Sưu tầm từ nhiều nguồn trên Net.
Là một loài cỏ dại mọc khắp trong các khu vườn, trên bãi cỏ và
ngay cả trong các vết nứt, nhưng cây
mã đề, trong hàng trăm năm qua, được sử dụng như một trong những cây
thuốc tự nhiên "quyền lực nhất".
Có lá màu xanh đậm, mọc rậm rạp và chồi cuống
nhỏ chứa nhiều chất đặc biệt, cây mã đề, không hổ danh khi được xem là loại thuốc quý đến từ thiên
nhiên, có thể chữa được rất nhiều căn bệnh từ trong ra ngoài.
Không
chỉ xuất hiện ở Việt Nam hay các nước Châu Á, cây mã đề còn được sử dụng phổ
biến ở Châu Âu và những vùng đất đá khô cằn tại Châu Mỹ.
Chữa vết thương
Một
trong những công dụng nổi bật nhất của cây mã đề là làm se các vết thương và
xoa dịu vết bọ cắn. Bởi nó có thể hút độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Cách
làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhai hoặc nghiền lá cây này và đắp trực tiếp lên
vết ong đốt, bọ cắn, nốt mụn, vết thương do mảnh thủy tinh hoặc các mảnh vụn
ghim sâu trong da hay các nốt phát ban…
Hoặc
bạn có thể đắp kín vết thương bằng lá mã đề và để nguyên trong 4-12 tiếng để
cây thuốc rút các chất độc ra khỏi da,
ngăn ngừa nhiễm trùng và để lại sẹo.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nếu bạn
gặp các vấn đề về tiêu hóa liên tục do bị ảnh hưởng nặng nề từ thuốc kháng
sinh, dị ứng thức ăn hoặc thực phẩm đổi gen (GMO), cây mã đề giải quyết được
những vấn đề này.
Lá và
hạt cây đều có tác dụng làm lành cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương và giảm
viêm.
Hạt cây
mã đề rất hữu ích trong việc duy trì một hệ tiêu hóa sạch sẽ, hoạt động tương
tự như chất xơ psyllium, sẽ hấp thụ các chất độc.
Lá có
thể được chế biến thành món ăn, làm trà uống hoặc sấy khô. Phần hạt cây có thể
xay nhỏ hoặc nấu lấy nước uống dùng trước bữa ăn, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa
mà còn có thể giúp bạn giảm cân.
Chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp
Vì rất
giàu khoáng chất silica, mã đề là một chất làm tiêu đờm tuyệt vời. Điều này có
nghĩa rằng nó giúp làm sạch sự tắc nghẽn và chất nhầy, điều trị ho hiệu quả,
cảm lạnh và nhiều bệnh đường hô hấp khác.
"Cây
mã đề đóng vai trò như một chất làm long đờm, làm dịu viêm mũi, đau, giảm ho và
viêm phế quản nhẹ", David Hoffmann, người sáng lập Hiệp hội Thảo dược Mỹ cho biết.
Điều trị bệnh
trĩ
Với đặc
tính làm se, cây mã đề cũng được sử dụng để xoa dịu và chữa lành bệnh trĩ vô
cùng hiệu quả. Khi được điều chế thành kem hoặc thuốc mỡ, cây mã đề có thể ngăn
ngừa việc chảy máu ở bệnh trĩ và viêm bàng quang.
Các tác dụng khác của cây mã đề
- Ngoài những công dụng nói trên, cây mã đề
còn rất có ích cho chị em phụ nữ trong những kỳ kinh nguyệt khó chịu, giải
quyết nhiều vấn đề về da mặt và thậm chí còn có thể chữa bệnh viêm khớp.
- Cây mã đề rất hiệu quả trong việc điều trị
ngộ độc thủy ngân, tiêu chảy.
- Loại cây này còn có thể chế biến thành nhiều
món ăn ngon như súp hay chế biến salad.
ĐƠN THUỐC CÓ MÃ ĐỀ:
+ Chữa
ho, tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 5g, Cát cánh 12g, đổ ngập nước, đun sôi
30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
+ Thông
lợi tiểu: Hạt Mã đề 10g, Cam thảo 5g, nước 600ml, sắc trong 30 phút,
dùng nước sắc uống thay nước trong ngày.
+ Chữa viêm cầu
thận mạn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g,
thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g;
xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.
+ Chữa sỏi niệu: Hạt
mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam
lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ
khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
+ Chữa viêm bàng
quang cấp tính: Mã đề 16 g, hoàng bá,
hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư linh, mộc thông, hoạt
thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.
+ Chữa ho, tiêu
đờm: Mã đề 10 g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2 g. Sắc uống ngày một
thang.
+ Chữa lỵ: Mã
đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét