15/10/2023

Quần áo và sức khoẻ

 Bác sĩ Ôn Tần Dung là một chuyên gia về Đông y





Nhà thiết kế trang phục, sáng tạo mẫu mã kiểu dáng, cũng dẫn động bệnh tật kéo theo. Trong dòng cuốn mê mang của thế nhân rất dễ đánh mất mình. Bất kể y phục có khai phóng, buông thả thế nào, đứng tại góc độ một thầy thuốc mà nhìn, thì đây là một điều đáng lo ngại, tác hại vô cùng!

Y phục có liên quan gì đến bệnh tật???

Quần thủng lỗ ở đùi, ở gối, số lượng người bệnh đau nhức ở đùi, đầu gối cũng tăng lên. Gần đây còn lưu hành loại y phục gắn tay hở hết vai gáy, số bệnh nhân bị cứng cổ, đau vai, tê buốt vai cũng tăng thêm.

Y phục hở lưng lộ bụng, làm chứng hồi hộp, sợ hãi tăng thêm. Quần cộc tăng nguy cơ tổn thương cho đầu gối và chứng thoái hóa khớp gối, cũng tăng thêm các bệnh về tim, lưu thông máu tới chân và đưa máu trở về tim rất tốn sức.

Quần váy ngắn tới mức chỉ đủ che mông, vừa lưu hành thì các bệnh bạch đới, đau bắp chân, co rút bắp chân cũng tăng theo. Y phục hở rốn lộ eo làm tăng các loại bệnh đau bụng kinh, tiêu hóa kém, đau bụng dưới, viêm vùng chậu. Y phục lộ eo sau làm tăng bệnh nhân đau mỏi eo lưng, đau dây thần kinh tọa.

Trang phục thế nào cho tốt?

Người có chức năng tiêu hóa kém, yếu đường hô hấp, dễ cảm mạo, mũi dị ứng, tốt nhất nên mặc áo dài tay, váy quần che gối.

Người tim yếu, viêm dính bao khớp vai thể đông cứng, vai, cánh tay đau nhức, thiếu máu cố gắng mặc quần dài, áo dài tay.

Những người có bệnh đau đầu, đau vai cổ, phần lưng trên căng đau nhức, mắt khô, thị lực kém, đường hô hấp yếu, dễ cảm mạo, dây thần kinh mặt tê bì, tốt nhất mặc áo cao cổ dài tay, chớ mặc đồ hở vai hở lưng.

Người phì đại tiền liệt tuyến, thận hư, suy thận, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đau bụng kinh, tiêu hóa kém, dễ bị sút lưng, chớ mặc quần trễ rốn.

Thoái hóa khớp gối, giãn tĩnh mạch, số lượng tinh trùng ít, không nên mặc quần ngắn.

Người bị yếu gan, dạ dày ruột, tụy, mật, chớ mặc đồ hở bụng hở rốn.

Người bệnh nặng tốt nhất là mặc quần dài áo dài.

Trẻ nhỏ cơ thể thuần dương, sợ nóng, mặc sơ sài nhưng cũng cần che rốn.

Bất kể là bệnh gì cũng cần phải giữ phần dưới thân ấm áp, đặc biệt là về đêm cần mặc quần dài đi ngủ, đi tất càng tốt. Mùa đông hoặc khi vận động trong phòng lạnh không mặc áo ba lỗ, tránh lưng vai nhiễm lạnh, sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim, dễ bị ‘Đông thương ư hàn, xuân tất bệnh ôn’ (mùa đông bị lạnh tổn thương, tới mùa xuân sẽ bị bệnh ôn), bệnh ôn không giải quyết dễ thành phục tà, phục tà lâu sẽ kết thành ổ bệnh, rồi biến ra bệnh ác tính.

Trang phục cố nhiên là một loại thẩm mỹ, y phục cũng là căn nhà bên ngoài của thân thể, là phong thủy của thân người, phong thủy mà bị phá cách thì sức khỏe cũng bị tổn hại.

Các bậc cao về thủ võ thuật, Thái Cực Quyền, người tu hành tại sao đều mặc quần dài áo dài? Phải chăng đó chính là một cảnh giới của dưỡng sinh?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét