phòng dù có mặt người già, trẻ em, phụ nữ cũng không quá bị để ý và phản ứng (trừ trong rạp phim) nên 2 đứa vừa ăn, vừa uống rượu vừa hút thuốc thoải mái.

Rượu vào lời ra, nhưng mình và Trâm đều kiềm chế (dù sao cũng giữ chút ấn tượng lúc ban đầu), và những câu hỏi han về việc làm, sở thích.

Trâm không đi học dù đã tốt nghiệp cấp 3 (hệ 10 năm), làm chút chuyện hàng xách (bây giờ gọi là môi giới), buôn nhỏ hàng của các cốp (quan to) từ nước ngoài về. Có vẻ kiếm được, nhưng Trâm nói, nhà có 2 anh em; anh Trâm đã làm cán bộ một cơ quan lớn và đã có gia đình nên Trâm vẫn được bố mẹ chu cấp là chính, như cái nhà này là tiêu chuẩn của bố Trâm...

Mình nói về ý nguyện lên Hà Nội sinh sống, để lập danh và làm giàu, về công việc hiện tại...vân... vân...

Vậy mà 2 đứa cũng uống hết nửa chai 0,75l. Thấy đủ, mình xin phép ra về, nhờ Trâm dọn giúp.

Nửa tháng sau, tôi lại thu xếp lên Hà Nội theo điện nhắn của Trâm (trước đó tôi đã cho Trâm địa chỉ của tôi ở tỉnh). Lần này là Đăng ký kết hôn, cũng coi như là chính thức 2 đứa trở thành vợ chồng trước pháp luật. Giấy Chứng hôn nhận ngay tại uỷ ban tiểu khu với sự chứng kiến của Phó trưởng tiểu khu và chữ ký chứng thực của ông.

Hai đứa ra về với 2 tâm trạng khác nhau: Trâm thì trầm lắng suy tư. Đúng thôi, cô ấy đã thành vợ của người ta rồi, phức tạp đấy... Còn tôi thì trong lòng hân hoan vì đã bước 1 chân vào thủ đô, sắp làm công dân Hà Nội rồi. Tuy vui sướng, nhưng tôi vẫn cố kiềm chế không bộc lộ nhiều vẻ sung sướng của mình.

Tôi nói: Em về trước, anh đi ra ngoài một lúc rồi sẽ đến nhà em. Chúng ta phải làm chút gì đó mừng sự kiện này chứ.

Trâm ngập ngừng một lát rồi rụt rè Vâng.

Tôi lại ra Hàng Buồm sắm đồ ăn. Hôm nay, cửa hàng không còn loại rượu cognac mọi khi, chỉ có whisky scotch. Rượu này hơi nặng cho phụ nữ. Thôi đành mua vậy. Ra hàng hoa phố Đồng Xuân mua chục bông hồng. Vậy chắc là đủ.

Đến nhà Trâm, như lần trước, Trâm đã chuẩn bị bàn ăn, để sẵn đĩa bánh mỳ, đĩa bơ và đĩa thịt xông khói (ổn thật, đời sống các cụ cao nên con cháu hưởng lây). Nhìn thấy tôi cầm bó hoa, mắt Trâm sáng lên lấp lánh, vội vàng đón lấy rồi le te chạy vào buồng bếp. Tôi ở ngoài bày đồ ăn mua về, rồi thong thả hút điếu thuốc chờ.

 


10/07/2023

Truyện ngụ ngôn: Lạc đà và con ruồi



Có một con lạc đà phải trải qua trăm nghìn cay đắng khổ cực mới vượt qua được sa mạc cát rộng lớn.

Một con ruồi đậu trên lưng con lạc đà và cũng tới nơi mà không mất một chút sức lực nào.

Con ruồi hân hoan, vui vẻ cười nói: 

Lạc đà! Cảm ơn ngươi đã phải vất vả cõng ta tới đây, hy vọng sau này sẽ gặp lại!”

Nhưng mà con lạc đà lại lạnh lùng liếc nhìn con ruồi rồi nói: “Lúc ngươi ở trên lưng ta, ta vốn dĩ cũng không biết, cho nên khi ngươi đi cũng không cần phải chào hỏi. Bởi vì căn bản ngươi cũng đâu có trọng lượng gì, đừng tự đề cao mình quá, ngươi tưởng ngươi là ai?”

Một người có thể có tự tin, nhưng đừng tự cao tự đại.

Một người có thể phóng đãng một chút nhưng đừng kiêu căng, ngạo mạn.

Một người có thể sống rất thọ nhưng cũng không thể trường sinh bất tử.

Đừng cho mình là “quá quan trọng”, kỳ thực cũng là một loại tu dưỡng, một cảnh giới của cao thượng, một thái độ lạc quan và là một loại trưởng thành của tâm tính, hay còn là một loại tâm không màng danh, lợi!

Ngàn vạn lần đừng cho mình là “quá quan trọng” bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng. 

Nhưng mà, bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động. 

 

07/07/2023

Hồi Xuân

rezoman

      



 

        Xuân ý dạt dào

Gió nhẹ thoảng đưa

Tài tử phong lưu

Nữ nhân mắt đưa, mày lại

Then sương (*) mở chốt, 

                        đón người xưa

Thoáng nhớ chồng xa, 

                                    mà cười nhẹ

                Ta chỉ Yêu Ta, chả yêu ai

Thôi có mấy khi mà cơ hội

Xuân tới, Xuân qua 

                                      chả mấy khi

Không nhanh hưởng lãm, 

                                        già ập đến

Cho nên, ta sẽ…

Đá dựng sân không, 

                          chào thượng sĩ

Hang đang ướt nóng, 

                                     tiếp ga lăng

Chim quen gác trúc, 

                                    mưa hòa nhạc

Hương nhớ phong thu, 

                                  gió nhã trầm

Dập vùi hoa liễu, 

                                    hồn vũ trụ

Bướm ong dồn dã, 

                     lên đỉnh thôi

Sái tình, 

            tình sái

                        Tái

                        Chín

                        Nhừ.

 

(*) Then sương: ý là cửa không then.

01/07/2023

Về đôi cá chép đắp trên mái nhà xưa

 


Thời xưa ở Việt Nam ta (còn kéo đến mãi tận những năm 30 của TK trước), con cá chép thường được đắp trên bờ nóc của mái nhà những nhà khá giả, bể nước, đền, chùa, đình miếu.

 Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn ở phần Phẩm vật loại, có đoạn: “Sách Loại tụ nói: 'Ở biển Đông, có loài cá, đuôi như đuôi chim cắt, hễ nó phun sóng thì trời mưa; cho nên đời Đường đến nay, hễ làm nhà thì đắp hình con cá ở nóc nhà để trấn hỏa tai'.

 


Cửa Đại Trung môn, Văn Miếu Hà Nội (ảnh) cũng có một đôi cá chép châu tuần về nậm rượu ở giữa, xem thấy thú vị nhưng chưa giải thích được!


 

Ngoài ra, cũng còn có các lý do khác được đưa ra để giải thích về việc này:

- Cá là một loại động vật không bao giờ nhắm mắt. Đắp tượng cá trên nóc nhà nhằm để nhắc nhở gia chủ làm việc gì cũng phải nên tỉnh táo kẻo không thôi liên lụy đến gia đình, dòng tộc chăng?

- Và, cũng chỉ đắp hình Cá Chép, không đắp loại cá khác.

Các cụ xưa thường cấm con cháu đi câu cá đêm trăng Rằm vì sợ câu phải Cá Chép (cá Chép là sĩ tử chuẩn bị đi thi, chưa có danh phận, công danh gì), tính lại hay lãng mạn, hễ đêm trăng sáng là không ngủ, dậy trông Trăng, đớp bóng... Nếu bị câu thì lỡ dở công danh. Nếu hình Cá Chép mà đắp trên máng dẫn nước xuống hoặc ở vị trí góc của nóc chùa là ý cảnh tỉnh người tu hành (!)

 - Cổ xưa các cụ gọi cá là Ngư. Đồng âm với chữ Dư. Nên chơi cá chép ở nhiều nơi như trong nhà, ngoài hiên, trên nóc và các đao đình để cầu mong sư Dư giả trong cuộc sống.

29/06/2023

Bật lửa Zippo Replica 1941

 

Zippo là một trong những thương hiệu nổi tiếng và lâu đời của Mỹ, thành lập năm 1932. Qua 91 năm phát triển, hãng có mặt ở hơn 160 quốc gia, vượt mốc 600 triệu bật lửa ra đời. Zippo có mặt tại chính thức tại thị trường Việt Nam từ năm 1999 với tên Zippo Việt Nam.

Năm 1941 do nguồn nhiên liệu khan hiếm, hãng Zippo đã quyết định ngừng cung cấp bật lửa ra thị trường mà chỉ tập trung sản xuất để phục vụ riêng cho quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ lúc này đang tham gia vào cuộc chiến tranh gay gắt. Chính vì được sinh ra từ hoàn cảnh đặc biệt này cho nên bật lửa Zippo 1941 được mệnh danh là: nồi đồng, cối đá. Không chỉ sở hữu độ bền siêu khủng mà những họa tiết hoa văn được trang trí trên chiếc bật lửa cũng vô cùng tinh tế.

Zippo 1941 là một dòng Zippo khá cổ điển vừa tinh tế lại vừa mang ý nghĩa về lịch sử cho nên ai cũng mong muốn được sở hữu. Khi chiến tranh kết thúc đã có rất nhiều người đi tìm kiếm dòng zippo này nhưng không thành công vì nó rất hiếm.

Nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người dùng, vào cuối năm 2001, đầu năm 2002 hãng Zippo đã chính thức tung ra thị trường phiên bản bật lửa Zippo replica 1941.



Mức độ hot của bật lửa Zippo replica 1941 là điều chúng ta không có gì phải bàn cãi. Bởi ngay từ khi ra đời sự lưu thông của dòng sản phẩm này đã chứng tỏ tình cảm của các dân chơi dành cho nó.

Nó được thiết kế khá giống so với phiên bản gốc, sở hữu vẻ bề ngoài hoàn hảo. Thay vì dáng vẻ vuông vức, cổ điển như phiên bản cũ thì zippo replica 1941 được thiết kế bo tròn, đầy tinh tế, bao xung quanh chiếc bật lửa là những đường thẳng đẹp mắt và thu hút.

Bật lửa Zippo “Replica” trong tiếng Anh có nghĩa là bật lửa Zippo “Tái bản”, bật lửa Zippo Replica là một trong những dòng sản phẩm nổi tiếng của hãng Zippo được các nhà sưu tầm vô cùng yêu thích.

Sản phẩm này đã có mặt ở khắp các đơn vị phân phối bật lửa Zippo chính hãng trên toàn thế giới. Với nét đẹp hiện cổ điển, thiết kế vỏ độc đáo,bật lửa Zippo Replica được xem là loại bật lửa có một không hai và là biểu tượng đặc trưng cho sự cổ kính, nam tính.

Hiện nay bật lửa Zippo Replica là sản phẩm rất phổ biến trên thị trường mà bất kỳ ai cũng có thể sở hữu được. 

Bạn có thể nhận biết bật lửa Zippo replica 1941 thông qua các đặc điểm đặc trưng như sau: Lớp vỏ ngoài được làm bằng chất liệu đồng thau hoặc thép, nền được mạ crom, sơn tĩnh điện …, thiết kế các góc cạnh tròn, các nắp được gắn với nhau bằng một bản lề bốn chấucó mộc đáy bằng,còn phần ruột được làm bằng thép có buồng đốt 14 lỗ, bánh xe đánh lửa được tán dính bởi một chốt rỗng.

- Âm thanh mở nắp: tiếng mở nắp của dòng zippo này nghe trong trẻo và rất vang.

- Vỏ của bật lửa: lớp vỏ bên ngoài được làm bằng chất liệu đồng thau mạ vàng hoặc mạ bạc có đầu tròn, phần mộc đáy lồi và bản lề 4 chấu.



- Ruột của Zippo replica 1941: ruột bật lửa không gỉ, buồng đốt có 14 lỗ tương ứng với mỗi bên có 7 lỗ, đặc biệt bạn cần phải chú ý nó có bánh xe xỏ chỉ.



- Mộc đáy: Phần mộc đáy của bật lửa zippo replica 1941 cũng được in logo zippo và các ký tự biểu thị tháng và năm sản xuất.



- Hộp đựng: mỗi sản phẩm bật lửa zippo replica 1941 chuẩn chính hãng đều có hộp giấy kèm theo, bạn có thể sử dụng nó như hộp quà tặng. Phần nắp của hộp có màu bạc được in hình ảnh nhà máy Zippo rất tinh tế. Phía bên trong hộp có 1 tờ hướng dẫn sử dụng, còn đằng sau hộp sẽ có tem bảo hành do nhà phân phối lưu hành.





Tính năng sử dụng: Dòng bật lửa này có hiệu quả dự trữ xăng, đánh lửa và có khả năng chống gió siêu đỉnh khi sử dụng đúng các phụ kiện chính hãng Zippo như: xăng, đá, bấc…Khi bạn sử dụng xăng zippo chuyên dụng sẽ mang đến hiệu quả vượt trội, không có khói đen, cho ngọn lửa đẹp và không bị dập tắt trước gió, giúp giữ xăng lâu hơn. Trung bình nếu một ngày bạn sử dụng 20 lần và thời gian sử dụng mỗi lần là 3 giây cùng điều kiện buồng đốt sạch, tim trắng thì bạn có thể sử dụng được 1 tuần mới hết xăng.

Hy vọng rằng qua bài chia sẻ này các bạn sẽ có cho mình thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn được một chiếc Zippo chính hãng, đạt chuẩn.

28/06/2023

Xà mâu và Bát xà mâu

Đang đọc truyện, tự thấy thắc mắc nên có bài này.

Đây là những loại binh khí có cán dài và mũi kim loại nhọn gần giống như ThươngPhàm loại nào biến thể từ thương mà ra, có hình thù quái lạ, mũi nhọn thì gọi là Mâu; nếu phần lưỡi dài được uốn cong như hình con rắn (xà) thì gọi là Xà mâu.

Xà mâu và Bát xà mâu

Trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am, tác gia mô tả  Báo Tử Đầu – Lâm Xung là hảo hán sử dụng thương và các biến thể của thương rất điêu luyện, là món nghề gia truyền.

Tại hồi “Lều tranh mưa tuyết – Lâm Xung giết bạn dứt nghĩa tình” mô tả rất chân thực cảnh Lâm Xung giết Lục Khiêm bằng ngọn Thương. Còn trên đường bị đày ải ra biên thùy, Lâm Xung bị Hồng Giáo Đầu xem thường hạ nhục; dù thân mang gông cùm Lâm Xung vẫn một gậy đánh ngã Hồng Giáo đầu…

Lâm Xung

Lâm Xung cùng ngọn Xà Mâu trong Tân Thủy Hử

     Nói chung, tất cả các món binh khí cán dài như côn (gậy), thương (giáo), xà mâu mà vào tay Lâm Xung đều đủ khiến nhân vật này trở nên “bá đạo”.

Xà mâu và Bát xà mâuChữ Bát trong tiếng Hán

    Trong tiếng Hán, chữ Bát ngoài ý nghĩa phổ biến nhất là Tám được viết bởi hai nét gần giống chữ Nhân (người) thì chữ Bát còn có nhiều cách viết khác mang nhiều ý nghĩa khác nhau… Trong trường hợp này, ta có chữ Bát mang nghĩa Gạt, đạp (ra) và một chữ Bát mang nghĩa Ngang tàng, hung tợn…

Hai cách viết chữ Bát khác.

Vậy thì chữ Bát trong Bát Xà Mâu có nghĩa là gì?

 – Là ngọn Xà mâu có phần đầu mũi tõe ra hai bên giống như chữ Bát (Tám)? Hay là:

 – Ngọn Xà mâu uy lực của vị dũng tướng có tính khí ngang tàng với khả năng áp đảo, đánh bạt (Bát) vũ khí của đối phương?

Trương Phi

Tượng Trương Phi cùng trượng Bát Xà Mâu huyền thoại tại Đền thờ Trương Phi, Trùng Khánh – Trung Quốc.

Bát Xà mâu Trương Phi     Tạo hình Bát Xà Mâu của Trương Phi – Một trong những binh khí lợi hại và nổi tiếng nhất xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

    

 Với chiến mã “Ô Vân Đạp Tuyết” cùng Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành khắp các chiến trường nổi tiếng nhất thời Tam Quốc như cùng Lưu Bị đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở đại chiến Xích Bích. Trương Phi rất hãnh diện với món binh khí của mình. Địch thủ biết rằng Trương Phi là mãnh tướng nổi tiếng ngang tàng và hung bạo; nếu chẳng may lĩnh một cú đâm của món binh khí này thì cái chết rất là đau đớn nên kẻ địch thường bị Trương Phi dọa cho khiếp vía.

     Xà Mâu và Bát Xà Mâu đều có phần lưỡi kim loại uốn lượn như hình con rắn nên khi bị đâm bởi thể loại này vết thương thường mở rộng dẫn đến mất máu nhiều, tăng độ sát thương so với giáo (thương).

     Bát Xà Mâu vì có chi tiết như chữ Bát giống hình lưỡi rắn ở phía mũi nên trông dữ tợn và tính năng đa dạng hơn Xà Mâu. Bát Xà Mâu có thể móc – cắt chậm chí chặn được vũ khí đối thủ nhờ đầu mũi hình chữ Bát. Đòn đánh Bát Xà Mâu cũng linh hoạt uyển chuyển không kém gì Xà Mâu hay thương (giáo); có điều người sử dụng Bát Xà Mâu thường có sức khỏe hơn người mới đủ sức đâm xuyên được đối thủ.

     Theo ý kiến chủ quan của mình thì Bát Xà Mâu là binh khí độc quyền của Trương Phi. Chữ Bát ở đây vừa thể hiện tính tượng hình của chữ Bát (tám), vừa mang ý nghĩa là loại vũ khí uy lực có khả năng đánh bạt đối thủ của vị dũng tướng nổi tiếng ngang tàng, dữ tợn ấy chính là Trương Phi.