Tại một tiệc cưới năm 2011, một cụ ông đang
ngồi bỗng nhiên thở ngắt quãng và ngất xỉu. Nhìn ông có vẻ bị lên cơn đau tim.
Có ai đó đã gọi xe cứu thương. Bỗng nhiên có một người tới xắn tay áo ông cụ
lên và bắt đầu vỗ mạnh vào mặt trong khuỷu tay của cụ (khoảng hõm dưới bắp
tay). Người đó cũng yêu cầu người thân của ông cụ vỗ mạnh vào khuỷu của cánh
tay còn lại. Sau vài lần vỗ mạnh, cụ ông đã bắt đầu có phản ứng. Ông đã thoát
khỏi cơn nguy kịch.
Y học cổ truyền tin
rằng “Khí hàn gây huyết ứ, máu lưu thông kém”. Sự hình thành và loại bỏ cục máu
đông diễn ra giống như của dầu đậu phộng: dầu kết lại khi nhiệt độ thấp và tan
chảy trở lại khi nhiệt độ tăng. Các dòng năng lượng của tim và màng tim (Kinh
Thủ Thiếu Âm) tại khuỷu tay nối thẳng đến tim. Khi bạn vỗ mạnh hai đường kinh
này ở hai bên cánh tay, “sự lưu thông của khí (năng lượng)” được thúc đẩy, vậy
là máu được lưu thông. Điều này giúp người bệnh ấm lên và đổ mồ hôi. “Khí
dương” gia tăng giúp loại bỏ huyết khối và thông thoáng các mạch máu.
Ai cũng có thể tự trang bị kỹ năng đơn giản này mà không
cần phải huấn luyện. Hàng ngày vỗ vào mặt trong khuỷu tay giúp ngăn ngừa các
bệnh tim mạch và làm giảm huyết áp. Điều này giúp giảm nguy cơ bị lên cơn đau
tim (nhồi máu).
Hàng ngày vỗ mạnh vào
mặt trong khuỷu tay giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và giảm huyết áp.
Những vết thâm trên
cánh tay sau khi bị vỗ mạnh lại có thể giúp chẩn đoán xem người đó có vấn đề về
tim không. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán này cao hơn việc dùng thiết
bị y học hiện đại. Sau khi vỗ, nếu có vết thâm tím xuất hiện trên ở khuỷu tay,
bạn nên tiếp tục vỗ cho tới khi vết bầm chuyển sang màu đỏ. Bất kỳ một vấn đề
tim mạch nào cũng sẽ thuyên giảm, thậm chí là loại bỏ. Phương pháp điều trị này
được gọi là “trị tận gốc”. Tiếp tục vỗ vào những đường kinh lạc khác (dòng năng
lượng) trong cơ thể bạn, hay những nơi cảm thấy đau khi vỗ vào có thể chữa một
số bệnh mà bình thường không chữa được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét