Sau khi phân tích kết quả của các nghiên cứu, nhà tâm lý học
Satoshi Kanazava thuộc của Trường Kinh tế London và Norman Li thuộc Đại học
Quản trị Singapore, đã đi đến một số kết luận:
Thứ nhất, như một quy luật, những người sống ở các khu vực
đông dân cư cảm thấy ít hạnh phúc.
Thứ hai, để cảm thấy hạnh phúc, chúng ta cần liên lạc thường
xuyên với bạn bè.
Thứ ba, những người có trí thông minh cao lại ngoại lệ với
các quy tắc trên.
Người có chỉ số IQ càng cao thì càng ít giao tiếp. Những
người có trí thông minh cao thường có ít bạn bè. Não của người thông minh có
một sự khác biệt trong cách xử lý thông tin giao tiếp.
Những người thông minh dường như sống trong thế giới nhỏ bé
của riêng mình. Hầu hết các thiên tài đều cô đơn, ít người hiểu và chấp nhận
điều đó. Người thông minh nhiệt tình với những điều quan trọng đối với họ hơn
là việc giao tiếp cộng đồng.
Những người thông minh dành phần lớn thời gian của họ để đạt
được mục tiêu dài hạn. Họ tìm thấy niềm hạnh phúc trong những hoạt động có mục
đích.
Một nhà khoa học làm công việc nghiên cứu một vắc-xin ung thư
hay một nhà văn đang viết một cuốn tiểu thuyết không cần tương tác thường xuyên
với những người khác. Đó là bởi vì việc này có thể làm sao lãng hoạt động chính
của họ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác của họ về hạnh phúc và phá vỡ sự
hài hòa nội tâm của họ.
Nói chung, người thông minh có nhiều khả năng thích nghi. Đó
là lý do tại sao những người thông minh có thể dễ dàng sống theo các quy tắc
của riêng mình mà không cần gắn bó nhiều với cộng đồng. Trí thông minh cao mang
lại cho họ sự tự do, để không phải dựa vào người khác và dễ dàng đạt mục tiêu
của mình một cách độc lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét