Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta “Ức Phật, niệm Phật”. “Ức” là tưởng niệm
trong lòng. Trong lòng tưởng Phật là tâm thanh tịnh, miệng niệm Phật là thân
thanh tịnh. Phải nhớ kỹ phương pháp tiện lợi này, mọi lúc mọi nơi, đi, đứng,
nằm, ngồi, không có gò bó, sử dụng một câu Phật hiệu này, quên hết tập khí
phiền não, phân biệt, chấp trước.
“Ức Phật niệm Phật,
bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai.” Đây là tổng cương lĩnh, dạy quý vị “Tịnh
niệm tương kế”. “Tịnh” tức là không hoài nghi, không xen tạp; “Tương kế” tức là
không gián đoạn. Bí quyết vãng sanh bất thoái thành Phật đều truyền thụ cho
chúng ta, chúng chỉ còn xem chúng ta làm như thế nào mà thôi.
“Ức Phật niệm Phật” thật sự làm được không gián
đoạn, không xen tạp. Bất luận trong hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch
cảnh cũng được; bất kể ở cùng ai, người thiện cũng tốt, người ác cũng được, một
niệm nguyện cầu vãng sanh này quyết không gián đoạn, trong tâm một câu Phật
hiệu này niệm niệm liên tục, quyết không để ảnh hưởng. Trong miệng có thể không
niệm, niệm trong tâm. Đôi khi gặp nghịch duyên, quý vị niệm Phật hiệu, họ nghe
không lọt tai, phỉ báng quý vị, thì quý vị niệm thầm trong tâm, miệng không
niệm, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức.
Đây là chỗ thù thắng của pháp môn niệm Phật.
Nếu hàng ngày tưởng nhớ Phật, nhất định biến
thành Phật.
“Chuyển biến tối thắng” (Chuyển biến thù thắng
nhất), thì chuyển thành cảnh giới Phật. Quý vị nghĩ về Bồ Tát thì biến thành Bồ
Tát. Nghĩ cái gì thì biến thành cái đó. Đây không phải do chư Phật, Bồ Tát làm
chủ quyết định, không phải do Thượng đế, càng không phải là vua Diêm La quyết
định được, mà do ý niệm của quý vị đang chi phối quyết định… Phật giáo dạy
chúng ta tu hành, nền tảng lý luận xây lên từ đây.
Do đó, dạy quý vị “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền
đương lai, tất định kiến Phật” (Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất
định thấy Phật), vậy thì sao không niệm Phật, không nghĩ tưởng về Phật? Thường
nhìn vào điểm tốt của người ta, người này tương lai nhất định sinh về “Tam
thiện đạo”; thường nhìn vào điểm xấu của người khác, người ấy tương lai ắt đọa
“Tam ác đạo”. Thiện, ác hai đường đều do tâm tưởng sinh ra. Quý vị hiểu rõ sự
thật chân tướng, thiện ác hai đường đều không chọn lấy, chí nguyện cao nhất chỉ
có một mục tiêu là muốn thành Phật.
Pháp sư Tịnh Không
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét